Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh Lớp 9

I. Lí do chọn đề tài

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng cho rằng: “Văn học, một hình thái

ý thức đặc biệt của xã hội, là nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ một cách tài tình

và sáng tạo để nhận thức và phản ánh đời sống xã hội, để biểu hiện tâm tư con

người. Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất

mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và

bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận”. Môn văn ngoài

“dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ”, còn có nhiệm vụ cung cấp cho

học sinh những hiểu biết một cách có hệ thống về tri thức văn học. Đây là

những tri thức khái quát rất quan trọng bởi lẽ dạy văn không chỉ dừng lại ở

chỗ giúp người học cảm thụ được vẻ đẹp của từng tác phẩm văn chương cụ

thể, mặt khác góp phần trang bị cho các em những kiến thức công cụ để có

thể tự mình tiếp nhận văn học một cách có lý luận, tiếp nhận văn học một

cách văn học. Dạy học không phải là rót kiến thức vào cái bình chứa, hay

nhồi nhét cho HS một mớ kiến thức hỗn độn mà điều quan trọng là phải làm

sao trang bị cho các em phương pháp nghiên cứu, học tập, phương pháp giải

quyết các vấn đề. Để đọc hiểu tác phẩm văn chương, đòi hỏi ở người đọc

không chỉ là trực cảm thẩm mĩ, thưởng thức rung cảm mà còn ở khả năng

phân tích, lí giải, đánh giá qua hệ thống ngôn ngữ. Trong dạy học tác phẩm,

không thể đối lập giữa cảm và hiểu, giữa khả năng cảm thụ thẩm mĩ và tri

thức lí luận văn học.

Muốn vậy, “không thể không vũ trang cho HS một vốn liếng lí luận cần

thiết”. Tri thức lí luận văn học là tri thức công cụ, tri thức phương pháp, là

kiến thức siêu kiến thức, giúp cho việc đọc văn có phương pháp, phù hợp

với bản chất đặc trưng của văn học, đồng thời giúp phân tích, lí giải tác

phẩm văn chương một cách đầy đủ và sâu sắc. Nếu không, những kiến thức

mà học sinh có được cũng chỉ là những kiến thức vụn vặt, cảm tính, mang

tính tư liệu. Mục đích cuối cùng và cao nhất của dạy học trong Nhà trường

hiện đại là phát triển năng lực người học một cách toàn diện. Mục đích của

dạy đọc hiểu văn bản là rèn luyện và phát triển khả năng tự học, tự đọc và tạo

lập văn bản ở các em.

Để làm được điều đó, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu các biện pháp để “Rèn kỹ

năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh lớp 9”

pdf 22 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1669Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
” 
Câu 4. Từ đoạn thơ và hiểu biết thực tế em suy nghĩ gì về vấn đề “Mối quan 
hệ giữa cá nhân và tập thể trong xã hội ngày nay”. Trình bày bằng một đoạn 
văn khoảng 2/3 trang giấy thi. 
1.4. Kết quả thu được: 
Lớp 
Sĩ 
số 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
9A 40 2 5,0 9 22,5 23 57,5 5 12,5 1 2,5 
9C 35 1 3 5 14,0 19 54,3 8 22,8 2 5,7 
 Nhìn vào bảng kết quả ta thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi rất ít, nhiều em 
làm được bài nhưng không lấy được điểm trọn vẹn do bài thiếu ý. 
 Nhiều em không biết cách làm bài do hổng kiến thức nền về từ và biện 
pháp tu từ, xác định thiếu, hoặc nếu xác định đúng được biện pháp tu từ đi 
chăng nữa cũng mất điểm phần nêu tác dụng: Nhấn mạnh sự gắn bó của sự 
vật với môi trường sống 
 Một số em cảm thụ thơ văn kém không đưa ra được thông điệp trong 2 câu 
thơ trên, đa số trả lời vòng vo chưa chạm tới đáp án biểu điểm của đề 
 Một số em kĩ năng viết văn nghị luận xã hội thiếu các bước, thiên về kể dẫn 
chứng, lập luận yếu. 
 Một số hình ảnh bài làm của học sinh lớp 9C 
 7 
2. Giải pháp 2: Rèn kỹ năng phân tích cấu trúc, phạm vi, yêu cầu của đề 
2.2.1. Nội dung: 
* Cấu trúc của phần đọc hiểu 
 Cấu trúc của dạng bài đọc hiểu gồm hai phần: 
 - Phần 1: Ngữ liệu mở trong hoặc ngoài chương trình và sách giáo khoa 
(đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ ngắn, mẩu truyện). Nhưng xu hướng sẽ là một 
văn bản mới hoàn toàn, không có trong chương trình và sách giáo khoa. 
 - Phần 2: Thực hiện trả lời yêu cầu 4 câu hỏi dựa trên chuẩn kiến thức 
và kĩ năng hiện hành, mức độ từ dễ đến khó. 
* Phạm vi của phần đọc hiểu 
 - Văn bản văn học: (Văn bản nghệ thuật) 
 + Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các đoạn ngữ liệu 
tiếng Việt và phần Tập làm văn) 
 + Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản 
được học trong chương trình). 
 - Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối 
với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại 
như: Vấn đề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, 
quyền trẻ em, ma tuý, Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại 
cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị 
luận và văn bản báo chí). 
* Các xác định yêu cầu của đề 
- Đề có thể hỏi về phương thức biểu đạt, về phương tiện liên kết 
- Về các biện pháp nghệ thuật, nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó 
- Về việc giải thích từ ngữ, hiểu từ ngữ 
- Những câu hỏi thiên về hiểu nội dung tư tưởng, những câu hỏi tại sao 
- Câu hỏi viết đoạn rút ra từ ý nghĩa, nội dung tư tưởng của ngữ liệu. 
2.2.2. Cách tiến hành 
- GV cho học sinh làm quen với các dạng đề này từ chương trình lớp 8 
- Hướng dẫn học sinh nhận dạng cấu trúc và phạm vi của đề, yêu cầu của đề 
cụ thể thông qua các tiết ôn tập, các tiết tiếng Việt, luyện tập tiếng Việt 
2.2.3. Kết quả 
- Sau vài tiết hướng dẫn học sinh làm quen với các đề ngoài văn bản, học sinh 
đã có khả năng phân tích đề, biết xác định những vấn đề chính trong câu hỏi, 
từ phạm vi yêu cầu của đề. Gặp một đề ngữ liệu ngoài chương trình các em 
không còn lo lắng và sợ như ý nghĩ ban đầu. Đây tạo tiền đề cho học sinh 
không có áp lực thi cử. 
 8 
3. Giải pháp 3: Rèn kĩ năng phân tích, nhận định và trả lời các dạng câu 
hỏi phần đọc- hiểu 
3.3.1. Nội dung: Đa số thuộc kểu câu hỏi trả lời ngắn. Dạng câu hỏi học sinh 
phải viết câu trả lời dựa trên yêu cầu của câu hỏi một cách ngắn gọn, chính 
xác. Nội dung các câu hỏi độc lập, câu trên không gợi ý cho câu dưới. 
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề thi tôi nhận thấy câu hỏi chủ yếu 
sử dụng trong đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh thường có hai kiểu câu 
hỏi: 
3.3.2. Các dạng: 
a. Câu hỏi đóng- mở 
 + Câu hỏi đóng: là câu hỏi được giới hạn rõ có một đáp án, thể hiện 
cách hiểu chính xác về văn bản. 
 + Câu hỏi mở: là câu hỏi có thể có nhiều phương án trả lời khác nhau, 
thể hiện quan điểm suy nghĩ riêng của học sinh. Câu hỏi có nội dung trả lời 
mở thường được đặt ở vị trí cuối cùng trong hệ thống câu hỏi của phần đánh 
giá năng lực đọc hiểu. 
b. Câu hỏi theo mức độ 
- Câu hỏi nhận biết thường đưa ra yêu cầu thí sinh chỉ ra các phương thức 
biểu đạt, các thể thơ, các biện pháp tu từ trong văn bản. 
- Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu thí sinh xác định nội dung chính của văn 
bản hay một câu, một đoạn trong văn bản. Hoặc yêu cầu nêu tác dụng của các 
phép tu từ hay việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ 
 trong văn bản, câu hỏi bày tỏ quan điểm thái độ: Em hiểu như thế nào? 
Em đồng tình với câu nói...? Em suy nghĩ gì? Theo anh/ chị...vì sao? 
- Câu hỏi vận dụng viết đoạn liên hệ một số vấn đề của đoạn ngữ liệu với 
cuộc sống. 
3.3.2. Cách tiến hành: 
- Giáo viên luôn phải định hướng câu hỏi cho học sinh trong mỗi đề khi 
luyện, ngay cả khi dạy những văn bản trong chương trình cũng luôn tích hợp 
với văn bản ngoài chương trình 
- Là dạng câu hỏi học sinh phải viết câu trả lời dựa trên yêu cầu của câu hỏi 
một cách ngắn gọn, chính xác. Nội dung các câu hỏi độc lập, câu trên không 
gợi ý cho câu dưới. Nên khi đọc đề và làm đề giáo viên luôn định hướng cho 
học sinh trả lời đúng dạng câu hỏi, đảm bảo đúng, trúng và đủ 
3.3.3. Minh họa: 
Ví dụ minh họa: Rèn các bước làm bài đọc hiểu ở câu hỏi nhận biết 
 Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 
Yêu cầu 
Nhận biết về 
phương thức biểu 
đạt 
Nhận biết về thể 
thơ 
Nhận biết về các biện 
pháp tu từ 
Lỗi - Học sinh chưa xác - Nhận diện và gọi - Học sinh thường 
xác định chưa chính 
 9 
định chính xác 
- Hoặc có xác định 
cũng không biết 
phương thức nào là 
chính phương thức 
nào là phụ 
tên sai xác 
- Hoặc còn nhầm lẫn 
biện pháp này với 
biện pháp kia 
Hướng 
dẫn 
- Cần nắm được 
khái niệm, đặc 
điểm và một số dấu 
hiệu đặc biệt của 
mỗi phương thức 
biểu đạt 
- Cần đếm số tiếng 
gọi tên theo từ 
Hán Việt 
- Nếu đoạn thơ 
xen lẫn số tiếng- 
thể thơ tự do 
- Nắm vững khái 
niệm, đặc điểm cơ 
bản của mỗi biện 
pháp 
Cụ thể dạy về PTBĐ: 
Yêu cầu HS xác định chính xác phương thức biểu đạt, muốn vậy các em phải 
nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm và một số dấu hiệu để 
nhận biết các phương thức biểu đạt. 
+ Tự sự: Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có 
diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng 
trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ 
(khi muốn kể sự việc) 
+ Miêu tả: Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả: Có các câu văn, câu thơ 
tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắccủa người và sự vật (tả người, tả 
cảnh, tả tình,) 
+ Biểu cảm: Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm: có các câu văn, câu 
thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. 
+ Thuyết minh: Dấu hiệu nhận biết phương thức thuyết minh: có những câu 
văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng, người ta cung cấp kiến thức 
về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc hiểu rõ về đối tượng nào đó. 
+ Nghị luận: Dấu hiệu nhận biết phương thức nghị luận: Có vấn đề bàn luận, 
có quan điểm của người viết. Nghị luận thường đi liền với thao tác phân tích, 
giải thích, chứng minh, bình luận. 
Ví dụ minh họa: Rèn các bước làm bài đọc hiểu ở câu hỏi thông hiểu 
 Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4 Dạng 
5 
 10 
Yêu 
cầu 
Xác định nội 
dung chính 
của đoạn văn 
Nêu tác dụng 
của các 
BPTT được 
SD trong VB 
Nêu ý 
nghĩa của 
một từ 
ngữ trong 
đoạn văn 
Nêu ý nghĩa 
của một dấu 
hiệu nghệ thuật 
HD 
trả 
lời 
-Đọc kĩ đề để 
tìm một câu 
chủ đề 
( câu văn mở 
đầu hoặc kết 
thúc) 
-Dựa vào 
nhan đề 
-Xác định nội 
dung của 
từng đoặn và 
tổng hợp lại 
-Xác định 
chính xác và 
gọi tên biện 
pháp tu từ đó 
-Nhớ lại kiến 
thức nền về 
biện pháp tu 
từ và cách 
khai thác giá 
trị tu từ 
+ Giá trị gợi 
hình 
+ Giá trị gợi 
cảm 
+ Tình cảm 
của nhà văn 
-Xác định 
từ ngữ đó 
-Xác định 
nghĩa 
thức, 
nghĩa ẩn, 
nghĩa 
hàm ẩn 
-Xác định dấu 
hiệu nghệ thuật 
đặc biệt ( dấu 
ba chấm, dấu 
chấm than, dấu 
gạch nổi,) 
-Căn cứ vào tác 
dụng của các 
loại dấu, câu 
đặc biệt cùng 
với nội dung 
đoạn văn đưa ra 
ý nghĩa. 
Cụ thể minh họa dạy về biện pháp tu từ: 
+ Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ là cách thức vận dụng các phương 
tiện tu từ ở tất cả các bậc ngữ âm, từ ngữ, cú pháp và các tín hiệu để tạo nên 
một nội dung bổ sung mới ngoài đặc điểm tu từ vốn có của nó. (PGS_ TS 
Nguyễn Văn Nở) 
+ Hiểu đơn giản nhất biện pháp tu từ là cách thức sử dụng các phương tiện 
ngôn ngữ nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. 
+ Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kêt hợp mà biện pháp tu từ chia 
ra: Biện pháp tu từ ngữ âm như điệp âm, điệp vần.. Biện pháp tu từ từ vựng 
ngữ nghĩa như so sánh, ẩn dụ, nói lái.. 
+ Đặc điểm tu từ của các biện pháp tu từ Tiếng Việt được cấu tạo theo quan 
hệ liên tưởng. Ví dụ như đọc câu thơ có phép ẩn dụ, người tiếp cận phải dùng 
năng lực liên tưởng để qui chiếu giữa các yếu tố hiện diện trong câu thơ và 
hiện tượng tồn tai ngoài câu thơ. Như vậy thực chất của phép ẩn dụ chính là 
dùng tên gọi này để biểu hiên sự vật khác trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ. 
+ Đặc điểm chung của các biện pháp này là trong từng văn cảnh cụ thể , từ 
ngữ có hiện tượng chuyển đổi ý nghĩa lâm thời. tức là nghĩa của từ ngữ vốn 
biểu thị đối tượng này được tạm thời chuyển sang biểu thị đối tượng khác dựa 
 11 
trên cơ sở của hai mối quan hệ liên tưởng: liên tưởng tương đồng và liên 
tưởng logic khách quan. Ví dụ như so sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật 
khác dựa trên nét tương đồng. ẩn dụ là gọi tên sự vật này với sự vật khác dựa 
trên nét tương đồng, hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này với sự vật hiện 
tượng khác dựa trên nét gần gũi( logic khách quan). Từ B hiểu sang A 
 Ví dụ cụ thể khi khai thác so sánh 
 Trẻ em như búp trên cành 
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan 
Giáo viên cho học sinh xác định cấu trúc. 
 Trẻ em như búp trên cành 
 VA TSS VB. 
(?) Tại sao tác giả lại so sánh “Trẻ em” với “Búp trên cành”? 
-> Trẻ em và búp trên cành cũng là các sự vật đang ở giai đoạn đầu tiên 
của quá trình phát triển, trẻ em thì đó là giai đoạn đầu tiên của con người, búp 
non là giai đoạn đầu tiên ở cây cối 
-> Từ những đặc điểm về màu sắc, về trạng thái non tơ của “Búp trên 
cành” đã giúp người đọc liên tưởng tới đặc điểm tươi trẻ, tràn trề sức sống của 
trẻ em. 
-> thái độ trân trọng nâng niu trẻ em, yêu mến coi trọng thế hệ măng 
non, đồng thời thể hiện cách giáo dục trẻ em 
Cụ thể khi dạy về dấu câu và ý nghĩa đặc biệt của dấu câu 
+ Dấu câu là một phương tiện ngữ pháp dung trong chữ viết. Tác dụng của nó 
là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa 
các câu, giữa các thành phần của câu, giữa các vế của câu ghép. Nói chung nó 
thể hiện ngữ điệu trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó không 
phải chỉ là phương tiện ngữ pháp mà còn là phương tiện biểu thị sắc thái tế 
nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết. Dấu 
câu dung thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. 
Không dùng dấu câu có thể gây hiểu lầm, mà dùng sai có thể gây hiểu sai cả ý 
nghĩa của câu 
+ Khi dạy về dấu câu giáo viên cần cho học sinh nắm chắc các loại dấu, công 
dụng và chức năng của nó, thì khi vào đề thi học sinh có khả năng phân tích 
tác dụng của dấu câu trong đoạn văn tốt hơn 
Ví dụ cụ thể: Trong bài Mây và sóng (Targo), trước lời mời của những người 
trên mây và những người trong sóng, em bé đều trả lời: 
- “Mẹ mình đang đợi ở nhà”-“Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” 
- “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi 
được?” 
 12 
? Nếu coi dấu câu cũng là một dấu hiệu nghệ thuật trong tác phẩm 
thì theo em giá tr ị nghệ thuật của dấu chấm hỏi trong đoạn ngữ 
liệu trên là gì? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời: 
- Em bé hỏi có cần người trên mây và người trong sóng trả lời không? – Học 
sinh sẽ trả lời không 
- Vậy thì để làm gì? – Để thể hiện tình cảm của mình với mẹ 
Từ đó giáo viên định hướng đến giá trị nghệ thuật của dấu chấm hỏi trong 
phần ngữ liệu đã cho: 
- Hỏi nhưng để khẳng định và bộc lộ cảm xúc (Câu hỏi tu từ). 
- Qua đó thể hiện tình yêu thương mẹ, thấu hiểu mẹ và luôn muốn ở bên mẹ 
của em bé 
Dạng 5 
Yêu cầu 
Trả lời những câu hỏi 
“Em hiểu như thế 
nào.. ?” 
Trả lời những câu 
hỏi “Em đồng tình 
hay không đồng 
tình.. ?” 
Trả lời những 
câu hỏi “Vì 
sao.. ?” 
Lỗi mắc 
-Học sinh không hiểu 
nghĩa 
- Học sinh không nắm 
được các bước để trả 
lời câu hỏi. 
- HS ngại đưa ra 
quan điểm của mình 
về vấn đề. 
- Hs chưa biết cách lí 
giải cho ý kiến của 
mình 
HS không lập 
luận và giải thích 
được 
Không bao quát 
được vấn đề, 
chưa có kĩ năng 
lập luận đưa ý 
kiến cá nhân 
Hướng 
trả lời 
- Cần cắt nghĩa được 
từ ngữ đó- dựa vào 
văn cảnh, dựa vào 
việc giải thích nghĩa 
từ, nội dung chính của 
văn bản 
- Đưa ra ý nghĩa của 
vấn đề 
- Khẳng định đồng 
tình hay không đồng 
tình 
- Giải thích rõ lí do 
để thể hiện quan 
điểm của mình 
- Yêu cầu học 
sinh phải lập 
luận và giải 
thích, phân tích 
rõ mặt phải -trái 
tốt xấu của vấn 
đề (cá nhân, gia 
đình, xã hội) 
Ví dụ như đề sau: Theo Báo Tiền phong số ra ngày 27/10/2020 có đoạn: 
“Tối ngày 25/10, VTV1 đã công chiếu chương trình đặc biệt “Mưa lũ lịch sử 
miền Trung” trong 80 phút, chương trình đã phản ánh chân thực nhất sự khốc 
 13 
liệt của thiên tai, những mất mát đau thương không thể bù lấp được, và cả 
những hình ảnh đẹp nhất về tình người tình nghĩa đồng bào của nhân dân cả 
nước với khúc ruột miền Trung trong cơn mưa bão lịch sử. Lên sóng trực tiếp 
BTV Tuấn Dương- Mc của chương trình nói: “Chỉ có những ai ở vùng lũ, trải 
qua mưa lũ và hậu quả của nó mới thực sự ...”. Đến đây anh ngừng lại một 
hồi, nghẹn cúi mặt nuốt nước mắt: “Xin lỗi quí vị...”. Khoảnh khắc xúc động 
này chia sẻ lên nhiều trang tin, diễn đàn mạng thu hút sự quan tâm từ công 
chúng.” 
? Theo em, vì sao BTV Tuấn Dương lại “ ngừng lại một hồi, nghẹn cúi mặt 
nuốt nước mắt” ? 
Giáo viên định hướng học sinh trả lời 
- Vấn đề mà chương trình đề cập đến là vấn đề gì? (Mưa lũ miền Trung) 
- Hành động trạng thái của anh “ngừng lại một hồi, nghẹn cúi mặt nuốt nước 
mắt” biểu hiện anh là người như thế nào? (Nỗi xúc động không kìm nén, nó 
thổn thức, tuôn trào tự nhiên- biểu hiện tình người, tình đồng bào thiêng liêng 
cao cả) 
Minh họa về dạy kĩ năng viết bài nghị luận xã hội rút ra qua đoạn ngữ 
liệu ngoài văn bản 
- Nhiều học sinh cứ ngỡ những vấn đề rút ra qua văn bản ngoài chương trình 
là khó là không viết được nhưng trên thực tế ngữ kiểu nào đi chăng nữa cũng 
bàn về vấn đề thực tế thiết thực và gần gũi với các em có thể là những sự việc, 
hiện tượng đời sống có tính thời sự (vứt rác bừa bãi, nghiện game) hoặc 
một số vấn đề tư tưởng, đạo lý (lòng yêu nước, truyền thống uống nước nhớ 
nguồn, tình bạn, đức tính trung thực). Từ đó quy định thành hai dạng bài 
tập nghị luận xã hội cơ bản: 
 + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống. 
 + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. 
 Tuy nhiên, hai dạng bài này cũng có sự khác nhau cả về đối tượng nghị 
luận (nội dung) và cách thức bình luận (phương pháp). 
 Nghị luận về một sự vật 
hiện tượng 
Nghị luận về một tư tưởng 
đạo lý 
Nội dung 
(đối tượng) 
- Lấy sự việc hiện tượng 
trong đời sống làm đối 
tượng. Từ sự việc hiện tượng 
cụ thể ấy mà bàn luận, đánh 
giá, nâng lên thành vấn đề tư 
tưởng, đạo lý 
- Lấy tư tưởng, đạo lý làm đối 
tượng chính. Từ một vấn đề tư 
tưởng đạo lý mà bàn luận, đánh 
giá, suy nghĩ về cuộc sống xã 
hội thực tế 
- Giới thiệu về sự việc hiện 
tượng. 
- Phân tích biểu hiện, nguyên 
nhân, bàn luận phải trái, 
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lý 
- Giải thích tư tưởng, đạo lý 
(bám sát từ ngữ, hình ảnh...) 
 14 
Phương pháp 
(Cách thức 
bàn luận) 
đúng sai. 
- Rút ra bài học nhận thức, 
hành động. 
- Đánh giá khái quát về sự 
việc, hiện tượng. 
- Bàn luận, đánh giá, liên hệ tư 
tưởng, đạo lý ấy trong cuộc 
sống. 
- Rút ra bài học nhận thức, tình 
cảm, hành động. 
- Đánh giá khái quát về tư 
tưởng, đạo lý. 
Trong hai kiểu bài nghị luận xã hội nói trên có thể nói kiểu bài nghị luận về 
một tư tưởng đạo lý có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tác động, bồi đắp 
hình thành nhân cách cho học sinh. Nhất là trong tình hình thực tế ngày nay, 
khi mà học sinh ngày càng xa lạ, thậm chí là quay lưng, thờ ơ với những vấn 
đề thuộc về truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc; Cách học của học sinh 
nặng về lý thuyết mà xa rời thực hành, thiếu kỹ năng sống và ứng xử cần thiết 
thì các tác phẩm văn học truyền tải những thông điệp, bài học về một tư tưởng 
đạo lý nào đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực. Đặc biệt kiểu bài 
nghị luận về một tư tưởng đạo lý rút ra từ một tác phẩm văn học là một trong 
những cách giúp học sinh tiếp cận những vấn đề thiết thực nêu trên. 
Thực ra dạy kiểu bài này học sinh có rất nhiều vướng mắc, mỗi em vướng 
mỗi kiểu, có những học sinh yếu trong khâu dẫn chứng đưa dẫn chứng như 
kể, có những yếu khâu lập luận rời rạc và không mạch lạc...giáo viên cần định 
hướng cụ thể cho các em 
3.3.4. Kết quả: 
- Học sinh làm quen nhiều với dạng câu hỏi này đã có thể: 
+ Phân loại được các dạng câu hỏi 
+ Đọc câu hỏi đưa về dạng quen thuộc dung kĩ năng để trả lời 
Câu hỏi nhận biết đã biết cách trả lời đúng trúng và đủ 
Câu hỏi cần học sinh bày tỏ suy nghĩ, những quan điểm sống thì trình bày một 
cách rõ ràng, cần trả lời theo hướng tích cực và có quan điểm riêng 
 Qua nhiều lần làm bài học sinh có thể tránh được những lỗi sai có thể bị trừ 
điểm, ít nhất các em cũng có 2/3 trên tổng số điểm của câu đó, những câu 
dạng đọc hiểu ăn điểm tối đa. 
4. Giải pháp 4: Rèn học sinh các bước làm bài. 
3.4.1. Nội dung 
 Khi nhận một đề thi học sinh cần có định hướng chung các bước làm bài, 
khi xác định đúng được các bước làm bài các em sẽ đi đúng trọng tâm câu hỏi 
mà đề đưa ra, làm bài điểm cao, không tốn công tốn sức 
3.4.2. Cách tiến hành: Hướng dẫn học sinh theo từng bước sau 
Bước 1: Đọc kĩ văn bản và hệ thống câu hỏi cuối mỗi văn bản 
Bước 2: Gạch chân những từ khóa, những câu văn, những thong tin quan 
trọng lien quan đến những câu hỏi cuối văn bản 
 15 
Bước 3: Huy động kiến thức nền, kết hợp với những nội dung thông tin trong 
văn bản, dự kiến trả lời câu hỏi 
Bước 4: Trong mỗi câu hỏi cần xác định rõ và tự trả lời nhanh những câu hỏi 
sau: Mục đích của câu hỏi? Nội dung câu hỏi đề cập những kiến thức cơ bản 
nào? Cần trả lời như nào cho phù hợp? 
Bước 5: Bám sát vào nội dung, yêu cầu câu hỏi để trả lời ngắn gọc đúng trúng 
và đủ, tránh lối viết chung chung không rõ ý 
Bước 6: Kiểm tra và sửa chữa- nếu có 
3.4.3. Minh họa 
Minh họa về cách hướng dẫn học sinh một đề cụ thể với các dạng câu hỏi 
trên. 
Đề bài: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
 Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn 
đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người 
có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân 
mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là 
tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. 
 Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một 
cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, 
nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu 
biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống 
với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi 
mãi. 
 Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu 
người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình 
cũng như không bao giờ chấp nhận một ý

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_bai_phan_doc_hieu_ngu.pdf