SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy hứng thú, tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong dạy phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 4, 5

SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy hứng thú, tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong dạy phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 4, 5

Trong giảng dạy, bằng nghệ thuật của mình, giáo viên luôn quan sát nét mặt, hành động, cử chỉ của học sinh và xem các em đã “sẵn sàng” thực hiện các nhiệm vụ học tập chưa? Nếu thấy học sinh vui vẻ, nét mặt rạng rỡ, chăm chú quan sát lắng nghe theo dõi bạn trình bày kết quả tức là các em đã hiểu nhiệm vụ. Ngược lại nếu thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác, chưa thực sự hiểu nhiệm vụ thì giáo viên cần đến bên cạnh hỏi xem em đó đang gặp khó khăn gì và hướng dẫn thêm cho em. Sự quan tâm, gần gũi của giáo viên dành cho học sinh là vô cùng cần thiết. Tất cả chúng ta đều muốn được yêu thương và quan tâm, học sinh của chúng ta cũng vậy. Một học sinh sẽ có động lực, hứng thú học hơn khi được thầy cô quan tâm, ghi nhận những nỗ lực của mình. Đây cũng là một trong những tiêu chí xây dựng "Trường học hạnh phúc" . Niềm hạnh phúc được lan tỏa, thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc sẽ tạo nên lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc.

 Ngoài sự quan tâm, gần gũi dành cho học sinh thì giáo viên cũng nên tận dụng nguồn lực hỗ trợ từ học sinh khá giỏi, nhóm trưởng có năng lực để trợ giúp các hoạt động học tập trên lớp.Vậy làm sao để tránh học sinh trong nhóm không ỷ lại nhóm trưởng? Giáo viên tách học sinh chậm tiến để hỗ trợ trực tiếp, giúp các em tự tin, sau khi đã đạt mặt bằng chung cùng với các bạn trong lớp thì đưa về nhóm.Thay đổi học sinh trong các nhóm, không để nhóm cố định trong cả kì học để tạo điều kiện cho các em có cơ hội trao đổi với nhau nhiều hơn.

Khi xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc chính trong lớp học của mình cùng với việc áp dụng kĩ thuật tích cực trên vào dạy học, tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực hơn, các em thấy hứng thú với những nhiệm vụ được giao và hoàn thành bài tập tương đối tốt. Học sinh học tập tự tin, phát triển được vốn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, năng lực điều hành hoạt động, biết giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.

 

