SKKN Một số biện pháp tư vấn học đường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Yên Thành 3

SKKN Một số biện pháp tư vấn học đường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Yên Thành 3

Việc phối hợp với nhà trường ,cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, GVBM và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho HS mục đích để lồng ghép tư vấn, giáo dục cho các em một cách đồng bộ, tránh sự mâu thuẫn hay trùng lặp, có như thế mới đưa được nhiều nội dung vào tư vấn cho HS. Hiểu được điều nay nên trong quá trình lớp chủ nhiệm chúng tôi thường xuyên phối hợp với GVBM, Đoàn trường, các lực lượng xã hội khác để năng cao hiệu quả tư vấn cho HS

 Ngoài ra chúng tôi cố gắng phối hợp với cha mẹ học sinh qua các cách như sau: Thông qua sử dụng sổ liên lạc điện tử hoặc gọi điện thoại trực tiếp một tuần một lần. Nội dung xuyên trao đổi thông tin về học sinh, nâng cao nhận thức của phụ huynh về vấn đề tâm sinh lý lứa tuổi để có sự quan tâm đúng mức đến con cái, phát hiện kịp thời những biểu hiện không bình thường của các em để có sự hỗ trợ kịp thời hoặc thông qua các buổi họp phụ huynh định kỳ và những lần gặp mặt riêng phụ huynh của một số em có những biểu hiện bất thường, sai khác, nhấn mạnh vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ phải quan tâm và thường xuyên trò chuyện với con mình như những người bạn, lắng nghe con tâm sự để hiểu con cần giúp đỡ như thế nào, đối với những vướng mắc từ trường lớp, bạn bè, cha mẹ báo với GVCN để phối hợp giúp đỡ các em giải quyết.

 Rõ ràng “một cánh én không thể làm nổi mùa xuân”, muốn cho hoạt động tư vấn tâm lý đạt hiệu quả cao, người GVCN cần biết phối hợp các lực lượng giáo dục, tranh thủ sự giúp sức từ nhiều phía để tạo nên nguồn lực hỗ trợ cho học sinh mọi nơi, mọi lúc. GVCN có thể tham khảo ý kiến với những người có kinh nghiệm về vấn đề mà HS gặp phải, nhưng tuyệt đối không được biến HS của mình thành trò cười hoặc tâm điểm chú ý của mọi người. Điều đó có nghĩa là, phải tuân thủ nguyên tắc bảo mật thông tin cho HS. Vi phạm nguyên tắc này, về lâu dài, GVCN sẽ tự đánh mất lòng tin mà HS dành cho mình.

 

docx 50 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 317Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tư vấn học đường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Yên Thành 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lớn đến tâm lý, cảm xúc của người được tư vấn
Được sự quan tâm , hỗ trợ và tạo điều kiện của nhà trường chúng tôi đã có một phòng tư vấn cho HS không chỉ ở lớp mình chủ nhiệm mà còn tư vấn cho HS trong trường khi các em có nhu cầu tìm đến để tư vấn
Chúng tôi đặt tên cho phòng tư vấn là “căn phòng yêu thương”. Theo chúng tôi phòng tư vấn học đường đầu tiên phải đảm bảo sự ấm cúng, thân thiện, không gian nơi đây phải để lại ấn tượng sâu sắc cho HS khi lần đầu đến tư vấn. Nên chúng tôi cho bố trí một số sách báo, trang trí thêm một số hình ảnh vui nhộn nhẹ nhàng mà HS ưa thích, đồng thời bảo đảm không gian riêng cho các em khi có nhu cầu tư vấn. Điều mà tôi cảm nhận được HS đến phòng tư vấn tâm lý đều rất thích. Các em chia sẻ phòng không chit đẹp mà còn tạo cảm giác an toàn, nồng ấm, dễ chịu. Đó là một trong những điều chúng tôi cảm thấy tự hào bởi đã xây dựng được một điah chỉ tin cậy cho HS
 “ Lần đầu tiên em thấy một căn phòng đẹp như thế trong trường mình. Đến đây em cảm thấy rất ấm áp, thân thiện và nhẹ nhàng, mọi áp lục của em gần như được rũ bỏ. Em cảm nhận được sự chia sẻ khi đến chỗ cô để thổ lộ những câu chuyện vốn chỉ giữ cho riêng mình”, Đây là tâm sự của một HS khi đến phòng tư vấn của tôi ở trường.
2. Một số hình thức tư vấn học đường của GVCN
2.1. Tổ chức tư vấn trực tiếp giữa GVCN với HS
	*Mục tiêu:
	Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh.
	Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.
	Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.
	*Nội dung:
	Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của HS: Tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói, hướng nghiệp, quan hệ gia đình
	*Cách tiến hành
	Đây là hình thức tư vấn trong đó giáo viên trao đổi, tương tác trực tiếp với học sinh về vấn đề có liên quan đến những khó khăn mà HS đang gặp phải
	Để đạt được hiệu quả về tư vấn trực tiếp, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp: Trò chuyện, quan sát, đặt câu hỏi gợi mở vấn đề, kể chuyện, thuyết phục.Với hình thức tư vấn trực tiếp này có rất nhiều HS đã giãi bày những điều thầm kín nhất với GVCN và các em cũng gỡ bỏ được nhiều áp lực cho bản thân, tìm ra được hướng giải quyêt vấn đề phù hợp cho mình. 
	Chúng tôi với gần 20 năm ra trường, chủ nhiệm rất nhiều thế hệ học trò và chủ yếu chủ nhiệm ở lớp 12, ở những lớp có nhiều HS chưa ngoan, các em hay bỏ học, nghiện game...là những HS cuối cấp các em chịu rất nhiều áp lực đó là sự kỳ vọng của gia đình, áp lực học hành từ học hành, thi cử của GV, là chọn hướng đi phù hợp cho bản thân, là quan hệ bạn bè, người yêu...khiến các em có những biểu hiện rối lọa tâm lý rất lớn. Hiểu được điều này nên khi HS tìm đến để tư vấn chúng tôi cố gắng lắng nghe, hỗ trợ, tư vấn cho các em một cách phù hợp nhất. Có rất nhiều HS ra trường đã gửi thư cho chúng tôi nói lời tâm sự, lời cảm ơn, nhiều em viết rất xúc động, đặc biệt các em giãi bày nhờ trò chuyện với cô em mới gỡ bỏ được áp lực từ nhiều phía, để có em của hôm nay. Trong điều kiện phải giữ bí mật về HS tôi không dám đưa những bức thư, những tâm sự xuất phát từ đáy lòng của học trò lên đây, nhưng bản thân mỗi lần giở lại sổ ghi chép nhật ký tư vấn, đọc lại thư của học trò chúng tôi thấy rất vui vì tuy không phải là một nhà tư vấn được đào tạo bài bản, nhung ít nhất cũng đã tham vấn, tư vấn giúp HS để các em có một tinh thần tốt nhất để có một hướng giải quyết tối ưu, đặc biệt luôn cân bằng được bản thân, đúng vững trước mọi áp lục và sóng gió cuộc đời. Đây cũng chính là động lực lớn nhất để chúng tôi mạnh dạn tư vấn cho các HS sau này.
2.2. Tổ chức tư vấn gián tiếp giữa GVCN với HS
	*Mục tiêu:
	Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh.
	Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.
	Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.
	 *Nội dung:
	Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: Tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói, hướng nghiệp, quan hệ gia đình
	 *Cách tiến hành:
 	Thông qua nhóm facebook, zalo, tin nhắn, hoặc thiết lập đường dây nóng giữa HS và GVCN... học sinh chuyển ý kiến đề nghị tư vấn đến, GVCN tư vấn trả lời cho học sinh qua email và điện thoại, tin nhắn cho các em. 
	Hình thức tư vấn gián tiếp như thế này giúp những em có tính rụt rè, không dám hỏi trực tiếp có thể đặt câu hỏi về những vấn đề mình đang mắc phải. Tôi cung cấp số điện thoại, địa chỉ mail cá nhân và địa chỉ facebook... cho học sinh để các em tiện trao đổi. Tất cả các câu hỏi của học sinh chúng tôi cố gắng trả lời trong ngày, những vấn đề quá rắc rối, chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất sau khi tham khảo ý kiến của tổ tư vấn nhà trường, đưa ra hướng giải quyết cho HS sớm nhất.
2.3. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo các chuyên đề
	Theo kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm chủ nhiệm và làm công tác tư vấn tâm lý cho nhiều thế hệ học trò, chúng tôi thấy việc lồng ghép tư vấn qua tổ chức sinh hoạt theo chủ đề là một biện pháp lâu dài, thường xuyên, thấm dần và đem lại hiệu quả cao cho HS, mặt khác còn giáo dục cho HS nhiều giá trị sống và kỹ nắng sống để phục vụ cho các em sau này. Bởi vậy, chúng tôi đã cố gắng tổ chức giờ sinh hoạt không theo thực trạng khá phổ biến như lâu nay. Đó là GVCN chỉ tiến hành tiết học này một cách đơn giản, thậm chí sơ sài với các nội dung và tuần tự các bước khá máy móc: Ban cán sự lớp tổng kết, đánh giá hoạt động trong tuần; GVCN nhận xét đánh giá; GVCN thông báo kế hoạch tuần tới; Ý kiến của HS. Những hoạt động này chúng tôi cho HS tiến hành khoảng 10 phút thời gian còn lại chúng tôi tổ chức cho HS sinh hoạt chuyên đề. Qua đó xây dựng tập thể lớp học vững mạnh, trở thành môi trường học tập thân thiện và triển khai các nội dung giáo dục toàn diện cho HS. Sự đổi mới và sáng tạo này của GVCN đã khiến cho những giờ sinh hoạt lớp trở nên hứng thú, hấp dẫn, thiết thực quan trọng trong việc giáo dục toàn diện HS. Các bước được tiến hành như sau:
2.2.1. Xây dựng kế hoạch tư vấn tâm lý cho HS thông qua các chuyên đề
Căn cứ để lập kế hoạch: Kế hoạch tư vấn tâm lý của nhà trường trong năm, kế hoạch tư vấn của GVCN trong năm, dựa trên nội dung tư vấn tâm lỹ của tổ tư vấn và của GVCN, Tham khảo ý tưởng qua một số giáo viên, tổ tư vấn nhà trường, hỗ trợ của phụ huynh, học sinh (nếu cần) phải được sự phê duyệt của ban giám hiệu nhà trường.
Thời gian, thời lượng: Một tháng một chủ đề trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần( Tùy vào đơn vị kiến thức để bố trí thời gian cho phù hợp)
Thành phần tham gia: GVCN, HS lớp chủ nhiệm, các thành phần khác Kế hoạch cụ thể như sau
Tháng
Nội dung tư vấn
Thành phần
 tham gia
Ghi chú
Tháng 9
Bàn về phương pháp học tập

GVCN, GVBM, HS, Khánh mời (nếu có)
Có thể điều chỉnh theo kế hoạch nhà trường
Tháng 10
Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới
GVCN, HS, Khách mời (nếu có)
Có thể điều chỉnh theo kế hoạch nhà trường
Tháng 11
Quan hệ giao tiếp, ứng xử với gia đình, thầy cô và bạn bè. 
GVCN, HS, Khách mời (nếu có)
Có thể điều chỉnh theo kế hoạch nhà trường
Tháng 12
Kỹ năng sống

GVCN, HS, Khách mời (nếu có)
Có thể điều chỉnh theo kế hoạch nhà trường
Tháng 1
Tư vấn thông qua giáo dục hướng nghiệp

GVCN, HS, Khách mời (nếu có)
Có thể điều chỉnh theo kế hoạch nhà trường
Tháng 2
Tư vấn thông qua giáo dục đạo đức
GVCN, HS, Khách mời (nếu có)
Có thể điều chỉnh theo kế hoạch nhà trường
Tháng 3
Tư vấn thông qua giáo dục thẩm mỹ
GVCN, HS, Khách mời (nếu có)
Có thể điều chỉnh theo kế hoạch nhà trường
Tháng 4
Phong chống bạo lực học đường
GVCN, HS, Khách mời (nếu có)
Có thể điều chỉnh theo kế hoạch nhà trường
Tháng 5
Tôn sư trọng đạo
GVCN, HS, Khách mời (nếu có)
Có thể điều chỉnh theo kế hoạch nhà trường
 Những nội dung trên được triển khai một cách hiệu quả dưới những hoạt động trải nghiệm đa dạng như: Trò chơi, nhảy múa tập thể; luận theo chủ đề; Biểu diễn nghệ thuật; Thuyết trình, hùng biện; Xem video, bài hát, sự kiện xã hội, bài diễn thuyết chứa thông điệp, bài học cuộc sống có giá trị...
2.2.2. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo các chuyên đề
*Mục tiêu:
Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh.
Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.
Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.
*Nội dung:
Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: Tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói, hướng nghiệp, quan hệ gia đình, bạn bè, thầy cô..
*Cách tiến hành
	Chúng tôi xin được minh họa một số chủ đề trong tiết sinh hoạt của lớp 12 
	Chủ đề thứ nhất: Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới
	Để thực hiện hiệu quả chuyên đề này, GVCN mời một vài phụ huynh có kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc hoặc các giáo viên được HS yêu mến đến cùng tham gia tư vấn để các em được thoải mái bộc lộ quan điểm của mình, tạo điều kiện các em được giao lưu, trao đổi các vấn đề còn vướng mắc của bản thân. 
	 GVCN hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước ở nhà một số câu hỏi về các vấn đề bản thân đang mắc phải. Thông qua các buổi tư vấn đó, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về giới tính của bản thân, còn giáo viên cũng nắm được những vướng mắc mà học sinh mình đang mắc phải để có thể hỗ trợ các em hiệu quả nhất. 
	Chủ đề thứ hai: Quan hệ giao tiếp, ứng xử với gia đình, thầy cô và bạn bè. 
	Trong những tiết sinh hoạt lớp, GVCN hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước một số tình huống bằng câu hỏi hoặc clip phản ánh những tình huống thường xảy ra trong qua hệ giữa các em với gia đình, với giáo viên và giữa các em với nhau. Động viên học sinh mạnh dạn trả lời, bày tỏ suy nghĩ của bản thân, tham gia tranh luận, bổ sung cho nhau. Trên cơ sở hiểu được suy nghĩ của các em, để đưa ra những định hướng điều chỉnh phù hợp.
	Chủ đề thứ ba: Bàn về phương pháp học tập
 	Là những học sinh cuối cấp nhiều em dã nỗ lực lớn trong học tập nhưng kết qủa chưa cao. Nắm bắt được điều đó tôi đã phối hợp với GVBM tổ chức các tiết hội thảo dưới hình thức xêmina về phương pháp học tập. Tại đây các em được n

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tu_van_hoc_duong_nham_nang_cao_hieu_qu.docx