SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí ở trường THPT số 1 Bát Xát

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí ở trường THPT số 1 Bát Xát

Với bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên định hướng cho học sinh tới kiến thức trọng tâm và bản chất của các hiện tượng vật lí của từng chuyên đề từ đó học sinh khắc sâu được kiến thức cơ bản và phân tích đúng được các hiện tượng vật lí diễn ra.

Với bồi dưỡng tập trung: Giáo viên cần bồi dưỡng bằng các dạng đề tổng hợp,với các dạng đề tổng hợp thường được dùng để hệ thống hóa lượng kiến thức đã được học, vận dụng một cách tổng hợp để có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp. Với cách này thì học sinh phải lựa chọn kiến thức có liên quan trong một hệ thống kiến thức có sẵn. Bước quan trọng của giáo viên là giúp học sinh xác định được vùng kiến thức tiếp cận với các vấn đề được hỏi từ đó định hướng cách giải quyết vấn đề.

Với môn Vật lí ngoài kiến thức lý thuyết còn có phần thực nghiệm do đó giáo viên cần định hướng cho học sinh hướng tư duy thực thực nghiệm, tính cẩn thận và kiên trì trong thực nghiệm.

Một chú ý nữa trong phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí đó là ngoài kiến thức vật lí học sinh còn phải sử dụng kiến thức toán để giải quyết vấn đề, do đó giáo viên cần phải bổ sung những phần kiến thức toán quan trọng cho học sinh ví dụ: Đạo hàm, số phức, lượng giác.

 

doc 12 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 617Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí ở trường THPT số 1 Bát Xát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do chọn đề tài 
Trong những năm gần đây, việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục mũi nhọn nói riêng (công tác bồi dưỡng học sinh giỏi) luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường THPT số 1 Bát Xát, trong đó có nâng cao chất lượng mũi nhọn môn Vật lí.
Vật lí là một môn khoa học tự nhiên, nghiên cứu những sự vật hiện tượng xảy ra gắn liền với đời sống , tự nhiên có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Hơn nữa, nó còn giúp cho con người hiểu biết thêm về vũ trụ vốn nhiều bí ẩn. Vật lí trong nhà trường là một môn học lý thú, tuy nhiên đối với một số không ít học sinh đặc biệt là học sinh ở các vùng khó khăn, môn vật lí đựợc đánh giá là rất khó để học tốt.
Muốn đào tạo được những học sinh học giỏi môn Vật lí thì việc tuyển chọn đúng học sinh có năng khiếu, năng lực đặc biệt, là khâu quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc có được đội tuyển học sinh giỏi chất lượng. Để làm được điều này ngoài việc theo dõi quá trình học tập của các em trên lớp, cần cho các em thử sức mình qua các kỳ kiểm tra. 
Bên cạnh yếu tố năng lực, trình độ của học sinh, vai trò của giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên phải là những người có năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề, phải là người gieo hứng thú, khơi gợi sáng tạo và dẫn dắt học sinh bằng trí tuệ, tài năng và niềm đam mê của mình. 
Với trường THPT số 1 Bát Xát là một trường vùng cao miền núi, trình độ học sinh và năng lực của giáo viên còn nhiều hạn chế, hơn nữa vị trí trường gần thành phố Lào Cai nguồn tuyển của trường các em học sinh có năng lực tốt luôn chọn các môi trường tốt như THPT Chuyên Lào Cai, THPT số 1 Lào Cai, không chỉ học sinh đội ngũ giáo viên nhà trường cũng thường xuyên xáo trộn, các thầy cô giáo vững vàng về chuyên môn cũng chuyển công tác về thành phố để hợp lí hóa gia đình. Do đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với trường THPT số 1 Bát Xát nói chung và môn Vật lí nói riêng gặp rất nhiều khó khăn cả về đối tượng học sinh và đội ngũ giáo viên. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí tôi xin trình bày một số kinh nghiệm “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT SỐ 1 BÁT XÁT”
1.2. Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Là học sinh dự thi HSG môn Vật lí năm học 2013 - 2014.
1.4. Mục đích nghiên cứu.
- Giáo viên lập được kế hoạch tuyển chọn, giảng dạy để bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả.
