Bằng cách đi từ hoàn cảnh sáng tác:
* Ví dụ 1:
- Đề: Phân tích bài thơ: “Viếng Lăng Bác”của Viễn Phương?
- Đặt vấn đề: Sinh thời Bác Hồ dành trọn vẹn tình yêu thương cho miền Nam, đã bao lần Bác khao khát một lần được đến thăm miền Nam, nhưng niềm mong ước ấy chưa được thực hiện thì Bác đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn nỗi tiếc thương cho dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào miền Nam nói riêng. Vào năm 1976, nước nhà hoàn toàn thống nhất được một năm, lăng Bác cũng vừa khánh thành Viễn Phương cùng dòng người xúc động bồi hồi đến Ba Đình thành kính thiêng liêng dâng lên Bác bài thơ “Viếng Lăng Bác” xiết bao xúc động. Bài thơ là nén hương trầm thành kính thiêng liêng của Viễn Phương đối với Bác và cũng là của toàn thể đồng bào miền Nam, dân tộc Việt Nam dâng lên Người cha già kính yêu của dân tộc. Ta cùng đi vào bài thơ ấy của tác giả để cảm nhận nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
c văn nghị luận từ năm lớp 7, thế nhưng rất nhiều em chưa hiểu thế nào là nghị luận, phải làm bài nghị luận như thế nào. Vì thế, khi tôi thực hiện đề tài này tại lớp 9A1, 9A2 vẫn còn nhiều em làm phần đặt vấn đề không đúng trọng tâm của đề, nói đúng hơn là lạc đề, có khi loay hoay mãi không làm xong bài vì mất quá nhiều thời gian để nháp phần mở bài. c. Mặt mạnh, mặt yếu: - Như tôi đã nói ở phần thành công, đề tài mà tôi đưa ra đã tạo hứng thú cho học sinh khi học văn nghị luận văn học, các em không còn thấy khó khăn khi làm bài viết nghị luận văn học nữa, còn có những em có sự sáng tạo hơn, có những cách đặt vấn đề rất hay. Thậm chí đối với những giáo viên còn non về chuyên môn, chưa nắm chắc về văn nghị luận thì nghiên cứu đề tài này sẽ giúp giáo viên hướng dẫn học sinh làm mở bài một cách dễ dàng, không còn lúng túng khi học sinh hỏi về những cách mở bài khác nhau. - Bên cạnh những mặt mạnh, thì đề tài tôi nghiên cứu còn có những hạn chế nhất định: Chưa thực sự gây hứng thú cho HS yếu kém, ham chơi, lười học, lười suy nghĩ, các em cứ làm theo khuôn mẫu mà lười sáng tạo. Vì thế nhiều lúc giáo viên chấm bài cảm thấy nhàm chán, vì mình như đang chấm chính mình, ít gây được hứng thú. d. Các nguyên nhân; yếu tố tác động - Do một số giáo viên nắm chưa chắc phần văn nghị luận nhất là nghị luận văn chương. Văn khởi phát từ chính tâm hồn, nếu tâm hồn của chúng ta trở nên khô cằn thì lời văn cũng ít dần đi. Chính vì thế việc trau dồi vốn từ, tìm tòi học hỏi để nâng cao hiểu biết của mình về chuyên ngành là điều kiện rất cần để dạy Ngữ văn tốt. - Một trong những nguyên nhân khiến đề tài còn gặp khó khăn khi nghiên cứu và áp dụng là vẫn còn những em học sinh ham chơi, lười biếng, không chịu suy nghĩ tìm tòi nên khi ra bài tập thường không làm hoặc ỉ lại vào người khác. Một số em còn mơ hồ về văn nghị luận văn chương, chưa biết cách làm mở bài. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra - Những vấn đề thực trạng mà đề đã đặt ra khiến tôi trăn chở. Làm sao để khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những mặt mạnh của đề tài? Giáo viên chính là người trả lời câu hỏi đó. Bởi nếu giáo viên nắm chắc, hiểu sâu về nghị luận văn chương, vốn từ phong phú, khi giảng văn cách lập luận chặt chẽ, thường xuyên dẫn dắt vấn đề, chuyển ý ở mỗi phần thì sẽ tạo cho học sinh thói quen vào vào một cách tự nhiên. Giáo viên là người hướng dẫn và học sinh là người thực hiện. Giáo viên hãy hướng các em biết cách mở bài, đặt vấn đề trong những tiết luyện tập, luyện nói. Trước khi yêu cầu các em hoàn chỉnh một bài viết hãy yêu cầu các em mở bài theo nhiều cách khác nhau, từ đó các em sẽ nhận ra rằng