doc 18 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 28Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy hứng thú, tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong dạy phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p sức nhằm khai khác vốn từ sẵn có của các em, rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh. Ưu điểm của kiểu bài tập này giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy ngôn ngữ và diễn đạt một cách linh hoạt đồng thời cũng cho các em rèn luyện được cách viết câu hay và chính xác theo một chủ đề, chủ điểm cụ thể.
Luật chơi: Tổ chức cho các nhóm chơi với số lượng học sinh bằng nhau. Sau khi giáo viên nêu ra một chủ đề, lần lượt từng thành viên của đội chơi sẽ ghi nhanh các từ đó vào bảng của nhóm mình.Trong cùng một thời gian, nếu kết thúc đội nào tìm chính xác được nhiều từ thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ Nhân dân. Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm đặt các câu khác nhau về chủ đề trên. (thời gian hoạt động là 4 phút). Sau 4 phút học sinh các nhóm trình bày kết quả hoạt động. Nếu nhóm nào đặt được nhiều câu đúng chủ đề và hay thì nhóm đó thắng cuộc. 
  Tổ chức trò chơi để củng cố nội dung bài học 
- Với phần củng cố, giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi để củng cố lại nội dung bài vừa học
Trò chơi: Đóng vai
Ví dụ: Dạy bài: "Quan hệ từ" (Tiếng Việt 5 - tập 1): Giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi " Đóng vai "ở phần củng cố bài, 4 em lên đóng vai: 
	 	Học sinh A:	Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả
	Học sinh B:	Biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả
	Học sinh C:	Biểu thị quan hệ tương phản
	Học sinh D:	Biểu thị quan hệ tăng tiến
Giáo viên hướng dẫn cách chơi. 
Học sinh C mang vai " Biểu thị quan hệ tương phản" hỏi: Tuy nhà xa nhưng tớ vẫn cố gắng đi học đúng giờ . Vậy đố các bạn biết tớ biểu thị quan hệ gì ?
Học sinh C có thể chỉ bất kỳ bạn nào trong lớp trả lời. Qua sự đóng vai đó đã giúp các em có kĩ năng giao tiếp, giúp cho các em tập nói năng, lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách tự nhiên, đồng thời rèn cho các em có kĩ năng nói trước đám đông. Làm được như vậy, giờ học sẽ có hiệu quả cao, học sinh hứng thú học tập, đáp ứng mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt đó là "Giao tiếp có hiệu quả".
Đặc điểm của học sinh Tiểu học là khi giáo viên tạo ra không khí sôi nổi, say mê, thi đua trong học tập thì tất cả học sinh đều muốn thể hiện hết khả năng của mình trước thầy, cô và bạn bè. Các em coi đó là đích mà mình cần vươn tới. Hứng thú của một cá nhân đan xen vào hứng thú tập thể với mặt tích cực của nó là tiền đề không thể thiếu trong việc quyết định kết quả học tập của học sinh.
Trò chơi: Phỏng vấn 
- Ví dụ: Củng cố bài "Câu ghép" (Tiếng Việt 5 - tập II) giáo viên cho 4 em lên chơi trò chơi "Phỏng vấn"
Phóng viên sẽ hỏi:
+ Chào bạn! Bạn cho mình biết quê bạn ở đâu ? 
+ Bạn hãy đặt một câu ghép để nói về quê hương của mình nhé !
Kết quả: Mỗi học sinh sẽ kể về quê hương của mình qua một câu ghép, không khí giờ học sôi nổi hẳn lên, các em nắm được bài và rất thích được bày tỏ. Nội dung kiến thức tuy nặng hơn nhưng nó được giảm nhẹ qua trò chơi và đúng là "Học mà chơi, chơi mà học" ngoài ra, còn giúp các em lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp được tốt hơn.
 Trò chơi: Phỏng vấn
Trò chơi: Chim sẻ giúp cô Tấm
- Ví dụ: Sau khi học xong các bài về từ đơn, từ láy, từ ghép, giáo viên có thể củng cố kiến thức cho học sinh thông qua Trò chơi: “ Chim sẻ giúp cô Tấm”
Giáo viên tổ chức cho 2- 3 đội chơi. Mỗi đội 5 học sinh. Tùy theo số lượng người chơi mà chuẩn bị số bộ thẻ chữ. Các thẻ chữ ghi các từ đơn, từ láy, từ ghép 
Cách tiến hành: Các thẻ chữ để lẫn lộn được xem là gạo, thóc, đỗ. Gạo, thóc, đỗ ở đây cũng chính là các từ đơn, từ láy, từ ghép mụ dì ghẻ trộn lẫn với nhau và bắt Tấm phải nhặt. Các thành vên trong đội đóng vai những chú chim sẻ được Bụt sai xuống giúp cô Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, đỗ ra đỗ, các đội cùng chơi trong khoảng thời gian nhất định. Đội nào phân loại nhanh và đúng là đội thắng cuộc, giúp cô Tấm sớm được trẩy hội mùa xuân.
 Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi học tập khác như: Trò chơi Ghép đôi, Ong tìm chữ, Trò chơi ô chữ, Hái hoa dân chủ, Truyền điện, .
Giải pháp thứ 3: Giáo viên thể hiện sự quan tâm, tạo sự gần gũi đồng thời hỗ trợ các hoạt động học tập của học sinh.
Trong giảng dạy, bằng nghệ thuật của mình, giáo viên luôn quan sát nét mặt, hành động, cử chỉ của học sinh và xem các em đã “sẵn sàng” thực hiện các nhiệm vụ học tập chưa? Nếu thấy học sinh vui vẻ, nét mặt rạng rỡ, chăm chú quan sát lắng nghe theo dõi bạn trình bày kết quả tức là các em đã hiểu nhiệm vụ. Ngược lại nếu thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác, chưa thực sự hiểu nhiệm vụ thì giáo viên cần đến bên cạnh hỏi xem em đó đang gặp khó khăn gì và hướng dẫn thêm cho em. Sự quan tâm, gần gũi của giáo viên dành cho học sinh là vô cùng cần thiết. Tất cả chúng ta đều muốn được yêu thương và quan tâm, học sinh của chúng ta cũng vậy. Một học sinh sẽ có động lực, hứng thú học hơn khi được thầy cô quan tâm, ghi nhận những nỗ lực của mình. Đây cũng là một trong những tiêu chí xây dựng "Trường học hạnh phúc" . Niềm hạnh phúc được lan tỏa, thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc sẽ tạo nên lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc.
 Ngoài sự quan tâm, gần gũi dành cho học sinh thì giáo viên cũng nên tận dụng nguồn lực hỗ trợ từ học sinh khá giỏi, nhóm trưởng có năng lực để trợ giúp các hoạt động học tập trên lớp.Vậy làm sao để tránh học sinh trong nhóm không ỷ lại nhóm trưởng? Giáo viên tách học sinh chậm tiến để hỗ trợ trực tiếp, giúp các em tự tin, sau khi đã đạt mặt bằng chung cùng với các bạn trong lớp thì đưa về nhóm.Thay đổi học sinh trong các nhóm, không để nhóm cố định trong cả kì học để tạo điều kiện cho các em có cơ hội trao đổi với nhau nhiều hơn.
Khi xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc chính trong lớp học của mình cùng với việc áp dụng kĩ thuật tích cực trên vào dạy học, tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực hơn, các em thấy hứng thú với những nhiệm vụ được giao và hoàn thành bài tập tương đối tốt. Học sinh học tập tự tin, phát triển được vốn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, năng lực điều hành hoạt động, biết giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Giải pháp thứ 4: Ứng dựng công nghệ thông tin trong dạy và học. 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một trong nhiều phương pháp dạy học tiên tiến hiệu quả. Các bài giảng khi sử dụng công nghệ thông tin sẽ sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều so với bài giảng không sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi một giờ học được áp dụng công nghệ thông tin như vậy sẽ tích cực hóa được hoạt động nhận thức của học sinh, thu hút được sự chú ý xây dựng bài, dễ dàng lĩnh hội tri thức mới. Lúc này, học sinh thật sự là chủ thể hóa của hoạt động nhận thức, được đặt vào những tình huống cụ thể của đời sống, trực tiếp quan sát, thảo luận, tìm hiều vấn đề một cách trực quan hơn để giải quyết các vấn đề đó theo cách của riêng mình. Không những thế, một giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tăng cường việc học tập và lĩnh hội tri thức theo từng cá thể. Trong một lớp học, trình độ và khả năng tư duy của học sinh là không đồng đều, khi sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ làm tăng cường cá thể hóa trong học tập và sự hợp tác giữa các cá nhân: Thầy – trò, trò – trò, giúp thuận tiện hơn trên con đường chiếm lĩnh kiến thức. 
Với phương tiện là máy tính, máy chiếu sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Học sinh sẽ hào hứng, hứng thú với giờ học và đương nhiên việc học sinh tự tìm ra tri thức sẽ nâng cao hơn chất lượng giờ dạy.
Ví dụ: Dạy bài: Mở rộng vốn từ về Hạnh phúc (Tiếng Việt 5 - tập II): Giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi giải ô chữ ở phần củng cố. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, trình chiếu ô chữ ở màn chiếu trên bảng.
 Trò chơi: Ô chữ
 Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
Ô chữ có 8 hàng ngang và 1 ô hàng dọc.
Tổ chức 2 đội chơi, mỗi đội 5 học sinh. Mỗi đội lần lượt chọn ô chữ hàng ngang. Sau khi chọn ô chữ xong, giáo viên trình chiếu câu gợi ý và cả đội sẽ suy nghĩ trong thời gian 10 giây. Nếu đội nào trả lời đúng đáp án sẽ được ghi điểm còn nếu trả lời sai thì sẽ phải nhường cơ hội cho đội còn lại.
+ Hàng ngang thứ ba:Có 9 chữ cái, đồng nghĩa với từ hạnh phúc, đạt được nhiều mong ước ( mãn nguyện )
+ Hàng ngang thứ sáu: Có 4 chữ cái, đạt được đúng điều mình mong muốn
 ( Như ý)
+ Hàng ngang thứ hai: Có 7 chữ cái, trái nghĩa với hạnh phúc ( bất hạnh )
........
 Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên cùng học sinh nhận xét đội thắng cuộc. Giáo viên có thể chuẩn bị một số phần quà để động viên, khích lệ học sinh.
Qua trò chơi Ô chữ, trò chơi giúp học sinh củng cố kiến thức vừa học, giúp học sinh rèn luyện trí nhớ, trí thông minh và phản ứng nhanh, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Ngoài ra, với những tiết dạy và bài học cụ thể giáo viên có thể dạy học trình chiếu giáo án điện tử powerpoint cùng những hình ảnh minh họa có thiết lập các hiệu ứng, âm thanh hay một đoạn video hay clip có liên quan đến bài học. Từ đó bài giảng sẽ sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Học sinh hứng thú, tiết học đạt hiệu quả cao.
Giải pháp thứ 5: Khen thưởng nhằm động viên, khích lệ sự tiến bộ và nỗ lực của học sinh.
 	Sự công nhận là mạnh nhất trong việc truyền động lực, cảm hứng. Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn với mỗi học sinh. Từ đó học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin, có động lực phấn đấu và hứng thú hơn trong học tập. Có nhiều cách để giáo viên công nhận sự cố gắng, nỗ lực của học sinh.
+ Cách 1: Công nhận bằng lời khen.
Lời khen, chê của giáo viên ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí học sinh. Nếu được biểu dương, động viên kịp thời, các em sẽ rất vui và háo hức bày tỏ ý kiến, tạo sự hứng thú trong giờ học.
Ví dụ: Em trả lời rất đúng, cả lớp cùng khen bạn nào!
+ Cách 2: Công nhận bằng lời nhận xét:
Giáo viên có thể nhận xét bài làm của học sinh vào vở, vào bài kiểm tra hoặc các sản phẩm học tập. Học sinh rất háo hức đọc lời nhận xét của cô.
Ví dụ: Nếu học sinh làm bài đúng, viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ và đúng chính tả cô sẽ nhận xét: Cô khen em có sự cố gắng trong học tâp. 
 Công nhận sự nỗ lực của học sinh
+ Cách 3: Công nhận bằng cách tặng các sticker ( hình dán ) tích lời khen. Trong lớp sẽ tạo không khí thi đua học t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_phat_huy_hung_thu_tich_cuc_tu_gia.doc