SKKN Một số biện pháp tổ chức Ngày Hội đọc sách tại trường TH Lý Tự Trọng

SKKN Một số biện pháp tổ chức Ngày Hội đọc sách tại trường TH Lý Tự Trọng

Đối với những em học sinh không đam mê hội họa thì tôi tổ chức cho các em tham gia một số trò chơi:

- Tổ chức một sân chơi hay được gọi là “Bữa tiệt Buffet” sách:

Tôi chuẩn bị một bàn trưng bày sách. Chọn 10 em học sinh đứng vòng quanh bàn sách, mỗi em chọn cho mình 1 cuốn sách và đọc 5 phút, hết thời gian 5 phút cho đổi lần lượt theo vòng kim đồng hồ, mỗi học sinh truyền cuốn sách trên tay mình cho bạn đứng bên cạnh mình và lần lượt đọc tiếp, hết 5 phút lại đổi. Đến khi nào mỗi em đọc được 20 phút thì dừng lại. Sau thời gian 20 phút các em sẽ nhận ra: Cuốn sách ban đầu mình chọn là theo sở thích của mình (có thể là truyện tranh), nhưng mới đọc được 5 phút thì bị bắt buộc đổi cuốn sách đó cho bạn khác, ban đầu sẽ rất nuối tiếc vì đang đọc dở dang nhưng khi đọc cuốn sách thứ 2, 3 thì học sinh đó nhận ra rằng: Ồ, không phải cuốn sách mình chọn ban đầu là đúng mà mình có thể thích nhiều thể loại khác như tác phẩm văn học, khoa học thường thức,. tất cả đều rất thú vị. Qua đây các em sẽ thích đọc sách hơn. Đây chính là điều mà tôi luôn mong muốn các em học sinh, ngoài đọc những mẫu truyện tranh, các em có thể thử tìm hiểu thêm nhiều thể loại khác, điều này sẽ giúp các em rất nhiều trong cuộc sống cũng những trong học tập.

 

doc 15 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2210Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức Ngày Hội đọc sách tại trường TH Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thư viện được sử dụng thường xuyên và liên tục.
- Giáo dục các em ý thức quý trọng sách.
b. Nhiệm vụ
- Bổ sung những cuốn sách có nội dung phù hợp với cấp học của trường.
- Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của giáo viên và học sinh để bổ sung tài liệu thêm phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức.
- Phối kết hợp với các đoàn thể trong trường tổ chức ngày Hội thành công.
I.3. Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trường tiểu học Lý Tự Trọng, năm học 2013-2014
I.4. Phạm vi nghiên cứu: Phong trào đọc sách trong trường tiểu học Lý Tự Trọng.
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát.
II. Phần nội dung.
II.1. Cơ sở lí luận
Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Chính vì vậy đòi hỏi cán bộ thư viện cần đưa ra nhiều hình thức thu hút bạn đọc đến thư viện, ngoài ra có các câu nói rất nổi tiếng về thư viện như:
“Không thể trở thành một con người chân chính mà lại không có sách” (V.A.SuKhomlinsky)
 “Sách cung cấp cho ta mọi sự hiểu biết, mà hiểu biết là sức mạnh lớn lao” (N.CRUP-KAI-A).
“Đọc sách là cách học tốt nhất. Đó là khoa học thú vị nhất” (A.PUSKIN).
Ngoài ra, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác thư viện, có rất nhiều công văn chỉ đạo về hoạt động thư viện:
Quyết định số 61/1998/QĐ-GD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông.
Quyết định số 01/2003/QĐ-GD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”.
Công văn số 11185/GDTH, ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của năm học cũng như thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT Krông Ana, trên cơ sở đó tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện vào đầu năm học. Để thực hiện được kế hoạch đề ra, để thư viện hoạt động tốt thì công tác bạn đọc là một trong những nhân tố quan trọng nhất để thư viện tồn tại và phát triển.
 II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện, căn cứ vào kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT về việc hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam. Được sự chỉ đạo và quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí bổ sung tài liệu và sự phối hợp tích cực của Đội Thiếu niên tiền phong, tổ Cộng tác viên thư viện để tôi thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
* Khó khăn
Đây là hình thức tổ chức ngoài trời cần có kinh phí, thời gian, địa điểm và kế hoạch cụ thể. 
b. Thành công, hạn chế
* Thành công
Qua Ngày Hội đọc sách cán bộ giáo viên, nhân viên và nhất là các em học sinh (được gọi chung là bạn đọc) rất thích thú với hoạt động mới mẻ này. 
Bước đầu sẽ hình thành kỹ năng đọc cho bạn đọc qua Ngày Hội đọc sách
* Hạn chế
- Có một số sách, báo bị mất.
- Kinh phí còn hạn hẹp nên việc tổ chức vẫn còn ở quy mô nhỏ
c. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh
- Cơ sở vật chất khá khang trang, vốn tài liệu phong phú.
- Cán bộ thư viện nhiệt tình trong công việc, yêu nghề và có trách nhiệm với nghề.
* Mặt yếu
- Kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp.
- Cán bộ thư viện có thời gian công tác còn ít nên còn thiếu kinh nghiệm trong công việc.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Ngày Sách Việt Nam mới được đưa vào tổ chức tại các trường học, đây là hình thức mới nhằm tăng giá trị của việc đọc sách, “Ngày Hội đọc sách” mang đến rất nhiều điều bổ ích cho các bạn học sinh: xây dựng văn hoá đọc, tôn vinh giá trị của sách, tạo ra một sân chơi trí tuệ lành mạnh.
- Phong trào đọc sách trong nhà trường có chiều hướng đi xuống, nhất là các em học sinh, các em không có thói quen đến thư viện mỗi khi có thời gian rãnh hay những lúc ra chơi. Việc đọc sách của các em đã không còn tồn tại khi máy tính, các phương tiện nghe nhìn rất phong phú và thu hút đông đảo các em học sinh giải trí và tìm kiếm thông tin trên mạng.
- Thời gian học 2 buổi/ ngày nên các em có rất ít thời gian đến thư viện, vào giờ ra chơi 20 phút không đủ đến học sinh để thư viện đọc sách nên dần dần hình thành thói quen không thích đọc sách của các em.
Những lí do trên đã phần nào làm thay đổi cách quản lý và tổ chức hoạt động thư viện thêm phong phú hơn, đòi hỏi cán bộ thư viện cần xây dựng kế hoạch thu hút bạn đọc đến với thư viện, thay đổi thói quen không thích đọc sách của các em. Không chỉ đến thư viện là đọc được sách mà chúng ta có thể đọc sách mọi lúc, mọi nơi. Đọc sách mới chính là kiến thức vô bờ để chúng ta học không chỉ đang học trên ghế nhà trường mà sau này ra đường đời còn cần phải học nhiều từ sách.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
* Mặt mạnh, thành công:
Được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư về kinh phí, trang thiết bị bước đầu đáp ứng việc tổ chức Ngày Hội đọc sách thành công. Sự phối kết hợp của các đoàn thể trong nhà trường trong việc thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Thường xuyên bổ sung sách, báo trong thư viện, tính đến cuối năm học 2013-2014 tổng số sách trong thư viện là 7536 bản, đáp ứng 90% nhu cầu cho giáo viên và học sinh.
Việc tổ chức Ngày Hội đọc sách tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia, qua đó tuyên truyền, giáo dục về việc đọc sách cũng như trân trọng, giữ gìn và bảo vệ sách.
* Mặt yếu, hạn chế:
Trước đây, thư viện chỉ được xem là nơi lưu giữ sách, báo. Hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam đây là hoạt động còn rất mới mẻ, mới được Bộ GD&ĐT chỉ đạo các Sở, Phòng GD&ĐT triển khai đến các trường học nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức. 
Học sinh chưa có thói quen đến thư viện, các em không thích đọc sách. Ở lứa tuổi này rất hiếu động, tinh nghịch, ham chơi, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách.
