SKKN Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một

SKKN Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một

Khi phát thời khóa biểu cho học sinh, giáo viên hướng dẫn cách sử dụng, đọc qua các mục cho học sinh hiểu: Thứ, buổi, buổi nghỉ và cho các em thực hiện thử một lần trên lớp. Từ những hình ảnh kèm theo bên dưới môn học mỗi ngày, học sinh có thể tự soạn đầy đủ sách vở cho mình trước khi đến lớp mà không cần sự giúp đỡ của người thân.

- Ngoài việc soạn sách vở, giáo viên nhắc nhở học sinh xếp sách vở đúng theo thứ tự từ trên xuống dưới của mỗi ngày, bảng con để ở cuối cùng. Khi đến lớp các em sẽ lấy theo đúng thứ tự đã xếp bỏ vào hộc bàn, học xong môn nào, xếp sách, vở môn đó vào cặp. Việc làm này tuy nhỏ nhưng khắc phục được việc đến tiết học các em sẽ lục tung cặp để tìm, gây mất thời gian, mất trật tự trong lớp học, ngoài ra sẽ tránh được việc để quên, thất lạc sách vở khi ra về.

- Ở thời gian đầu thực hiện, phụ huynh chỉ cần kiểm tra lại xem các em đã sắp xếp đúng hay chưa để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

- Chúng ta có thể hiểu được tâm lí của học sinh khi mới bước vào buổi học các em sẽ hứng thú, tích cực hơn những tiết học cuối. Theo khảo sát thực tế, tôi nhận thấy hầu hết học sinh thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt bởi môn Toán viết ít, đọc ít và có kết quả rõ ràng, môn Tiếng Việt thì viết nhiều: viết Tập viết, viết Chính tả, viết bảng con dẫn đến tình trạng lười học. Hiểu được điều này, khi làm Thời khóa biểu cho lớp, tôi sắp xếp các môn học Toán và Tiếng Việt phù hợp với tâm lí, sở thích của các em. Vào buổi sáng, ở những tiết cuối, khi cơ thể cảm thấy không còn nhiều năng lượng lại học những môn học không thuộc sở thích các em, điều này chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng môn học, tôi xếp học môn Tiếng Việt trước môn Toán sau. Vào buổi chiều, ở đầu tiết các em thường hay buồn ngủ, tôi xếp học môn Toán trước và Tiếng Việt sau.

 

docx 25 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 5783Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thần đoàn kết giữa các học sinh với nhau. 
 Ví dụ: Nhằm giúp các em ghi nhớ tên bạn mình, mạnh dạn trước đám đông, sau khi cả lớp giới thiệu, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Bắn tên”.
- Nam: “Bắn tên, bắn tên”
- Cả lớp: “Tên gì? Tên gì?”
- Nam: “Tên Vy, tên Vy.”
- Vy: “Bắn tên, bắn tên.”(tương tự như bạn Nam nhưng sẽ nêu tên một bạn khác không trùng với tên bạn mình nêu trước đó).
Đối với việc tham quan trường học, tôi tổ chức cho học sinh tham quan xung quanh trường học, giới thiệu và nêu chức năng các phòng như: phòng thư viện, phòng thiết bị, phòng giáo viên, công trình vệ sinh, các lớp học giúp các em hiểu hơn về môi trường học tập mới, mạnh dạn ra ngoài giao lưu với các bạn ngoài lớp và các anh chị lớp trên.
Khi các em đã ổn định tâm lí, đã cảm thấy được sự thân thiện của môi trường học tập mới, chúng ta sẽ lấy đó làm bước đà cho việc hình thành, rèn luyện nề nếp học tập ban đầu, đó cũng chính là yếu tố góp phần thành công cho quá trình học tập và rèn luyện sau này.
	2. Xây dựng nội dung để lập kế hoạch hình thành nề nếp học tập cho học sinh.
	Nhằm đạt được mục tiêu xây dựng nề nếp học tập, giáo viên cần xây dựng kế hoạch hình thành và rèn luyện nề nếp học tập thường xuyên và lâu dài. Việc xây dựng kế hoạch cần thực hiện một số nội dung như sau: 
Bảng 2: Các nội dung cần xây dựng trong kế hoạch chủ nhiệm.
STT
NỘI DUNG
CÁCH THỰC HIỆN
THỜI GIAN
CHUẨN BỊ
1
Giới thiệu quy mô trường lớp cho học sinh. 
Giới thiệu các môn học của học sinh lớp Một.
- Tham quan thực tế các phòng học, phòng phụ trợ,
- Yêu cầu học sinh mang bộ sách lớp Một để cho học sinh lấy sách theo yêu cầu của giáo viên.
- Đầu năm học.
- Đầu năm học.
- Bộ sách lớp 1.
1
Quán triệt việc đi học đầy đủ và đúng giờ.
- Cho học sinh học nội quy vào thời gian đầu.
- Phối hợp với phụ huynh cùng thực hiện vì đa số học sinh lớp 1 được ba mẹ đưa đón.
- Quán triệt vào đầu năm học.
- Nhắc nhở khi cần thiết.
2
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập trước khi đên lớp; biết cách bảo quản đồ dùng học tập.
- Giới thiệu các loại sách, vở.
- Hướng dẫn học sinh tự thực hiện theo thời khóa biểu bằng hình ảnh.
- Hướng dẫn cách bảo quản bút: đậy nắp sau khi viết xong; kiểm tra và thu dọn đồ dùng vào cặp cẩn thận sau mỗi buổi học.
- Đầu năm học.
- Hướng dẫn vào đầu năm. Nhắc nhở học sinh khi cần thiết.
- Hướng dẫn vào đầu năm. Nhắc nhở học sinh khi cần thiết.
- Chuẩn bị rổ đựng đồ dùng trên lớp.
- Trang trí hình ảnh đồ dùng ở góc học tập.
3
Rèn luyện thói quen giơ tay phát biểu khi có ý kiến, không nói leo.
- Cho học sinh biết khi nào cần giơ tay phát biểu.
- Hướng dẫn cách giơ tay phát biểu.
- Nhắc nhở học sinh không được phát biểu khi chưa có sự đồng ý của giáo viên.
- Hướng dẫn vào đầu năm và rèn luyện thường xuyên trong mỗi tiết học.
4
Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách giơ bảng con và xóa bảng đảm bảo vệ sinh.
- Hướng dẫn và thực hiện mẫu cho học sinh quan sát.
- Cho học sinh học thuộc tư thế ngồi viết, nhắc lại tư thế ngồi viết trước khi vào viết bài.
- Hướng dẫn xóa bảng nhẹ nhàng, hướng xuống đất để tránh bay bụi phấn vào các bạn.
- Hướng dẫn vào đầu năm và rèn luyện thường xuyên trong mỗi tiết học.
5
Rèn luyện thói quen thực hiện theo lệnh của giáo viên.
- Cho học sinh nghe và quan sát một số lệnh của giáo viên yêu cầu: lấy sách, lấy bảng, lấy vở, vòng tay lên bàng, đọc trơn, đọc phân tích, đọc 4 mức độ,
- Hướng dẫn vào đầu năm.
- Rèn luyện thường xuyên.
- Hình ảnh các lệnh.
6
Hướng dẫn cách giữ sách vở sạch sẽ.
- Kiểm tra việc dán nhãn tên, bao bọc sách vở của học sinh. 
- Nhắc nhở học sinh luôn giữ tay sạch sẽ trước khi viết bài.
- Nhắc nhở học sinh luôn chuẩn bị giấy lót tay khi viết bài.
- Đầu năm học.
- Nhắc nhở thường xuyên. 
- Theo dõi, nhắc nhở thường xuyên.
7
Phân loại mức độ học tập của học sinh
- Từ kết quả nhận bàn giao ở mầm non, qua một tháng học tập, giáo viên tổ chức phân loại học sinh tạm thời theo các nhóm: Chăm học, lười học, tiếp thu bài tốt, chậm tiếp thu bài
- Đầu năm học.
8
Hình thành kĩ năng nhận xét và tự nhận xét.
- Hướng dẫn học sinh tự nhận xét mình từ kết quả đã có của giáo viên.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn bằng vốn hiểu biết của mình.
- Hình thành và rèn luyện trong quá trình học tập.
9
Quán triệt việc học tập ở nhà.
- Nhắc nhở học sinh viết bài, ôn lại bài đã học.
- Liên hệ với phụ huynh theo dõi việc học tập của học sinh.
- Hình thành thói quen ở thời gian đầu.Kiểm tra việc thực hiện trong quá trình học.
10
Thực hiện công tác phối hợp
- Thành lập Ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể
- Phối hợp với Ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.
- Thành lập vào đầu năm học, có thể thay đổi sau 2 tháng.
- Phối hợp thường xuyên và lâu dài.
	Bên cạnh đó, giáo viên luôn chuẩn bị một cuốn sổ tay ghi lại sự tiến bộ cũng như những biểu hiện bất thường cần khắc phục của học sinh để thuận tiện cho việc theo dõi, giúp đỡ học sinh.
Việc xây dựng các nội dung trên là cơ sở để giáo viên thực hiện tất cả các việc theo thời gian đã vạch ra, tránh trường hợp bỏ sót một nội dung nào đó hoặc không rèn luyện thường xuyên. Đây còn là bước mở đầu cho hành trình xây dựng và rèn luyện nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.
3. Nắm bắt tâm sinh lí, phát huy hiệu quả phương pháp trực quan.
Việc nắm bắt cũng như hiểu được tâm lí của từng học sinh và tâm lí lứa tuổi là rất cần thiết trong giáo dục học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.
Với giải pháp này, tôi thực hiện đổi mới trong một số nội dung sau:
3.1 Chuẩn bị và bảo quản sách vở, đồ dùng học tập khi đến trường.
Với học sinh lớp Một, tư duy của các em chủ yếu là tư duy trực quan, việc quan sát hình ảnh sẽ là phương pháp tối ưu nhất trong thời gian này. Ở giai đoạn đầu năm học các em còn chưa phân biệt được sách, vở, đồ dùng học tập, chưa nắm được tên các môn học và 100% học sinh đều nhờ ba mẹ, người thân giúp đỡ. Để giúp HS tự mình chuẩn bị, phát huy năng lực tự phục vụ của học sinh tôi thực hiện việc làm quen bằng phương pháp quan sát trực quan.
Trước khi đến lớp, các em cần soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. Để học sinh tự thực hiện được, ngày đầu năm học tôi phát mỗi học sinh một Thời khóa biểu có hình ảnh kèm theo và hình ảnh các đồ dùng học tập để học sinh nhận biết và chuẩn bị.
Ví dụ 1: Để soạn sách vở trước khi đến lớp, các em sẽ quan sát Thời khóa biểu sau:
THỜI KHÓA BIỂU _LỚP 1D
9 buổi/tuần
(Áp dụng từ ngày 28/08/2017)
BUỔI
TIẾT
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
SÁNG
1
HĐTT
Tiếng Việt
Đạo đức
Toán
Tiếng Việt
2
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Âm nhạc
Tiếng Việt
Tiếng Việt
3
Tiếng Việt
Toán
TN&XH
Tiếng Việt
Thể dục
4
Toán
Mĩ thuật
Thủ công
Toán
HĐTT
CHIỀU
1
Toán
Toán
Toán
Toán
Nghỉ
2
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
3
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
- Khi phát thời khóa biểu cho học sinh, giáo viên hướng dẫn cách sử dụng, đọc qua các mục cho học sinh hiểu: Thứ, buổi, buổi nghỉvà cho các em thực hiện thử một lần trên lớp. Từ những hình ảnh kèm theo bên dưới môn học mỗi ngày, học sinh có thể tự soạn đầy đủ sách vở cho mình trước khi đến lớp mà không cần sự giúp đỡ của người thân. 
- Ngoài việc soạn sách vở, giáo viên nhắc nhở học sinh xếp sách vở đúng theo thứ tự từ trên xuống dưới của mỗi ngày, bảng con để ở cuối cùng. Khi đến lớp các em sẽ lấy theo đúng thứ tự đã xếp bỏ vào hộc bàn, học xong môn nào, xếp sách, vở môn đó vào cặp. Việc làm này tuy nhỏ nhưng khắc phục được việc đến tiết học các em sẽ lục tung cặp để tìm, gây mất thời gian, mất trật tự trong lớp học, ngoài ra sẽ tránh được việc để quên, thất lạc sách vở khi ra về.
- Ở thời gian đầu thực hiện, phụ huynh chỉ cần kiểm tra lại xem các em đã sắp xếp đúng hay chưa để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
- Chúng ta có thể hiểu được tâm lí của học sinh khi mới bước vào buổi học các em sẽ hứng thú, tích cực hơn những tiết học cuối. Theo khảo sát thực tế, tôi nhận thấy hầu hết học sinh thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt bởi môn Toán viết ít, đọc ít và có kết quả rõ ràng, môn Tiếng Việt thì viết nhiều: viết Tập viết, viết Chính tả, viết bảng con dẫn đến tình trạng lười học. Hiểu được điều này, khi làm Thời khóa biểu cho lớp, tôi sắp xếp các môn học Toán và Tiếng Việt phù hợp với tâm lí, sở thích của các em. Vào buổi sáng, ở những tiết cuối, khi cơ thể cảm thấy không còn nhiều năng lượng lại học những môn học không thuộc sở thích các em, điều này chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng môn học, tôi xếp học môn Tiếng Việt trước môn Toán sau. Vào buổi chiều, ở đầu tiết các em thường hay buồn ngủ, tôi xếp học môn Toán trước và Tiếng Việt sau.
Ví dụ 2: Đối với việc chuẩn bị đồ dùng học tập, cũng bằng phương pháp trực quan, tôi chuẩn bị mỗi học sinh một trang hình ảnh về các đồ dùng học tập để các em tự chuẩn bị ở nhà. 
- Vào đầu giờ học, trước khi vào giờ học, tôi cho 2 phút để học sinh chuẩn bị đồ dùng vào một cái rổ đặt giữa bàn. Việc chuẩn bị này giúp các em dễ dàng lấy đồ dùng khi cần, không mất thời gian tìm và tránh trường hợp rơi và hỏng đồ dùng.
Hình 1: Lớp 1D trong giờ Tập viết
- Sau mỗi giờ học, trước khi ra về, tôi cho học sinh 2 phút thu dọn và kiểm tra đồ dùng học tập. Ở giai đoạn đầu, các em còn hay quên đồ dùng và không nhớ mình có những đồ dùng gì.Để khắc phục điều này, ngay ở góc học tập, tôi trang trí các đồ dùng học tập để các em có thể nhìn đó và kiểm tra đồ dùng trước khi ra về.
Hình 2: Góc học tập lớp 1D
Với việc thực hiện giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh tích cực, tự giác chuẩn bị và bảo quản sách vở, đồ dùng của mình mà không phụ thuộc vào người thân.Từ đó dần hình thành cho các em năng lực tự phục vụ, tự quản, phát huy tối đa năng lực của các em.
3.2 Làm quen, thực hiện theo các kí hiệu, hiệu lệnh của giáo viên.
Với học sinh lớp Một, ở tuần học đầu tiên là tuần làm quen, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu và ghi nhớ các kí hiệu, lệnh ngay trong tuần này như lệnh: Lấy bảng, lấy sách, đọc các mức độ, đọc trơn, đọc phân tích, lệnh giơ bảng con, đọc bảng con, Việc làm này giúp cho sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh được thuận lợi, thoải mái và nhịp nhàng hơn trong quá trình học tập lâu dài. Đây là lần đầu tiên các em được làm quen với các kí hiệu, lần đầu được nghe các lệnh khi học tập, vậy giáo viên cần làm thế nào để các em dễ ghi nhớ và chú ý thực hiện theo. Với sự thuận lợi của hình ảnh trực quan, tôi thực hiện cho học sinh quan sát bằng những hình vẽ có liên quan, gợi nhớ cho các em hiểu được mục đích của giáo viên cần các em làm gì.
Qua tìm hiểu thực tế ở một số lớp học cũng như trường học khác, đại đa số giáo viên sử dụng các chữ cái để lệnh cho học sinh lấy đồ dùng: Lấy sách: kí hiệu chữ S, lấy vở: kí hiệu chữ V, lấy bảng: kí hiệu chữ B. Với việc làm này, những học sinh chưa thuộc chữ cái, hoặc ghi nhớ chậm sẽ rất khó nhớ và khó có thể làm theo. Hiểu được điều này, cũng bằng những chữ cái đó, tôi thêm vào một số hình vẽ gợi mở, tạo điều kiện cho tất cả đối tượng học sinh đều hiểu và thực hiện được.
Ví dụ: 
- Kí hiệu lấy sách, vở, tôi vẽ hình trang sách, vở: & một bên ghi chữ cái S hoặc V, và một bên ghi số trang cần mở.
- Kí hiệu lấy bảng là một hình chữ nhật tượng trưng cho cái bảng có ghi chữ cái B.
Hình 3: Các lệnh hỗ trợ học tập
- Kí hiệu đọc theo 4 mức độ: Sử dụng hình các mặt cười từ to đến nhỏ dần thể hiện 4 mức độ đọc: To – nhỏ - nhẩm – thầm. Việc sử dụng những hình ảnh sinh động tạo được sự hứng thú cũng như chú ý của học sinh khi giáo viên lệnh đọc.
- Lệnh đọc trơn: Đưa thước nằm ngang thể hiện việc đọc không tách tiếng. Lệnh đọc phân tích: đặt thước dọc, nằm giữa phần đầu và phần vần thể hiện việc đọc theo cơ chế tách đôi.
Đọc trơn	 Đọc phân tích
Hình 4, 5: Lệnh đọc trơn và đọc phân tích.
3.3. Rèn luyện ngồi học đúng tư thế ngồi.
Không như ở Mẫu giáo, bước vào lớp Một các em mang trên mình nhiệm vụ học tập là chính. Việc ngồi bàn học chiếm 90% thời gian đến lớp, chính vì vậy, việc rèn luyện cho học sinh ngồi học đúng tư thế là việc làm quan trọng, giúp cho quá trình học tập diễn ra thuận lợi, phòng chống một số bệnh tật về xương, mắt. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ở lứa tuổi năng động, không ngồi yên được lâu thì việc rèn luyện cho học sinh ngồi đúng tư thế là một điều không dễ dàng. Các em thường ngồi hướng quay ngang sang bạn bên cạnh, cúi mặt, nằm dài lên bàn, gác chân lên bàn,Để khắc phục điều đó, ngay từ đầu năm học, tôi hướng dẫn cho các em biết tư thế ngồi học đúng: Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 20cm – 30cm, hai chân song song thoải mái. Cùng với đó, tôi hướng dẫn học sinh rèn luyện thường xuyên và tự nhắc lại tư thế ngồi học mỗi ngày.
Ngoài ra, để các em hiểu được tác hại của việc ngồi học không đúng tư thế, ngay ở góc học tập, tôi sử dụng một số hình ảnh về các bệnh cong vẹo cột sống, gù lưng, cận thị, để các em thấy, hiểu được và có ý thức ngồi học đúng tư thế để bản thân tránh được những bệnh đó, giúp cho quá trình học tập diễn ra thuận lợi hơn.
Hình 6, 7: Hình minh họa các bệnh có thể mắc phải do ngồi học sai tư thế.
4. Tổ chức tốt công tác phối hợp với Ban cán sự lớp, các biệt đội trong lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.
4.1 Thành lập và phối hợp với Ban cán sự lớp, các biệt đội trong lớp.
Ban cán sự lớp là lực lượng nồng cốt, giúp đỡ giáo viên thực hiện các nhiệm vụ quản lí, tổ chức lớp. Thành viên Ban cán sự lớp được thành lập thông qua việc ứng cử hoặc đề cử của giáo viên và tập thể lớp dựa trên năng lực cũng như phẩm chất của học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức thành lập Ban cán sự lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch cá nhân, theo kế hoạch, phong trào thi đua của nhà trường và của các cấp.
Để tạo cơ hội cho tất cả học sinh được phát huy năng lực của bản thân, tôi thực hiện thành lập Ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể, tổ trưởng, tổ phó, bàn trưởng. Với lực lượng này, tạo điều kiện cho đa số các em được thể hiện mình, các em chủ động, tích cực hơn trong học tập để làm gương cho các bạn và còn thể hiện sự có ích của cá nhân các em trong tập thể lớp.
Cùng với Ban cán sự lớp, giáo viên hướng dẫn Ban cán sự lớp tổ chức, quản lí việc học tập của bản thân và của các bạn. Mỗi thành viên thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, khác nhau:
- Lớp trưởng: Quản lí chung, nhắc nhở các thành viên trong Ban cán sự thực hiện nhiệm vụ, nhắc nhở cả lớp chuẩn bị và thu dọn đồ dùng học tập.
- Lớp phó học tập: Kiểm tra việc học tập của các bạn, tổ chức sinh hoạt học tập phút đầu giờ.
- Lớp phó văn thể: Tổ chức trò chơi, văn nghệ cho lớp ở các giờ giải lao.
- Lớp phó lao động: Kiểm tra việc dọn vệ sinh lớp, đôn đốc, nhắc nhở các tổ trưởng phân công nhiệm vụ dọn vệ sinh, tưới cây, cho các thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng: Quản lí chung tổ mình.
- Tổ phó: Cùng với tổ trưởng quản lí tổ, khi tổ trưởng vắng, tổ phó chịu trách nhiệm như một tổ trưởng.
- Bàn trưởng: Nhắc nhở việc chuẩn bị đồ dùng, việc học tập của bạn cùng bàn. Một tháng thay đổi bàn trưởng một lần để tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được phát huy năng lực của mình.
Bên cạnh Ban cán sự lớp, tôi thực hiện thành lập các biệt đội trong lớp như:
- Biệt đội chữ viết đẹp: Thành viên của đội là những học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch và học sinh viết tiến bộ. Nhiệm vụ của đội là rèn chữ, kiểm tra việc rèn chữ của các bạn trong lớp.Trong lớp, học sinh nào viết chữ tiến bộ, đẹp sẽ được gia nhập vào đội.
- Biệt đội giúp bạn: Thành viên của đội là những học sinh học giỏi, làm toán nhanh, chính xác, đọc tốt. Nhiệm vụ của đội là giúp đỡ những bạn làm toán chậm học tốt hơn, kiểm tra việc đọc, việc làm bài tập của các bạn trong lớp dưới sự phân công của giáo viên chủ nhiệm.
Mỗi tháng sẽ tổ chức tổng kết các biệt đội, gia nhập thành viên mới, tuyên dương khen thưởng thành viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Hình 8: Tổng kết, khen thưởng học sinh có thành tích tốt trong tháng.
	Qua quá trình thực hiện những việc như trên, tôi nhận thấy các em hứng thú với nhiệm vụ của mình, ham thích, tích cực học hỏi để làm gương cho các bạn, và cũng từ đây, nề nếp học tập của lớp được rèn luyện thường xuyên, giáo viên chủ nhiệm đỡ bớt phần nào thời gian trong việc rèn nề nếp học tập cho lớp.
	4.2 Phối hợp với giáo viên bộ môn.
	Cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm dạy các môn chuyên biệt trong lớp gồm các môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục. Tuy thời lượng các tiết học không quá nhiều, nhưng các tiết học đó vẫn cần thực hiện theo nề nếp lớp học đã xây dựng. Để làm được điều này, tôi chủ động trao đổi với giáo viên bộ môn về một số nội quy, quy tắc trong lớp học để có thể hỗ trợ rèn luyện nề nếp học tập thường xuyên và lâu dài.Ở thời gian đầu, giáo viên bộ môn còn ngại, nhưng nhờ sự kiên trì, ủng hộ, phối hợp nhịp nhàng với giáo viên chủ nhiệm nên nề nếp lớp học được rèn luyện thành thói quen trong học tập.
	Ví dụ: Giáo viên bộ môn thường xuyên hướng dẫn học sinh nhận biết sách, vở của môn học đang dạy,thường xuyên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, cách phát biểu, cách sử dụng bảng con,
Giáo viên chủ nhiệm cần quán triệt tư tưởng, suy nghĩ cho học sinh về tầm quan trọng của tất cả các môn học, không có môn nào xem nhẹ hơn môn nào, các em cần tôn trọng các thầy cô bộ môn và chăm chỉ học tập ở tất cả các môn.
4.3 Phối hợp với phụ huynh học sinh.
Ngoài việc xây dựng nề nếp học tập trên lớp thì việc xây dựng nề nếp học tập ở nhà là một việc làm tất yếu mà phụ huynh đóng vai trò quan trọng. Việc phối hợp với phụ huynh là một việc làm mà mỗi người giáo viên hay nhà trường đều thực hiện, nhưng làm thế nào để phối hợp với phụ huynh phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh khi ở nhà bởi chúng ta có thể hiểu đại đa số phụ huynh rất yêu thương, chiều chuộng con, đặc biệt khi con còn nhỏ. Ở lứa tuổi lớp Một, các em còn chưa ý thức được nhiệm vụ của mình do đó phụ huynh không kiên trì rèn luyện nề nếp học tập cho con mà thường làm thay con. Chính vì điều đó, các em thường ỷ lại vào ba mẹ và lười thực hiện nhiệm vụ của mình.Để tránh tình trạng này, giáo viên chủ nhiệm cần có những kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh khi xây dựng, rèn luyện nề nếp học tập ở nhà.
Hiện nay, đa số các phần bài học đều được giáo viên hướng dẫn và hoàn thành ngay tại lớp duy chỉ có phần Tập viết ở nhà thì hoàn thành ở nhà, tuy nhiên giáo viên vẫn thường giao việc về nhà như đọc lại bài, xem lại bài đã học, bởi đa số học sinh chỉ nghe lời cô dặn, cô dặn thì làm, không dặn thì không làm. Để rèn luyện tính chủ động học tập ở nhà cho các em, tôi phối hợp cùng phụ huynh lập thời gian biểu cho các em.Tùy vào thời gian sinh hoạt ở mỗi nhà, phụ huynh linh hoạt sắp xếp thời gian đủ để các em học Toán, học Tiếng Việt, các môn học khác. Trong thời gian biểu luôn có các nội dung thường xuyên thực hiện mỗi ngày, không cần cô nhắc các em cũng thực hiện: tập viết, đọc lại bài mới học và có các nội dung học các môn khác thì thay đổi theo thời khóa biểu.
Ví dụ: Tôi giao nhiệm vụ học Tiếng Việt ở nhà và nhắc học sinh đây là nhiệm vụ làm mỗi ngày, cô không nhắc thì vẫn tự biết thực hiện.
- Hoàn thành phần tập viết ở nhà: Trong vở Em tập viết lớp 1 có phần kí hiệu hình ngôi nhà có nghĩa là viết ở nhà, các em mở vở và tự biết phải hoàn thành bài.
- Đọc lại bài mới học 3 - 5 lần: Đối với học sinh lớp 1, ở lớp các em được làm quen, ghi nhớ vần nhưng để các em đọc thông thạo, ghi nhớ bền vững thì các em cần đọc đi đọc lại nhiều lần.
Từ việc xây dựng nề nếp ban đầu, các em chủ động hoàn thành nhiệm vụ ở nhà mà không cần giáo viên, ba mẹ hay người thân nhắc nhở. Để làm được điều này, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi, thống nhất với phụ huynh những nội dung mà giáo viên muốn rèn luyện để phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, nhắc nhở phụ huynh tránh tình trạng làm thay con mà thay vào đó, phụ huynh chỉ kiểm tra, hỗ trợ con khi thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên liên lạc với phụ huynh để theo dõi tình hình 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTRAN THI KIM HUE.THNVTROI.docx