SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân

SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân

Giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Họ là người tiếp xúc với học sinh hàng ngày, biết được khá rõ năng lực của từng học sinh cũng như tính cách, hoàn cảnh giai đình nên giáo viên chủ nhiệm là người sâu sát nhất.

Trong các giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm phải thiết kế các hoạt động hướng nghiệp giúp học sinh nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh gia đình, xu hướng xã hội hay các giá trị cá nhân giúp học sinh xác định được các thành tố quan trọng cần thiết trước khi xác định nghề nghiệp phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm cần phải kiên nhẫn trong tiếp cận cũng như trong định hướng với học sinh, hỗ trợ các em với tất cả tình yêu thương và trách nhiệm của người thầy.

Giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học phổ thông có trách nhiệm, vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng, phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, gia đình và các tổ chức đoàn thể liên quan trong việc hỗ trợ giám sát, rèn luyện, hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm, góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.

Giáo viên chủ nhiệm lớp ngoài việc thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ của một giáo viên bộ môn theo môn dạy của mình còn phải quản lý học sinh trong các hoạt động tâp thể, nhận xét và đánh giá, xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, đề nghị danh sách được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp; Hoàn thiện sổ điểm và học bạ học sinh; Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

 

doc 18 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 431Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội. Qua đó có thể cân nhắc kĩ càng, chọn lựa được ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội. Tư vấn hướng nghiệp góp phần vào việc hình thành nhân cách nghề nghiệp và tạo tâm lý ổn định, vững vàng cho học sinh trước khi bắt đầu bước vào môi trường đào tạo mới. Qua hướng nghiệp, học sinh có thái độ và nhìn nhận đúng đắn hơn về lao động.
Nhờ hoạt động tư vấn hướng nghiệp đúng hướng, giúp học sinh biết được một số thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục nghề nghiệp và một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, khu vực, đất nước và thế giới. Trên cơ sở đó nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai và biết tự đánh giá năng lực bản thân khi chọn nghề phù hợp với nhu cầu xă hội, có ư thức tích cực t́m hiểu nghề, có thái độ đúng đắn khi chọn nghề và với lao động nghề nghiệp. Khi có hứng thú và khuynh hướng nghề nghiệp đúng đắn, học sinh sẽ chủ động, tự tin chọn nghề phù hợp với bản thân, gia đình và xã hội.
Đối với xã hội, hướng nghiệp giúp giảm bớt lãng phí nguồn nhân lực và chi phí đào tạo do chuyển đổi ngành nghề. Vì nếu chọn sai nghề nghiệp sẽ lãng phí thời gian và tiền bạc. Hướng nghiệp đúng đắn góp phần phân bố hợp lý về nguồn lao động, giảm sự thay đổi trong các ngành nghề. Nhờ đó làm giảm tỉ lệ thất nghiệp và giảm bớt tệ nạn xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng của hoạt động tư vấn hướng nghiệp
2.1.1. Thuận lợi
Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đặc biệt quan tâm đến công tác tư vấn hướng nghiệp nên có sự đầu tư cho những hoạt động hướng nghiệp ở mức độ nhất định như mời chuyên gia về tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh có được những kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực nghề nghiệp mà học sinh quan tâm. Đồng thời, nhờ có sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin, các buổi tư vấn tuyển sinh của các trường cao đẳng, đại học mà học sinh lớp 12 trường THPT Nguyên Cảnh Chân đã có một số nhận thức cơ bản về hoạt động hướng nghiệp thông qua môn học giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường và tích hợp nội dung hướng nghiệp trong một số môn khoa học cơ bản.
Mỗi học sinh đều có mong muốn tìm hiểu thông tin hướng nghiệp và tích cực tham gia các buổi tư vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm. Nhờ đó một số em đã có dự định chọn trường học, cấp học phù hợp với năng lực bản thân.
2.1.2. Khó khăn
Số lượng và thời gian tư vấn tuyển sinh trong nhà trường còn hạn chế. Trong những thời điểm quyết định, nhà trường không có đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tư vấn tuyển sinh. Vì vậy, học sinh đôi khi chọn nghề còn theo phong trào, đa số các em vẫn có suy nghĩ phải thi và học các trường đại học tốp trên, ít học sinh nghĩ đến thi cao đẳng hay nghề.
Lịch học của học sinh khá dày đặc và có một số điều kiện khách quan nên rất khó cho giáo viên khi muốn tổ chức các buổi đi tìm hiểu thực tế về nghề nghiệp cho học sinh.
 Một số phụ huynh học sinh còn có tư tưởng chưa đúng, có ý định cho các em đi làm công nhân mà không cần qua đào tạo nghề.
Khó khăn lớn nhất trong công tác tư vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm là họ không được đào tạo để hướng nghiệp cũng như không được học một khóa tập huấn hướng nghiệp nào bài bản nên vốn kinh nghiệm còn hạn chế.
2.2. Vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Họ là người tiếp xúc với học sinh hàng ngày, biết được khá rõ năng lực của từng học sinh cũng như tính cách, hoàn cảnh giai đình nên giáo viên chủ nhiệm là người sâu sát nhất. 
Trong các giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm phải thiết kế các hoạt động hướng nghiệp giúp học sinh nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh gia đình, xu hướng xã hội hay các giá trị cá nhân giúp học sinh xác định được các thành tố quan trọng cần thiết trước khi xác định nghề nghiệp phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm cần phải kiên nhẫn trong tiếp cận cũng như trong định hướng với học sinh, hỗ trợ các em với tất cả tình yêu thương và trách nhiệm của người thầy.
Giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học phổ thông có trách nhiệm, vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng, phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, gia đình và các tổ chức đoàn thể liên quan trong việc hỗ trợ giám sát, rèn luyện, hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm, góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường. 
Giáo viên chủ nhiệm lớp ngoài việc thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ của một giáo viên bộ môn theo môn dạy của mình còn phải quản lý học sinh trong các hoạt động tâp thể, nhận xét và đánh giá, xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, đề nghị danh sách được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp; Hoàn thiện sổ điểm và học bạ học sinh; Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm còn có quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỉ luật; Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm; Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm lớp cũng hưởng đầy đủ quyền lợi khác của một giáo viên bộ môn.
Từ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm cho ta thấy vai trò to lớn của họ trong việc quản lý toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp mình, đặc biệt là công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh chọn đúng ngành nghề theo sở thích nhưng phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chọn nghề của học sinh lớp 12
2.3.1. Yếu tố giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường
Trong các trường trung học phổ thông, hoạt động tư vấn hướng nghiệp giữ vị trí quan trọng và ảnh hưởng một cách mạnh mẽ nhất đến thiên hướng chọn nghề của học sinh. Hiệu quả của hoạt động này được phản ánh trong chất lượng chọn nghề. Tuy nhiên, chương trình, nội dung hướng nghiệp ở các trường còn nghèo nàn, thiếu đội ngũ cán bộ có chuyên môn, thiếu cơ sở vật chất,nên kết quả còn hạn chế.
2.3.2. Yếu tố gia đình
Đối với những gia đình kinh tế khó khăn, học sinh thường lựa chọn các nghề có thời gian đào tạo ngắn hoặc chi phí đào tạo rẻ hoặc thậm chí chấp nhận đào tạo nghề mà bản thân không thích để không phải đóng học phí. Trong trường hợp này, điều kiện kinh tế gia đình đã đóng vai trò quyết định trong việc chọn trường của học sinh.
Gia đình thường có xu thế chọn trường cho con theo hướng áp đặt nhằm thỏa mã ước nguyện của gia đình chứ không quan tâm đến sở thích, năng lực của học sinh. Do đó, Sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh cũng phụ thuộc vào yếu tố gia đình, đôi khi còn đóng vai trò quyết định.
2.3.3. Yếu tố nhu cầu thị trường sức lao động
Thế giới luôn vận động, phát triển và thị trường lao động cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, học sinh phải theo dõi sát sao sự vận động của thị trường lao động để chọn được nghề phù hợp với nhu cầu xã hội.
2.3.4. Yếu tố bạn bè
Trong hoạt động chọn nghề, học sinh trong cùng nhóm bạn chơi thường có xu hướng bắt chước và đồng nhất việc chọn nghề của bạn vào việc chọn nghề của mình dù chưa hẳn đã phù hợp với năng lực bản thân. Bởi vậy, học sinh cùng nhóm bạn thân thường có những dự định nghề nghiệp tương tự nhau như cùng khối thi, ngành thi, cơ sở đào tạo,
2.3.5. Yếu tố chủ quan của bản thân học sinh
Khi động cơ chọn nghề của học sinh được hình thành, nó thúc đẩy mọi hành động của cá nhân để đạt được mục đích đã đặt ra. Mặt khác nó quay trở lại chi phối mạnh mẽ đến quá nhận thức và thái độ của chính bản thân học sinh trong hoạt động chọn nghề.
Những động cơ này được bắt nguồn từ những nhu cầu, hứng thú riêng của mỗi người và được củng cố và hoàn thiện thông quá quá trình nhận thức, đánh giá của cá nhân về các giá trị của nghề đó đối với bản thân. Sự lựa chọn nghề của học sinh bao giờ cũng được một hệ thống động cơ nhất định thúc đẩy. Sự lựa chọn nghề nghiệp của mỗi cá nhân có thể xuất phát từ những động cơ bên trong có quan hệ trực tiếp với nội dung và quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Động cơ bên trong có vai trò quan trọng thúc đẩy con người vươn lên những mục tiêu nhất định để thoa mãn tâm lý đối với hoạt động nghề nghiệp. Những động cơ bên trong có thể là trình độ kiến thức khoa học kỹ thuật của nghề đó, năng lực, sở trường về nghề đó, việc hiểu được ý nghĩa xã hội, giá trị xã hội của nghề. Mặt khác, việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên cũng có thể xuất phát từ động cơ bên ngoài đó là những tác động khách quan đến cá nhân trong những tình huống cụ thể. Những động cơ bên ngoài thường tạo ra sự lựa chọn nghề nghiệp một cách thu động và chỉ góp phần nhất định trong việc thúc đẩy con người hoạt động. Những động cơ bên ngoài đó là chọn nghề vì được gần nhà, được ở thành phố, do lời khuyên gia đình, bạn bè...
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân
Việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 trước tiên dựa trên sự phù hợp với năng lực, sở thích và khả năng đáp ứng của một cá nhân bởi vì công việc là tương lai, là định hướng suốt đời của một con người. Chỉ khi có đam mê và lòng nhiệt tình chúng ta mới có thể coi công việc là niềm vui. Giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho học sinh hiểu bản thân mình muốn làm công việc gì, muốn làm như thế nào. Sau đó giúp các em chọn ra một số nghề nghiệp thích hợp để khoanh vùng và nghiên cứu. Cuối cùng chọn ra một ngành nghề phù hợp nhất để học hỏi, theo đuổi.
Giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh xác định năng lực học tâp và điều kiện hiện tại của mình có phù hợp với nghề không. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của học sinh có phù hợp với nghề sẽ chọn không ví như kinh tế gia đình, sức khỏe, ngoại hình,Đồng thời căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành mà các em định theo học hoặc năng kh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_cong_tac.doc