II.3. Các giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Để tổ chức thành công Ngày Hội đọc sách tại trường học, tôi đã áp dụng các biện pháp sau đây:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, có chiều sâu.
- Lựa chọn sách, báo, tạp chí phù hợp
- Hoạt động các gian hàng sách kết hợp thư viện xanh.
- Góc sáng tạo, kết hợp tổ chức một số trò chơi.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1. Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, có chiều sâu:
Để chuẩn bị tốt cho Ngày Hội đọc sách của nhà trường, đòi hỏi tôi phải xây dựng một kế hoạch cụ thể, chi tiết cùng kết hợp với chuyên môn nhà trường tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức Ngày Hội thành công hơn.
Cụ thể tôi xây dựng kế hoạch như sau:
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LÝ TỰ TRỌNG	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:/KH-LTT	Buôn Trấp, ngày tháng năm 2014
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC “NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH”
NĂM HỌC 2013-2014
Thực hiện công văn Số 446/PGD&ĐT-HĐNGLL, ngày 23/4/2014 của Phòng GD&ĐT Krông Ana về việc hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam
Nhằm thiết thực chào mừng Ngày Hội đọc sách Thế giới ngày 23/4/2013
Thư viện trường TH Lý Tự Trọng xin lập kế hoạch tổ chức Ngày Hội đọc sách với những nội dung sau:
I. Mục đích, yêu cầu
- Nâng cao chất lượng dạy và học
- Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sách; tôn vinh giá trị của sách, xây dựng văn hóa đọc trong các trường học và tôn vinh những người tham gia quá trình sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ và quảng bá sách.
- Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức trong nhà trường, của từng giáo viên và học sinh trong việc sưu tầm, sáng tác, bảo tồn, sử dụng những cuốn sách hay, có giá trị về nội dung và hình thức đến người đọc. 
 	- Ngày Sách được tổ chức thường xuyên hằng năm với các hoạt động phong phú, đa dạng. Việc tổ chức Ngày Sách tại các trường học phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của toàn thể giáo viên, học sinh và phụ huynh.
- Việc tổ chức Ngày Hội đọc sách tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia, qua đó tuyên truyền, giáo dục về việc đọc sách cũng như trân trọng, giữ gìn và bảo vệ sách.
II. Nội dung
1. Đối tượng tham gia: CB-GV-NV và học sinh trường TH Lý Tự Trọng
2. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: 1 buổi, ngày 12/5/2014
- Địa điểm: Sân trường TH Lý Tự Trọng
3. Nội dung Ngày Hội đọc sách:
- Dẫn chương trình: Đ/c Tám
- Văn nghệ chào mừng: Học sinh (đ/c Lương chuẩn bị) 
- Phát biểu khai mạc hưởng ứng Ngày sách Việt Nam: Đ/c Bùi Văn Huấn 
- Giới thiệu sách: Học sinh 
- Tổ chức tham quan và đọc sách tại các gian hàng sách.
4. Phân công nhiệm vụ chuẩn bị
- Tài liệu, sách, báo, tạp chí: Đ/c Hoa, đ/c Vân
- Chuẩn bị bài giới thiệu sách và tập luyện cho học sinh: đ/c Hoa
- Loa đài: Đ/c Hải
- Macket: Đ/c Khoa
- Trang trí sân khấu, sắp xếp các gian hàng sách: Đ/c Hoa, đ/c Vân (cùng với các đ/c Đoàn thanh niên).
- Tổ chức phát động quyên góp sách: GVCN triển khai đến học sinh mỗi em ít nhất 01 cuốn sách. (quyên góp trước ngày tổ chức)
III. Tổ chức thực hiện
1. Trưng bày sách tại các gian hàng: Đ/c Hoa, đ/c Vân cùng với Đoàn viên thanh niên
- Phân công phụ trách các gian hàng sách như sau:
+ Gian hàng Sách Thiếu nhi: Đ/c Tha
+ Gian hàng Sách Đạo đức Bác Hồ: Đ/c Xuân
+ Gian hàng Sách Tham khảo chung: Đ/c Trang
+ Gian hàng Báo, tạp chí: Đ/c Quỳnh
+ Khu đọc sách “Vườn tri thức”: Đ/c Lương, đ/c Lan, đ/c Thắm, đ/c Hoàng Loan, đ/c Vân. Quản lý học sinh trong thời gian đọc sách.
2. Kinh phí:
- Macket: 150.000đ
- Trang trí các giang hàng: 200.000đ
- Trang phục múa, hát cho học sinh: 300.000đ
Tổng cộng: 650.000đ (sáu trăm năm mươi ngàn đồng )
Trên đây là kế hoạch tổ chức Ngày Hội đọc sách của trường TH Lý Tự Trọng, đề nghị các tổ chức và thành viên có tên trong kế hoạch thực hiện nghiêm túc.
 	 HIỆU TRƯỞNG
	 Đặng Thị Thơ	
Sau khi kế hoạch được phê duyệt, tôi tiến hành triển khai đến các cá nhân, đoàn thể có liên quan để chuẩn bị cho Ngày Hội đọc sách được thành công.
b.2. Lựa chọn sách, báo, tạp chí, băng đĩa phù hợp:
Để chuẩn bị tốt cho Ngày Hội đọc sách, đòi hỏi tôi – một cán bộ thư viện phải cẩn thận trong việc chọn lựa những cuốn sách hay, bổ ích và nhất là phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ của bạn đọc.
Đối với cán bộ giáo viên và nhân viên trong nhà trường: Tôi tập trung vào những cuốn sách tham khảo mới được mua bổ sung về, các tài liệu nói về biển đảo, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
Đối với học sinh: Đa số các em chỉ thích đọc truyện tranh, tuy nhiên mong muốn của tôi sau khi tổ chức Ngày hội đọc sách các em sẽ thích đọc nhiều thể loại sách hơn như: các tác phẩm văn học để bổ trợ cho môn Tiếng Việt, các kiến thức tự nhiên, khoa học, 
* Cụ thể:
- Đối với học sinh: 
+ Thể loại truyện tranh: Truyện tranh dân gian, truyện tranh đạo đức, truyện tranh song ngữ: Mỗi loại từ 200 đến 400 đầu sách
+ Thể loại văn học: Các tác phẩm tôi chọn là những mẫu chuyện ngắn phù hợp với lứa tuổi của các em, thể loại này thư viện của tôi có rất nhiều. Tôi chọn khoảng 500 đầu sách.
+ Thể loại sách tham khảo bổ trợ cho các môn học: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, .: Mỗi loại tôi chọn từ 400 đến 500 đầu sách.
+ Thể loại tranh ảnh, băng đĩa: Thể loài này rất phong phú, tôi chọn các loại tranh, ảnh, băng đĩa có sẵn trong phòng thiết bị và tìm kiếm thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng để bổ sung cho phong phú và phù hợp với xu thế hiện nay.
Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên:
Các loại tài liệu dành cho học sinh cũng có thể dùng cho loại đối tượng này. Tuy nhiên có thể mở rộng hơn: các đề tài nghiên cứu khoa học, các tác phẩm kinh điển, các loại sách nghiệp vụ mới được bổ sung hay các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành,
b.3. Hoạt động các gian hàng sách kết hợp Thư viện xanh
Đây được coi như “Hội chợ” các gian hàng toàn là sách và sách. Với môi trường tiểu học nên các em học sinh thường thích những cái gì mới mẽ, thu hút và bắt mắt. Đòi hỏi khi trưng bày sách lên các kệ, các giá sách phải được trang trí vui nhộn để thu hút các em. Tôi đã tổ chức các gian hàng sách trưng bày với nhiều thể loại khác nhau.
Phía trên các gian hàng đều được gắn với các biển hiệu sau:
Gian hàng Sách Thiếu nhi
Gian hàng Sách Đạo đức Bác Hồ
Gian hàng Sách Tham khảo chung
Gian hàng Báo, tạp chí 
Mỗi gian hàng có một đến hai người phụ trách (Đoàn thanh niên).
Ngoài ra có khu vực đọc sách chung cho bạn đọc có tên “Vườn tri thức”. Tại đây bạn đọc có thể lựa chọn những cuốn sách hay cho mình và ngồi đọc tại chỗ.
Trang trí: Các vật dụng để trang trí: giấy đề can, giấy xốp nhiều màu, băng keo, hoa nhựa, bông bóng,...
b.4. Góc sáng tạo, kết hợp tổ chức một số trò chơi
- Góc sáng tạo: Để học sinh thể hiện khả năng về hội họa, trang trí,. Bằng các vật dụng đơn giản như: giấy roky, giấy xốp nhiều màu, kéo, bút màu, Tôi hướng dẫn các em tham gia có thể sáng tác những tác phẩm vẽ lên tranh hay cắt dán trang trí những bông hoa xinh tươi. Đây là không gian học sinh nào cũng sẽ thích thú, giúp các em giải trí sau những giờ học căng thẳng.
Là những bức tranh do các em học sinh sáng tạo ra, sử dụng từ chất liệu đơn giản đến cầu kỳ: sáp màu, những bông hoa bằng vải, tới những bông hoa lụatạo thành những lọ hoa tặng cô nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3
Hay những bức tranh của các em học sinh thông qua trí tưởng tượng, sau quá trình đọc những cuốn sách mà các em yêu thích có trong thư viện
Đối với những em học sinh không đam mê hội họa thì tôi tổ chức cho các em tham gia một số trò chơi:
- Tổ chức một sân chơi hay được gọi là “Bữa tiệt Buffet” sách:
Tôi chuẩn bị một bàn trưng bày sách. Chọn 10 em học sinh đứng vòng quanh bàn sách, mỗi em chọn cho mình 1 cuốn sách và đọc 5 phút, hết thời gian 5 phút cho đổi lần lượt theo vòng kim đồng hồ, mỗi học sinh truyền cuốn sách trên tay mình cho bạn đứng bên cạnh mình và lần lượt đọc tiếp, hết 5 phút lại đổi. Đến khi nào mỗi em đọc được 20 phút thì dừng lại. Sau thời gian 20 phút các em sẽ nhận ra: Cuốn sách ban đầu mình chọn là theo sở thích của mình (có thể là truyện tranh), nhưng mới đọc được 5 phút thì bị bắt buộc đổi cuốn sách đó cho bạn khác, ban đầu sẽ rất nuối tiếc vì đang đọc dở dang nhưng khi đọc cuốn sách thứ 2, 3 thì học sinh đó nhận ra rằng: Ồ, không phải cuốn sách mình chọn ban đầu là đúng mà mình có thể thích nhiều thể loại khác như tác phẩm văn học, khoa học thường thức,.. tất cả đều rất thú vị. Qua đây các em sẽ thích đọc sách hơn. Đây chính là điều mà tôi luôn mong muốn các em học sinh, ngoài đọc những mẫu truyện tranh, các em có thể thử tìm hiểu thêm nhiều thể loại khác, điều này sẽ giúp các em rất nhiều trong cuộc sống cũng những trong học tập. 
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
Phải có kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm và nhất là khâu chuẩn bị để tổ chức ngày hội thành công.
Bàn ghế, tủ, giá kệ chứa tài liệu.
Vốn tài liệu phong phú, có nội dung phù hợp với chức năng giảng dạy của nhà trường.
Sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu cũng như sự phối kết hợp của các thành viên trong bộ phận chuẩn bị Ngày hội đọc sách của nhà trường.
Kinh phí đầu tư cho thư viện theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông” (6 đến 10%/năm)
Sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ giáo viên và học sinh
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng, sách là kho tàng tri thức quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy mà tư lâu sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của con người. Nhất là trong môi trường sư phạm. Qua Ngày Hội đọc sách đã tạo điều kiện cho vốn tài liệu quý giá trong thư viện mới được sử dụng có hiệu quả. Thư viện phải có vốn tài liệu phong phú, thường xuyên đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho thư viện để đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh trong nhà trường, các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách đa dạng sẽ thu hút bạn đọc đến với thư viện. Bằng hình thức trưng bày sách trực quan và sinh động sẽ giúp các em học sinh thêm hưởng ứng và từ đó các em sẽ yêu quý sách hơn. Để tổ chức Ngày Hội đọc sách thành công cần có sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về mọi mặt cùng sự phối kết hợp của các thành viên trong nhà trường trong công tác chuẩn bị và trưng bày sách. Ngày Hội đọc sách vừa giúp các em có cái nhìn mới về tầm quan trọng của sách mà đây còn là một sân chơi giải trí giúp các em thư giãn sau giờ học căn thẵng. .
Các giải pháp trên có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời nhau được, thiếu một trong các giải pháp đó thì không thể thực hiện Ngày hội đọc sách thành công và từ đó không thu hút bạn đọc đến với thư viện được.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Kết quả khảo nghiệm: Sau khi thực hiện, thư viện nhận được sự ủng hộ của cán bộ giáo viên và học sinh. Nhất là học sinh, các em rất phấn khởi khi đến thư viện đọc sách, báo. Vì vậy số lượt bạn đọc tăng lên rất nhiều so với năm học 
trước. Qua Ngày hội đọc sách tạo điều kiện cho các em sẽ rèn luyện kỹ năng, thói quen và phương pháp đọc sách phù hợp và có hiệu quả.
Giá trị khoa học: Phong trào đọc sách trong nhà trường được cải thiện, chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường ngày càng được nâng lên.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
Sau khi thực hiện các biện pháp để tổ chức Ngày Hội đọc sách của trường TH Lý Tự Trong. Năm học 2013-2014 kết quả khảo nghiệm sự thích thú và hưởng ứng của 200 em học sinh như sau:
Nội dung
Không thích đọc sách
Thích đọc sách
Số lượng
%
Số lượng
%
Trước khi áp dụng đề tài
125
62,5
75
37,5
Sau khi áp dụng đề tài
35
17,5
165
82,5
Cán bộ giáo viên hưởng ứng: 100%. 
Sau ngày tổ chức, thư viện nhà trường quyên góp được 526 cuốn sách từ cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh ủng hộ.
Năm học 2013-2014, thư viện đạt danh hiệu Thư viện Tiên tiến
Chất lượng giáo dục được nâng lên: số học sinh giỏi, học sinh khá tăng so với năm học trước, học sinh dự thi cấp trường, cấp huyện đều đạt giải.
III. Phần kết luận, kiến nghị
III.1. Kết luận
Tổ chức Ngày Hội đọc sách nhằm giúp các em học sinh được tiếp cận với nhiều loại sách, báo từ đó giúp các em tìm được niềm vui trong đọc sách mà hình thành thói quen đọc sách bổ ích để mở rộng kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành kĩ năng sống và chuẩn bị những hành trang tốt nhất cho tương lai của mình. Bên cạnh đó tăng cường mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng ngày một khăn khít hơn để cùng chung tay nuôi dưỡng mầm non tương lai.
III.2. Kiến nghị
- Đối với Phòng GD&ĐT Krông Ana: Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để cán bộ thư viện được nâng cao trình độ.
- Đối với trường TH Lý Tự Trọng: Đầu tư cơ sở vật chất, vốn tài liệu đáp ứng tốt nhu cầu của cán bộ giáo viên và học sinh để phong trào đọc sách trong thư viện ngày càng mạnh mẽ hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác tại trường tiểu học Lý Tự Trọng. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp giúp tôi hoàn thành tốt hơn nữa công tác thư viện, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Buôn Trấp, ngày 6 tháng 3 năm 2015
	 Người viết
	 Nguyễn Thị Hoa
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYENTHIHOA_CHUYENMON_LITUTRONG.doc