nếu mở bài đúng thì viết phần thân bài sẽ đơn giản hơn, đi đúng hướng của đề bài hơn. Làm phần mở bài cũng giống như người ta đi tìm đường, nếu tìm đúng hướng đi sẽ không bao giờ bị lạc. - Bên cạnh đó, học sinh cũng là một nhân tố chiếm 50% sự thành công của đề tài. Nếu các em chăm ngoan, chịu khó tìm tòi và thực sự yêu thích môn Văn thì các em sẽ rất thích thú trong những tiết học văn. Bởi lẽ văn là người (văn học là nhân học), học văn là học làm người. Qua những tiết văn bản ta cảm thụ được những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, trong tâm hồn của người sáng tạo. Học văn rèn cho ta cách viết, cách nói và cả cách sống nữa. Nếu các em hiểu được, cảm thụ được thì việc đặt vấn đề khi làm bài viết nghị luận văn chương sẽ không còn khó khăn và mất nhiều thời gian nữa. II.3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp; biện pháp Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn có thể nâng cao được chất lượng học tập ở môn Ngữ văn của học sinh. Đồng thời tôi cũng muốn đưa ra một vài kinh nghiệm của mình để có thể giúp đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp b.1.Trước hết giáo viên phải giúp học sinh nắm được cấu tạo cơ bản thông thường của một phần đặt vấn đề: - Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài, giáo viên phải cho học sinh xác định yêu cầu cụ thể của đề bài về thể loại, nội dung, phạm vi, mức độ nghị luận đồng thời cho học sinh phát hiện những thông tin gợi ý, dẫn nhập trong những đề bài đó. Từ đó định hướng cho học sinh cách vận dụng những thông tin làm phần đặt vấn đề. b.1.1. Gợi mở vào đề (có thể): - Nêu xuất xứ của đề, của một nhận định. - Nêu lí do dẫn đến bài viết. - Trích dẫn thơ, tục ngữ, ca dao. b.1.2. Giới thiệu vấn đề: Đây là bộ phận trọng tâm nhất của phần đặt vấn đề, nhằm tạo tình huống có vấn đề, để ta giải quyết trong phần giải quyết vấn đề: - Giới thiệu nội dung vấn đề. - Xác định phương hướng, phương pháp, phạm vi, mức độ giới hạn của vấn đề ( nếu có ). b.1.3. Chép lại câu văn, câu thơ trích dẫn của đề bài. Tuy nhiên, để viết các thông tin trên cần lưu ý cho học sinh như sau: - Một phần đặt vấn đề hay, phải ngắn gọn, súc tích, sát với đề và hấp dẫn đối với người đọc. Yêu cầu của ngắn gọn là dẫn dắt vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu. - Một phần mở bài hay cần phải đầy đủ: nghĩa là đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi nội dung tư liệu nào? - Độ dài và dung lượng phần đặt vấn đề nên cân đối với khuôn khổ bài viết không nên quá ngắn hoặc quá dài. Đặc biệt là phần này phải thể hiện mối liên hệ chặt chẽ và sự tương ứng về dung lượng lẫn phong cách với phần kết thúc vấn đề. Một mở bài hay cần tránh: - Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mải mới gắn được vào phần nêu vấn đề. - Tránh dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu. - Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi thân bài lại lặp lại những điều đã nói ở mở bài. b.2. Rèn thói quen diễn đạt có vấn đề. - Trong quá trình dạy văn bản nghị luận văn chương, giáo viên phải tạo thói quen giới thiệu về bài giảng trước khi tìm hiểu để học sinh hình thành thói quen đặt vấn đề và cũng thấy được vai trò và tầm quan trọng của phần đặt vấn đề trong một bài văn nghị luận. Trong khi dạy tác phẩm, giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức về phương pháp làm văn nghị luận văn chương cụ thể là phương pháp làm phần đặt vấn đề để hình thành kĩ năng và thói quen cho học sinh ngay từ khi giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Giáo viên cần định hướng cụ thể giúp học sinh các cách làm phần đặt vấn đề cụ thể ứng với từng yêu cầu của đề bài để có cách đặt vấn đề cho phù hợp. Giáo viên hướng dẫn học sinh từ cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn cho chính xác và có sự hiểu biết cụ thể đối với từng kiểu bài nghị luận để có cách đặt vấn đề cho phù hợp với yêu cầu đề bài. Giáo viên chú ý thao tác cung cấp cho học sinh những thông tin cần thiết về tác giả, tác phẩm, những nổi bật về phong cách để học sinh có thể đặt vấn đề một cách chính xác. - Ngoài những thông tin đã có trong SGK, giáo viên cung cấp thêm tư liệu, những đánh giá, nhận xét, những danh hiệu, giải thưởng mà tác tác giả đạt được, những vấn đề có liên quan đến thời gian tác phẩm ra đời, ảnh hưởng tới người đọc...để học sinh có vốn kiến thức. - Đặt yêu cầu quy định với học sinh khi trả lời câu hỏi, luyện tập viết ngắn có đặt vấn đề (kể cả khi viết và khi nói). b.3. Giáo viên cung cấp cho học sinh phương pháp làm phần đặt vấn đề thông qua một số kiểu đặt vấn đề đặc trưng để học sinh có thể lựa chọn để áp dụng sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài cụ thể. b.3.1. Bằng cách giới thiệu tác giả, sự nghiệp văn chương, rồi đưa vào tác phẩm mà đề yêu cầu: Đây là cách mở bài phổ biến và dễ làm nhất với tất cả các đối tượng học sinh. Trong mục giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm , giáo viên cần hướng học sinh ghi nhớ những nét chính, nét tiêu biểu về tác giả đó, học sinh phải nắm được nét tiêu biểu của từng tác giả để phân biệt tác giả này với tác giả khác.Với cách này, học sinh của tôi đã ghi nhớ rất tốt kiến thức về tác giả, tác phẩm để vận dụng trong phần mở bài. *Ví dụ 1: Đề: Hãy phân tích bài thơ: “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan? - Đặt vấn đề: Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ nổi tiếng của dòng văn học trung đại được nhiều người yêu mến với các tác phâm thơ “ Qua đèo Ngang”,“Chiều hôm nhớ nhà”, “Thăng Long thành hoài cổ”. Tác phẩm “Qua đèo Ngang” hấp dẫn độc giả bao thế hệ bằng bút pháp tinh tế điêu luyện tả cảnh ngụ tình độc đáo. Bà đã mượn cảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà bóng xế để thể hiện tâm sự hoài cổ kín đáo của mình. Vậy để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ ta hãy cùng đến với tác phẩm của bà. *Ví dụ 2: Đề: Hãy phân tích bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. - Đặt vấn đề: Thanh Hải là nhà thơ giải phóng, được đông đảo độc giả yêu mến với các bài thơ nổi tiếng “Mồ anh hoa nở” và “Những đồng chí trung kiên”. Sau ngày nước nhà thống nhất ông vẫn bền bỉ sáng tác. Năm 1980, khi nằm trên giường bệnh, ông đã sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” lời thơ chân thành, mộc mạc, giản dị nhưng rất đổi thiết tha, gieo vào lòng người bao cảm xúc. Hãy cùng tôi đến với bài thơ ấy của ông để cảm nhận những nét đặc sắc về nội dung lẫn nghệ thuật. *Ví dụ 3: Đề: Hãy cảm nhận tác phẩm truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. - Đặt vấn đề: Nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu là ta nói đến một nhà thơ yêu nước tiêu biểu nhất của dòng văn học Trung đại. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu còn được độc giả bao thế hệ biết đến như một nhà thơ ca ngợi đạo lí làm người, đề cao tiết hạnh của người phụ nữ, đề cao lòng trung hiếu, hành động vị nghĩa của nam giới mà tác phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn. Các bạn hãy cùng tôi quay lại dòng văn học Trung đại, tìm đến tác phẩm Lục Vân Tiên của ông để cùng tôi cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm. b.3.2. Bằng cách đi từ hoàn cảnh sáng tác: * Ví dụ 1: - Đề: Phân tích bài thơ: “Viếng Lăng Bác”của Viễn Phương? - Đặt vấn đề: Sinh thời Bác Hồ dành trọn vẹn tình yêu thương cho miền Nam, đã bao lần Bác khao khát một lần được đến thăm miền Nam, nhưng niềm mong ước ấy chưa được thực hiện thì Bác đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn nỗi tiếc thương cho dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào miền Nam nói riêng. Vào năm 1976, nước nhà hoàn toàn thống nhất được một năm, lăng Bác cũng vừa khánh thành Viễn Phương cùng dòng người xúc động bồi hồi đến Ba Đình thành kính thiêng liêng dâng lên Bác bài thơ “Viếng Lăng Bác” xiết bao xúc động. Bài thơ là nén hương trầm thành kính thiêng liêng của Viễn Phương đối với Bác và cũng là của toàn thể đồng bào miền Nam, dân tộc Việt Nam dâng lên Người cha già kính yêu của dân tộc. Ta cùng đi vào bài thơ ấy của tác giả để cảm nhận nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. * Ví dụ 2: - Đề: Chứng minh triết lí sống: “Ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn”qua bài thơ: “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy. - Đặt vấn đề: Năm 1978, đất nước ta hoàn toàn độc lập được ba năm. Những năm tháng chiến đấu gian khổ đã đi qua, người lính gác súng trở về tắm mình trong niềm hạnh phúc của cuộc sống hiện đại. Họ vội vàng quên đi bao kỉ niệm cùng đồng đội năm nào. Bài thơ “Ánh Trăng” như một lời tự nhắc thấm thía về thái độ sống: “ Ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn”, lời thơ như một câu chuyện tâm tình mà rất đỗi sâu sắc. Vậy ta hãy cùng cảm nhận triết lí sống ấy qua bài thơ: “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy. *Ví dụ 3 : Đề: Có ý kiến cho rằng: “ Hai nguồn cảm hứng vũ trụ,thiên nhiên và lao động hòa quện làm một trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận”. Phân tích ý kiến trên. - Đặt vấn đề: Năm 1958, nhân chuyến đi thực tế vùng mỏ Quảng Ninh, chứng kiến cảnh lao động tưng bừng, phấn khởi của những Ngư dân lao động làm chủ cuộc đời, hồn thơ Huy Cận như được tiếp thêm sức sống. Ông thả hồn mình vào những vần thơ bay bổng, lãng mạn, diệu kì. Bởi thế khi đến với tác phẩm thơ “Đoàn thuyền đánh cá”của ông có ý kiến cho rằng: “ Hai nguồn cảm hứng vũ trụ,thiên nhiên và lao động hòa quện làm một”. Để cảm nhận sâu sắc hơn về nhận định trên, ta hãy đến với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. b.3.3. Bằng cách đi từ đề tài, chủ đề của tác phẩm: * Ví dụ 1: Đề: Cảm nhận bức tranh mùa xuân qua bốn câu thơ đầu của đoạn trích“ Cảnh ngày xuân” ( Trích Truyện Kiều Nguyễn Du) - Đặt vấn đề: Mùa xuân tươi đẹp không biết tự bao giờ đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Đến với đề tài mùa xuân ta đắm mình vào biết bao áng văn hay, lời thơ đẹp. Viết về đề tài mùa xuân, Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc đã gởi đến độc giả bao thế hệ bức bích họa mùa xuân say mê lòng người. Đó là bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Vậy để thấy rõ tài năng họa sĩ bậc thầy của Nguyễn Du, ta cùng đến với đoạn trích ấy. * Ví dụ 2: Đề: Chứng minh cuộc đời bất hạnh và số phận bi đát của người phụ nữ qua dòng văn học cổ. - Đặt vấn đề: Cuộc đời và số phận người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng cho bao văn nhân, thi sĩ sáng tác nên các tác phẩm văn học có giá trị. Đến với dòng văn học cổ, đề tài người phụ nữ luôn ám ảnh văn chương. Bởi cuộc đời người phụ nữ thật tăm tối bất hạnh, bi đát trong xã hội phong kiến. Xót xa trước số phận thê thảm của họ, bao văn nhân, thi sĩ rơi lệ. Để thấu hiểu hơn về cuộc đời bất hạnh và số phận bi đát của người phụ nữ thời ấy, ta hãy cùng quay lại dòng văn học cổ để cùng tôi chia sẻ, cảm thông với nỗi thống khổ của họ. * Ví dụ 3: Đề: Cảm nhận tình yêu làng, tình yêu nước của ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân. - Đặt vấn đề: Đề tài tình yêu quê hương, đất nước luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Viết về đề tài này, bao văn nhân, thi sĩ tuôn trào cảm hứng lên đầu ngọn bút để rồi kết tinh thành bao áng văn hay, lời thơ đẹp có giá trị mãi với thời gian. Ta cùng đến với dòng văn học kháng chiến, cùng tôi đọc lại tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân cảm nhận tình yêu làng hòa quện trong tình yêu nước thiết tha, bền chặt của ông Hai. Phải chăng tình cảm ấy cũng là tình cảm thiêng liêng, cao quý của dân tộc ta trong kháng chiến chống Pháp. b.3.4. Bằng cách đi từ các câu thơ, câu văn, khúc nhạc cùng đề tài của các tác phẩm, tác giả khác dẫn tới tác phẩm sẽ nghị luận: * Ví dụ 1: Đề: Cảm nhận tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng của Tế Hanh trong tác phẩm “Quê Hương”. - Đặt vấn đề: Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng hỏi: “ Quê hương là gì hở mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ? Mà ai đi xa cũng nhớ về”. Vâng! Hai tiếng quê hương sao mà gần gũi và thiêng liêng đến thế. Quê hương là những gì nhỏ bé, thân thuộc mà gắn bó nhất đối với cuộc đời mỗi người chúng ta. Bởi ai sinh ra cũng đã có một quê hương thân thương, để ta yêu, để ta nhớ, để ta cất tiếng gọi hai tiếng thiêng liêng: Quê Hương tự nơi sâu thẳm lòng mình. Viết về tình yêu quê hương thiết tha, cháy bỏng, Tế Hanh đã thành công tuyệt đối với bài thơ “Quê Hương”. Để cảm nhận tình yêu quê hương sâu nặng của Tế Hanh, ta hãy một lần nữa đọc lại và nghiền ngẫm bài thơ. *Ví dụ 2: Đề: Chứng minh tình yêu thiên nhiên trong dòng văn học cổ. - Đặt vấn đề: Hẳn con người Việt Nam ta không ai không biết những câu thơ quen thuộc: “Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.” Từ những lời thơ đẹp ấy chấp cánh cho ta tìm về quá khứ, đến với dòng văn học cổ tìm lại những vần thơ ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp của quê hương gấm vóc Việt Nam. *Ví dụ 3: Đề: Cảm nhận phong cách thơ của Bà Huyện Thanh Quan. - Đặt vấn đề: Nhà thơ Trần Lê Văn đã từng nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan: “ Ôm nỗi cô đơn kiêu hãnh thế Cầm chặt vần thơ đứng giữa nhân gian”. Vâng! Quả thế, Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ tiêu biểu của dòng văn học Trung đại. Mặc dù số lượng thơ cùa bà không nhiều nhưng ai đã từng đọc thơ của Bà Huyện Thanh Quan hẳn không thể quên được phong cách thơ trang nhã, quý phái, đài các và buồn mang mác bởi tâm sự hoài cổ kín đáo của bà. Để hiểu rõ hơn về phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan ta cùng đến với các tác phẩm của bà. b.3.5. Bằng cách so sánh, đối chiếu: *Ví dụ 1: So sánh, đối chiếu giữa tác giả này với tác giả khác cùng một dòng văn học. Đề: Phân tích bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh. - Đặt vấn đề: Nếu tác phẩm thơ “Nói với con” của Y Phương thể hiện một phong cách thơ mang màu sắc hình tượng của lối tư duy thổ cẩm của người dân tộc miền núi, để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc thì tác phẩm thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh cũng đi vào lòng người, bởi sự nhẹ nhàng tinh tế và nhạy cảm của nhà thơ trước cảnh đất trời vào thu. Để cảm nhận sâu sắc hơn khúc giao mùa đặc biệt ấy ta cùng đến với tác phẩm thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh. *Ví dụ 2: So sánh, đối chiếu giữa tác phẩm này với tác phẩm khác của cùng một tác giả. Đề: Phân tích bài thơ “Bánh Trôi Nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương. - Đặt vấn đề: Đến với tác phẩm “Đề đền Sầm Nghi Đống” với những vần thơ Nôm ngỗ nghịch, đầy khẩu khí, Hồ Xuân Hương đã để lại cho ta niềm tin tưởng vào tài năng vượt trội nam giới của người phụ nữ. Nhưng đến với tác phẩm thơ “ Bánh Trôi nước” của bà, bằng lối thơ vịnh vật sắc nét Hồ Xuân Hương đã mang đến cho ta cả niềm vui lẫn nỗi buồn về vẻ đẹp tâm hồn, cũng như cuộc đời sóng gió không thể làm chủ được cuộc đời và số phận mình của người phụ nữ. Ta cùng đến với tác phẩm “Bánh Trôi nước” của Hồ Xuân Hương để cùng tôi cảm thông với nỗi bất hạnh, cũng như tự hào về những phẩm chất cao quý ấy của người phụ nữ. b.3.6 .Bằng cách xác định vị trí đoạn thơ trích : (Trong kiểu bài phân tích một đoạn trích hay một ý kiến, nhận định về đoạn trích) Ví dụ 1: Đề: Có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động”. Em có đồng ý với ý kiến đó không. - Đặt vấn đề: Kiều lòng tự nhủ lòng : “ Thà rằng thác một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây” Tự nguyện bán mình chuộc cha và em, Kiều rơi vào chốn lầu xanh. Không cam chịu cảnh đời nhục nhã ấy, nàng toan bề tự vẫn. Nhưng mụ chủ lầu xanh sợ mất cả chì lẫn chài nên đã cứu chữa kịp thời, lấy lời hơn lẽ thiệt khuyên Kiều, hứa sẽ tìm nơi xứng đáng sẽ gả và không bắt nàng tiếp khách. Tú Bà đã giam lỏng Kiều ở lầu Ngưng Bích để toan tính một âm mưu khác. Trong nỗi đau đớn tuyệt vọng khôn cùng, Kiều ở đây: “Đối cảnh sinh tình”. Toàn bộ đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động mà Nguyễn Du đã tài tình khéo léo miêu tả tình và cảnh của Kiều khi bị đưa ra ở đây. Ví dụ 2: - Đề: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt. “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen ..Ôi kì là và thiêng liêng - bếp lửa!” - Đặt vấn đề: Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hi sinh cao cả, bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta. Hình ảnh người bà đôn hậu cùng hình ảnh ngọn lửa là hai nét vẽ biểu cảm của một hồn thơ đẹp, điều đó đã được thể hiện một cách hàm súc qua đoạn thơ sau: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen ..Ôi kì là và thiêng liêng - bếp lửa!” b.3.7. Bằng cách đi từ ấn tượng cảm xúc của bản thân về tác phẩm: ( Đối với kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm hoặc một đoạn trích) *Ví dụ 1: Đề: Cảm nghĩ về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trong tác phẩm thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. - Đặt vấn đề: Đến với dòng văn học kháng chiến chống Mĩ, ta bắt gặp rất nhiều áng văn hay, lời thơ đẹp. Một tác phẩm để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là tác phẩm thơ của Phạm Tiến Duật - Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bởi toàn bộ bài thơ là một khúc tráng ca, ca ngợi những chiến sĩ lái xe tuyến đường Trường Sơn gan góc, dũng cảm, lạc quan sẵn sàng hi sinh vì miền Nam ruột thịt. Vậy để cảm nhận sâu sắc và thấm thía hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ấy ta cùng đến với tác phẩm thơ đặc sắc “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. *Ví dụ 2: Đề: Cảm nghĩ về tình bà cháu qua bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt. - Đặt vấn đề: Trong chương trình Ngữ văn 9, tôi dã học nhiều tác phẩm hay. Nhưng tác phẩm mà tôi tâm đắc nhất là tác phẩm “Bếp Lửa” của Bằng Việt. Bởi toàn bộ bài thơ là một khúc tình ca, ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng sâu nặng. Chính tình cảm ấm áp tràn đầy tình yêu thương của bà dành cho cháu đã thắp sáng lên trong tim cháu ngọn lửa của niềm tin bất diệt, khiến cháu vững bước hơn trên mọi
Tài liệu đính kèm: