SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh

SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh

 Việc sưu tầm và nghĩ ra được những đề cảm thụ văn học trong thế đối sánh mới mẻ và đặc sắc đang trở thành một thách thức với các giáo viên dạy văn. Người thầy không thể giống một chú ong thợ cặm cụi xây chiếc tổ theo một lối mòn, nghĩa là chỉ cung cấp và hướng dẫn học sinh cách làm những đề cảm thụ văn học trong thế đối sánh đã quá quen thuộc, đã từng thi. Hơn nữa không phải cứ lựa chọn bất kì đoạn thơ nào, giai đoạn văn học nào, chi tiết, nhân vật nào để ghép với nhau so sánh mà vấn đề đem ra so sánh phải có điểm chung và điểm khác biệt để từ đó ta thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học Đối tượng so sánh phải cùng một bình diện, cùng một tiêu chí nếu không sẽ rơi vào tình trạng so sánh khập khiễng

 Kiểu bài này khó đòi hỏi học sinh không chỉ có năng lực cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn học mà còn phải có vốn kiến thức phong phú sâu rộng, sự tinh nhạy để nhận ra nét tương đồng và khác biệt của các đối tượng so sánh, cùng với lối tư duy tổng hợp, khái quát cao. Quan trọng nhất là phải làm nổi bật được nét riêng và có kĩ năng lí giải điểm giống nhau và khác nhau - một kĩ năng rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay.

 

doc 15 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 265Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u bài này đã chứng tỏ sự đổi mới trong cách ra đề của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nó đòi hỏi mỗi học sinh phải thay đổi cách học, tránh đi khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc từng bài giảng hay bình tán sáo rỗng do nền tảng kiến thức mỏng, không chắc chắn mà phải rèn khả năng tổng hợp kiến thức, khám phá cái hay cái đẹp của từng đối tượng và phát huy tư duy lí tính để nhận diện nét chung, nét riêng và lí giải vấn đề. Vì thế, với mỗi giáo viên, việc giúp học sinh nắm bắt được đặc trưng , mục đích, yêu cầu và cách thức làm bài cho kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh là vô cùng cần thiết, nhất là với học sinh 12 sắp thi Đại học. Với mong muốn giúp học sinh làm tốt hơn kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh, tôi đã lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm giúp học sinh làm bài văn cảm thụ trong thế đối sánh” 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề:
1. Khái niệm so sánh:
 So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét. Việc so sánh như vậy giúp chúng ta vừa nhận thức sâu sắc hơn về đặc tính của từng đối tượng vừa thấy được mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau. Trong thực tế đời sống, so sánh trở thành một thao tác phổ biến, thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức, đánh giá của con người trong nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh.
 Trong văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng dạng bài so sánh nhằm làm nổi bật nét độc đáo, mới lạ của đối tượng so sánh. Xét từ góc độ thời gian, có so sánh lịch đại và so sánh đồng đại. Xét từ bản chất đối tượng dùng để so sánh có so sánh đối dạng và so sánh đồng dạng. Các cấp độ so sánh cũng rất phong phú, đa dạng. 
2. Các dạng phổ biến của kiểu bài so sánh:
- So sánh các giai đoạn văn học, xu hướng văn học, tác phẩm hay vấn đề văn học: Lòng yêu nước trong thơ ca nay với thơ ca xưa; sự khác nhau và giống nhau giữa Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến) và Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu); cảm hứng nhân đạo trong Vợ nhặt (Kim Lân) và Một đám cưới (Nam Cao) 
- So sánh các hình tượng, nhân vật văn học: Hình tượng người phụ nữ trong Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài) và Tắt đèn ( Ngô Tất Tố); hình tượng người lính trong Đồng chí (Chính Hữu) và Tây Tiến ( Quang Dũng); hình ảnh anh Giải phóng quân trong thơ chống Mỹ với hình ảnh anh Vệ quốc quân trong thơ ca kháng chiến chống Pháp; vẻ đẹp khuất lấp của của người vợ nhặt trong Vợ Nhặt (Kim Lân) và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)
- So sánh hai đoạn thơ: Hai đoạn thơ tả nỗi nhớ trong Tây tiến (Quang Dũng) và Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
- So sánh hai đoạn văn: Hai đoạn văn khắc hoạ vẻ đẹp của hai dòng sông trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà ( Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
- So sánh hai chi tiết: Chi tiết ấm nước đầy và còn ấm mà Từ dành chăm sóc Hộ và chi tiết bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo
 Nh
 Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm cùng một tác giả nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời 
đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học.
II. Thực trạng của vấn đề:
 Dù không còn là một kiểu bài mới lạ song nó chưa được cụ thể hoá thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc THPT, do đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng bài làm của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên.
 Việc sưu tầm và nghĩ ra được những đề cảm thụ văn học trong thế đối sánh mới mẻ và đặc sắc đang trở thành một thách thức với các giáo viên dạy văn. Người thầy không thể giống một chú ong thợ cặm cụi xây chiếc tổ theo một lối mòn, nghĩa là chỉ cung cấp và hướng dẫn học sinh cách làm những đề cảm thụ văn học trong thế đối sánh đã quá quen thuộc, đã từng thi. Hơn nữa không phải cứ lựa chọn bất kì đoạn thơ nào, giai đoạn văn học nào, chi tiết, nhân vật nào để ghép với nhau so sánh mà vấn đề đem ra so sánh phải có điểm chung và điểm khác biệt để từ đó ta thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn họcĐối tượng so sánh phải cùng một bình diện, cùng một tiêu chí nếu không sẽ rơi vào tình trạng so sánh khập khiễng
 Kiểu bài này khó đòi hỏi học sinh không chỉ có năng lực cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn học mà còn phải có vốn kiến thức phong phú sâu rộng, sự tinh nhạy để nhận ra nét tương đồng và khác biệt của các đối tượng so sánh, cùng với lối tư duy tổng hợp, khái quát cao. Quan trọng nhất là phải làm nổi bật được nét riêng và có kĩ năng lí giải điểm giống nhau và khác nhau - một kĩ năng rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1. Cách làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh:
1. Để làm được dạng bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh, trước hết người viết cần xác định được yêu cầu của đề là so sánh một vấn đề văn học, một nhân vật văn học hay một chi tiết, hình ảnh Phải xác định trúng, nắm bắt chính xác yêu cầu của đề bài thì người viết mới có thể viết bài đúng hướng, khoanh được vùng kiến thức để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn với đề: So sánh Vợ nhặt (Kim Lân) và Một đám cưới (Nam Cao), người viết cần nhận thấy đề yêu cầu so sánh hai tác phẩm, phạm vi so sánh rộng vì thế cần huy động kiến thức trong toàn tác phẩm chứ không chỉ ở một phương diện là nhân vật, chủ đề hay cách kết thúc tác phẩm 
2. Khi đã hiểu được yêu cầu của đề, người viết cần xác định rõ các tiêu chí so sánh trên hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng (hiện thực khách quan, tư tưởng tình cảm của tác giả, hoàn cảnh ra đời) và hình thức nghệ thuật (thể loại, ngôn ngữ, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu, hình ảnh, chi tiết, các thủ pháp nghệ thuật) 
3. Bước tiếp theo vô cùng quan trọng với người viết là chọn cách làm. Ở bước này đòi hỏi người viết phải sáng suốt và linh hoạt lựa chọn cách làm nào thực sự phù hợp với năng lực, hứng thú của bản thân. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào thành công của bài viết. Với kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh có thể làm theo hai cách: nối tiếp và song song
+ Cách 1: Lần lượt phân tích từng đối tượng sau đó chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau và lí giải nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau đó. Cách này dễ làm nhưng chưa thật hay, nhiều khi bị trùng lặp ý và sắc thái so sánh bị chìm. 
+ Cách 2: So sánh song hành trên mọi bình diện của hai đối tượng khi chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau và lí giải nguyên nhân sự giống nhau, khác nhau đó. Cách này hay nhưng đòi hỏi người viết phải có khả năng tư duy chặt chẽ, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề và khả năng khái quát tổng hợp cao.
4. Ngoài việc thực hiện những bước trên, để bài viết đạt được hiệu quả cao người viết còn cần phải biết huy động kiến thức nền về tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học, khuynh hướng văn họcđể giải quyết vấn đề và phải có kiến thức phong phú, sâu rộng ngoài văn bản về hoàn cảnh lịch sử; thời đại để có thể lí giải được nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau một cách chính xác, tránh suy diễn tuỳ tiện, chủ quan thiếu sức thuyết phục. Đồng thời biết tổng hợp kiến thức, lựa chọn ngôn ngữ, cách trình bày mạch lạc rõ ràng, sử dụng đa dạng các kiểu câu cùng một lối diễn đạt trí tuệ, cảm xúc để tạo nên chất văn trong bài viết.
2. Thể nghiệm cụ thể qua một số đề thi thuộc kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh:
2.1. Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về 2 đoạn thơ sau:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
 Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
 Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
 Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
 ( Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
 Con sóng dưới lòng sâu
 Con sóng trên mặt nước
 Ôi con sóng nhớ bờ
 Ngày đêm không ngủ được
 Lòng em nhớ đến anh
 Cả trong mơ còn thức
 ( Sóng – Xuân Quỳnh)
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh ( tác giả Chế Lan Viên, bài thơ Tiếng hát con tàu và tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và hai đoạn thơ cần so sánh)
b. Thân bài:
* Cảm nhận từng đoạn thơ:
- Đoạn thơ thứ nhất: Cụm từ “ anh bỗng nhớ em” và nh÷ng liªn t­ëng, so sánh bÊt ngê với những hình ảnh đẹp, mới lạ, lung linh sắc màu “ như cánh kiến hoa vàng; như xuân đến chim rừng lông trở biếc”đã khẳng định một nỗi nhớ diết, thường trực trong lòng nhân vật trữ tình. Tác giả đã lấy quy luật của con người để so sánh với quy luật thiên nhiên. Cách so sánh này vừa hoà cái tình vào thiên nhiên tạo vật lại vừa mượn được cái tính tất yếu của thiên nhiên để chứng minh cho cái tất yếu, tính quy luật của tình cảm con người. Tác giả đã lựa chọn những sự vật luôn gắn bó bền chắc, không thể tách rời “ đông về nhớ rét; cánh kiến hoa vàng; xuân đến chim rừng lông trở biếc” để so sánh với nỗi nhớ và tình yêu của con người cũng da diết và gắn bó sắc son. Thêm vào đó là hai màu sắc đậm “ vàng” và “biếc” cùng chuyển hoá cái đẹp khiến cho tình yêu thăng hoa, toả sắc rực rỡ. Chính sự sáng tạo hình ảnh bằng những so sánh bất ngờ, mới lạ này đã khiến cho câu thơ của Chế Lan Viên viết về tình yêu lấp lánh những sắc màu, xôn xao những tâm trạng. Nếu 3 câu thơ trên đậm màu triết lí thì câu thơ cuối vẫn là chất triết lí ấy “ tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”. Ở đây có một sự biến ảo ngôn từ của nhà thơ, đó là quá trình biến hoá từ cái cụ thể nhưng xa xôi “ đất lạ” thành cái trừu tượng thân thiết “ quê hương” mà phép màu của sự biến ảo ấy chính là “ tình yêu” của con người. Hai chữ tình yêu rất riêng tư khi gắn liền với anh và em lại vừa rất rộng lớn khi gắn với quê hương. Hoá ra tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu giữa anh và em, nó là kết tinh của tình cảm với quê hương đất nước. Nhà thơ đã khéo léo đưa cái riêng tư nhập vào tình yêu nước rộng lớn, đưa cái tôi vào cái ta, nâng cái cụ thể lên cái khái quát. 
 - Đoạn thơ thứ hai: Người đọc cảm được một nỗi nhớ cồn cào, da diết, cứ dồn lên tầng tầng lớp lớp như từng đợt sóng trong toàn bộ đoạn thơ. Nỗi nhớ choáng ngợp cả không gian “ dưới lòng sâu – trên mặt nước”, trải dài theo thời gian “ ngày đêm không ngủ được”, tràn cả vào trong cõi vô thức “ cả trong mơ còn thức” chiếm lĩnh cả không gian tâm hồn, cả khi tỉnh lẫn khi mơ. Dù ở bất kì đâu sóng cũng chỉ có một nơi để nhớ, để thương đó là bờ. Lối điệp cú pháp kết hợp với hình thức đối lập: trên - dưới; ngày – đêm; thức - ngủđã góp phần thể hiện một nỗi nhớ cháy bỏng, da diết của sóng với bờ hay cũng chính là nỗi nhớ của người con gái khi yêu.
- Mượn hình tượng sóng nhớ bờ để diễn tả nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thoả Xuân Quỳnh còn bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ của mình một cách chân thành, bạo dạn “Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức”. Phải nói rằng trong tình yêu Xuân Quỳnh yêu hết mình, yêu cuồng nhiệt, đắm say, cháy bỏng, nồng nàn nhưng không vì thế mà mất đi nét dịu dàng của người con gái. Dù có mãnh liệt thế nào ta vẫn không thấy trong thơ chị sự vồ vập, táo bạo như Xuân Diệu “ Đã hôn rồi hôn lại – hôn đến mãi muôn đời - đến tan cả đất trời – anh mới thôi dào dạt”.
 * Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của hai đoạn thơ: 
 + Điểm giống nhau: Đều biểu đạt một nỗi nhớ mãnh liệt, cồn cào trong tình yêu. Nỗi nhớ không chỉ là xúc cảm, là biểu hiện thường nhật trong tình yêu lứa đôi mà đó còn là vẻ đẹp của nhân tính, là thước đo của một tình yêu thuỷ chung, son sắc.
+ Điểm khác nhau: Nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh giàu nữ tính, thể hiện qua dòng cảm xúc bộc bạch tự nhiên của trái tim người phụ nữ khi yêu, còn nỗi nhớ trong thơ Chế Lan Viên mang đậm chất triết lí. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh chỉ thuần tuý là tình yêu cá nhân còn tình yêu trong thơ Chế Lan Viên lại gắn với tình yêu đất nước. Về nghệ thuật biểu hiện cũng có sự khác biệt: Với thể thơ 5 chữ, Xuân Quỳnh đã bộc lộ nỗi nhớ vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Chị vừa mượn hình tượng sóng nhớ bờ để thể hiện nỗi nhớ của người con gái khi yêu vừa bộc lộ trực tiếp “ Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức”. Lời thơ như lời tự hát của một trái tim yêu say đắm, nồng nàn. Còn Chế Lan Viên lại sử dụng thể thơ 7 chữ, kết hợp với những hình ảnh so sánh độc đáo cùng chất trí tuệ, suy tưởng đầy chiêm nghiệm mang tính triết lí về tình yêu .
 - Lí giải điểm giống nhau và khác nhau đó: 
+ Điểm giống nhau: Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Phải chăng vì thế mà khi viết về tình yêu cả Chế Lan Viên và Xuân Quỳnh đều không trốn tránh và cũng không thể che giấu một nỗi nhớ cồn cào, da diết, cháy bỏng đang trào dâng trong trái tim mình. 
