Vốn tài liệu thư viện là những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định được xử lý theo nguyên tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao và được bảo quản.
Bảo quản vốn tài liệu là quá trình áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo sự toàn vẹn hiện trạng vật lý bình thường của tài liệu có trong kho và kéo dài tuổi thọ cho tài liệu. Mục đích là để phục vụ các yêu cầu học tập và nghiên cứu, sử dụng tài liệu trước mắt và lâu dài.
Thông tư 30/TT-LB ngày 26 tháng 7 năm 1990 của Liên bộ tài chính – giáo dục và đào tạo hướng dẫn quản lý vốn sự nghiệp đầu tư cho giáo dục phổ thông.
Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
ham gia tích cực của các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện và sự nỗ lực của bản thân năm học 2017 – 2018 tôi đã mạnh dạn tiếp tục đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Dur Kmăn”. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Tìm ra những giải pháp bảo quản vốn tài liệu tốt hơn tại thư viện trường THCS Dur Kmăn Sử dụng tài liệu được lâu dài, ít mất mát, hư hỏng, lưu giữ được vốn tài liệu của thư viện nhờ đó tiết kiệm được kinh phí bổ sung, gìn giữ di sản thành văn của dân tộc. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Trường THCS Dur Kmăn đóng trên địa bàn xã Dur Kmăl là một xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Năm học 2013 – 2014 tổng số vốn tài liệu của thư viện là 3107 bản sách, trường đang xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia do đó thư viện cũng phải đạt chuẩn. Được sự quan tâm đầu tư, chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, các cấp chính quyền địa phương, ban lãnh đạo nhà trường thư viện trường THCS Dur Kmăn đã được đầu tư xây mới, cơ sở vật chất khang trang, vốn tài liệu phong phú. Đến học kỳ I năm học 2017 – 2018 tổng số vốn tài liệu của thư viện là 4321 bản sách. Trong quá trình sử dụng sách báo, vốn tài liệu có rất nhiều yếu tố tác động đến vốn tài liệu làm cho vốn tài liệu nhanh bị hư hỏng. Trước hết cán bộ thư viện cần phải xác định được nguyên nhân làm cho vốn tài liệu bị hư hỏng đó là do điều kiện tự nhiên, môi trường (khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các loại nấm mốc, côn trùng). Tác động do người đọc sử dụng nhiều lần, sử dụng chưa đúng cách, chưa khoa học và chưa biết cách bảo quản vốn tài liệu. Vì vậy cần phải hạn chế những tác hại làm hư hỏng sách. Do đó bảo quản vốn tài liệu phải được xem xét ngay từ khâu chọn vị trí thiết kế xây dựng phòng kho thư viện, mua sắm trang thiết bị và bố trí kho bởi vì nó gắn liền với thư viện trong suốt quá trình hoạt động và tồn tại. Một là lập kế hoạch bảo quản vốn tài liệu Kế hoạch bảo quản là một quá trình đòi hỏi phải xác định các yêu cầu chung và cụ thể đối với việc quản lý các tư liệu thu thập được, xác định các trường hợp cần ưu tiên và cũng cần phải xác định rõ các nguồn vốn để thực thi. Mục đích của việc lập kế hoạch bảo quản tài liệu là xác định được một quy trình hoạt động cho phép thư viện lập được một chương trình bảo quản cho cả hiện tại và tương lai. Hơn nữa quá trình này còn giúp cho các cơ quan xác định rõ những việc phải làm và những việc không bao giờ nên làm nhờ đó vốn tài liệu được phân bổ một cách hợp lý. Kế hoạch bảo quản dựa trên các nhu cầu của thư viện và các hoạt động đặt ra để đáp ứng các yêu cầu đó. Kế hoạch bảo quản bao gồm hai bước: - Khảo sát đánh giá các nhu cầu có tính then chốt đối với việc lập kế hoạch bảo quản và phải được tiến hành trước khi soạn thảo kế hoạch. Khảo sát phải đánh giá được các chủ trương việc thực hiện và các điều kiện của cơ quan có ảnh hưởng đến công tác bảo quản, phải nêu được tình trạng chung của toàn bộ vốn tài liệu, chỉ ra được những gì cần làm để cải thiện tình trạng đó cũng như bằng cách nào để bảo quản vốn tài liệu đó lâu dài. Khảo sát phải xác định được các yêu cầu bảo quản cụ thể (điều kiện bảo quản, môi trường bảo quản, hệ thống bảo vệ và sử dụng), phải đề xuất được các hoạt động đáp ứng được các yêu cầu đó và ưu tiên thực hiện các hoạt động được đề xuất. - Việc thiết lập một kế hoạch bảo quản dài hạn phải được thực hiện bằng văn bản và phải được đưa ra ngay từ đầu năm học. Kế hoạch bảo quản phải phác thảo được những yêu cầu bảo quản của cơ quan và phải vạch ra được quy trình hoạt động cụ thể theo từng tháng, quý để đáp ứng được những yêu cầu của việc bảo quản tài liệu; phải thể hiện được vai trò và tầm quan trọng của việc bảo quản, ghi lại những hoạt động bảo quản trong hiện tại và quá khứ cũng như những nỗ lực trong tương lai. Kế hoạch đó đưa ra một khuôn mẫu để thực hiện những mục tiêu đề ra, duy trì sự liên tục, tính nhất quán qua thời gian của một chương trình bảo quản. Kế hoạch bảo quản phải dễ hiểu và phải bao quát được toàn bộ các nguồn tài liệu của cơ quan. Tùy từng cơ quan có những kế hoạch khác nhau dài hạn, phức tạp và chi tiết, có những kế hoạch ngắn ngọn đơn giản. Tuy nhiên tất cả mọi kế hoạch đều phải dựa trên kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu của từng cơ quan cụ thể. (Kế hoạch bảo quản và tu bổ sách của trường THCS Dur Kmăn) Hai là giáo dục ý thức bảo quản tài liệu cho bạn đọc Để phòng thư viện và phòng đọc hoạt động có hiệu quả, đi vào nề nếp thì đầu tiên người cán bộ thư viện phải xây dựng nội quy phòng thư viện, phòng đọc. Tất cả bạn đọc đến thư viện phải thực hiện đầy đủ, tuân thủ theo đúng nội quy đã được đưa ra. Bạn đọc sử dụng sách nhiều lần làm sách nhanh cũ, nhanh hỏng, một số bạn đọc ý thức kém khi tham gia đọc sách, hay gấp sách, xé sách, viết bẩn, tẩy xóa lên tài liệu, không giữ vệ sinh chung cho kho sách Do đó cán bộ thư viện cẩn phải kiểm tra thường xuyên tài liệu khi bạn đọc trả sách và mượn sách. Tổ chức chuyên đề trước cờ với nội dung hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo, tài liệu đúng cách và tầm quan trọng của việc bảo quản vốn tài liệu. + Phải rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với tài liệu + Không mang đồ ăn, thức uống vào trong phòng thư viện và không để đồ ăn dính vào sách. + Không gấp trang, đánh dấu vào tài liệu, không viết, vẽ bậy vào tài liệu, không cắt xé, tẩy xóa + Tài liệu phải được cất giữ trên giá, xếp sách vào kho đúng cách, không đặt tài liệu dưới đất tránh ẩm ướt, không đặt sách ở những chỗ có ánh nắng trực tiếp bởi nó sẽ làm cho sách bị cong, vênh, giấy bị phai màu, ố vàng, trang sách bị giòn Thường xuyên giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn, bảo quản tài liệu cho bạn đọc thông qua các tiết sinh hoạt chủ điểm, ngoại khóa, lồng ghép trong các tiết học, các buổi phát thanh măng non Đối với bạn đọc thiếu ý thức, vi phạm nội quy phòng đọc, phòng thư viện, quy chế bảo quản tài liệu thì cán bộ thư viện sẽ áp dụng các biện pháp hành chính (tùy theo mức độ, giá trị của tài liệu) để giảm thiểu tối đa tình trạng tài liệu bị mất mát, hư hỏng, thất thoát trong quá trình sử dụng và giữ cho sách được lâu bền. Ngoài ra cán bộ thư viện phải có tinh thần trách nhiệm cao trong việc bảo quản vốn tài liệu. Ba là vệ sinh trong phòng thư viện, kho sách Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, theo thời gian bụi bẩn sẽ bám lên sách, tủ (kệ) để sách, bàn ghế Do đó chúng ta cần phải thường xuyên vệ sinh kho sách, phòng thư viện sạch sẽ, sắp xếp khoa học, tạo môi trường trong lành sẽ thu hút bạn đọc đến thư viện ngày càng nhiều hơn, kích thích nhu cầu hứng thú đọc, số vòng quay của sách tăng lên, sách được luân chuyển nhiều. Do phòng thư viện và phòng đọc chung vì vậy cán bộ thư viện cần phải mở cửa thường xuyên tạo sự lưu thông không khí trong phòng với bên ngoài tránh ẩm thấp. (Các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện vệ sinh phòng thư viện) Bốn là phòng thư viện, kho bảo quản tài liệu Địa điểm xây dựng phòng, kho thư viện phải đảm bảo các vấn đề: Có môi trường không khí trong sạch, ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ (phòng thư viện phải cách xa khu nhà vệ sinh, nơi đổ rác). Thư viện phải được xây dựng ở vị trí trung tâm thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng tài liệu của bạn đọc cũng như công tác phục vụ của cán bộ thư viện. Không nên xây dựng phòng thư viện quá xa với phòng học và các phòng chức năng, phòng hội đồng nhà trường. Bởi vì bạn đọc đến thư viện vào các giờ nghỉ giải lao, giờ ra chơi trong thời gian rất ngắn. * Thiết bị bảo quản tài liệu Thiết bị bảo quản vốn tài liệu bao gồm tủ, giá, kệ Việc lựa chọn thiết bị để bảo quản tài liệu trong các thư viện là vấn đề quan trọng trong công tác bảo quản vốn tài liệu. Nhiều vật dụng sẵn có và đang thịnh hành có chứa những chất liệu làm sản sinh những tác dụng phụ đã góp phần làm hư hỏng tài liệu. Ngoài ra một số những điểm đặc trưng của vật liệu xây dựng cũng phá hủy và góp phần làm hư hỏng tài liệu. Vì thế cần lựa chọn những thiết bị bảo quản vốn tài liệu sao cho phù hợp, đảm bảo, có độ bền cao nhằm giúp cho tài liệu sử dụng được lâu dài. Giá, tủ sách làm bằng gỗ đã phổ biến và có truyền thống sử dụng vì những lý do về tính thẩm mỹ, tính kinh tế và dễ dàng trong lắp đặt. Để tránh khả năng làm hỏng tài liệu nên lựa chọn những loại gỗ tốt ít gây hư hại nhất và có biện pháp phòng ngừa chống mối, mọt. Tủ làm bằng kính cũng được hầu hết các thư viện sử dụng để đựng tài liệu bởi nó có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên so với gỗ thì tủ làm bằng kính dễ bị nứt, chỉ đựng được những tài liệu mỏng nhẹ, tài liệu mang tính trưng bày (Tủ sách trưng bày). Tủ, giá, kệ sách làm bằng sắt, thép, kim loại là một sự lựa chọn cho kho chứa bởi nó có độ bền, đựng được nhiều loại tài liệu và tạo sự lưu thông không khí tốt. Tuy nhiên giá được làm bằng sắt, thép cần được phủ sơn, bao bọc bên ngoài bằng các tấm kính, có cửa đóng tránh bụi bẩn, rỉ sét, chuột gián Ngoài việc lựa chọn vật liệu, thiết bị bảo quản cần được làm thật nhẵn, không có cạnh sắc và những chỗ lồi, không gây sự trầy xước, không có các đai ốc và chốt lộ ra. Thiết bị bảo quản phải đủ chắc, đảm bảo yêu cầu bền vững, tiết kiệm diện tích bảo quản để tài liệu không bị uốn cong hoặc vênh khi chứa đầy tài liệu. Các giá cần được chốt với nhau, chốt với sàn nhà để không bị lung lay khi xếp tài liệu lên. Các giá cần được thiết kế 2 mặt (giá đôi), điều chỉnh được để có thể đựng nhiều tài liệu thuộc nhiều kích cỡ khác nhau đặc biệt là những tài liệu có khổ lớn. Thiết bị bảo quản cần được thiết kế cách sàn từ 4 – 6 cm và cách tường 3 – 5 cm để tránh sự xâm nhập của mối mọt, côn trùng, ẩm thấp * Phương pháp sắp xếp, lưu giữ tài liệu Phương pháp lưu giữ tài liệu không phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của tài liệu. Tài liệu trước khi nhập vào kho phải làm vệ sinh và kiểm tra lại sự chính xác (như số trang, tình trạng tài liệu) của tài liệu. Sau đó tiến hành xử lý nghiệp vụ thư viện như vào sổ đăng kí, mô tả, phân loại, xếp giá, đưa ra phục vụ bạn đọc... Thông thường các thư viện trường học phổ thông phân loại và sắp xếp tài liệu theo số đăng kí cá biệt và theo môn loại. Tài liệu được xếp lên giá theo từng môn loại và theo từng ngăn sách riêng như sách giáo khoa, sách thiếu nhi, sách tham khảo, sách nghiệp vụ thuận tiện cho công tác phục vụ bạn đọc và bạn đọc có thể dễ dành lấy sách mà mình cần (thư viện mở). Tài liệu được xếp lên giá theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, hết giá này đến giá khác. Tình trạng để sách lộn xộn không quy củ cũng như tập trung quá nhiều sách vào một nơi sẽ nhanh chóng gây ra những hư hại cho sách. Những hộp, bao (thùng) đựng sách kém chất lượng càng đẩy nhanh quá trình hủy hoại tài liệu. Việc xử lý sách thông thường đã gây ra hư hại không thể tránh khỏi nhưng xử lý sách ẩu, xử lý sách không tốt còn dẫn đến những hư hỏng nhanh chóng và không (Tủ sách trưng bày) (Tủ sách giáo khoa dùng chung) thể khắc phục được. Trong các khu vực để tài liệu không khí nên được lưu thông tốt. Không nên đặt tài liệu dựa sát vào tường mà phải đặt cách tường ít nhất 3 – 5 cm để cho không khí lưu thông một cách dễ dàng xung quanh tài liệu và tránh ngưng đọng hơi ẩm. Nếu bắt buộc phải xếp sách sát tường thì ngăn cách bằng những tấm bìa các tông hoặc bìa nhựa để ẩm mốc không thấm vào sách. Sách phải được dựng đứng trên giá sách, không nên dựng sách tựa nghiêng về phía này hay phía kia vì sẽ làm căng bìa sách, sách sẽ bị cong, nên xếp sách đầy giá để các quyển sách không bị nghiêng. Tuy nhiên không nên xếp sách quá chặt đến mức làm sách dễ nhàu nát, hư hỏng sách khi rút sách ra khỏi giá. Nếu giá sách không đầy nên sử dụng ke giữ sách để giữ sách đứng thẳng. Ke giữ sách phải có bề mặt phẳng, mép rộng để giữ cho bìa sách không bị mòn hoặc trang sách không bị nhàu, rách. Cần tạo cho những cuốn sách một khoảng cách nhất định để tạo sự thông thoáng, ngăn độ ẩm phát sinh từ những cuốn sách. Không xếp sách vượt qua ngoài mép của giá mà phải dùng những giá sách có kích cỡ phù hợp. Không nên xếp sách theo chiều nằm. Nếu sách quá cao, khổ lớn không thể xếp sách dựng đứng được thì nên điều chỉnh ngăn giá sao cho có thể dựng đứng được hoặc rút sách ra khỏi giá hoặc đặt sách theo chiều nằm. Sách khổ lớn không nên đặt cạnh sách khổ nhỏ bởi vì những cuốn sách khổ nhỏ không thể hỗ trợ cho chúng. Sách bìa giấy và sách bìa vải không nên xếp sát trực tiếp với sách bìa da bởi vì axít và dầu trong da khiến cho sách nhanh hỏng. Khi đưa tài liệu ra phục vụ bạn đọc cán bộ thư viện cần phải kiểm tra lại tình trạng của tài liệu. Nếu tài liệu bị hư hỏng thì tiến hành sửa chữa kịp thời. Tài liệu quý hiếm thì không cho bạn đọc sử dụng bản gốc mang về nhà mà khai thác, sử dụng trực tiếp tại phòng thư viện. Cán bộ thư viện phải tiến hành kiểm kê 2 lần/năm để kiểm tra lại số lượng và chất lượng tài liệu trong kho. Từ đó lên kế hoạch bổ sung tài liệu mới để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Năm là xử lý một số nguyên nhân phá hủy tài liệu * Hỏa hoạn Trong các nguyên nhân phá hủy tài liệu hỏa hoạn được coi là mối đe dọa nguy hiểm hơn cả do tốc độ và tính tàn phá khủng khiếp của nó. Trong thư viện có vô số những vật thể được coi là nhiên liệu như sách, tủ, đồ đạc, hệ thống điện, đèn điện Vì thế không xếp sách, tài liệu gần nguồn điện. Thư viện cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng chống cháy như bình khí CO2 hoặc loại bình bột tetreclorua cacbon, các dụng cụ và biện pháp chữa cháy thông thường như cát Bạn đọc không được mang các vật liệu dễ cháy nổ vào thư viện, không hút thuốc lá trong phòng thư viện. Hệ thống điện phải đảm bảo, luôn luôn được kiểm tra, các thiết bị điện phải có đầu tiếp đất. Trong các ngày nghỉ lễ, tết cán bộ thư viện có thể ngắt cầu dao điện hoặc khi ra về cán bộ thư viện cần tắt các thiết bị điện không cần thiết. Khi xảy ra cháy cán bộ thư viện phải báo động, gọi xe cứu hỏa, huy động nhân lực chữa cháy. Không nên chữa cháy cho kho sách bằng nước vì nếu có dập tắt được lửa thì sách cũng khó có thể giữ được, cứu chữa được. * Xử lý tài liệu bị ẩm ướt Tài liệu có thể bị ẩm ướt do thời tiết, môi trường bảo quản không tốt. Các quyển sách phồng lên và biến dạng, các trang sách bị nhăn lại, mực bị nhòe, giấy dính bết lại với nhau. Nếu sau khi tài liệu bị ẩm ướt mà điều kiện khí hậu không đảm bảo thì sau 2, 3 ngày nấm mốc sẽ xuất hiện. Khi nấm mốc xuất hiện thì việc kiểm soát và loại bỏ chúng là vô cùng khó khăn để lại hậu quả lâu dài cho tài liệu. Cán bộ thư viện phải đưa ngay tài liệu bị ướt ra khỏi khu vực này rồi tiến hành làm khô tài liệu. Chúng ta có thể bật quạt để thúc đẩy nhanh quá trình làm khô tài liệu, hong khô sách. Khi quyển sách đã khô nhưng chạm tay vào thấy mát tay thì cần gấp sách lại đặt chúng nằm trên một mặt phẳng và nhẹ nhàng nắm chúng về dạng ban đầu. Định dạng bằng một vật chặn giấy nhẹ, không đặt chồng các quyển sách lên nhau, không đưa sách trở lại giá trước khi chúng hoàn toàn khô ráo nếu không nấm mốc sẽ phát triển nhất là từ các khe của cuốn sách. * Xử lý tài liệu bị vi sinh vật phá hoại Các loại vi sinh vật thường phá hoại tài liệu như nấm mốc, mối, mọt, gián, chuột + Nấm mốc Để phòng nấm mốc phát sinh trước khi đưa tài liệu vào kho tài liệu phải khô và sạch. Thường xuyên vệ sinh kho sách và thiết bị bảo quản, quét, chải, lau chùi làm vệ sinh tài liệu. Có thể sử dụng vải xô màn, vải mềm, chổi lông gà, bàn chải lông mềm để lau sạch bụi. Không để bụi và các bào tử nấm mốc bám lên giá, tủ. Việc làm này phải tiến hành thường xuyên và định kì do cán bộ thư viện và các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện làm. Khi phát hiện thấy nấm mốc phải cách ly ngay khối tài liệu này và áp dụng các biện pháp chống nấm mốc. Có thể sử dụng hóa chất chống nấm mốc như Penta Clorua Phenol (PCP), Penta Nitro Phenol (PNP), nhưng phải theo sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn tránh sự hư hỏng tài liệu và gây hại cho con người. Nếu trong phòng ẩm mốc (vào mùa mưa) thì cán bộ thư viện có thể dùng vôi bột rải trong tủ sách, xuống nền nhà nhằm hút bớt hơi nước. Thay vôi định kì 1 tháng/lần. Có thể dùng bã cà phê, bã trà khô để khử mùi ẩm mốc. Bã cà phê sau khi dùng xong đem phôi khô đặt trong túi vải buộc chặt lại để chống ẩm. + Côn trùng Các loại côn trùng phá hoại tài liệu thường gặp như gián, mối, mọt, nhậy cánh bạc “bọ ba đuôi” Để phòng chống côn trùng phá hoại tài liệu cần phải luôn luôn kiểm tra, phát hiện, làm vệ sinh tài liệu, phương tiện bảo quản và kho tài liệu. Khi phát hiện có mối trong kho thì cán bộ thư viện phải di chuyển ra chỗ khác, tìm tổ để phá hoặc dùng các loại hóa chất để diệt mối. Có thể dùng vôi và muối rắc vào đường đi của mối, dưới chân tủ, kệ, giá sách. Treo túi long não (băng phiến) nhỏ ở gần phía dưới gầm tủ mùi của long não sẽ bay từ phía trên xuống phía dưới khiến gián và côn trùng bay xa. + Chuột Chuột là loại gặm nhấm rất nguy hiểm, sản sinh nhanh nên sức phá hoại lớn. Chuột cắn tài liệu, làm tổ gây hư hỏng và làm bẩn tài liệu. Để phòng chống chuột chúng ta cần phải: Không mang đồ ăn, thức uống vào trong phòng thư viện, không để đồ ăn dính vào tài liệu. Có các biện pháp che chắn chu đáo, làm lưới sắt bịt kín các lỗ thông hơi, khe cửa, tủ sách phải có cánh cửa. Sau mỗi buổi làm việc cán bộ thư viện phải đóng các cánh tủ lại để chống bụi, gián, chuột Dùng bẫy để bẫy chuột Sáu là tu bổ sách và tài liệu Đây là công việc thường xuyên nhằm khôi phục trạng thái ban đầu của tài liệu về mặt vật chất và thẩm mỹ, kéo dài tuổi thọ cho tài liệu. Đây cũng là công việc khó khăn và tốn nhiều công sức đòi hỏi cán bộ thư viện phải có trách nhiệm cao đối với tài sản quý giá đó của thư viện. Cán bộ thư viện phải kiểm tra thường xuyên tình trạng của sách khi bạn đọc mượn và trả tài liệu để kịp thời sửa chữa, đóng lại những cuốn sách, tài liệu bị rách, bị hư hỏng. Đóng sách phải thuận lợi cho việc bảo quản, giảm thiểu việc thay đổi trang bản gốc, không được làm hư hại tới văn bản gốc và rút ngắn tuổi thọ của sách. Tài liệu được đóng lại phải mở được dễ dàng trong khoảng 1800 để thuận tiện cho việc sao chụp tránh làm hỏng tài liệu, phải giữ được ở trạng thái mở khi đặt trên một mặt phẳng như vậy bạn đọc tự do mở cả hai tay để ghi chép được dễ dàng. Khi tài liệu bị rách, nát cán bộ thư viện lấy keo trong hoặc hồ dán để dán lại, lấy bao (bìa trong) bọc lại Cán bộ thư viện kết hợp với đoàn thanh niên các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện tiến hành đóng và tu bổ sách đặc biệt là sách giáo khoa (trường học mới) vào đầu năm học đảm bảo 100% học sinh có sách để học. (Sách sau khi đã được đóng lại) (Đoàn thanh niên tiến hành đóng lại sách) Bảy là giải quyết vấn đề về môi trường Vấn đề môi trường có liên quan đến cả vị trí của thư viện, cách bố trí phòng, kho, cửa.. và việc giải quyết chung của toàn khu vực. Đây là vấn đề chung mà chỉ riêng thư viện không thể giải quyết được. Nhưng thư viện có thể giải quyết vấn đề môi trường trong kho sách của mình. * Lắp đặt trang thiết bị Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm mốc, côn trùng, vi sinh vật đã làm cho tài liệu bị hư hỏng. Do đó thư viện cần được lắp đặt các trang bị như quạt, máy điều hòa, máy hút ẩm, quạt thông gió để bảo quản vốn tài liệu được tốt hơn, sử dụng lâu dài. Các trang thiết bị được lắp đặt phải đúng cách, đúng kích cỡ, công suất, độ ồn (quạt) và độ tin cậy của các thiết bị * Nhiệt độ và độ ẩm tương đối Nhiệt độ và độ ẩm tương đối đối với tài liệu giấy là 13 - 200C, độ ẩm 55 - 65%. Đối với các thư viện có điều kiện thuận lợi thì có thể lắp máy điều hòa, máy hút ẩm, máy thông gió Thư viện cũng cần được bảo dưỡng tốt, cần phải hàn gắn, tu sửa các vết rạn nứt ngay khi mới xuất hiện. Vào các ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hè cán bộ thư viện cần phải kiểm tra lại phòng thư viện, đóng các cánh cửa đi, cửa sổ bên ngoài, các cánh tủ tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào sách sẽ làm cho sách bị giòn, cong, vênh, sách bị ố vàng. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau nhằm một mục đích chung là bảo quản vốn tài liệu được lâu dài, lưu giữ những di sản văn hóa của dân tộc và của n
Tài liệu đính kèm: