SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội

SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội

I. ĐẶT VẤN ĐÊ

1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự

phồn vinh của đất nước. Giáo dục (GD) cung cấp những hiểu biết về kho

tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, trang bị cho các em kiến

thức cơ bản cần thiết về khoa học, đời sống và đóng vai trò không nhỏ

trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách của các thế hệ học sinh

(HS).

Để GD có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy

chúng ta cần biết lựa chọn phương pháp dạy tối ưu nhất, phù hợp với mục

tiêu đổi mới và nội dung của bài học. Một trong những phương pháp mang

lại hiệu quả cao đã được kiểm chứng là tự học. A. Ko Men Xi viết “GD có

mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển

nhân cách.hãy tìm ra phương pháp cho gíáo viên dạy ít hơn, học sinh hiểu

nhiều hơn”. Nói như A. Ko Men Xi có nghĩa là chúng ta cần phát huy tối

ưu tính tích cực, chủ động của HS trong học tập.

Trong hoạt động dạy học, nhằm đổi mới phương pháp, phát huy tính

tích cực chủ động của học sinh, các hoạt động như: chuẩn bị ở nhà, xây

dựng tình huống, tổ chức nhóm đã được sử dụng nhiều ở các bộ môn và

kết quả đạt được rất tích cực

pdf 19 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1060Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của HS trong giờ học. 
 3 
đề tài này để chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, mong muốn môn học 
phát huy giá trị cao hơn nữa trong vai trò giáo dục HS. 
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 
3.1. Phạm vi nghiên cứu 
Trong năm học này, tôi được phân công giảng dạy bộ môn GD nếp 
sống thanh lịch, văn minh cho HS Hà Nội chương trình lớp 8 với 6 tiết 
được chia thành 2 học kì, tập trung trang bị kĩ năng ứng xử cho HS. Trong 
đó, bài học Giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội là bài học có ý nghĩa thực tiễn 
cao, tạo được hứng thú cho các em. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã phát 
huy tối ưu khả năng tự học, tính tích cực, chủ động của HS nên tôi chọn bài 
học này để trình bày kinh nghiệm của bản thân về một số giải pháp phát 
huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 
3.2. Đối tượng nghiên cứu 
 Phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học là một 
phương pháp dạy học không mới. Để phát huy tính tích cực, chủ động của 
HS, GV có thể vận dụng rất nhiều giải pháp khác trong. Trong khuôn khổ 
sáng kiến này, tôi sẽ tập trung vào các giải pháp chính đã áp dụng và mang 
lại kết quả tích cực là: 
- Tăng cường tự học. 
- Tổ chức hoạt động nhóm. 
- Tổ chức chơi trò chơi. 
- Các hoạt động khác. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 
 4 
1. Cơ sở lí luận 
 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 
16/2006 QĐ-BDĐT ngày 5/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 
đã nêu: Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; 
phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng 
lớp học; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến 
tình cảm đem lại niềm hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS. 
 Nhiệm vụ năm học 2016-2017 của trường THCS nơi tôi công tác 
cũng chỉ rõ: Cần tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy kĩ 
thuật dạy học tích cực, phát triển tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, 
rèn luyện thói quen, kĩ năng tự học, tinh thần tự giác tìm tòi, khám phá của 
HS. 
 Bản thân môn học GD nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS Hà 
Nội như đã nói ở trên là môn học có tính thực tiễn cao. Để HS hiểu bài, 
nắm bài và ứng dụng bài học vào thực tế đòi hỏi các em phải được trải 
nghiệm,quá trình trải nghiệm ấy chính là phát huy tính tích cực, chủ động 
của HS. 
2. Cơ sở thực tiễn 
 Trường THCS nơi tôi công tác nằm khá xa trung tâm. HS tại trường 
nhìn chung ngoan ngoãn, lễ phép nhưng còn nhút nhát, rụt rè. Việc giao 
tiếp của các em khi tham gia các hoạt động xã hội còn nhiều hạn chế. 
Trong quá trình học tập tại trường, các em cũng được tham gia nhiều hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi phải phát huy tính tích cực, chủ động 
nhưng hiệu quả một số hoạt động chưa cao. 
HS lớp 8 là đối tượng năng động, thích khám phá môi trường và thế 
giới xung quanh. Môn học GD nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS Hà 
Nội là môn học không mới với các em nhưng nhiều em chưa thật sự tha 
thiết với môn học này vì đặc thù bộ môn không đánh giá kết quả vào quá 
trình tổng kết điểm. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả bộ môn, tạo hứng thú 
cho HS trong giờ học, tôi đã phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của các 
em từ khâu chuẩn bị bài đến bài học. 
3. Các giải pháp đã thực hiện 
3.1. Tăng cường hoạt động tự học 
 Giải pháp đầu tiên đem lại hiệu quả khá rõ rệt trong việc phát huy 
tính tích cực, chủ động của HS đó là kích thích khả năng tự học cho các 
em. Muốn vậy, trước mỗi giờ học, GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu bài ở 
nhà- một hình thức giống như soạn bài trong môn học Ngữ văn. Đó là bước 
đầu giúp các em định hình kiến thức, việc tiếp thu kiến thức về sau nhờ đó 
mà sẽ có hiệu quả cao hơn. 
 Bài Giao tiếp ứng xử ngoài xã hội được dạy trong 2 tiết là tiết 2 và 
tiết 3 trong kế hoạch dạy học phân môn lớp 8. Vì đặc thù môn học mỗi 
tháng HS được học 1 tiết nên các em có rất nhiều thời gian để chuẩn bị bài. 
Sau bài Tác phong của người Hà Nội, tôi đã giao việc và hướng dẫn HS 
Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 
 5 
đọc tài liệu, hệ thống kiến thức và liên hệ kiến thức với thực tế đời sống. 
Các nguồn tài liệu chính mà tôi định hướng cho HS gồm có: Tài liệu 
chuyên đề GD nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS Hà Nội; các loại sách 
báo, tranh ảnh, các bài phóng sự, phim tài liệu về vẻ đẹp của đất và người 
Hà Nội; các video clip ngắn phản ánh thực trạng giao tiếp của con người. 
 Sau khi giao việc và hướng dẫn HS đọc tài liệu, tôi thường xuyên 
kiểm tra, đánh giá, kịp thời giúp các em giải quyết khó khăn trong quá trình 
tự nghiên cứu. 
3.2. Tổ chức hoạt động nhóm. 
Hiện nay hoạt động nhóm có nhiều ưu điểm nổi bật, giúp học sinh 
phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong giờ học. Thực tế ở các nước 
phát triển, ta thấy hoạt động nhóm tổ chức tốt thì sẽ giải quyết được nhiều 
vấn đề trong giờ học, học tập có chất lượng, rèn được kĩ năng nói, viết cho 
HS. Khi cho học sinh hoạt động theo nhóm, tùy theo bài mà GV có thể 
phân ra các nhóm nhỏ, lớn khác nhau. Lớp mà tôi phụ trách có 35 HS 
thường được chia thành 4 nhóm, 3 nhóm 9 và 1 nhóm 8. Trên cơ sở HS đã 
đọc bài và hệ thống kiến thức bài học, trước hết, tôi giao nhiệm vụ cho từng 
nhóm thảo luận, chuẩn bị hoạt động ở nhà sau đó báo cáo và thực hiện 
trong giờ học. Để việc chuẩn bị ở nhà của HS đạt kết quả tốt, GV cần định 
hướng các em vào đúng trọng tâm bài học, hướng dẫn công tác cho các bạn 
trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. 
 Ngoài việc tổ chức nhóm trong công tác chuẩn bị bài, các nhóm học 
tập với quy mô lớn nhỏ khác nhau cũng cần được tổ chức trong các bài tập 
thảo luận. Giả sử như với hình thức thảo luận khăn trải bàn được dùng cho 
nhóm 4, HS sẽ đóng góp ý kiến, thống nhất và tìm ra phương án tối ưu, 
chốt ý trả lời cho câu hỏi trên cơ sở câu trả lời của các thành viên. 
 Trong bài Giao tiếp ứng xử ngoài xã hội, phương thức hoạt động 
nhóm được tôi tận dụng triệt để bao gồm chuẩn bị ở nhà, thảo luận hình 
thành kiến thức mới, tiểu phẩm và chơi trò chơi. Kết quả là HS tương tác 
với nhau tương đối tốt, hoạt động học hiệu quả cao. 
3.3. Tổ chức chơi trò chơi. 
 HS lớp 8 là đối tượng rất hiếu động bởi vậy trò chơi là một trong 
những hoạt động các em rất hứng thú. Có rất nhiều hình thức tổ chức trò 
chơi có thể áp dụng trong giờ học: trò chơi tiếp sức, giải ô chữ, đố vui, xếp 
hình Mỗi đơn vị kiến thức thường phù hợp với một trò chơi đặc thù. Để 
tránh nhàm chán, GV nên đa dạng hóa các trò chơi để việc trải nghiệm của 
HS được thú vị hơn. Bài Giao tiếp ứng xử ngoài xã hội được dạy trong 2 
tiết, qua quá trình xem xét, tôi đã quyết định lựa chọn cho HS 2 hình thức 
trò chơi đó là trò chơi tiếp sức với tên gọi AI NHANH HƠN ở tiết 1 và trò 
chơi tư duy với tin gọi Ô CHỮ MAY MẮN ở tiết 2. Để tăng tính hấp dẫn 
cho trò chơi, tôi đã lựa chọn và định hướng HS tổ chức, giúp các em chuẩn 
bị phần thưởng cho đội chơi thắng cuộc. Vậy nên sau mỗi trò chơi, HS 
thường cảm thấy rất hào hứng. 
Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 
 6 
3.4. Các hoạt động khác. 
 Ngoài các hoạt động được kể trên đây, để tăng tính tích cực, chủ 
động của HS trong giờ học GD nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS Hà 
Nội, GV cũng có thể tổ chức rất nhiều các hoạt động khác như sưu tầm-
khai thác clip và đóng tiểu phẩm. Với những tiết học gần gũi với đời sống 
như Giao tiếp ứng xử ngoài xã hội, hai hoạt động này được tôi áp dụng đã 
giúp HS hiểu rõ mục tiêu và thấy được sự bổ ích của bài học từ đó mà các 
em yêu thích môn học và tích cực, chủ động trong giờ học hơn. Với hoạt 
động sưu tầm- khai thác clip, các em được định hướng chọn một tình 
huống giao tiếp quen thuộc trong đời sống và cả lớp sẽ tập trung nhận xét 
điểm đúng, điểm chưa đúng của các nhân vật trong clip. Như vậy, HS vừa 
được nhận xét nhân vật, vừa rút ra bài học giao tiếp cho bản thân. Tính ứng 
dụng thực tế của bài học cũng nhờ đó mà tăng gấp nhiều lần. Tương tự như 
vậy, tôi hướng dẫn HS xây dựng tiểu phẩm mà trong đó các em được hóa 
thân vào những nhân vật chính. Kết quả đem lại không chỉ là bài học nhận 
thức về giao tiếp đúng chuẩn mực mà còn là niềm hứng khởi, say mê của 
các em đối với môn học không đánh giá điểm. 
 Để quý thầy cô hình dung rõ hơn về các hoạt động tôi đã tổ chức để 
phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của HS, tôi xin trình bày kèm theo 
sau đây giáo án minh họa giờ học của mình. 
GIÁO ÁN MINH HỌA 
TIẾT 2. BÀI 2. GIAO TIẾP, ỨNG XỬ NGOÀI XÃ HỘI 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức: Giúp HS: 
- Hiểu được sự cần thiết của giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội. 
- Nắm được một số kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, ứng xử ở một số hoàn 
cảnh cụ thể và phân biệt được những hành vi đúng, sai trong giao tiếp. 
Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 
 7 
2. Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng, hành vi giao tiếp, ứng xử thanh 
lịch, văn minh trong các mối quan hệ xã hội. 
3. Về thái độ: Giáo dục HS ý thức rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanh 
lịch, văn minh trong mọi hoàn cảnh. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Giáo viên: Soạn bài, máy tính, máy chiếu, bảng biểu, các tình huống 
giao tiếp. 
2. Học sinh: Sưu tầm lời hay, ý đẹp, hình ảnh đẹp về hoạt động giao tiếp, 
ứng xử của người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng. 
- Đọc bài, chuẩn bị tiểu phẩm, trò chơi 
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 
1. Ổn định tổ chức (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào quá trình giảng bài mới. 
3. Các hoạt động dạy- học 
a. Giới thiệu bài (1p) 
Hà Nội không chỉ đẹp về phong cảnh mà còn đẹp bởi cốt cách của 
con người nơi đây. Người Hà Nội vốn nổi tiếng là thanh lịch, điều đó được 
thể hiện ở ngay trong giao tiếp hàng ngày từ gia đình đến nhà trường và 
ngoài xã hội. Ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, để xứng đáng là 
những công dân của thủ đô ngàn năm văn hiến, chúng ta đều phải rèn 
luyện cho mình thói quen giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh. Như vậy 
là chúng ta đã góp phần xây dựng và làm nên nét đẹp của người Hà Nội. 
b. Bài mới 
THỜI 
GIAN 
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG 
CỦA HỌC SINH 
NỘI DUNG 
KIẾN THỨC 
7 phút - GV tổ chức cho HS 
thảo luận nhóm: 
+ Thời gian: 1 phút 
+ Hình thức: nhóm 8 
+ Nội dung: Em hãy 
nhận xét về tác phong, 
cách giao tiếp, ứng xử 
của cô gái trong clip 
sau? 
- GV chiếu clip 
? Một tình huống nhỏ 
nhưng để lại cho 
chúng ta ấn tượng về 
một con người. Vậy, 
theo em, giao tiếp, ứng 
- HS theo dõi, 
- HS thảo luận, rả 
lời câu hỏi. 
- HS nhận xét. 
I. SỰ CẦN 
THIẾT CỦA 
GIAO TIẾP, 
ỨNG XỬ 
NGOÀI XÃ 
HỘI 
1. Ý nghĩa của 
giao tiếp, ứng 
xử trong đời 
sống xã hội 
Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 
 8 
xử ngoài xã hội có ý 
nghĩa như thế nào đối 
với mỗi cá nhân? 
- GV nhận xét, chốt ý, 
chiếu máy. 
? Vậy, khi giao tiếp, 
ứng xử trong đời sống, 
chúng ta cần chú ý đến 
những yêu cầu nào? 
- GV nhận xét, chốt ý, 
chiếu máy. 
- GV chiếu máy cho 
HS xem clip về vẻ đẹp 
thanh lịch, văn minh 
của người Hà Nội. 
- GV chuyển ý: Để 
thực hiện tốt các yêu 
cầu ấy, đòi hỏi mỗi 
chúng ta phải rèn 
luyện cho mình những 
thói quen trong giao 
tiếp. Đó là những thói 
quen nào? 
- HS trả lời 
- HS nhận xét, bổ 
sung 
- Tạo được ấn 
tượng tốt với 
mọi người. 
- Thể hiện sự 
hiểu biết và 
năng lực của 
mỗi người. 
- Giúp con 
người trưởng 
thành, năng 
động và dễ thích 
ứng với mọi thời 
đại. 
2. Một số yêu 
cầu cơ bản khi 
giao tiếp, ứng 
xử ngoài xã hội 
- Trang phục 
lịch sự, phù hợp 
với đối tượng và 
hoàn cảnh giao 
tiếp. 
- Nói năng rõ 
ràng, tế nhị. 
- Thái độ nhẹ 
nhàng, lịch 
thiệp, đúng mực. 
16 
phút 
- GV tổ chức cho HS 
thảo luận nhóm: 
+ Thời gian: 5 phút 
+ Hình thức: nhóm 8 
+ Nội dung: Em nhận 
xét như thế nào về 
cách giao tiếp, ứng xử 
của các nhân vật trong 
tiểu phẩm sau? 
- Các nhóm nộp kết 
quả thảo luận, 1 nhóm 
- HS hình thành 
nhóm 
- Đội văn nghệ trình 
diễn tiểu phẩm 
- HS thảo luận, trình 
bày kết quả vào 
bảng phụ. 
- HS trình bày kết 
3. Rèn luyện 
một số thói 
quen khi giao 
tiếp, ứng xử 
Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 
 9 
đại diện trình bày kết 
quả. 
- GV nhận xét, đánh 
giá kết quả của 4 
nhóm. 
? Chúng ta phải rèn 
luyện những thói quen 
nào khi giao tiếp, ứng 
xử ngoài xã hội? 
- GV nhận xét, chốt ý, 
chiếu máy. 
? Bản thân em đã rèn 
luyện được thói quen 
nào? Chưa rèn luyện 
được thói quen nào? 
- GV nhận xét 
? Hãy đọc một số câu 
ca dao, tục ngữ hay nói 
về giao tiếp, ứng xử 
của con người trong 
đời sống? 
- GV nhận xét, đánh 
giá 
? Em hiểu gì về câu 
tục ngữ: “Lời nói 
chẳng mất tiền mua- 
Lựa lời mà nói cho 
vừa lòng nhau”? 
- GV nhận xét, bổ 
sung, chốt ý. 
- GV chuyển ý: Với 
các thói quen ấy, khi đi 
vào từng hoạt động cụ 
thể, chúng ta cần phải 
làm gì để thể hiện vẻ 
đẹp thanh lịch, văn 
minh trong giao tiếp? 
quả thảo luận trước 
lớp. 
- HS nhận xét, bổ 
sung 
- HS trả lời 
- HS nhận xét, bổ 
sung 
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- HS nhận xét, bổ 
sung 
- HS trả lời 
- HS nhận xét, bổ 
sung 
- Biết chào hỏi. 
- Biết tự trọng 
và tôn trọng 
người khác. 
- Biết lắng nghe 
và bày tỏ quan 
điểm. 
- Biết nói lời 
cảm ơn, xin lỗi. 
- Biết thích ứng. 
16 
phút 
? Em hãy tìm các biểu 
hiện thanh lịch văn 
minh và thiếu thanh 
lịch văn minh khi đến 
nơi biểu diễn , rạp 
chiếu phim và đến thư 
- HS tìm biểu hiện 
II. GIAO TIẾP, 
ỨNG XỬ 
THANH LỊCH, 
VĂN MINH 
NGOÀI XÃ 
HỘI 
Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 
 10 
viện? 
- GV giao nhiệm vụ 
cho nhóm 1 tổ chức 
chơi trò chơi. 
- GV nhận xét, đánh 
giá phần tổ chức trò 
chơi của học sinh. 
- GV chốt kiến thức 
- HS tổ chức chơi 
trò chơi Ai nhanh 
hơn? 
- HS tham gia chơi 
trò chơi. 
- HS đánh giá kết 
quả, trao thưởng. 
- HS đọc 
1. Giao tiếp, 
ứng xử khi 
tham gia các 
hoạt động văn 
hóa. 
a. Khi đến 
những nơi biểu 
diễn, rạp chiếu 
phim 
- Trang phục 
đẹp, thoải mái, 
phù hợp với lứa 
tuổi. 
- Đến sớm, chủ 
động tìm chỗ 
ngồi mà không 
làm ảnh hưởng 
đến người khác. 
- Không gây ồn 
ào, mất trật tự. 
- Vỗ tay sau mỗi 
tiết mục biểu 
diễn. 
- Không chen 
lấn, xô đẩy, chê 
bai, bình phẩm, 
phản ứng với sơ 
xuât của diễn 
viên. 
b. Khi đến thư 
viện 
- Trang phục kín 
đáo, gọn gàng, 
lịch sự. 
- Giữ trật tự 
trong phòng đọc. 
- Không tự ý di 
chuyển đồ đạc, 
cẩn thận khi sử 
dụng tài liệu; 
đọc xong, để tài 
Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 
 11 
liệu đúng nơi 
quy định. 
- Khiêm tốn, 
lịch sự, đúng 
mực khi giao 
tiếp với cán bộ 
thư viện. 
3 phút - GV củng cố nội dung 
bài học. 
- GV tổ chức cho HS 
hát tập thể bài hát: Con 
chimvành khuyên 
(Sáng tác: Hoàng Vân) 
- HS bắt nhịp và hát 
theo lối đối đáp. 
4. Hướng dẫn hoạt động tiếp theo (1p) 
- Nắm vững những đơn vị kiến thức trọng tâm. 
- Tích cực rèn luyện thói quen giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong 
gia đình, nhà trường và xã hội. 
- Tiếp tục chuẩn bị: Giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội (tiết 2): 
+ Đọc và hệ thống kiến thức cơ bản của bài học. 
+ Suy nghĩ và xây dựng các tình huống giao tiếp có vấn đề khi tham gia các 
hoạt động tập thể và các hoạt động đặc biệt. 
TIẾT 3. BÀI 2. GIAO TIẾP, ỨNG XỬ NGOÀI XÃ HỘI (tiếp) 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức: Giúp HS: 
- Củng cố kiến thức về sự cần thiết của giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội. 
- Nắm được một số kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, ứng xử ở các hoàn cảnh 
cụ thể và phân biệt được những hành vi đúng, sai trong giao tiếp. 
2. Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng, hành vi giao tiếp, ứng xử thanh 
lịch, văn minh trong các mối quan hệ xã hội. 
3. Về thái độ: Giáo dục HS ý thức rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanh 
lịch, văn minh trong mọi hoàn cảnh. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Giáo viên: Soạn bài, máy tính, máy chiếu, bảng biểu, các tình huống giao 
tiếp. 
2. Học sinh: Đọc bài và chuẩn bị các tình huống giao tiếp có vấn đề khi 
tham gia các hoạt động tập thể và các hoạt động đặc biệt. 
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 
Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 
 12 
1. Ổn định tổ chức (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào quá trình giảng bài mới. 
3. Các hoạt động dạy- học 
a. Giới thiệu bài (1p): 
Ở tiết học trước, cô giáo đã cùng các em tìm hiểu về sự cần thiết của 
giao tiếp ngoài xã hội và giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh khi tham 
gia các hoạt động văn hóa. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu 
về giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động tập thể, khi đến công viên, 
khi đi mua sắm và trong một số hoàn cảnh đặc biệt. 
THỜI 
GIAN 
HOẠT ĐỘNG 
CỦA GIÁO 
VIÊN 
HOẠT ĐỘNG 
CỦA HỌC SINH 
NỘI DUNG KIẾN 
THỨC 
8 phút 
- GV tổ chức cho 
nhóm 3 và nhóm 4 
trình bày các tình 
huống mà nhóm 
chuẩn bị. 
? Khi tham gia các 
hoạt động tập thể 
nói chung, khi đi 
tham quan, dã 
ngoại nói riêng, 
chúng ta phải giao 
tiếp, ứng xử như 
thế nào? 
- GV nhận xét, 
chốt ý, chiếu máy. 
- HS theo dõi, trả 
lời câu hỏi phân 
tích tình huống. 
- HS trả lời 
- HS nhận xét. 
I. SỰ CẦN THIẾT 
CỦA GIAO TIẾP, 
ỨNG XỬ NGOÀI XÃ 
HỘI. 
II. GIAO TIẾP, ỨNG 
XỬ THANH LỊCH, 
VĂN MINH NGOÀI 
XÃ HỘI. 
1. Giao tiếp, ứng xử 
khi tham gia các hoạt 
động văn hóa. 
2. Giao tiếp, ứng xử 
khi tham gia các hoạt 
động tập thể. 
- Đến đúng giờ, nói 
năng đúng mực, trang 
phục đúng quy định. 
- Tự giác, tích cực, biết 
lắng nghe và đóng góp ý 
kiến; hỗ trợ, hợp tác 
cùng hoạt động với mọi 
người. 
Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 
 13 
- Có sáng tạo, gây được 
hứng thú với tập thể. 
6 phút - GV cho HS xem 
clip 
? Em có đồng ý 
với cách ứng xử 
của nhân vật nào, 
chưa đồng ý với 
cách ứng xử của 
nhân vật nào? 
- GV nhận xét, 
chốt ý. 
? Em rút ra bài học 
gì khi đến công 
viên, vườn hoa? 
- GV nhận xét, 
chốt ý, chiếu máy. 
- HS theo dõi, trả 
lời 
- HS nhận xét 
3. Giao tiếp, ứng xử 
khi đến công viên, 
vườn hoa. 
- Không làm mất mĩ 
quan xung quanh. 
- Không khiêu khích, 
trêu ghẹo, quấy rối. 
- Không nói thô tục. 
- Không vứt rác bừa bãi. 
8 phút - GV tổ chức cho 
HS thảo luận 
nhóm: 
+ Thời gian: 3 
phút 
+ Hình thức: nhóm 
8 
+ Nội dung: Tìm 
những biểu hiện 
thanh lịch, văn 
minh và thiếu 
thanh lịch, văn 
minh khi đến siêu 
thị, cửa hàng? 
- GV nhận xét, 
chốt ý, chiếu máy. 
- HS thảo luận 
- Đại diện 1 nhóm 
trả lời 
- HS nhận xét, bổ 
sung 
4. Giao tiếp, ứng xử 
khi đến siêu thị, cửa 
hàng. 
- Tuân thủ quy định của 
cửa hàng, siêu thị. 
- Tôn trọng nhân viên 
- Xếp hàng chờ thanh 
toán. 
10 
phút 
- GV tổ chức cho 
HS thảo luận 
nhóm: 
+ Thời gian: 3 
phút 
+ Hình thức: nhóm 
8 
+ Nội dung: 
Nhóm 1: Tìm 
- HS thảo luận 
5. Giao tiếp, ứng xử 
trong một số hoàn 
cảnh đặc biệt 
a. Khi đi dự tiệc, sinh 
nhật 
- Trang phục phù hợp 
với đối tượng và hoàn 
cảnh. 
- Đến đúng giờ 
Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 
 14 
những biểu hiện 
thanh lịch, văn 
minh khi đi dự tiệc, 
sinh nhật. 
Nhóm 2: Tìm 
những biểu hiện 
thanh lịch, văn 
minh khi đi dự 
đám cưới. 
Nhóm 3: Tìm 
những biểu hiện 
thanh lịch, văn 
minh khi đi dự 
đám tang 
Nhóm 4: Tìm 
những biểu hiện 
thanh lịch, văn 
minh khi đến bệnh 
viện thăm người 
ốm. 
- GV nhận xét, 
chốt ý, chiếu máy. 
- Đại diện các 
nhóm trình bày 
- HS nhận xét 
chéo các nhóm 
- HS đọc 
- Vui tươi, gần gũi, hòa 
đồng với mọi người. 
b. Khi đi dự đám cưới. 
- Trang phục đẹp, lịch 
sự 
- Vui tươi, hòa nhã 
- Không sử dụng quá 
nhiều rượu bia. 
c. Khi đ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_ho.pdf