+ Điểm khác nhau: Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng khi mới 25 tuổi – cái tuổi đầy căng sự sống, dạt dào tình yêu. Vì vậy khi đối diện với sóng, chị như thấy rõ tình yêu đang trào dâng trong trái tim mình. Chị đã gặp sóng như gặp chính mình, đã tìm ra trong hình ảnh sóng âm vang nhịp đập trái tim mình. Hơn nữa Xuân Quỳnh là một tâm hồn sống trong tình yêu, sống bằng tình yêu, suốt đời trăn trở kiếm tìm một tình yêu lí tưởng, suốt đời mệt nhoài để chắt chiu gìn giữ cái hạnh phúc đời thường nên mỗi lời thơ được viết ra dường như được trả giá bằng chính những khắc khoải của trái tim chị. Còn Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên được gợi cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên tham gia xây dựng Tây Bắc vào những năm 1958 – 1960. Bài thơ là khúc hát về lòng biết ơn, tình yêu sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình ở đời sống nhân dân và đất nước. Vì vậy hai chữ tình yêu riêng tư cũng được ông nâng lên tầm khái quát, gắn với quê hương,đất nước. 
 Sự khác nhau giữa hai đoạn thơ còn có thể lí giải bởi sự khác nhau về phong cách thơ của hai tác giả. Hồn thơ Xuân Quỳnh là một hồn thơ giàu nữ tính, là lời tự hát khi hạnh phúc, lời tự bạch khi muốn bày tỏ. Còn thơ Chế Lan Viên lại đậm chất suy tưởng, triết lí, mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng phong phú của thế giới hình ảnh. Phong cách thơ ông là sự kết hợp nhuần nhị giữa trí tuệ và cảm xúc.
c. Kết bài:
- Đánh giá lại vấn đề
- Có thể nêu cảm nghĩ của bản thân
2.2. Đề 2: Cảm nhận của em về 2 đoạn trích sau
 “Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lương trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn đi ra, khép cửa buồng lại.
 Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.”
 (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 
 “ Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn: “ Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”
 Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách trốn chạy” 
 ( Trích “ Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và hai đoạn trích cần so sánh
b. Thân bài:
* Điểm giống nhau: 
 + Về nội dung: Cả hai đoạn trích đều cho thấy được số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong cảnh bạo hành gia đình mà thủ phạm không ai khác chính là những người chồng vũ phu.
 + Về bút pháp: Cả hai đoạn trích đều sử dụng bút pháp tả thực với cách miêu tả tỉ mỉ, cụ thể vì thể mà sự tàn nhẫn của người chồng và nỗi đau của người vợ càng được khắc sâu, tô đậm.
* Điểm khác nhau:
 + Ngôi kể: Đoạn trích thứ nhất được kể ở ngôi thứ 3, người kể không xuất hiện trực tiếp nhưng là người thấy hết, biết hết mọi chuyện và kể lại. Còn ở đoạn 2 được kể qua nhân vật Phùng, sự hoá thân của tác giả. Cách chọn ngôi kể ở đoạn 2 đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. 
 + Hoàn cảnh, hành động và tính cách của các nhân vật: Cả hai người đàn ông trong hai đoạn trích đều hiện lên với hành động đánh vợ một cách dã man nhưng hành động của A Sử thản nhiên, lạnh lùng, dửng dưng, cho thấy mối quan hệ giữa hắn và Mị không phải là quan hệ vợ chồng mà là quan hệ giữa kẻ bóc lột và kẻ bị bóc lột. Còn người đàn ông trong đoạn trích thứ hai vừa đánh vợ vừa rên rỉ đau đớn. Gã đánh vợ là vì muốn giải toả mọi uất ức, khổ đau, bế tắc trong cuộc sống của một gia đình làng chài đông con, nghèo khó. Gã vừa là thủ phạm mang lại đau khổ cho vợ nhưng cũng vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, bấp bênh. Đồng thời trong hai đoạn trích ta còn thấy hai người phụ nữ cùng là nạn nhân của bạo lực gia đình và cả hai đều không phản kháng khi bị đánh nhưng Mị không phản kháng vì Mị dường như không biết mình bị trói. Mị đang sống trong quá khứ, trong ảo giác, đang để tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Còn người đàn bà hàng chài không phản kháng vì bà ta hiểu chồng và muốn giúp chồng giải toả những uất ức, khổ đau.
 + Câu văn: Ở đoạn 1 những câu văn miêu tả hành động vũ phu của A Sử phần nhiều là câu văn ngắn, chỉ thuần tuý miêu tả hành động nên qua lời văn đó tác giả đã làm toát lên sự lạnh lùng, vô cảm của A Sử. Còn trong đoạn 2 chủ yếu là câu văn dài vừa miêu tả hành động vừa miêu tả thái độ của gã chồng. Gã đánh vợ như để trút bỏ bi kịch của cuộc sống
+ Giá trị tư tưởng: Đoạn trích thứ nhất phản ánh chân thực số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi đặc biệt là người phụ nữ trước CMT8. Còn đoạn trích thứ 2 ngoài việc miêu tả chân thực cuộc sống của những người dân hàng chài, Nguyễn Minh Châu còn đặt ra vấn đề nhìn nhận con người: cần có một cái nhìn toàn diện, đa chiều để thấy trong những cái đáng lên án vẫn có những điều đáng cảm thông. Đằng sau hành động đánh vợ của gã đàn ông là nỗi đau đớn, uất ức, hận mình, hận đời, hận cho số kiếp nghèo khổ của mình. Đằng sau thái độ cam chịu của người đàn bà là đức hi sinh, tình thương con và sự thấu hiểu lẽ đời sâu sắc. Đồng thời nhà văn cũng muốn nói tới một cuộc chiến không kém phần khốc liệt so với hai cuộc chiến vừa qua. Đó là cuộc chiến giữ gìn thiên lương, nhân phẩm của con người trong cuộc sống mưu sinh đời thường. Khi con người còn chưa thoát khỏi cảnh nghèo khổ, khốn khó nghĩa là vẫn phải sống chung với cái ác cái xấu, thậm chí sẽ bị biến thành cái ác, cái xấu.
* Lí giải: 
 + Giống nhau: Với sự am hiểu đời sống, gắn bó với số phận con người cùng với tấm lòng nhân đạo cao cả đã đem đến sự gặp gỡ chung trong trang viết của hai nhà văn. 
 + Khác nhau: Văn chương là sự nhận thức đồng thời là tiếng nói thể hiện tình cảm, thái độ của cá nhân người nghệ sĩ trước cuộc đời vì thế đòi hỏi tác giả phải tạo được dấu ấn riêng cho mình trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết, phải “ Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Đó là cá tính sáng tạo mà thiếu nó thì không có nghệ thuật. Hơn nữa hoàn cảnh ra đời và thời đại khác nhau cũng chi phối tới cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách viết khác nhau của hai nhà văn. Vợ chồng A Phủ được viết năm 1953 sau chuyến đi thực tế kéo dài 8 tháng của Tô Hoài ở vùng đất Tây Bắc. Còn tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa được viết sau năm 1975 gắn liền với một nền văn học đổi mới
c. Kết bài:
- Đánh giá lại vấn đề
- Có thể nêu cảm nghĩ của bản thân
IV. Hiệu quả của áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
 Sau một thời gian vận dụng những kinh nghiệm trên vào giảng dạy, kết quả đạt được cụ thể như sau:
+ Những học sinh đi thi Đại học khối C và D đã nắm chắc cách làm, hầu hết các em đều lựa chọn cách nối tiếp nếu là so sánh hai đoạn thơ và cách song song nếu là so sánh nhân vật, chi tiếttrong tác phẩm văn xuôi, hoặc tác giả, trào lưu, khuynh hướng, giai đoạn văn học. Vốn kiến thức tổng hợp cũng được các em chú ý trau dồi, bổ sung, ghi nhớ và vận dụng khá linh hoạt và nhuần nhuyễn, đã tránh được lối bình tán chung chung mà tập trung chỉ ra những đóng góp riêng, độc đáo 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lam_kieu_bai_cam_thu_van_hoc.doc