SKKN Một số giải pháp giúp trẻ Mẫu giáo học tốt môn làm quen chữ cái xây dựng theo hướng lây trẻ làm trung tâm tại trường Mầm Non Cư Pang

SKKN Một số giải pháp giúp trẻ Mẫu giáo học tốt môn làm quen chữ cái xây dựng theo hướng lây trẻ làm trung tâm tại trường Mầm Non Cư Pang

Làm quen chữ cái trong giờ hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm:

Với trẻ mẫu giáo thì hoạt đông vui chơi giữ vai trò chủ đạo “trẻ học bằng chơi, chơi mà học”: Trong quá trình chơi trẻ sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức mở rộng mà cô chưa cung cấp trên tiết học, qua hoạt động góc sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng cơ bản cần thiết cho cuộc sống, quá trình học tập cung cấp những kiến thức về thế giới xung quanh trẻ, đặc biệt môn làm quen chữ cái;

Ví dụ; Thông qua trò chơi phân vai “người đầu bếp giỏi” trong đồ chơi nấu ăn, cái nồi cô dán từ nồi có chữ ô, nồi cơm điện dán chữ ơ, trứng dán chữ ư, rau dền có chữ ê, bắp xú có chữ u, dao dán chữ a.cô tạo tình huống hỏi trẻ về chữ cái trong đồ dung đồ chơi, cho trẻ phát âm.

Ở góc học tập, cho trẻ tập tô, tô màu, ghép các nét, xếp hột hạt chữ cái u,ư.

Ví dụ; Góc âm nhạc cô dán chữ cái dụng cụ âm nhạc, góc xây dựng dán chữ cái vào dụng cụ xây dựng hỏi .

 

doc 25 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2095Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ Mẫu giáo học tốt môn làm quen chữ cái xây dựng theo hướng lây trẻ làm trung tâm tại trường Mầm Non Cư Pang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chữ cái.
Từ những đặc điểm tâm l‎ý đó, bản thân nhận ra rằng: để trẻ yêu thích việc học môn làm quen chữ cái, thì việc lựa chọn biện pháp dạy xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ là rất quan trọng. Tôi luôn cố gắng làm cho trẻ cảm thấy việc học chữ cái trở nên thú vị, bằng cách chuẩn bị nhiều phương pháp khác nhau hấp dẫnTừ đó tạo cho trẻ thích đến trường, sau khi hiểu rỏ trẻ lớp mình cân gì và thích gì tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ.
Lứa tuổi mẫu giáo trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ nhưng vẫn còn phát âm sai những chữ cái khó như; x, s, phát âm chữ l thành chữ n, phát âm sai d, đ, trẻ phát âm hay nhầm chữ p, q, e, ê, a, ă, â ....
+ Tìm hiểu đặc điểm vốn từ của trẻ: Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng 1500- 2000 từ . Danh từ và động từ ở trẻ vẫn chiếm ưu thế. Tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn.( Trích bồi dưỡng thường xuyên mônđun 3).
+ Khi trẻ làm quen chữ cái, tôi thấy vốn hiểu biết của em còn ít, đặc biệt trẻ rất nhầm lẫn khi phát âm các chữ cái có tiếng gần giống nhau. Mặt khác khả năng phân tích của trẻ gặp rất nhiều khó khăn như phân tích chữ cái, so sánh chữ cái nên tôi gắng tìm hiểu nhiều biện pháp để tiết dạy “Làm quen chữ cái” đạt hiệu quả cao hơn từ đó nâng dần tính khám phá tự học sáng tạo cho trẻ. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch theo dõi và lựa chọn các nội dung luyện tập phù hợp với tình hình thực tế cho lớp tôi. 
 Để xây dựng kế hoạch hoạt động đúng với sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Tôi luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu về giáo dục mầm non như: Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm áp dụng từ tiêu chí số 01- 13 xây dựng môi trường tiếng Việt áp dụng từ tiêu chí số 01-10, bồi dưỡng thường xuyên môdun 3: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có những đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi trẻ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mẫu giáo về mặt ngôn ngữ. 
Bản thân tôi cần xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, thời gian, đia điểm phù hợp với, nhu cầu, khả năng của trẻ. Linh hoạt thay đổi nội dung, phương pháp, đồ dùng, đồ chơikhi hoàn cảnh thay đổi.
Ví dụ: Như lên kế hoạch giảng dạy thì tôi phải linh hoạt thay đổi dạy với đồ dùng, đồ chơi thực tế sẵn có ở lớp cũng ngoài sân như: Bút, vở, bảng, hộp màu, gach, rổ, bánh xetrẻ thích đồ dùng nào thì chọn đồ dùng đó sao cho có chữ cái và phát âm đúng chữ cái yêu cầu của cô, đồ dùng, đồ chơi không cần đúng theo chủ đề.
Bản thân là người lập kế hoạch năm, chủ đề, học kỳ, tháng, tuần ngày. Chú trọng nhất vào kế hoạch giáo dục tuần, ngày. Lên kế hoạch luôn bám vào chương trình khung với bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và bộ công cụ đánh giá chuẩn phát triển trẻ năm tuổi, phát triển 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số, đưa vào 13 tiêu chí 34 chỉ số lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, dựa vào chương trình kế hoạch của tổ khối để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình, để lên kế hoạch đón đầu sự phát triển của trẻ. 
Ví dụ: Cô phải nắm tình hình học tập của từng cá nhân trẻ, như vào chủ đề thế giới động vật giáo viên lên kế hoạch dạy chữ cái i, t, c mà nhiều trẻ ở nhà đã nhận biết chữ i, t, c thì cô phải có từng phương pháp dạy để phù hợp, phân loại trẻ ra từng góc có kế hoạch mục tiêu cao thấp khác nhau từng nhóm trẻ. 
Yêu cầu của tiêu chí 3. Kế hoạch giáo dục năm học có dự kiến chủ đề, thời gian thực hiện phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương, trường lớp lấy trẻ làm trung tâm và bám chuẩn 91 thì:
 Ví dụ: Như chủ đề gia đình lên chữ cái a, ă, â. Thì nội dung phải hoàn thành thuộc chữ cái a, ă, â trong các hoạt động, hoạt ngoài trời, hoạt động góc
+ Lời nói của giáo viên cần phải chuẩn mực, nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ hiểu, nhớ và vận dụng được để trẻ học chữ cái. Để đẩy mạnh sự phát triển khả năng vận động các cơ quan phát âm cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp. 
Khi trẻ đã có một số lượng chữ cái phong phú trẻ sẽ tự tin hơn trong mọi hoạt động.
* Giải pháp 2: Xây dựng môi trường tiếng Việt và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động với làm quen chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Những gì đẹp mới lạ đẹp mắt hấp dẫn gây được sự chú ý của trẻ, vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ cái rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn làm quen chữ cái nên môi trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Để trẻ được làm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn tạo môi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ. Kể cả môi trường trong lớp và ngoài lớp làm sao để trẻ được tắm trong môi trường chữ cái. 
+ Tạo môi trường cho trẻ hoạt động bên ngoài đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học”: 
Ví dụ; Như tiêu chí 4. Có các góc khu vực hoạt động ngoài trời được quy hoạch, thiết kế phù hợp, an toàn, sạch đẹp, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động. Tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi như góc đọc sách, bước chân trãi nghiệm cảm giác có chữ cái, đi qua các chữ cái theo yêu cầu gắn hết chữ trong đồ dùng, đồ chơi, từng công truờng đi vào taọ môi trường tiếng việt cho trẻgắn chữ cái từ cổng trường đi vào lớp, từng cây cối, từng cầu trượt, xích đu, nhà banh, từng quả bóng, cho trẻ tự được được đi, trải nghiệm những bước chân có chữ cái từ cổng trường đi vào đi vào ngoài hiên có gắn chữ cái để trẻ nhìn thấy chữ cái, ấn tượng ngay từ ban đầu, đặc biệt trẻ tự làm, tự trải nghiệm trẻ sẽ nhớ lâu hơnchuẩn bị những thẻ chữ cái rời để tạo môi trường tiếng việt trẻ được học mọi lúc, mọi nơi
 Ví dụ: Ở ngoài hiên gắn chữ cái từng kệ dép, tủ quần áo lớp làm đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh để trẻ rút ra các chữ cái để trẻ vừa học, vừa chơi...
+Tạo môi trường tiếng Việt trong lớp cho trẻ trãi nghiệm và hoạt động lấy trẻ làm trung tâm: 
Ngoài việc xây dựng môi trường dạy chữ cái cho trẻ ở ngoài trời, giáo viên còn xây dựng môi trường làm quen chữ cái ở trong lớp theo hướng lấy trẻ làm trung tâm thì mỗi trẻ lĩnh hội kiến thức về chữ cái dễ nhất và thoải mái nhất vì môi trường trong lớp vô cùng quan trọng trẻ được tắm trong môi trường chữ cái, tạo điều kiện cho trẻ học bằng chơi trẻ chơi mà học. 
Ví dụ: Dán chữ cái y, l vào cái ly xúc miệng, dán chữ cái a vào cái ca, khăn lau mặt của trẻ thêu chữ ă, gía đựng đồ của trẻ, kệ dép của trẻ dán các chữ cái.....
 Có các góc cho trẻ hoạt động và được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt, dễ thay đổi, đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ, gồm 2 chỉ số, chỉ số 4, chỉ số 5. 
Tiêu chí 3. Có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động
+ Trang trí lớp đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội dung, chủ đề giáo dục. Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, có thể cố định hoặc có thể di chuyển mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.
Ví dụ: Các góc tổ chức và hướng dẫn cho trẻ có thể tự trang trí các góc theo hình thức mở lấy trẻ làm trung tâm, Trẻ có thể lấy chữ cái ra và gắn vào tranh theo chủ đề.
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn.
+ Để tạo được hứng thú và sự sáng tạo cho trẻ trong giờ hoạt động môn Làm quen chữ cái tôi thường xuyên tìm tòi từ những tranh ảnh mô hình, vật thật đẹp về màu sắc tất cả đều có chữ viết ... hấp dẫn nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. Tổ chức cho trẻ tự làm những quyển an bum, tranh có lồng ghép chữ cái để treo góc nghệ thuật trong giờ hoạt động góc.. 
Ví dụ: Từ những vật liệu phế thải như hộp sửa, chai nước rửa chén, bình nước, ly uống nước, chậu hoa ngày có các từ hoặc chữ cái 
* Giải pháp 3: Làm quen với chữ cái trong hoạt động có chủ đích theo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm. 
+ Bản thân tôi khi tổ chức hoạt động chủ đích cho trẻ tôi luôn bám vào tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động học cho trẻ, áp dụng 8 tiêu chí và 30 chỉ số trong hoạt động học của trẻ, mục đích yêu cầu phải phù hợp với trẻ, trẻ được trải nghiệm vào các hoạt động học, giáo viên chỉ là người trợ giúp, hướng dẫn, gợi ý cho trẻ, bản thân tôi cần có tác phong gần gũi trẻ ví dụ: có thái độ nhẹ nhàng, tình cảm, giao lưu ánh mắt thân thiện với trẻ, luôn mỉm cười với trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ. Luôn khuyến khích trẻ sáng tạo, luôn tạo tình huống cho trẻ vào bài học. Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, chú trọng hướng dẫn trẻ bằng phương pháp trải nghiệm, khám phá, quan sát, bắt chước, tưởng tượng, thử nghiệm, thực hành giao tiếp, giải quyết nhiệm vụ, học có hướng dẫn... tương tác theo cá nhân, nhóm và cả lớp bằng hình thức “Học bằng chơi, chơi mà học”.
- “Học bằng chơi, chơi mà học” giáo viên tổ chức tiết học dứơi hình thức hội thi, trò chơi, chuyến tham quan, đóng vai...linh hoạt nhẹ nhàng không gây áp lực, thoải mái, trẻ hoạt động hứng thú, sôi nôi, phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo của trẻ...Ví dụ: Tôi vẽ trên sàn hoặc trên sân ba vòng tròn hoặc ô vuông, trong mỗi vòng tròn hoặc ô vuông đó, tôi viết chữ cái i, t, c, tôi giới thiệu từng chữ cái, gọi tên chữ cái, yêu cầu trẻ quan sát và gọi tên. Tôi cho trẻ đứng xếp hàng sau ô có chữ i, từng trẻ nhảy vào ô chữ i và gọi tên chữ cái đó, cứ như vậy cho đến hết lượt tất cả đều được chơi (nhìn mặt chữ và gọi tên chữ cái). Tôi thay đổi trò chơi để hấp dẫn trẻ ở những lần chơi khác...đây gọi là hình thức chơi mà học. 
Mỗi trẻ một đồ dùng, đồ chơi mà trẻ tự làm để học: 
+ Phải kết hợp nguyên tắc động tĩnh xen kẽ phù hợp với chủ đề, ngoài ra để có hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. 
Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ cái “u, ư” chủ đề trong bác nông dân. Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú với video bừa ruộng trẻ đi quan sát dẫn dắt vào bức tranh có từ “bừa ruộng” chứa chữ cái u,ư . Qua đó trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về bác nông dân và đặc biệt là được đọc và làm quen từng chữ cái qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấp dẫn với hình ảnh sinh động của giáo án điện tử. Cô hướng cho trẻ tự phát âm phân tích chữ cái, trẻ chủ động tham gia rút chữ cái đã học, các trò chơi cá nhân tới cả lớp động tĩnh xen kẻ với các đồ dùng hấp dẫn, cô và trẻ tự tạo từ phế liệu có chứa chữ cái . 
Trẻ làm quen với chữ cái u, ư tôi vào bài để gây hứng thú trẻ thông qua trò chơi chiếc nón kỳ diệu để quay theo kim đồng hồ làm từ bìa giấy...
Đây là trò chơi tĩnh trẻ trong các tổ phân công phối hợp với nhau tạo học chữ cái từ các nguyên vật liệu khác nhau như hồ dán, màu, xốp, lúa gạo, hạt hướng dương, hạt cà phê
 Kết quả trẻ hứng thú hơn vào tiết học nhận biết phát âm đúng các chữ cái, bản thân tôi lên lớp tự tin hơn, gần gũi với trẻ hơn.
+ Để trẻ có kiến thức vững vàng về chữ cái trước khi bước vào ngưỡng cữa lớp 1 được tiếp xúc vào chữ viết, trẻ không phải ngạc nhiên mà lại thích thú hơn bản thân tôi luôn tìm tòi các phương pháp và làm đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn hướng dẫn trẻ tập tô màu chữ cái rõng không lem ra ngoài, tô trùng khít các nét chấm mờ, tô chữ cái theo nét lõm, theo khe trước khi vào các giờ tập tô tôi luôn hướng dãn trẻ cách cầm bút, chỉnh tư thế ngôi cho trẻ.
Ví dụ: Kết quả mong đợi làm quen với chữ viết, trẻ tô được các chữ cái sao chép ký hiệu, chữ cái, tên của mình. 
* Giải pháp 4: Làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi:
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo ghi nhớ của trẻ không có chủ định, trẻ nhanh nhớ nhưng mau quên. Do đó muốn nâng cao chất lượng cho trẻ học tốt làm quen chữ cái không dừng lại ở tiết học mà phải thường xuyên, tranh thủ mọi lúc mọi nơi, các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen với chữ cái một cách hợp lý. Theo tiêu chí 5: Giáo viên là người trợ giúp trẻ. Chỉ số 18. cho trẻ thời gian để chơi, suy nghỉ và giải quyết vấn đề, quan sát và đưa ra ý kiến của tất cả các hoạt động trong một ngày. 
+ Làm quen chữ cái trong giờ đưa đón trẻ:
Lớp lá 1 được phân công 2 cô một lớp, một cô đón trẻ trao đổi tình học tập, sức khỏe của trẻ có thể hỏi trẻ về chữ cái đã học ở nhà và khi lên lớp cô kiểm tra lại bài làm trẻ để nhớ chữ cái và thuộc lòng, một cô có thể ở trong lớp quan sát trẻ cho trẻ chơi các trò chơi tự do: Ong tìm chữ, ô cửa bí mật, vòng quay kỳ diệu....trẻ sẽ có niềm vui hứng thú hơn với việc học chữ cái.
+ Làm quen chữ cái trong giờ hoạt động ngoài trời theo hướng lấy trẻ làm trung tâm: Trước đây giáo viên cũng thường tổ chức ôn luyện kiến thức cũ tổ chức dưới hình thức trò chơi nhưng giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trước của trẻ học. Còn bây giờ tận dụng luôn môi trường trong lớp hoặc trên sân trường đồ dùng, đồ chơi sẵn có hoặc đồ dùng đồ chơi của trẻ tự làm mà trẻ thích để ôn cho trẻ làm quen chữ cái...
Ví dụ: Ôn chữ cái; e, ê trong chủ đề giao thông, tận dụng môi trường trên sân trường như: cát, sỏi, đá vẽ chữ cái e, ê trên cát, xếp cục đá thành chữ cái e, ê... cho trẻ phát âm chữ cái e, ê để trẻ nhớ lâu hơn, khắc sâu hơn chữ cái đó. Cô cho trẻ xếp hột hạt, hòn, sỏi sẵn có ở địa phương thành các chữ đã học, hay dùng phấn viết lên sân trường những chữ cái đã học, cho trẻ đi qua, trải nghiệm những bước chân có chữ cái đã học rôì cũng phát âm...
Hoặc khi ôn chữ e, ê trong chủ đề giao thông, cho 2 đội đi trên đường hẹp, 1 đội lấy các loại xe và gắn chữ cái e, 1 đội lấy chiếc thuyền có chữ cái ê, hỏi trẻ chữ cái gì? Cho trẻ phát âm, đội nào lấy được nhiều phương tiện và phát âm đúng chữ cái đã học đội đó sẽ dành chiến thắng, vừa tạo tình được huống thi đua để trẻ hứng thú vừa cho trẻ tự nhớ lâu được chữ cái đã học...
+ Làm quen chữ cái trong giờ hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm: 
Với trẻ mẫu giáo thì hoạt đông vui chơi giữ vai trò chủ đạo “trẻ học bằng chơi, chơi mà học”: Trong quá trình chơi trẻ sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức mở rộng mà cô chưa cung cấp trên tiết học, qua hoạt động góc sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng cơ bản cần thiết cho cuộc sống, quá trình học tập cung cấp những kiến thức về thế giới xung quanh trẻ, đặc biệt môn làm quen chữ cái;
Ví dụ; Thông qua trò chơi phân vai “người đầu bếp giỏi” trong đồ chơi nấu ăn, cái nồi cô dán từ nồi có chữ ô, nồi cơm điện dán chữ ơ, trứng dán chữ ư, rau dền có chữ ê, bắp xú có chữ u, dao dán chữ a...cô tạo tình huống hỏi trẻ về chữ cái trong đồ dung đồ chơi, cho trẻ phát âm...
Ở góc học tập, cho trẻ tập tô, tô màu, ghép các nét, xếp hột hạt chữ cái u,ư...
Ví dụ; Góc âm nhạc cô dán chữ cái dụng cụ âm nhạc, góc xây dựng dán chữ cái vào dụng cụ xây dựng hỏi ...
Ví dụ: Hoạt động góc không nhất thiết phải tổ chức trong lớp học mà tận dụng môi trường ở ngoài sân trường sẵn có với chủ đề Quê hương - Đất nước - Bác Hồ: Trẻ làm quen chữ cái x,s như góc thư viện, sao chép chữ cái x,s ở góc học tập, trẻ tự làm an bum cho thêm chữ cái x,s...
+ Làm quen chữ cái trong giờ hoạt động nuôi dưỡng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm: 
Ví dụ: Cô thêu chữ a vào gối của bạn H’Julia, cái gối của bạn Y Phơn được ký hiệu chữ ơ, Hoàng triệu vy được ký hiệu bằng chữ y. Trước giờ ngủ trưa cô có thể cho trẻ tự xếp dường, tự lấy gối, tự lấy chăn của mình mà cô đã ký hiệu tên trẻ bằng chữ cái: sau đó cô kiểm tra trẻ đã lấy đúng gối của mình chưa, hỏi trẻ được ký hiệu trẻ bằng chữ cái gì? Cho trẻ đọc chữ cái đó vừa tạo trí nhớ về đồ dùng cá nhân của mình vừa cho trẻ học thuộc chữ cái đó...
 +Làm quen chữ cái trong ngày hội, lễ theo hương lấy trẻ làm trung tâm:
Ví dụ: Làm thiệp mừng ngày nhà giáo việt Nam dán từ tri ân ngày thầy cô giáo, gắn chữ cái â, thiệp mừng ngày tết viết từ an khang thịnh vượng có chữ cái a, ư, ơ, ngày lễ 8/3 làm thiệp chúc mừng bà, mẹ, chị, cô giáo...từ chúc mừng ngày của mẹ, có chữ cái a, e, chúc mừng ngày cô giáo có chữ cái a, ô...cô tạo tình huống để trẻ phát âm chữ cái...
+Làm quen chữ cái trong giờ hoạt động chiều theo hương lấy trẻ làm trung tâm: Trong giờ hoạt động chiều cô phải lựa chọn phương pháp dạy linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, không gây áp lực, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được thể hiện mình với phương châm nhẹ nhàng mà hiệu quả trong môn làm quen chữ cái...
Ví dụ: Trong các trò chơi ôn bài cũ, làm quen bài mới cô cho trẻ chơi trò chơi: Trò chơi tìm chữ cái h, k trong bài thơ " Hoa kết trái", Gạch chân chữ cái đã học, Chiếc nón kỳ diệu. Chọn chữ theo yêu cầu của cô phát âm, nói cấu tạo chữ, chữ cái nào biến mất thì trẻ chọn chữ cái đó. Với những trò chơi này có tác dụng luyện cho trẻ sự tinh nhanh, khả năng ghi nhớ và tư duy về cấu tạo chữ đúng và phát âm chuẩn.
+Làm quen chữ cái lồng ghép với các môn học khác theo hương lấy trẻ làm trung tâm: 
Để trẻ hứng thú, hoạt động tích cực sôi nổi tham gia vào lồng ghép với các môn học khác đạt kết quả cao tôi hướng dẫn trẻ vận dụng một số trò chơi vào các tiết học cụ thể như:
Ví dụ: Tích hợp môn tạo hình trẻ rất hứng thú trong việc cắt dán, vẽ, tô màu, vì thế tôi tích hợp cho trẻ cắt ghép các nét chữ “u” mỗi trẻ có nét thẳng, nét móc sau đó thông qua trò chơi trẻ ghép nét chữ này.
Tích hợp với môn làm quen văn học trẻ rất hứng thú gạch chân chữ cái theo yêu cầu.
Ví dụ: Chủ đề hiện tượng thiên nhiên, với bài thơ Bão cô có 2 đoạn thơ yêu cầu lần lượt trẻ của 2 đội thi nhau gạch chân chữ cái g, y sau phần nhạc kết thúc đội nào gạch chân đúng nhiều chữ cái theo yêu cầu sẽ thắng cuộc.
* Giải pháp 5: Công tác tuyên truyền kết hợp với phụ huynh xây dựng môi trường cho trẻ học tốt môn làm quen chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
+ Trẻ rất dễ nhớ và cũng rất mau quên, vì vậy để cho trẻ khắc sâu những gì đã được học ở trường ở lớp. Tôi kết hợp với gia đình trong lúc đưa đón, góc tuyên truyền, thông báo kết quả học, họp cha mẹ học sinh để nhắc nhở cùng nhau giúp trẻ khắc sâu hơn những kiến thức đã có, hiểu được tính cách của trẻ cũng như luyện trẻ ở nhà thêm Phụ huynh trao đổi với con em nhiều hơn, kèm cặp con em nhiều hơn trong môn học chữ cái, trẻ nắm được chữ cái, thuộc chữ cái, viết được chữ cái, phát âm đúng chữ cái và nhất là nói thạo nhất định con của phụ huynh tiếp thu bài một cách dễ dàng, học giỏi hơn trong cấp học mầm non và nhất là trong các cấp học sau này.
Ngay từ đầu năm nhà trường tổ chức họp phụ huynh, đại hội cha mẹ học sinh giáo viên đã trao đổi với cha mẹ học sinh đóng góp nguyên liệu, phế phẩm mà gia đình có sẵn để trẻ tự làm một số đồ dùng đồ chơi, làm phong thú thêm kho đồ dùng đồ chơi của trẻ. Sau đó cô giáo cho trẻ sử dụng những nguyên vật liệu đó để trang trí, làm đồ dùng tự tạo cho các tiết làm quen chữ cái. 
+ Bản thân là người đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn buôn nơi mà trẻ và phụ huynh đang sinh sống cho nên việc tiếp xúc, trò chuyện, thấu hiểu cùng chia sẽ cùng, cùng lắng nghe, cùng tiếng nói việc trao đổi, tuyên truyền, vận động học sinh, phụ huynh mọi lúc mọi nơi giúp trẻ, phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập và đặc biệt là môn làm quen chữ cái, từ đó thu hút trẻ đến trường ngày càng nhiều hơn. Bản thân là phó bí thư chi bộ và học tập được tham gia các cuộc họp ở UBND xã và thôn buôn có cơ hội tiếp xúc với cộng đồng, cha mẹ học sinh thông qua các cuộc họp đó tôi luôn tuyên truyền vận động phụ huynh có ý thức hơn về việc đưa trẻ đến trường, hiểu rỏ hơn về tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường, tạo tiền đề cho trẻ vào lớp 1. Tham mưu với đảng ủy kết hợp với thôn buôn tạo điều kiện hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho trường.
+ Tuyên truyền dưới nhiều hình thức, bảng tuyên truyền đẹp, thay đổi nội dung hình ảnh phù hợp với chủ đề.
+ Với thời đại công nghệ 4.0 nhiều phụ huynh không có thời gian đưa đón trao đổi trực tiếp với giáo viên hằng ngày. Tôi đã chủ động lập nhóm liên hệ qua các mạng xã hội như: Facebook, zalo, Messenger, Skype và Viber....
+ Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh thu gom các loại phế liệu như: chai nhựa, hộp sữa, lon sữa, vỏ rau câu..... để trẻ và cô cùng làm đồ dùng tự tạo thay đổi thường xuyên để lôi cuốn, hấp dẫn trẻ. 
IV. Tính mới của giải pháp: 
- Sau khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của tôi năm 2017- 2018 bản thân tôi đã sử dụng chương trình lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng môi trường Tiếng việt cho trẻ làm

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN (BLIM).doc