- Xác định được phương hướng , kế hoạch ôn tập cho học sinh khi tham dự đội tuyển HSG môn Vật lí.
- Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng tìm ra phương pháp học bộ môn để học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa.
- Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương pháp dạy học bộ môn của mình từ đó rút ra những bài học thực tiễn trong công tác giảng dạy cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG
	Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở mỗi trường, mỗi bộ môn có sự đặc thù về kế hoạch và phương pháp tổ chức. Qua một số năm trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí ở trường THPT số 1 Bát Xát tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau.
2.1. Việc phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi.
- Yêu cầu phải tuyển chọn được được những em có nhận thức tốt và yêu thích môn Vật lí.
- Tuyển chọn học sinh là khâu đầu tiên, là một trong những yếu tố quyết định quan trong đến chất lượng bồi dưỡng.
- Việc chọn đội tuyển phải được định hướng ngay từ khi học sinh đang học lớp 10 và có sự sàng lọc ở các năm học tiếp theo. 
2.2. Việc lập kế hoạch bồi dưỡng.
- Ngay từ đầu năm học nhóm chuyên môn phải xây dựng một kế hoạch rõ ràng, cụ thể cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi Vật lí nói riêng với từng khối lớp. Tùy theo tính chất và mức độ khó của kỳ thi các cấp mà lên kế hoạch cho phù hợp.
- Việc phân công giáo viên bồi dưỡng phải có năng lực chuyên môn, say mê với công tác bồi dưỡng và nghiên cứu.
- Giáo viên được phân công bồi dưỡng cần phải có sự chuẩn bị, lên kế hoạch cá nhân, với giáo viên bồi dưỡng, khi lập kế hoạch phải đảm bảo quy trình sau:
+ Xác định được toàn bộ nhiệm vụ bồi dưỡng trong mối quan hệ với những công việc khác trong  thời gian bồi dưỡng.
+ Kiểm tra kế hoạch, đánh dấu công việc quan trọng, điều chỉnh cho hợp lý
+ Phải đảm bảo tính khả thi của kế hoạch (làm việc đúng giờ, tiết kiệm thời gian).
Việc lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp là một việc khó nhưng khó hơn là việc thực hiện nó một cách có hệ thống để đem lại hiệu quả. Bởi vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động của giáo viên và của các giáo viên trong nhóm chuyên môn.
2.3. Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng .
 	Với bồi dưỡng thường xuyên: Căn cứ và kế hoạch bồi dưỡng, giáo viên xác định nội dung, mức độ, yêu cầu về kiến thức phù hợp với đối tượng và yêu cầu về thời gian hoàn thành cho từng chuyên đề. Việc bồi dưỡng thường xuyên phải kết hợp nhiều hình thức như bồi dưỡng chính khóa, bồi dưỡng phụ đạo và giao nhiệm vụ để học sinh tự bồi dưỡng.
	Với bồi dưỡng tập trung: Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng nhóm chuyên môn phân chia quỹ thời gian và giáo viên phụ trách các chuyên đề cụ thể. Giáo viên được phân công phụ trách các chuyên đề cần chuẩn bị chu đáo, thảo luận qua nhóm chuyên môn để thống nhất nội dung và phương pháp tiến hành. Khi người được phân công bồi dưỡng lên lớp các đồng chí trong nhóm chuyên môn cần bố trí thời gian cùng lên lớp để học hỏi và rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp. Giáo viên lên lớp cần phải sử dụng quỹ thời gian trên lớp thật hiệu quả, bồi dưỡng hướng dẫn học sinh những vấn đề trọng tâm, giải quyết những vấn đề khó, mới lạ. Yêu cầu học sinh làm việc ở nhà bằng việc ra các bài tập hoặc nêu lên vấn đề để học sinh tự giải quyết. Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng thời gian tự học ở nhà một cách khoa học, yêu cầu quỹ thời gian một cách hợp lý, tránh lãng phí thời gian.
2.4. Việc sử dụng các phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi 
Việc sử dụng các phương pháp trong bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và môn Vật lí nói riêng phải thể hiện vai trò chủ thể của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, tự lực giải quyết được vấn đề đặt ra. Hay nói một cách khác, giáo viên nên sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh giỏi đồng thời cũng phải kết hợp các phương pháp truyền thống để cung cấp cho học sinh những kiến thức khó và mới. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương tiện dạy học cũng vô cùng quan trọng đòi hỏi phải kết hợp sử dụng trong quá trình lựa chọn các phương pháp để bồi dưỡng. Với học sinh giỏi thường xuyên nhất vẫn là bồi dưỡng bằng phương pháp giải quyết vấn đề. 
Với bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên định hướng cho học sinh tới kiến thức trọng tâm và bản chất của các hiện tượng vật lí của từng chuyên đề từ đó học sinh khắc sâu được kiến thức cơ bản và phân tích đúng được các hiện tượng vật lí diễn ra.
Với bồi dưỡng tập trung: Giáo viên cần bồi dưỡng bằng các dạng đề tổng hợp,với các dạng đề tổng hợp thường được dùng để hệ thống hóa lượng kiến thức đã được học, vận dụng một cách tổng hợp để có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp. Với cách này thì học sinh phải lựa chọn kiến thức có liên quan trong một hệ thống kiến thức có sẵn. Bước quan trọng của giáo viên là giúp học sinh xác định được vùng kiến thức tiếp cận với các vấn đề được hỏi từ đó định hướng cách giải quyết vấn đề.
Với môn Vật lí ngoài kiến thức lý thuyết còn có phần thực nghiệm do đó giáo viên cần định hướng cho học sinh hướng tư duy thực thực nghiệm, tính cẩn thận và kiên trì trong thực nghiệm.
Một chú ý nữa trong phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí đó là ngoài kiến thức vật lí học sinh còn phải sử dụng kiến thức toán để giải quyết vấn đề, do đó giáo viên cần phải bổ sung những phần kiến thức toán quan trọng cho học sinh ví dụ: Đạo hàm, số phức, lượng giác.....
2.5. Rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh.
	Để làm bài hiệu quả học sinh cần nẵm vững kỹ năng làm bài môn vật lý do dó giáo viên cần rèn luyện tốt cho học sinh các kỹ năng sau.
	Kỹ năng tìm hiểu đề bài, đó là:
	- Tìm hiểu ý nghĩa vật lý của các từ ngữ trong đề bài và diễn đạt lại bằng ngôn ngữ vật lý.
	- Biểu diễn các địa lượng vật lý bằng các ký hiệu, các chữ cái quen dùng theo quy ước trong sách giáo khoa.
	- Vẽ hình (nếu cần thiết).
	- Tóm tắt đề bài: xác định dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm của bài tập.
	Kỹ năng tích hiện tượng vật lý, đó là:
	- Xác định xem hiện tượng nêu trong đề bài thuộc phần kiến thức vật lý nào, có liên quan đến những khái niêm nào, định luật nào, quy tắc nào.
	- Nếu gặp hiện tượng vật lý phức tạp thì cần phân tích ra thành những hiện tượng đơn giản, chỉ bị chi phối bởi một nguyên nhân, một quy tắc hay một định luật vật lý xác định.
	- Tìm hiểu xem hiện tượng vật lý đó diễn biến qua những giai đoạn nào; mỗi giai đoạn tuân theo những định luật nào, quy tắc nào.
	Kỹ năng xây dựng lập luận cho việc giải bài tập, bao gồm các khâu:
	- Trình bày có hệ thống các lập luận logic để tìm ra mối liên hệ giữa dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm của bài tập. Có thể trình bày lập luận theo hai phương pháp: phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
	+ Phân tích là bắt đầu từ dữ kiện cần tìm, thông qua các mối quan hệ trung gian, ta xác lập các mối quan hệ dần đến dữ kiện đã cho. Cuối cùng, ta tìm được mối liên hệ trực tiếp giữa dữ kiện cần tìm và dữ kiện đã cho. Phương pháp này giúp học sinh ở bậc trung học cơ sở dễ tiếp cận vấn đề hơn.
	+ Tổng hợp là bắt đầu từ những dữ kiện đã cho, thông qua các mối quan hệ trung gian, ta xác lập các mối quan hệ dần đến dữ kiện cần tìm. Cuối cùng, ta tìm được mối liên hệ trực tiếp giữa dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm.
	- Nếu cần tính toán định lượng thì lập các công thức có liên quan đến đại lượng cho biết, đại lượng cần tìm. Sau đó thực hiện các phép biến đổi toán học để đưa về một phương trình chứa các đại lượng đã biết và ẩn số là đại lượng cần tìm.
	- Đổi đơn vị các đại lượng về cùng một hệ đơn vị và thức hiện tính toán.
	Kỹ năng kiểm tra và biện luận về kết quả thu được.
	- Kiểm tra xem các biến đổi toán học có chính xác chưa. Có thể kiểm tra bằng cách giải khác.
	- Biện luận xem kết quả thu được đã đầy đủ chưa, những kết quả được chọn có phù hợp với thực tế hay không.
	Kỹ năng thực hành vật lý.
Xác định được mục đích của bài thực hành.
Xác định được cơ sở lý thuyết của bài thực hành.
Xác định được cách bố trí thí nghiệm.
Tiến hành và xử lý được kết quả thí nghiệm.
2.6. Hướng dẫn cách tự học, bồi dưỡng khả năng tự nghiên cứu, cho học sinh.
	Ngoài nội dung bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng tập trung giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách tự học, tư nghiên cứu để bổ sung, khắc sâu kiến thức.
	- Giáo viên phải cung cấp, giới thiệu tài liệu hay, cần thiết và bổ ích. Hướng dẫn cụ thể nguồn tìm, ưu nhược điểm, phương pháp nghiên cứu, giải thích nội dung khó hiểuđối với mỗi tài liệu để giúp học sinh khai thác. Đồng thời, hướng dẫn xây dựng đề cương, làm bảng tóm tắt tài liệu, biết hình dung các sơ đồ, lược đồ, bảng biểu trong nghiên cứu và ghi chép tài liệu.
	- Hướng dẫn cho học sinh thấy vai trò cũng như tầm quan trọng của việc tự đặt câu hỏi và tự trả lời trong tự học, khuyến khích học sinh đưa ra thắc mắc và sẵn sàng đối thoại, tranh luận, giải đáp thắc mắc cùng với học sinh.
	- Tích cực đổi mới giảng dạy bằng cách tạo điều kiện cho học sinh trao đổi, thảo luận. Giáo viên có thể đặt ra hay gợi ý một số vấn đề mới, khó để học sinh tự thảo luận. Khuyến khích, tạo cơ hội cho học sinh phát biểu quan điểm, lập trường và bảo vệ ý kiến bản thân.
	- Hướng dẫn học sinh sử dụng thư điện tử để trao đổi thông tin và cách sử dụng tài liệu trên mạng internet.
	- Thường xuyên gắn lý thuyết với thực tế trong giảng dạy, lấy dẫn chứng minh họa bài học ở thực tiễn gần gũi xung quanh. Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích cho hiện tượng nhìn thấy trong thực tế, thắc mắc về bất tương đồng giữa lý luận trên lớp và thực tiễn quan sát.
	- Luôn gắn liền kiến thức thực tiễn vào bài học. Luôn chú tâm liên hệ những gì thực tế xảy ra để từ đó tìm hiểu, giải quyết.
	- Nên tiến hành học nhóm thường xuyên để có thể bổ sung thiếu sót, chỉnh sửa cho nhau.
	- Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của mình để thấy được cái đúng-sai, phương pháp học, kỹ năngđể kịp thời điều chỉnh.
2.7. Kiểm tra, đánh giá, tuyển chọn.
Kiểm tra đánh giá là thước đo của quá trình bồi dưỡng vì vậy sau mỗi chuyên đề, năm học cần thực hiện kiểm tra định kỳ theo kế hoạch để kịp thời uốn nắn và bổ sung kịp thời những phần học sinh còn yếu đồng thời cũng sàng lọc những em học sinh chưa đạt yêu cầu để bổ sung các học sinh tốt hơn.
Mặt khác từ các bài kiểm tra của học sinh mà người giáo viên phải tìm cách tháo gỡ thắc mắc cả về phương pháp, cách giải bài tập những phần chương có bài tập khó. Tìm giải pháp hiệu quả để dạy từng chương từng vấn đề hoặc chuyên đề định giảng dạy. Tìm ra phương pháp tiếp cận học sinh có hiệu quả nhất.
2.8. Hiệu quả.
Với kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển cấp trường năm học 2012 -2013 và 2013 -2014. Trong hai năm qua thành tích đội tuyển học sinh giỏi môn Vật lí của trường THPT số 1 Bát Xát đã từng bước được nâng lên, qua thực tiễn bản thân tôi thấy những kinh nghiệm trên có những hiệu quả sau:
- Giúp cho giáo viên nhanh chóng phát hiện nhân tố trong dạy và học ngay từ đầu cấp học.
- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi không tập trung vào một thầy cô mà một nhóm thầy cô có đủ năng lực qua đó bồi dưỡng đội ngũ kế cận nhất, đây là một yếu tố cần thường xuyên bổ sung đối với trường THPT số 1 Bát Xát.
- Qua thực tiễn bồi dưỡng yêu cầu người giáo viên mau chóng cải thiện phương pháp có hiệu quả hơn với các đối tượng dạy học cụ thể từ đó nâng cao năng lực chuyên môn.
- Việc bồi dưỡng học sinh một cách chủ động, thường xuyên liên tục giúp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng một cách bền vững.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1 Kết luận.
Sau một hai năm học tham gia vào việc bồi dường học sinh giỏi môn Vật lí tôi đã thấy việc bồi dưỡng phải thường xuyên, liên tục. Kế hoạch bồi dưỡng phải được xây dựng ngay từ đầu năm học. Việc tuyển chọn học sinh phải được tiến hành ngay từ đầu cấp và thanh lọc qua từng năm. Việc bồi dưỡng tập trung phải do nhóm chuyên môn thực hiện và người đứng đầu nhóm chịu trách nhiệm nhằm phát huy thế mạnh của mỗi giáo viên và bồi dưỡng giáo viên kế cận. Thực tế qua hai năm triển khai ở nhóm chuyên môn hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí ở trường THPT số 1 Bát Xát đã từng bước được nâng nên. 
Cụ thể năm học 2012 – 2013 đội tuyển học sinh giỏi vật lí nhà trường gồm 5 tham gia thi học sinh giỏi và máy tính cầm tay cấp tỉnh đạt 02 giải máy tính cầm tay trong đó 01 giải ba và 01 giải khuyến khích.
Năm học 2013 – 2014 đội tuyển học sinh giỏi vật lí nhà trường gồm 3 tham gia thi học sinh giỏi và máy tính cầm tay cấp tỉnh đạt 04 giải trong đó 01 giải khuyến khích vật lí, 01 giải ba và 02 giải khuyến khích máy tính cầm tay.
3.2 Đề xuất.
Qua quá trình tham gia dạy đội tuyển, qua những kinh nghiệm trên tôi cũng đề xuất với nhà trường một số kiến sau:
+ Ngay từ đầu cấp phân luồng học sinh và phân công những giáo viên có năng lực chuyên môn, nhiệt huyết với nghề giảng dạy ở những lớp chất lượng. 
+ Giao nhóm chuyên môn thực hiện chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi với phương châm nhóm thực hiện, người đứng đầu nhóm chịu trách nhiệm.
+ Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc bồi thường xuyên. Sau mỗi đợt bồi dưỡng tập trung cần hội ý rút kinh nghiệm để khắc phục ngay những mặt còn hạt chế trong công tác tổ chức và bồi dưỡng.
+ Thực hiện chế độ động viên kịp thời với các thầy cô và các em học sinh có thành tích xuất sắc trong các đợt bồi dưỡng để động viên khích lệ đội ngũ và các em học sinh tham gia đội tuyển.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của cá nhân, chắc chắn vẫn có những chỗ không tránh khỏi thiếu sót. Mong được sự đóng góp ‎ kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để quá trình dạy học sinh giỏi cũng như tự bồi dưỡng chuyên môn của bản thân được tốt hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí 10.
Phương pháp dạy học vật lí.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_boi_duong_hoc_sinh_g.doc