SKKN Một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động trong các bài dạy Địa lí Lớp 12

SKKN Một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động trong các bài dạy Địa lí Lớp 12

Cách thức thực hiện :

Bước 1. Giao nhiệm vụ: Thực hiện trò chơi - Trả lời nhanh với 8 câu hỏi

Bước 2: Giới thiệu thể lệ trò chơi

● GV sẽ chiếu lần lượt 10 tấm hình

● HS ghi nhanh tên các đối tượng/địa danh chỉ địa hình nước ta trong ô trống tương ứng ở phiếu học tập.

● Thời gian hoàn thành 10 giây/ tấm hình

Bước 3. Thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu lần lượt các tấm hình tương ứng với các câu hỏi trả lời nhanh:

● Địa danh nghỉ dưỡng nào có tên là thành phố hoa?

● Dãy núi nào dài nhất nước ta?

● Công trình nhân tạo nào đồ sộ nhất nước có từ thời Lý, Trần?

● Tên loại công trình xuyên qua núi?

● Hiện tượng thường xảy ra miền núi do mưa lớn, không giữ được đất ở vùng

dốc?

● Tên đỉnh núi cao nhất nước?

● Tên hang động lớn nhất thế giới tỉnh Quảng Bình?

● Tên Cao Nguyên ở vùng Tây Bắc, nổi tiếng là vùng trồng chè lớn?

● Tên hình thức canh tác ở miền núi phía Bắc, là danh thắng cấp quốc gia?

● Dạng địa hình thấp, bồi tụ bởi phù sa

 

docx 59 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 240Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động trong các bài dạy Địa lí Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chơi này , GV chủ yếu có nhiệm vụ đọc câu hỏi, học
sinh trả lời xong, GV công bố đáp án , hoặc GV hỏi, HS đáp để giúp HS tái hiện hoặc củng cố kiến thức : bằng cách ghi vào giấy 1 số từ hay thuật ngữ
Nhóm trò chơi sử dụng các phương tiện trực quan: Tranh ảnh , bản đồ , sơ đồ , mô hình . Với các trò chơi này, GV sử dụng các phương tiện trực quan như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình kết hợp với việc tổ chức một trò chơi nào đó để thực hiện hoạt động khởi động bài học.
Nhóm trò chơi có sử dụng công nghệ : trò chơi mảnh ghép bí mật , đuổi hình bắt chữ, giải ô chữ... Để thực hiện được các trò chơi sử dụng công nghệ , GV cần chuẩn bị kĩ lưỡng bài học bằng các slide qua sự hỗ trợ của phần mềm powerpoit và các phương tiện dạy học như máy tính xách tay, máy chiếu ...
Sau đây chúng tôi xin trình bày một số ví dụ minh họa khi tổ chức trò chơi để thực hiện hoạt động khởi động trong các giờ dạy địa lí lớp 12.
Ví dụ minh họa khởi động bài học bằng trò chơi .
Ví dụ 1 : Khởi động Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi ( tiếp ) , bằng trò chơi dùng lời: “Đoán từ”
Mục tiêu:
- Thông qua trò chơi đoán từ giúp HS biết được khái quát một số đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Từ đó GV liên hệ , dẫn dắt vào bài mới.
Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác
Cách thức thực hiện:
- Bước 1: Giới thiệu trò chơi
+ GV có 10 từ khóa như sau:
Trò chơi đoán từ
Phù sa	Châu thổ	Đê	Lũ	Bồi tụ Đất mặn	Cát	Hẹp ngang	Ven biển	Đồng Tháp Mười
+ Rút thăm ngẫu nhiên 2 HS lên thi đấu
+ Các HS còn lại gợi ý để cả 2 HS cùng đoán từ
+ Lưu ý người gợi ý không được lặp từ, tách từ
- Bước 2: Tiến hành trò chơi
+ GV chiếu từ khóa
+ Rút thăm ngẫu nhiên HS bên dưới gợi ý
+ Cả 2 cùng trả lời xem ai nhanh hơn và đúng hơn/trả lời trên giấy A3
Bước 3: GV tổng hợp, công bố kết quả
Bước 4: HS dựa vào các từ khóa để kết nối, GV liên hệ vào bài như sau : Qua trò chơi trên ta thấy những đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng nước ta như đồng bằng châu thổ với đất phù sa, đồng bằng ven biển với đất cát , đất mặn Vậy nước ta có các dạng địa hình cơ bản nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài học hôm nay.
Ví dụ 2 : Khởi động Bài 14. “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên “bằng trò chơi dùng lời -“ Hiểu ý đồng đội “
Mục tiêu:
Tạo không khí vui vẻ, sinh động giong giờ học
Nhớ được các thuật ngữ liên quan về tài nguyên rừng, đất và sinh vật Từ đó giúp HS biết được những kiến thức liên quan đến bài mới : thực trạng, các giải pháp chủ yếu để sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
Cách thức thực hiện :
- Bước 1: GV hướng dẫn luật chơi : “Hiểu ý đồng đội”
+ GV chọn ngẫu nhiên 3 cặp lên bốc thăm lượt thi.
+ Thể lệ: Mỗi cặp lên thi sẽ bốc thăm 1 chủ đề (Không báo trước). Mỗi chủ đề có 5 từ hoặc cụm từ liên quan chủ đề. Trong thời gian 1,5 phút 1 bạn sẽ dùng lời để diễn đạt cho đồng đội đoán đúng từ hoặc cụm từ đó. Lưu ý, không được dùng từ đồng nghĩa, hoặc ký hiệu, ám hiệu khácTừ nào khó có thể bỏ qua, còn thời gian sẽ quay lại đoán tiếp. Hết thời gian, đội nào đoán được nhiều từ nhất đội đó thắng. Trong trường hợp số từ bằng nhau thì ai hoàn thành sớm hơn thì thắng hoặc ai bị phạm quy ít hơn sẽ thắng.
+ Chủ đề: Rừng; sinh vật; đất.
Rừng
Sinh vật
Đất
Cháy rừng
Rừng trồng
Khai thác bừa bãi
Lâm tặc
Phủ xanh đất trống đồi trọc
Đa dạng sinh học
Tuyệt chủng
Sách đỏ
Ô nhiễm môi trường nước
Suy thoái
Nhiễm mặn
Nghèo dinh dưỡng
Cải tạo đất
Định canh, định cư

Bước 2: GV chọn 1 em lên làm MC , 1 thư ký và 1 trọng tài.
Bước 3: Tiến hành trò chơi.
Bước 4: Tổng kết và GV vào bài mới như sau : Qua trò chơi trên chúng ta đã được biết đến một số thực trạng và gải pháp để sử dụng và bảo vệ một số tài nguyên thiên nhiên quan trọng của nước ta . Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đó , chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay .
Ví dụ 3 :Khởi động Bài 31. “Vấn đề phát triển thương mại và du lịch” , bằng trò chơi dùng lời -“ Tiếp sức”
Mục tiêu:
Tạo không khí vui vẻ , hứng thú cho HS
Tái hiện lại kiến thức về xuất- nhập của nước ta mà các em đã biết.
Từ những nội dung chưa biết, bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho học sinh, định hướng nội dung bài học.
Cách thức thực hiện :
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ), phổ biến luật chơi: Các thành viên trong nhóm lần lượt thay nhau lên bảng viết đáp án vào nhóm của mình, nhóm nào nhanh và nhiều phương án đúng sẽ chiến thắng, cộng 1 điểm vào điểm 15 phút.
Bước 2: GV chia nhiệm vụ cho 4 nhóm:
Nhóm 1: Kể tên các mặt hàng nước ta đang nhập khẩu nhiều hiện nay. Nhóm 2: Kể tên các mặt hàng nước ta đang nhập khẩu nhiều hiện nay. Nhóm 3: Kể tên các quốc gia là thị trường xuất khẩu của nước ta.
Nhóm 4: Kể tên các quốc gia là thị trường xuất khẩu của nước ta.
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ: HS các nhóm nhanh chóng lên bảng ghi câu trả lời,các HS lần lượt thay nhau để bổ sung đáp án. HS hoàn thành nhiệm vụ trong 2 phút
Bước 4: GV đánh giá câu trả lời của các nhóm, tổng hợp kết quả, lưu điểm, chỉnh sửa bổ sung và dẫn dắt vào bài. Qua trò chơi, các em đã có những hiểu biết nhất định về ngành ngoại thương nước ta, vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em có những kiến thức đầy đủ hơn về ngành thương mại và du lịch của nước ta .
Ví dụ 4: Khởi động Bài 6: “Đất nước nhiều đồi núi” bằng các tranh ảnh kết hợp trò chơi “Trả lời nhanh”.
Mục tiêu:
Liệt kê nhanh một số địa danh núi nổi tiếng Việt Nam
Gọi tên được một số dạng địa hình
Phát biểu nhanh một số đặc điểm chung của địa hình nước ta
Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tài nguyên vùng núi
Từ những nội dung chưa biết, bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho học sinh, định hướng nội dung bài học.
Cách thức thực hiện :
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Thực hiện trò chơi - Trả lời nhanh với 8 câu hỏi
Bước 2: Giới thiệu thể lệ trò chơi
GV sẽ chiếu lần lượt 10 tấm hình
HS ghi nhanh tên các đối tượng/địa danh chỉ địa hình nước ta trong ô trống tương ứng ở phiếu học tập.
Thời gian hoàn thành 10 giây/ tấm hình
Bước 3. Thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu lần lượt các tấm hình tương ứng với các câu hỏi trả lời nhanh:
Địa danh nghỉ dưỡng nào có tên là thành phố hoa?
Dãy núi nào dài nhất nước ta?
Công trình nhân tạo nào đồ sộ nhất nước có từ thời Lý, Trần?
Tên loại công trình xuyên qua núi?
Hiện tượng thường xảy ra miền núi do mưa lớn, không giữ được đất ở vùng
dốc?

Tên đỉnh núi cao nhất nước?
Tên hang động lớn nhất thế giới tỉnh Quảng Bình?
Tên Cao Nguyên ở vùng Tây Bắc, nổi tiếng là vùng trồng chè lớn?
Tên hình thức canh tác ở miền núi phía Bắc, là danh thắng cấp quốc gia?
Dạng địa hình thấp, bồi tụ bởi phù sa
Đà Lạt	Trường Sơn	Đê	Hầm
Sạt lở	Fansipan	Sơn Đoòng
Mộc Châu	Ruộng bậc thang	Đồng bằng Bước 4. Đánh giá: GV công bố đáp án, HS chấm chéo kết quả và báo cáo HS chốt nhanh và thông tin liên quan
HS nào đúng trọn vẹn các đáp án, GV cho điểm và dẫn dắt vào bài học mới như sau : Qua trò chơi vừa rồi, các em đã được biết một số địa danh nổi tiếng của nước ta như cao nguyên Mộc Châu , ruộng bậc thang, Đà Lạt, Fansipangđó chính là các địa danh thuộc địa hình đồi núi, ; hay cánh đồng lúa rộng lớn chính là địa hình đồng bằng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm địa hình nước ta.
Ví dụ 5: Khởi động Bài 32. “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng” , bằng các tranh ảnh về vùng Đồng Bằng sông Hồng kết hợp trò chơi “ Đôi bạn hiểu nhau”
Mục tiêu:
Kiểm tra bài cũ
Tạo hứng thú học tập và tiếp thu kiến thức cho học sinh.
Phát huy năng lực tìm kiếm, xử lí thông tin và thuyết trình trước đám đông
Cách thức thực hiện :
- Bước 1: GV nêu thể lệ trò chơi
+ GV sẽ cho HS 5 từ khóa- hình ảnh/1 cặp thi đấu để mô tả (Lưu ý: không dùng tiếng Anh, dùng trùng từ trong từ khóa)
+ 1 Hs quay lại về phía dưới lớp để đoán từ khóa
+ 1 HS quay mặt lên bảng để xem hình/ từ khóa
- Bước 2: HS chơi trò chơi
Thủy điện Sơn La
Chè
Vịnh Hạ Long
Đồng bằng
Đông dân

GÓI SỐ 2
Hoàng Liên Sơn
Rét đậm, rét hại
Con trâu
Lăng Bác
Lúa nước

Bước 3: GV đánh giá quá trình tương tác và hiểu bài cũ- chuẩn bị bài mới của
HS
Bước 4: GV công bố kết quả, tuyên dương các em xuất sắc và dẫn dắt vào bài
bằng cách cho HS xác định những hình ảnh nào nói về đặc điểm vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ , hình nào của Đồng bằng sông Hồng.
Ví dụ 6: Khởi động Bài 41. “Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng Bằng sông Cửu Long” bằng video kết hợp trò chơi “ Ai nhanh hơn “
Mục tiêu:
Tạo không khí vui vẻ, thư giãn cho HS.
Biết được những đặc điểm khái quát về Đồng bằng sông Cửu Long.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng khai thác kiến thức từ các phương tiện truyền thông.
Từ những nội dung chưa biết, bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho học sinh, định hướng nội dung bài học.
Cách thức thực hiện :
Bước 1: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn luật chơi Câu hỏi:
Trong đoạn trích bài hát “Về miền Tây”
Chúng ta đi qua những địa danh nào?
Nói đến những đặc điểm nổi bật nào của Đồng bằng sông Cửu Long?
Bước 2: HS xem clip và ghi các đáp án trong thời gian tối đa là 2 phút.
Bước 3: Giáo viên mời 4 bạn học sinh bất kì tham gia trò chơi“ Ai nhanh hơn”, bằng cách lên bảng ghi đáp án trong thời gian 30 giây. HS nào hoàn thành câu trả lời nhanh nhất và nhiều đáp án đúng sẽ giành điểm cao nhất .
Bước 4: Gv công bố kết quả của trò chơi và dẫn vào bài như sau : Qua bài hát Về miền Tây , chúng ta đã được biết đến các địa danh quen thuộc cũng như những đặc điểm nổi bật nhất về thiên nhiên và con người miền Tây hay còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về vùng kinh tế này
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ví dụ 7 : Khởi động bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ( tiếp theo)bằng trò chơi sử dụng công nghệ - “Ô chữ “
* Mục tiêu:
Ôn lại kiến thức cũ về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí trong chương trình lớp 10 và ảnh hưởng của vị trí địa lí Việt Nam.
Dẫn dắt , liên hệ bài mới.
* Cách thức thực hiện :
Bước 1: GV chia lớp thành 2 dãy để thi đua và phổ biến thể lệ trò chơi
Bước 2: Chọn MC và thư kí
Bước 3: Chơi trò chơi, MC và thư kí tổng kết điểm, tuyên dương

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_cach_thuc_to_chuc_hoat_dong_khoi_dong_trong_cac.docx
  • pdfVõ Thị Thái Hiên_ Nguyễn Thị Kim Sương_ Phạm Thị Vân Anh-THPT Nam Đàn 1-Địa lí.pdf