SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhằm nâng cao số lượng giáo viên dạy giỏi tại trường TH Trưng Vương

SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhằm nâng cao số lượng giáo viên dạy giỏi tại trường TH Trưng Vương

Chính những thực trạng nêu trên, trước yêu cầu về giáo viên dạy giỏi hiện nay, ngày càng được quan tâm và chú trọng, xác định được các giải pháp trước đây không phù hợp với thực tế hiện tại, sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp mới hiệu quả hơn để bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi nên tôi mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý chuyên môn đưa ra một số giải pháp tích cực nhằm bổ sung, thay thế những giải pháp trước đây chưa phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu, quy định của giáo viên dạy giỏi hiện nay. Khi vận dụng các giải pháp bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi tại trường tôi thấy số lượng và chất lượng giáo viên dạy giỏi tăng lên rõ rệt, giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu, tiêu chí của giáo viên dạy giỏi theo quy định đề ra.

 Đội ngũ giáo viên dạy giỏi cũng đã hiểu sâu hơn về tư tưởng, nhiệm vụ và ý thức được trách nhiệm cao hơn, xác định được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi, thể hiện nhiệt huyết trong vai trò giáo viên dạy giỏi nên vui vẻ phấn khởi đăng ký và dự thi, có ý thức tự học tự rèn tốt, luôn tìm tòi nghiên cứu các hướng dẫn, văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục, tích cực rèn luyện các kĩ năng về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết xã hội, viết sáng kiến kinh nghiệm, rèn tính tự tin,. số lượng, kết quả các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh của giáo viên và HS ngày càng tăng lên, giáo viên dạy giỏi luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và tích cực tham gia công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi trong các đợt tập huấn, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, mạnh dạn đăng ký và tham gia thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp đạt kết quả. Nhà trường cũng đã khắc phục được những thực trạng trước đây, nhờ vận dụng tốt các giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên dạy giỏi tại trường nên số lượng, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện của HS ngày càng tăng, tạo được chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức, trách nhiệm, hiệu quả và đạt được những yêu cầu đối với giáo viên dạy giỏi hiện nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản về giáo dục hiện nay, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục mà nhà trường đặt ra trong năm học.

 

doc 30 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1171Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhằm nâng cao số lượng giáo viên dạy giỏi tại trường TH Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng giáo viên dạy giỏi ngày càng được nâng lên rõ rệt, nhà trường cũng thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi, những giáo viên dạy giỏi ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm cao hơn, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm, linh hoạt sáng tạo trong công tác dạy học, luôn tìm tòi học hỏi, tích cực trong công tác tự học tự rèn, tự phấn đấu góp phần đưa nhà trường hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị đề ra trong năm học, tạo niềm tin trong phụ huynh nói riêng và nhân dân nói chung. Trong thực tế cho thấy những giáo viên dạy giỏi thường là những giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tổ chức kỉ luật tốt, luôn đi đầu trong mọi phong trào, có chí hướng phấn đấu vươn lên, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đạt kết quả trong các cuộc thi, chất lượng giáo dục toàn diện của HS cũng cao hơn so với các lớp khác, Theo thống kê, theo dõi giáo viên dạy giỏi khi tham gia các phong trào, các cuộc thi do các cấp tổ chức đều đạt kết quả 100% : Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện, thi thiết kế bài giảng E-learning cấp huyện, thi văn nghệ, thể thao, các phong trào khác, nhìn chung đội ngũ giáo viên dạy giỏi là đội quân “Tiên phong trong mọi hoạt động của nhà trường”. Hiện nay nhà trường có đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp trường, tham gia thi cấp huyện đạt tỉ lệ 100%, có giáo viên tuổi đời, tuổi nghề còn non trẻ nhưng mạnh dạn tham gia thi cấp huyện, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng rất nhiệt tình, trách nhiệm cao, có năng lực tốt về chuyên môn song bên cạnh đó có nhiều giáo viên tuổi đời tương đối cao, có thâm niên nghề nghiệp, hàng năm lần lượt nghỉ hưu, có nhiều giáo viên dạy giỏi phải đảm nhiệm những trọng trách kiêm nhiệm khác trong nhà trường, việc tự học tự rèn, bồi dưỡng chưa tích cực, năng lực công tác còn hạn chế. Một phần do tuổi cao, có tư tưởng nghỉ chế độ nên không muốn phấn đấu, không muốn tham gia thi. 
Phòng GD&ĐT có kế hoạch chỉ đạo sát sao và đặc biệt quan tâm lĩnh vực giáo viên dạy giỏi.
BGH xác định vai trò, tầm quan trọng của giáo viên dạy giỏi nên trong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các lĩnh vực khác, đề ra các giải pháp, tổ chức thảo luận các giải pháp nhằm bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi cho đội ngũ giáo viên tiểu học. Vào đầu năm học ban giám hiệu bàn bạc, xem xét năng lực, kinh nghiệm, kết quả của giáo viên dạy giỏi năm trước để có chiến lược bồi dưỡng công tác dạy giỏi cho năm học sau, đảm bảo có đội ngũ giáo viên vùa hồng vừa chuyên.
Đội ngũ giáo viên dạy giỏi được bồi dưỡng kiến thức chính trị thường xuyên thông qua các đợt học chính trị hè dịp đầu năm học, các đợt học Nghị quyết, nên có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, nhiệt tình, trách nhiệm cao. Đại đa số chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành, không vi phạm đạo đức nhà giáo, giáo viên dạy giỏi tương đối trẻ, khoẻ, năng động, sáng tạo, yêu nghề, một số giáo viên có năng lực chuyên môn tương đối cao, có uy tín trong tập thể nhà trường, được HS tin yêu và phụ huynh quý mến, được nhà trường đánh giá cao. Trước đây đội ngũ giáo viên dạy giỏi chưa có tính bền vững: Nghỉ hưu, nghỉ chế độ, trình độ chuyên môn không đồng đều nhiều giáo viên Trung cấp chưa tích cực trong việc tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, một số giáo viên dạy giỏi phản ứng khi giao nhiệm vụ tham gia các cuộc thi, tư tưởng của một vài giáo viên dạy giỏi gần được nghỉ hưu chưa tích cực, chưa đầu tư, thêm vào đó một số lớp nhiều HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa, bố mẹ ly dị, HS khuyết tật, HS dân tộc thiểu số, có lớp 02 HS khuyết tật và thiểu năng trí tuệ, một số cha mẹ HS chưa quan tâm nhiều đến con em chủ yếu khoán trắng trách nhiệm cho nhà trường cho giáo viên dạy giỏi, dẫn đến chất lượng giáo dục HS toàn diện của học sinh giữa các lớp chưa đồng đều, việc bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi cho đội ngũ giáo viên tiểu học gặp khó khăn, năng lực ở một số giáo viên dạy chưa phát huy.
Chính những thực trạng nêu trên, trước yêu cầu về giáo viên dạy giỏi hiện nay, ngày càng được quan tâm và chú trọng, xác định được các giải pháp trước đây không phù hợp với thực tế hiện tại, sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp mới hiệu quả hơn để bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi nên tôi mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý chuyên môn đưa ra một số giải pháp tích cực nhằm bổ sung, thay thế những giải pháp trước đây chưa phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu, quy định của giáo viên dạy giỏi hiện nay. Khi vận dụng các giải pháp bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi tại trường tôi thấy số lượng và chất lượng giáo viên dạy giỏi tăng lên rõ rệt, giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu, tiêu chí của giáo viên dạy giỏi theo quy định đề ra. 
 	Đội ngũ giáo viên dạy giỏi cũng đã hiểu sâu hơn về tư tưởng, nhiệm vụ và ý thức được trách nhiệm cao hơn, xác định được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi, thể hiện nhiệt huyết trong vai trò giáo viên dạy giỏi nên vui vẻ phấn khởi đăng ký và dự thi, có ý thức tự học tự rèn tốt, luôn tìm tòi nghiên cứu các hướng dẫn, văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục, tích cực rèn luyện các kĩ năng về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết xã hội, viết sáng kiến kinh nghiệm, rèn tính tự tin,... số lượng, kết quả các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh của giáo viên và HS ngày càng tăng lên, giáo viên dạy giỏi luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và tích cực tham gia công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi trong các đợt tập huấn, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, mạnh dạn đăng ký và tham gia thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp đạt kết quả. Nhà trường cũng đã khắc phục được những thực trạng trước đây, nhờ vận dụng tốt các giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên dạy giỏi tại trường nên số lượng, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện của HS ngày càng tăng, tạo được chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức, trách nhiệm, hiệu quả và đạt được những yêu cầu đối với giáo viên dạy giỏi hiện nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản về giáo dục hiện nay, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục mà nhà trường đặt ra trong năm học.
 Thống kê số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường qua các năm học cụ thể như sau: 
Năm học
T.số GV
GV là Đảng viên
 Giáo viên dạy giỏi
Trình độ chuyên môn 
Giáo viên 
Cấp trường
Cấp huyện
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sau ĐH
2013-2014
20
06
9
02
05
12
03
0
2014-2015
20
07
10
05
12
03
0
2015-2016
18
07
12
02
06
11
01
0
2016-2017
18
09
14
07
11
0
0
2017-2018
18
09
17
04
07
11
0
0
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp.
Các giải pháp đề ra nhằm bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường tiểu học Trưng Vương, giúp giáo viên dạy giỏi nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy được năng lực sở trường công tác, giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay và sự cần thiết của giáo viên dạy giỏi trong việc giáo dục toàn diện cho HS. Mỗi giải pháp sẽ giải quyết được một vấn đề cơ bản, giúp giáo viên dạy giỏi nâng cao ý thức trách nhiệm, tự học, tự rèn, linh hoạt sáng tạo, những giải pháp này thành công sẽ góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên, nhằm nâng cao số lượng giáo viên dạy giỏi trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện của HS đạt hiệu quả cao hơn, giúp nhận thức sâu sắc hơn việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn là quan trọng và cần thiết. Giúp giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo niềm tin trong phụ huynh, HS và góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ năm học của nhà trường đề ra.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
	* Bồi dưỡng phẩm chất chính trị và các nội dung bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi
Quán triệt các chỉ thị nghị quyết của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ năm học cấp Tiểu học để giúp giáo viên dạy giỏi nắm được nhiệm vụ chính trị của năm học từ đó nâng cao nhận thức tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên dạy giỏi.
 Tổ chức học tập quán triệt các văn bản chỉ đạo chuyên môn, làm tốt công tác tuyên truyền vận động để giáo viên dạy giỏi nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm cao hơn.
- Các nội dung bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi
 Để bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi trước hết lãnh đạo phải làm tốt công tác tuyên truyền về nhiệm vụ năm học, mục tiêu giáo dục, phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà giáo, triển khai nhiệm vụ năm học, các văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo dục, TT21/2010/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ Thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên, từ đó giáo viên xác định và ý thức được trách nhiệm của giáo dạy giỏi như người mẹ hiền thứ hai của các em HS.
Thường xuyên kiểm tra giáo viên dạy giỏi thông qua nhiều hình thức để khảo sát sự tận tâm, tận tụy, hiệu quả trong công tác dạy học.
Tư vấn giáo viên dạy giỏi viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài cần quan tâm, liên quan đến chuyên môn. 
Thường xuyên khảo sát lĩnh vực hiểu biết về xã hội, các văn bản mới ban hành liên quan đến giáo dục.
Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm thông qua sinh hoạt chuyên môn, tổ chức chuyên đề.
 Tư vấn giáo viên dạy giỏi thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản liên quan đến chuyên môn và các lĩnh vực khác: TT21/2010/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ Thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông, Quyết đinh số 16/2016/QĐ-BGDĐT Chuẩn kiến thức, kĩ năng, TT30/2014/TT-BGDĐT Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, TT22 Sửa đổi bổ sung một số điều của quy định đánh giá HS tiểu học, QĐ số 14/ 2007/QĐ-BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, TT41/2010/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường tiểu học, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục đào tạo, TT 36/2009/TT-BGDĐT Ban hành Quy định kiểm tra, công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, TT 03/VBHN-BGDĐT Ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, 
Nắm bắt tâm tư nguyện vọng, thường xuyên theo dõi các hoạt động chuyên môn, giáo dục HS, kịp thời tham mưu với Hiệu trưởng tuyên dương khen thường những giáo viên dạy giỏi sau khi tổng kết hội thi, phong trào, tổng kết năm học.
Tập luyện cho giáo viên dạy giỏi các kỹ năng tự tin, nghệ thuật sư phạm, trong quá trình giảng dạy.
Thông qua sinh hoạt tổ, thường xuyên kiểm tra phần năng lực của giáo viên dạy giỏi để tư vấn kịp thời. 
Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường theo kế hoạch của nhà trường đề ra, bám sát kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học của Phòng Giáo dục, các văn bản hướng dẫn TT21/2010/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ Thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông.
Các giải pháp bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi rất quan trọng, phong phú và đa dạng, mỗi giải pháp đều có những ưu điểm, tác dụng riêng, phải phù hợp với thực tiễn, mang tính tích cực, linh hoạt và hiệu quả nên đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, học hỏi, trau dồi kiến thức.
Lãnh đạo phải năng động, sáng tạo, hiểu biết về các lĩnh vực giáo dục, không ngừng học hỏi, nghiên cứu các văn bản, thông tư để bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi có hiệu quả.
Thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp mới, phù hợp, tích cực bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên để đạt được yêu cầu của giáo viên dạy giỏi hiện nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản của giáo dục hiện nay.
* Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi cho đội ngũ giáo viên tiểu học
Ban giám hiệu Xác định đây là việc làm khó khăn nhưng không thể không làm, mà coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là nòng cốt trong mọi hoạt động. Vai trò của người lãnh đạo chủ yếu tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, luyện tập, động viên bằng nhiều hình thức cùng với sự nỗ lực của bản thân người giáo viên dạy giỏi. 
Thực hiện bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên dạy giỏi có đầy đủ các yếu tố: năng lực chuyên môn cao, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, gương mẫu, đáp ứng được các yếu cầu. Ngoài ra các tổ chức trong nhà trường từ lãnh đạo, các đoàn thể, các tổ trưởng chuyên môn, từng đồng chí giáo viên dạy giỏi phải nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng và nhiệm vụ chính trị của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên dạy giỏi là rất cần thiết, thường xuyên, đòi hỏi các tổ chức, cá nhân khắc phục mọi khó khăn để thực hiện việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm hàng đầu của Ban lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên phải quyết tâm làm tốt công tác này.
* Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi 
Ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên dạy giỏi, phân công kiểm tra, theo dõi, đánh giá, phân loại chính xác đội ngũ giáo viên dạy giỏi với các bước sau:
- Phân loại chất lượng của đội ngũ giáo viên: 
Vào đầu năm học, Ban giám hiệu triển khai nhiệm vụ năm học, kế hoạch tổ chức hội thi của các cấp, các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác thi giáo viên dạy giỏi, TT21/2010/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ thi giáo viên dạy giỏi: 
Căn cứ vào kết quả các hoạt động trong năm học, kết quả các cuộc thi, thông qua theo dõi, trao đổi với đồng nghiệp, khảo sát học sinh, so sánh mức độ tiến bộ của giáo viên đạt ở mức nào, Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra giáo viên dạy giỏi về mọi mặt để xác định năng lực, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp. 
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyen môn cho giáo viên dạy giỏi
Kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi được đưa vào kế hoạch của nhà trường, kế hoạch hoạt động chuyên môn năm, kì, tháng, tuần và thông qua cuộc họp hội đồng sư phạm, đưa vào nghị quyết hội nghị viên chức đầu năm. Phân công tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi của những năm học trước, giáo viên có bề dày kinh nghiệm công tác chuyên môn trực tiếp giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm với những giáo viên có năng lực còn hạn chế. Đặc biệt lãnh đạo nhà trường, trực tiếp là Phó Hiệu trưởng thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên giỏi bằng nhiều hình thức khác nhau. 
- Thành lập tổ bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên dạy giỏi
 Tổ trưởng tổ bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên dạy giỏi là Hiệu trưởng, tổ phó là Phó Hiệu trưởng, thành viên tổ bồi dưỡng: Các tổ trưởng tổ chuyên môn và một số giáo viên dạy giỏi của những năm học trước.
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên dạy giỏi thông qua tổ chức chuyên đề, trong sinh hoạt chuyên môn
Giáo viên dạy giỏi là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động giáo dục, đòi hỏi phải có năng lực, linh hoạt, có nghệ thuật. Không phải giáo viên dạy giỏi nào cũng có năng lực tốt mà cần phải được bồi dưỡng từ nhiều lĩnh vực, nhà trường tổ chức chuyên đề bằng nhiều hình thức giúp giáo viên dạy giỏi cùng nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm. 
Phân công giáo viên giỏi của những năm học trước có năng lực, bề dày về chuyên môn cùng Ban giám hiệu chọn nội dung và hình thức tổ chức chuyên đề, triển khai TT 21/2010/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ thi giáo viên dạy giỏi các cấp và các văn bản liên quan đến giáo dục, các sáng kiến kinh nghiệm có đề tài về công tác chủ nhiệm, chuyên môn đạt cấp huyện,.... Ví dụ: tổ chức chuyên đề nội dung "GV dạy giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS" của cô giáo Ngô Thị Minh đạt giải B cấp huyện, thực hành một số tiết dạy, trao đổi nghệ thuật sư phạm và tư vấn phần năng lực, Ban giám hiệu, giáo viên tham dự, kết thúc nội dung chuyên đề tổ chức góp ý, bổ sung, thống nhất thực hiện.
Những sáng kiến kinh nghiệm được cấp trên công nhận có đề tài về công tác chuyên môn thì Ban giám hiệu phân công giáo viên báo cáo trước buổi sinh hoạt chuyên môn, cùng nhau trao đổi, tự học tập kinh nghiệm cho bản thân.
Tích cực tham dự chuyên đề cấp cụm về công tác chuyên môn. Phó Hiệu trưởng lập kế hoạch và thực hiện chuyên đề thường xuyên trong sinh hoạt chuyên môn lồng ghép từng nội dung hoặc thực hiện chuyên đề riêng ngoài giờ học.
- Dự giờ thăm lớp: 
Thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp giúp giáo viên dạy giỏi thể hiện năng lực của mình trong mọi hoạt động, sau khi dự giờ xong có thể đóng vai HS đưa ra các tình huống để giáo viên ứng xử, kịp thời góp ý bổ sung.
* Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
Quy định tổ chuyên môn sinh hoạt: ít nhất mỗi tháng 2 lần trong đó có lồng nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên dạy giỏi trong tổ, BGH duyệt kế hoạch của tổ để chỉ đạo tổ sinh hoạt có hiệu quả.
Chọn tổ trưởng chuyên môn là người giỏi về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, có năng lực chuyên môn tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và có khả năng lãnh đạo tổ, giao quyền chủ động cho tổ trưởng để điều hành hoạt động chuyên môn, những vấn đề cần thiết sẽ kiến nghị với BGH để tìm biện pháp giải quyết kịp thời.
Nội dung sinh hoạt tổ chú trọng trao đổi thảo luận những vấn đề mới, vấn đề khó khăn trong công tác, đặc biệt nội dung các văn bản, thông tư liên quan đến lĩnh vực giáo dục, các tình huống ứng xử. 
* Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức, nhiều nội dung đối với giáo viên dạy giỏi.
Trong quá trình kiểm tra chỉ ra được ưu điểm, tồn tại, hướng khắc phục, tư vấn những vấn đề cần thiết giúp giáo viên dạy giỏi có thêm kiến thức và năng lực .
* Nâng cao công tác tự học, tự rèn, tự sáng tạo: 
Động viên giáo viên dạy giỏi tích cực trong công tác tự học, tự rèn, tự sáng tạo, tự học tự rèn bằng nhiều hình thức khác nhau: nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, về các văn bản, thông tư liên quan đến lĩnh vực giáo dục, nhà trường kịp thời cung cấp các văn bản hướng dẫn, thông tư mới nhất liên quan đến lĩnh vực giáo dục để tự nghiên cứu. 
Nhà trường căn cứ công tác tự học, tự rèn để đánh giá viên chức cuối năm.
 	* Sử dụng các biện pháp động viên, khen thưởng
Một yếu tố không thể thiếu được là nguồn động viên kịp thời, khen thưởng thích đáng đối với giáo viên dạy giỏi. Ban giám hiệu theo dõi, đánh giá kết quả đạt được về mọi mặt, kịp thời động viên những giáo viên dạy giỏi có cố gắng vượt khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tích cực bồi dưỡng năng lực chuyên môn, tập thể lớp có nhiều học sinh giỏi toàn diện.
 BGH nhà trường có chính sách động viên, khích lệ giáo viên dạy giỏi khi có thành tích đột xuất, cuối kỳ cuối năm, tôn vinh những giáo viên dạy giỏi sau mỗi cuộc thi, dịp tổng kết cuối năm học. Đảm bảo chế độ làm việc theo Thông tư 03/VBHN-BGDĐT Ban hành quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông. Thăm hỏi gia đình giáo viên khi gặp khó khăn. Việc động viên, khen thưởng là rất thiết thực và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giáo viên dạy giỏi nên nhà trường đã làm tốt công tác này.
Kết hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh để khen thưởng cho những giáo viên dạy giỏi.
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên dạy giỏi. 
- BGH nhà trường phải lập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, quan tâm đến công tác này, thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên .
- BGH, các tổ chức đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn tăng cường công tác phối kết hợp, kiểm tra, đánh giá, động viên khen thưởng kịp thời.
- Giáo viên dạy giỏi xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay, tích cực công tác tự học, tự rèn, tự sáng tạo, vận dụng linh hoạt các kiến thức hiểu biết về lĩnh vực giáo dục để đạt được hiệu quả.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Mỗi một giải pháp, biện pháp có vai trò quan trọng khác nhau, giải pháp này hỗ trợ cho biện pháp kia và ngược lại. Do đó các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau, không thể thiếu và tách rời. Trong số các giải pháp 

Tài liệu đính kèm:

  • docCO THUY.doc