Trong công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hướng đến việc xây dựng một tập thể lớp tự quản ngay từ đầu năm lớp 10. Chính vì thế, việc lựa chọn đội ngũ Ban
cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp là một công việc rất quan trọng. Nếu đội ngũ cán bộ lớp vững mạnh thì sẽ rất thuận lợi cho việc xây dựng tập thể lớp tự quản, đồng thời mọi phong trào của lớp chắc chắn sẽ thực hiện tốt.
Dựa vào phiếu tìm hiểu thông tin học sinh đầu năm, tôi cử ra Ban cán sự lớp tạm thời để điều hành các hoạt động của lớp. Tiếp đó, tôi vẫn tiếp tục theo dõi, nắm bắt thông tin học sinh qua sinh hoat 15p, các tiết sinh hoạt cuối tuần, hoạt động lao động, những tiết học đầu năm,.
Trong buổi đại hội chi đoàn lớp đầu năm học, tôi định hướng cho ban cán sự lớp tạm thời thực hiện thật nghiêm túc buổi đại hội, đưa ra bản chỉ tiêu phương hướng, nhiệm vụ một cách sát thực nhất. Đồng thời tôi cũng đặt ra những tiêu chuẩn riêng cho ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn, để tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Số lượng đội ngũ cán sự lớp gồm có 08 bạn: 1 lớp trưởng, 1 lớp phó học tập, 1 lớp phó lao động, 1 lớp phó văn nghệ, 4 tổ trưởng. Số lượng ban chấp hành chi đoàn gồm có: 1 bí thư, 1 phó bí thư, 1 ủy viên.
Zalo ... Tìm hiểu qua các hoạt động sinh hoạt tập thể đầu năm, các buổi lao động vệ sinh, ... Tháng 9 Tuyên truyền công tác phòng chống dịch Covid 19 + thực hiện 5K + Rà soát F0, F1 Ổn định nề nếp học sinh Kiện toàn các chức danh BCS lớp, BCH chi đoàn, BCH Hội phụ huynh học sinh Tổ chức Đại hội lớp, Đại hội Chi đoàn để bầu Ban cán sự lớp, BCH Chi đoàn Phân chia vị trí chỗ ngồi Triển khai kế hoạch thi đua Tiến hành họp phụ huynh, tạo sự gắn kết, phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường Chủ đề sinh hoạt tháng 9: “Bạn là ai” Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học - Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” đạo đức” Tháng 10 Tiếp tục duy trì ổn định nề nếp học tập Tuyên truyền công tác phòng chống dịch Covid 19 Hoạt động 20/10 Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” Chấn chỉnh nề nếp, tác phong học tập Đánh giá sơ bộ tình hình chung của lớp Tìm các biện pháp tích cực giáo dục học sinh khó khăn Thực hiện nghiêm túc tuần học tốt, khen thưởng học sinh đạt bông hoa điểm tốt Chủ đề sinh hoạt tháng 10: Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” Tháng 11 Tăng cường công tác phòng chống dịch Covid 19 Hoạt động 20/11 Triển khai kế hoạch chào mừng 20/11 với tinh thần “tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn” + Thi đua Tuần học tốt, tháng học tốt, bông hoa điểm10 + Triển khai làm tập san, báo tường, thiết kế video clip + Tổ chức sinh hoạt chủ đề: “Tri ân thầy cô” Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, đôn đốc nhắc nhở, hoàn thành kế hoạch chung của Đoàn trường và nhà trường Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” Tháng 12 Tăng cường công tác phòng chống dịch Tập trung ôn tập cho thi học kì I Chủ đề sinh hoạt tháng 12: truyền thống ngày thành lập QĐND Việt Nam Tập trung cao cho việc ôn tập học kì I Phối hợp với giáo viên bộ môn thực hiện tốt giờ ôn tập trên lớp, tự ôn tập Lồng ghép trong giờ sinh hoạt lớp, trình bày trao đổi kinh nghiệm của những học sinh giỏi (theo môn học) nhằm chia sẻ, giúp đỡ những học sinh chậm tiến có - Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” phương pháp học tập hiệu quả hơn. Chủ đề sinh hoạt tháng 12: truyền thống ngày thành lập QĐND Việt Nam Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” Tháng 1 Tăng cường công tác phòng chống dịch Covid 19 Tiếp tục công tác thi và sơ kết học kì I Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề Truyền thống ngày học sinh, sinh viên Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” Hoàn thành kì thi học kì I Báo cáo kết quả học kì I Hội nghị phụ huynh giữa năm học Đánh giá sơ kết học kì I, triển khai kế hoạch học kì II Tổ chức sinh hoạt lớp với chủ đề: Truyền thống ngày học sinh, sinh viên Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” Tháng 2 Tăng cường công tác phòng chống dịch covid 19 Củng cố nề nếp, tác phong học tập Chủ đề sinh hoạt: Chào xuân 2022 Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” Thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng yếu kém ở học kì I Tổ chức sinh hoạt lớp với chủ đề “Chào xuân 2022” Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” Tháng 3 Tăng cường công tác phòng chống dịch covid 19 Tiếp tục ổn định nề nếp tác phong học tập Kỷ niệm ngày lễ 8/3 Hoạt động Tháng thanh niên Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” Nhận xét, đánh giá bình chọn đối tượng thanh niên tham gia lớp cảm tình Đoàn Hoạt động 8/3 Duy trì giờ sinh hoạt cùng những hoạt động ngoại khóa theo chủ đề của tháng thanh niên Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” - Tăng cường công tác phòng chống dịch Covid 19 - Tập trung toàn lực cho việc ôn tập học kì II Tháng 4 Tập trung ôn tập Tổ chức học tập tại địa chỉ đỏ: Bác Hồ về thăm Nông trường Đông Hiếu Chủ đề sinh hoạt tháng 4: Đất nước thống nhất Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” Phối hợp với giáo viên bộ môn thực hiện tốt giờ ôn tập trên lớp, tự ôn tập Họp ban cán sự lớp, tập trung kiến thức chuyên môn Tổ chức học tập tại địa chỉ đỏ: Bác Hồ về thăm Nông trường Đông Hiếu Chủ đề sinh hoạt tháng 4: Đất nước thống nhất Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” - Tăng cường công tác - Hoàn thành kì thi học kì II phòng chống dịch Covid 19 - Báo cáo kết quả học kì II - Tổ chức ôn tập thi học kì - Tổng kết năm học. Khen thưởng học II và tổng kết năm học sinh Tháng - Chủ đề sinh hoạt tháng 5 - Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học 5 - Định hướng cho học sinh đạo đức” ôn luyện hè - Định hướng cho học sinh ôn luyện hè - Chuyên đề: “Bác Hồ và những bài học đạo đức” Công tác tổ chức chủ nhiệm Công tác chia tổ Căn cứ vào phiếu tìm hiểu thông tin học sinh đầu năm Việc phân học sinh vào các tổ cho hợp lý ở một lớp học là điều hết sức cần thiết trong công tác chủ nhiệm. Làm tốt được việc phân tổ thì trong quá trình học tập, lao động các em có thể hỗ trợ, chia sẻ với nhau từ đó hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra một cách dễ dàng. Để phân tổ hợp lý, tôi luôn chú ý đến sự đồng đều giữa các tổ như tỉ lệ nam - nữ, chỗ ở xa - gần, mức đồng đều tương đối về năng lực học sinh. Theo đó, mỗi tổ sẽ có các đối tượng: học sinh học chưa tốt, học sinh học tốt; học sinh ở địa bàn xa - gần; có học sinh ngoan - học sinh chưa ngoan,... Công tác lựa chọn Ban cán sự lớp, BCH chi đoàn Trong công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hướng đến việc xây dựng một tập thể lớp tự quản ngay từ đầu năm lớp 10. Chính vì thế, việc lựa chọn đội ngũ Ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp là một công việc rất quan trọng. Nếu đội ngũ cán bộ lớp vững mạnh thì sẽ rất thuận lợi cho việc xây dựng tập thể lớp tự quản, đồng thời mọi phong trào của lớp chắc chắn sẽ thực hiện tốt. Dựa vào phiếu tìm hiểu thông tin học sinh đầu năm, tôi cử ra Ban cán sự lớp tạm thời để điều hành các hoạt động của lớp. Tiếp đó, tôi vẫn tiếp tục theo dõi, nắm bắt thông tin học sinh qua sinh hoat 15p, các tiết sinh hoạt cuối tuần, hoạt động lao động, những tiết học đầu năm,... Trong buổi đại hội chi đoàn lớp đầu năm học, tôi định hướng cho ban cán sự lớp tạm thời thực hiện thật nghiêm túc buổi đại hội, đưa ra bản chỉ tiêu phương hướng, nhiệm vụ một cách sát thực nhất. Đồng thời tôi cũng đặt ra những tiêu chuẩn riêng cho ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn, để tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Số lượng đội ngũ cán sự lớp gồm có 08 bạn: 1 lớp trưởng, 1 lớp phó học tập, 1 lớp phó lao động, 1 lớp phó văn nghệ, 4 tổ trưởng. Số lượng ban chấp hành chi đoàn gồm có: 1 bí thư, 1 phó bí thư, 1 ủy viên. Hình 6: Ban cán sự lớp, BCH Chi đoàn 10D năm học 2021 - 2022 Sau khi đã lựa chọn cán bộ lớp, tôi tập hợp đội ngũ cán bộ lớp họp nói rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng tập thể vững mạnh, về vai trò và nhiệm vụ của cán bộ lớp trong việc xây dựng tập thể lớp gắn liền những nghĩa vụ và quyền lợi của ban cán sự lớp. Để từ đó các em tự thấy được trách nhiệm, vai trò của mình trong việc xây dựng tập thể lớp. Tôi phát sổ theo dõi cho ban cán sự trong đó ghi rõ nhiệm vụ của từng người và số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm để các em dễ dàng trong việc liên lạc khi cần thiết. Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ bảy, các tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp một lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. Những việc làm này ban đầu cũng tương đối khó khăn với các em nên tôi luyện dần. Sau đó học sinh có ý thức với công việc của mình, khi đó mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Công tác sắp xếp chỗ ngồi Việc sắp xếp chỗ ngồi tuy dễ nhưng sắp xếp như thế nào cho có hiệu quả lại không dễ chút nào. Để sắp xếp chỗ ngồi phù hợp tôi dựa vào các căn cứ sau: Qua phiếu tìm hiểu học sinh đầu năm Qua thực tế các tiết học đầu năm của học sinh (phối hợp với GVBM) Học lực của học sinh: xen kẽ học sinh học chưa tốt với học sinh học tốt. Thể chất học sinh: Học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau, mắt kém ngồi gần bảng. Ban cán sự lớp: Thường ngồi giữa hoặc ngồi sau của tổ (lớp) Ý thức học sinh: Học sinh nói chuyện nhiều, không chú ý học thì cho ngồi trước. Cách sắp xếp chỗ ngồi theo căn cứ trên một mặt phát huy được vai trò của đội ngũ cán bộ lớp trong việc quản lý lớp học, mặt khác các em học tốt có thể hỗ trợ được cho những em học yếu, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của lớp. Khi công việc tổ chức lớp được ổn định, tôi tiến hành thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp cụ thể. Công tác xây dựng quy chế thi đua của lớp Quy chế thi đua của lớp chủ nhiệm là vô cùng cần thiết, đó là căn cứ, là cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho từng học sinh trong lớp một cách công bằng và nghiêm túc nhất nhằm tránh sự cào bằng dẫn đến việc tị nạnh giữa các em. Quy chế thi đua của lớp được xây dựng trên cơ sở quy chế thi đua của Đoàn trường. Trong bảng điểm có những mục trừ theo từng mức độ vi phạm của các học sinh, có những mục cộng để khích lệ các em. Tùy từng lớp, từng khóa, từng đối tượng học sinh, tôi sẽ có sự điều chỉnh một cách hợp lý nhất. Tôi yêu cầu các tổ trưởng, lớp trưởng theo dõi các bạn trong tổ, trong lớp, ghi rõ những nội dung phạm lỗi, đối chiếu với mức độ vi phạm để trừ điểm. Hàng tuần, hàng tháng trong tiết sinh hoạt phải công khai cụ thể, rõ ràng. Cuối tháng tổng kết, bạn nào đạt điểm cao nhất sẽ được tập thể lớp tuyên dương, khen thưởng. Ngược lại, những bạn bị hạnh kiểm trung bình, yếu, tôi phạt các em một buổi lao động. Thực tế cho thấy các em học sinh lớp 10 rất sợ bị trừ điểm chính. Vì thế, trong quá trình học tập và chấp hành các nội quy của trường, của lớp, các em rất có sự cố gắng. Việc theo dõi và thực hiện biểu điểm thi đua phải thường xuyên, nhất quán. Giáo viên chủ nhiệm nói phải đi đôi với làm, cương phải kết hợp với nhu, khen thưởng hay xử phạt một cách khách quan, công bằng, tránh việc theo dõi không đều, đầu voi đuôi chuột các em dễ “ lờn” với nội quy đã đề ra. BẢNG ĐIỂM THI ĐUA TT Các lỗi vi phạm
Tài liệu đính kèm: