Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày và giáo dục vệ sinh lồng ghép vào các hoạt động có chủ đích.
- Việc lồng ghép công tác giáo dục vệ sinh vào các hoạt động có chủ đích trong từng môn học tùy theo từng chủ đề, chú trọng vào trong các chủ đề bản thân, gia đình
+ Ví dụ: Qua hoạt động khám phá khoa học “Tìm hiểu về cơ thể bé” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh qua câu chuyện “Tại ai” giúp trẻ nhớ lâu và trẻ rất thích thú. Câu chuyện có nội dung như sau: “Bạn Mũi tâm sự: “Mấy hôm nay, tôi bị ngứa như có con gì nằm ở trong đấy”. Còn Mắt thì vừa buồn vừa than: “Tôi đỏ tấy lại còn đau nhức nữa chứ. Không biết vì sao? Khi ra đường cô chủ đeo khẩu trang và kính che cho chúng mình rồi mà!”. Mũi và Mắt tìm chưa ra nguyên nhân thì Miệng lên tiếng: “Tôi nghe tâm sự của hai bạn rồi. Các bạn biết không, chỉ tại cô chủ, mấy hôm nay cô chủ cho tay làm việc nhiều quá, nào là vẽ giữa sân, xếp hình, chơi đùa với các bạn mà không chịu rửa tay còn ngoáy vào bạn Mũi, dụi vào bạn Mắt làm các bạn đau và ngứa đó thôi. Để Miệng nói với cô chủ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi chơi xong kẻo còn ảnh hưởng đến bạn Tai, bạn Bụng và cả tôi nữa đấy” Mắt còn nói thêm: “Nhờ Miệng nói với cô chủ, khi nào dùng khăn lau chúng tôi phải nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng rồi hãy lấy khăn lau nhé, kẻo chúng tôi sợ lắm rồi!”””
iáo dục môi trường cho trẻ . Tuy nhiên, để hệ thống hóa các khái niệm mang tính trừu tượng về môi trường xung quanh đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, nhạy bén trong các phương pháp giáo dục trẻ: - Giáo viên phải giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là cơ thể sạch – cơ thể bẩn, môi trường sạch - môi trường bẩn và các tác hại khi sống trong môi trường bẩn để từ đó trẻ có các nhận thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của trẻ. + Ví dụ : Cô giáo tạo tình huống làm môi trường lớp học bừa bộn có nhiều rác, đồ dùng đồ chơi không ngăn nắp . Cô cho trẻ nhận xét môi trường sạch hay bẩn. Trẻ đưa ra cách giải quyết : Trẻ tự phân công cho từng tổ, nhóm, cá nhân trực nhật và thực hiện công việc. Sau khi lao động xong cho trẻ nhận xét, so sánh môi trường của lớp học trước khi lao động với sau khi lao động . - Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, không để vòi nước chảy liên tục, thấy nước chảy tràn biết khóa vòi lại - Cung cấp kiến thức về mối quan hệ gắn kết giữa con người với động, thực vật từ đó hướng dẫn trẻ cách chăm sóc vật nuôi, cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho gia đình, nhà trường và xã hội. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt....., cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp. Một điều không thể thiếu khi giáo dục trẻ đó là giúp trẻ hiểu con người, động vật, cây cối không thể tồn tại nếu không có đất, vì vậy cần sử dụng đất như thế nào cho hợp lý và bảo vệ đất làm sao để không bị ô nhiễm. - Bên cạnh mối quan hệ giữa con người với động, thực vật, giáo viên còn giải thích cho trẻ hiểu thêm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: lợi ích và tác hại của mưa, gió, nắng để từ đó trẻ có các biện pháp phòng tránh: Trời nắng phải đội mũ, ra đường phải đeo khẩu trang, khi trời mưa phải che dù, mặc áo mưa; không chơi đùa dưới trời mưa, trời nắng. Khi trời mưa to, có sấm sét, không nên đứng dưới các gốc cây to, không cầm các vật bằng sắt. - Đưa ra kế hoạch trực nhật và lịch phân công trực nhật. - Việc đưa ra kế hoạch trực nhật và phân công trực nhật theo lịch đã kích thích tích tự giác của trẻ, giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, đồng thời tập cho trẻ có thói quen làm việc theo kế hoạch đã định. - Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thói quen trực nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân. Chăm sóc góc thiên nhiên của lớp, sắp xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện. * Biện pháp 2: Cung cấp cho trẻ vốn kiến thức,sự hiểu biết về môi trường, về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày thông qua bài thơ,bài đồng dao ,câu truyện - Trước tiên muốn cho trẻ thực hiện tốt nội dung này một cách tự giác và có ý thức tốt đối với môi trường ,bản thân giáo viên phải giải thích cho trẻ hiểu biết về môi trường về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày, bản thân tôi phải giải thích cụ thể cho trẻ hiểu lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh, hiểu về môi trường nơi trẻ hoạt động là những gì rất gần gũi với bé đó chính là lớp học, sân chơi và đồ chơi của bé. Nếu trẻ xả rác ra lớp không có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, hoặc khạc nhổ lung tung thì làm ô nhiễm đến môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe. - Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết có lợi cho sức khỏe của mình cho xã hội và cho mọi người, - Để giúp trẻ nhớ lâu về các bước rửa mặt cũng như cách đánh răng đúng phương pháp tôi đã sưu tầm các bài thơ có nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ vệ sinh môi trường. Ví dụ: Những bài thơ nói về vệ sinh môi trường : ...Tay em thoăn thoắt Nhặt rác trên đường Góc phố sân trường Đường ngang ngõ tắt Đâu cũng sạch – xanh... ” - Qua đây như một lời nhắn nhủ đến với mỗi chúng ta trong công tác bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta .Thiên nhiên đã ban tặng đến chúng ta như một món quà vô giá, không có bất cứ tiền của nào có thể mua được, nếu như chúng ta không biết trân trọng giữ gìn bảo vệ thì vẻ đẹp đó sẽ tan biến cùng với sự tàn phá của con người. - Hoặc bài thơ dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, trẻ rất thích vừa được thực hành thao tác và kết hợp đọc thơ sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn và rõ ràng hơn về cách thức vệ sinh tay: Bé mở vòi nước ra Bé úp hai tay lại Rồi lật qua lật lại Cho đôi tay ướt đều Xoa xà phòng vào tay Để cục xà phòng xuống Bé chà cho thật mạnh Để cho bọt nổi lên Rửa từ lòng bàn tay Đến cổ tay bé nhé Rửa xuống mu bàn tay Các kẽ tay ngón tay Rồi móng tay ngón tay Sau đó mở vòi nước Rửa sạch lại từ đầu Từ cổ tay xuống nhé Cho hết nhớt xà phòng Bé vuốt xuôi trên xuống Rồi búng nhẹ đôi tay Bé lấy khăn lau khô - Hoặc là bài thơ “ Rửa tay“ Mèo ơi rửa mặt Sao chỉ dùng tay Khăn vắt trên dây Sao mèo không lấy Mèo quên rồi đấy Bé chẳng thế đâu Phải có khăn lau Vừa mau, vừa sạch. - Ngoài ra tôi còn sưu tầm câu chuyện , bài hát, những băng hình để cho trẻ xem về việc giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, như câu chuyện “ Gấu con bị đau răng”. - Bài hát “ Cu Tí sún” , “Rửa mặt như mèo”đưa vào chủ đề bản thân để dạy và giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, mặt mũi. Từ những câu chuyện chuyển tải thành phim hoạt hình ngộ nghĩnh có ý nghĩa giáo dục cao như phim hoạt hình “ vương quốc răng xinh”“ cuộc phưu lưu của bác sĩ Thỏ” sẽ giúp trẻ khắc sâu hơn về kiến thức, thấy rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường từ đó trẻ có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường . - Thông qua những bài hát, bài thơ ,câu chuyện cô đã phần nào đó truyền đạt cho trẻ một số kinh nghiệm về việc vệ sinh cá nhân và vệ sinh bảo vệ môi trường.Tuy đó chỉ là một phần nhỏ trong việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhưng điều này sẽ giúp hình thành ở trẻ ý thức dần dần tự giác trong việc vệ sinh cá nhân, và hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ môi trường. * Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ thực hành vệ sinh và xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện - Việc giáo dục trẻ trong vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trưởng không phải là việc làm dễ dàng mà đòi hỏi sự nổ lực từ cả hai phía, chính vì vậy song song với việc nhắc nhở trẻ, truyền đạt kiến thức cho trẻ thì cũng cần cho trẻ được thực tế bằng việc làm thiết thực trẻ sẽ biết và nhớ lâu hơn. - Ngoài việc duy trì các hoạt động thường xuyên thì mỗi nhà trường, lớp học, giáo viên, phụ huynh và học sinh cần phải tạo cho mình ý thức thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường. Việc tận dụng môi trường ở góc thiên nhiên như thế nào để trẻ có cách ứng xử đơn giản và hiệu quả nhất, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kĩ năng ứng xử thân thiện với môi trường. - Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn.Sau đó dần dần hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rữa tay sau khi đi vệ sinh xong. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày. - Hướng dẫn trẻ cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho lớp. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp. - Tham mưu với Ban giám hiệu huy động nguồn lực để mua sắm, sữa chữa, cải tạo, bổ sung trồng cây xanh vào các bồn cây, bồn hoa, chậu cảnh và góc thiên nhiên của trường của lớp. Phát động phong trào trồng cây theo lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợiích trăm năm trồng người”, mỗi trẻ một cây nhỏ để tập chăm sóc, mỗi lớp thêm một chậu hoa, một cây cảnh, sân trường có thêm bồn hoa, nhà trường có thêm góc vườn ươm. - Tuyên truyền vận động phụ huynh cùng tham gia xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp – thân thiện. Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ trồng cây tạo con đường an toàn, xanh – sạch – đẹp dẫn tới cửa lớp. Thường xuyên trao đổi, vận động phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ thêm các nguồn cây xanh cho lớp nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ. Cho trẻ tham gia vào các buổi lao động: thực hành gieo hạt, trồng rau, tưới cây, khám phá sự nảy mầm và phát triển của cây con. - Hàng ngày cho trẻ làm quen và hình thành khả năng quan sát, tìm hiểu về cỏ cây hoa lá, con vật trong môi trường tự nhiên. Từ đó, dạy trẻ cách chăm sóc cây, cỏ, hoa lá, con vật, dạy trẻ biết lao động, yêu thiên nhiênXây dựng góc thiên nhiên nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm được nhiều hơn, dưới nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, giúp trẻ tìm hiểu khám phá cái mơi trong tự nhiên và rèn luyệnkĩ năng để có hành vi ứng xử phù hợp với môi trường. Xây dựng môi trường ở góc thiên nhiên, căn cứ vào diện tích hành lang và diện tích hiện có của lớp để bố trí nơi đặt góc thiên nhiên cho trẻ hoạt động. Tạo giàn cây bóng mát: làm giàn cao 1,5 đến 2m được nối giữa hành lang với hai cột hiên của lớp. - Qua những lần trò chuyện trong giờ đón và trả trẻ tôi thường trao đổi với trẻ : “ Ở nhà con có hay đánh răng không, đánh răng vào những lúc nào? Hoặc con rửa tay như thế nào và rửa tay bằng gì? Con giúp mẹ làm những việc gì? Khi làm xong con có rửa tay lại không?Khi thấy xung quanh con có rất nhiều rác thì con sẽ làm gì?” - Qua những lần trao đổi tôi nắm bắt được tình hình của trẻ từ đó có kế hoạch dạy trẻ thực hành vệ sinh ở trên lớp, dạy trẻ cách rửa mặt rửa tay bằng xà phòng theo quy trình cách đánh răng đúng phương pháp. - Sau khi được tập huấn về việc vệ sinh cho trẻ,được hướng dẫn các bước rửa tay sau đó cô về hướng dẫn lại cho trẻ thực hành: lúc đầu giáo viên hướng dẫn thật kỹ các thao tác các quy trình rửa tay rồi cho trẻ thực hành ứng dụng theo các bước, tiếp đến cho các nhóm thực hiện các nhóm khác quan sát cô theo dõi nhắc nhở và kiểm tra xem đã thực hiện đúng quy trình chưa.Cho trẻ xem tranh về quy trình rửa tay bằng tranh ảnh, mô hình để thực hiện đánh răng, các thao tác rửa tay rửa mặt và đánh răng được duy trì tại lớp thường xuyên và đều đặn dần đã trở thành những kỹ năng, kỹ xảo tạo cho trẻ thói quen vệ sinh tốt, nhu cầu vệ sinh của trẻ được đáp ứng đúng lúc đúng nơi, đối với những cháu kỹ năng chưa đạt giáo viên theo dõi và giúp đỡ để thực hiện đúng khi trẻ thực hành vệ sinh giáo viên phải theo dõi sát để nhắc nhở trẻ không nghịch nước, biết tiết kiệm nước không vẫy nước lung tung làm ảnh hưởng đến môi trường - Bên cạnh đó cô cần hướng dẫn thêm cho trẻ tận dụng những nguyên vật liệu phế thải như : Chai ,lọđể có thể vừa làm những đồ dùng trong lớp, hay có thể trồng cây cảnh lại vừa có thể giúp vệ sinh môi trường không vứt những chai lọ xung quanh môi trường. * Biện pháp 4 : Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày và giáo dục vệ sinh lồng ghép vào các hoạt động có chủ đích. - Việc lồng ghép công tác giáo dục vệ sinh vào các hoạt động có chủ đích trong từng môn học tùy theo từng chủ đề, chú trọng vào trong các chủ đề bản thân, gia đình + Ví dụ: Qua hoạt động khám phá khoa học “Tìm hiểu về cơ thể bé” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh qua câu chuyện “Tại ai” giúp trẻ nhớ lâu và trẻ rất thích thú. Câu chuyện có nội dung như sau: “Bạn Mũi tâm sự: “Mấy hôm nay, tôi bị ngứa như có con gì nằm ở trong đấy”. Còn Mắt thì vừa buồn vừa than: “Tôi đỏ tấy lại còn đau nhức nữa chứ. Không biết vì sao? Khi ra đường cô chủ đeo khẩu trang và kính che cho chúng mình rồi mà!”. Mũi và Mắt tìm chưa ra nguyên nhân thì Miệng lên tiếng: “Tôi nghe tâm sự của hai bạn rồi. Các bạn biết không, chỉ tại cô chủ, mấy hôm nay cô chủ cho tay làm việc nhiều quá, nào là vẽ giữa sân, xếp hình, chơi đùa với các bạn mà không chịu rửa tay còn ngoáy vào bạn Mũi, dụi vào bạn Mắt làm các bạn đau và ngứa đó thôi. Để Miệng nói với cô chủ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi chơi xong kẻo còn ảnh hưởng đến bạn Tai, bạn Bụng và cả tôi nữa đấy” Mắt còn nói thêm: “Nhờ Miệng nói với cô chủ, khi nào dùng khăn lau chúng tôi phải nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng rồi hãy lấy khăn lau nhé, kẻo chúng tôi sợ lắm rồi!””” - Trong hoạt động âm nhạc, tôi kết hợp vừa dạy hát vừa giáo dục vệ sinh cho trẻ một các nhẹ nhàng, trẻ trả lời các gợi ý tôi đưa ra một cách hứng thú. + Ví dụ: Qua bài hát “Chiếc khăn tay” nhạc và lời: Văn Tấn, tôi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách nhẹ nhàng. Qua giờ hoạt động khám phá khoa học “Một số loại quả” trong chủ đề Thế giới thực vật, tôi kết hợp giáo dục trẻ phải rửa tay trước khi ăn quả - Qua các bài học, tôi không nhũng giáo dục trẻ vệ sinh bằng lời nói mà còn sưu tầm những bài thơ cho trẻ đọc, từ đó, trẻ hứng thú và nhớ lâu hơn. + Ví dụ: Bài thơ: “Chiếc bàn chải xinh” “Bàn chải to của mẹ Lại có màu hồng tươi Bàn chải nhỏ của con In hình con gấu trúc Cứ mỗi sáng thức dậy Bé và mẹ thi đua Mẹ khen bé giỏi ghê Chải hám răng trắng bóng” hoặc qua bài thơ “Đôi mắt của em” để tránh sự lặp lại và nhàm chán cho trẻ khi lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân, tôi đã cho trẻ trò chuyện về đôi mắt nhằm giúp trẻ ý thức việc giữ gìn vệ sinh mắt + Đôi mắt giúp chúng ta những gì? + Nếu mắt bị bệnh không nhìn thấy thì điều gì sẽ xảy ra? + Muốn cho đôi mắt sáng trong veo, không bị đau, các con phải làm gì? Từ đó, không những giúp trẻ tiếp thu bài nhanh mà còn hiểu được và biết cách bảo vệ mắt : không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch, đi ra đường phải có kính bảo vệ mắt - Thường xuyên giáo dục trẻ vệ sinh ở mọi lúc mọi nơi như: trong giờ học, giờ chơi, các hoạt động vui chơi, giừo đón trẻ hay các hoạt động khácHoặc trong giờ đầu tuần, nên lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ bằng những câu chuyện ngộ nghĩnh, những bài thơ hay, gần gũi với trẻ nhằm giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ họp mặt - Trong giờ hoạt động ngoài trời , cho trẻ đi dạo chơi sân trường, cho trẻ quan sát các tranh tuyên truyền về giáo dục vệ sinh cá nhân : Chải răng đúng cách, giữ cho đôi mắt sáng khỏe, thao tác rửa tay đúng, bỏ rác đúng nơi quy định - Trước giờ ăn, nhắc nhở và cho trẻ rửa tay có sự giám sát của cô * Biện pháp 5: Kết hợp với Phụ huynh cùng kiểm tra nhắc nhở, chú trọng công tác tuyên truyền và phối kết hợp với Phụ huynh - Trên trường thì có cô giáo và các bạn là người giúp trẻ có ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường vậy ở nhà thì sao nhỉ? - Mặc dù đã thực hành ở trên lớp xong đối với trẻ mau nhớ lại mau quên do đó tôi phải kết hợp với phụ huynh động viên nhắc nhở kiểm tra hướng dẫn trẻ thực hiện đúng khi ở nhà tránh tình trạng Nước đổ lá khoai trong buổi họp phụ huynh tại lớp tôi đã kết hợp nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân- bảo vệ môi trường truyền thông đến phụ huynh, tôi trao đổi những vấn đề vì sao phải giáo dục vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường cho trẻ, cho phụ huynh biết được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh trong trường lớp Mầm non cũng như ở tại nhà, trao đổi cách rửa tay, vệ sinh cá nhân theo đúng quy trình, cách đánh răng đúng phương pháp.Làm tốt công tác vận động, hỗ trợ của Phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để Giáo viên tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động này Phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở gia đình nữa. - Sau khi trao đổi xong tôi thực hành từng thao tác rửa mặt rửa tay cũng như thực hành đánh răng đúng phương pháp, không đánh răng theo kiểu truyền thống trước đây sẽ không tốt cho răng lợi của bé. Mời phụ huynh tham dự lên thực hành thao tác cụ thể, nhờ phụ huynh thường xuyên nhắc nhở củng cố kiến thức cho trẻ khi ở nhà kiểm tra trẻ khi trẻ thực hành các thao tác rửa tay tránh qua loa đại khái. Thông qua việc trao đổi với phụ huynh và việc kiểm tra thực tế trên trẻ,tôi đã nắm bắt được phần nào phụ huynh kết hợp với giáo viên để hướng dẫn trẻ thực hiện nội dung này nhịp nhàng có hiệu quả thiết thực nhất. Song song với việc trao đổi về quy trình rửa tay tôi sưu tầm các tranh ảnh về thông điệp vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, nhất là cách phòng chống các dịch bệnh tay chân miệng, hướng dẫn cách sử dụng lau chùi sàn nhà bằng thuốc cloramin B và các hóa chất khác để vệ sinh môi trường nơi trẻ sinh hoạt hằng ngày để hạn chế các dịch bệnh lây lan trong trường học. - Tuyên truyền và phối kết hợp với Phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân, ý thức bảo vệ môi trường là một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ. Bởi, chỉ có làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo viên mới nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của quý bậc Phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để giáo viên có thể tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình. Đồng thời, cũng thông qua công tác này, Phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở cả gia đình nữa . - Song song với việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh, tôi còn thường xuyên tìm và tải trên mạng các bài báo, phóng sự về nêu cao tinh thần, ý thức việc tự chăm sóc bản thân và bảo vệ môi trường nhằm phục vụ cho công tác giáo dục trẻ ngày một tốt hơn. * Biện pháp 6: Thông qua các hoạt động trong ngày để giáo dục vệ sinh cá nhân – vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non Nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân- giáo dục bảo vệ môi trường không phải là môn học cụ thể mà là một hoạt động trong trường mầm non vì vậy khi giảng dạy hoặc tổ chức các hoạt động trong ngày tôi luôn chú ý lồng ghép việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường xuyên suốt trong các tiết học, trong các hoạt động. Sau đây là một vài ví dụ minh chứng cụ thể.việc lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân – vệ sinh môi trường vào trong các hoạt động trong ngày của tôi. a. Hoạt động ngoài trời đi dạo đi chơi - Khi đi dạo quanh sân trường quan sát cây cối, hôm đó có gió to lá bàng rụng nhiều, tôi tạo tình huống cho trẻ và giải quyết vấn đề. - Tôi nói: Ôi ! hôm nay sao lá bàng rụng nhiều thế nhỉ? - Lá bàng rụng nhiều thế này sân trường và chỗ chơi của chúng mình sẽ làm sao các con? - Chúng mình phải làm gì bây giờ ?- cả lớp cùng thảo luận và đi đến thống nhất là cùng nhặt lá sân trường, thế là trẻ vừa được dọn vệ sinh cùng cô một cách tự giác vui vẻ, như bầy chim sẻ lũ trẻ lao xao vừa thi nhau chẳng mấy chốc lá bàng được thu dọn sạch sẽ. - Khi đi dạo khung cảnh xung quanh trường học mà có rác ở sân trường ,cô có thể gợi hỏi để giúp trẻ biết cách vệ sinh bảo vệ môi trường như: Nhặc rác bỏ vào thùng rác, và hình thành ở trẻ ý thức không vứt rác bừa bãi - Hoặc là tình huống khác: khi trẻ mệt cô có thể cho trẻ ngồi nghĩ ở gốc cây và cô hỏi trẻ có mát không? Có dễ chịu không? Vậy muốn có nhiều chỗ nghĩ như thế này các con phải làm gì?Cô hướng dẫn trẻ trồng cây, gieo hạt cùng dẫm đạp lên cỏ, vườn hoa,chơi xong phải biết cất đồ dùng.Cô còn nhắc nhở trẻ khi chơi vận động không ném bóng vào tường sẽ làm bẩn tường, không vẽ bậy lên tường . - Khi trẻ hoạt động xong cô nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhận sạch sẽ trước khi vào tiết học khác. - Nội dung giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường không phải ngày một ngày hai mà phải thường xuyên được lặp đi lặp laị để hình thành trong trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ngay từ lúc còn nhỏ, thấy việc vệ sinh là rất cần thiết đối với con người. b. Hoạt động có mục đích học tập - Ví dụ: Đối với tiết dạy MTXQ với đề tài về cây xanh và môi trường tôi dạy cho trẻ thông qua tranh ảnh, hoặc có thể cho trẻ trực tiếp quan sát cây thật để giúp trẻ hứng thú hơn: - Tôi hỏi trẻ “ Chúng mình ngồi dưới gốc cây cảm
Tài liệu đính kèm: