Mục tiêu giáo dục an toàn giao thông ở trường tiểu học là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục nói chung. Giáo dục an toàn giao thông góp phần thực hiện, mục đích chung của quá trình giáo dục, hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng của nhân cách người công dân để các em nghiêm túc tuân thủ luật pháp, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề an toàn giao thông.Giáo dục an toàn giao thông ở Tiểu học nhằm đạt được mục đích sau:
Giúp học sinh phát triển nhận thức an toàn giao thông và các kỹ năng thực tế để áp dụng vào các hành vi hàng ngày khi các em đi trên đường. Học sinh phải biết về luật và hệ thống phương tiện giao thông, VD: Tránh xe thì phải tránh về bên phải, vượt xe là bên trái. Khi sang đường phải đi đúng phần đường cho người đi bộ và tín hiệu đèn xanh mới được đi Phải bắt đầu từ những cái sơ khai nhất như đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh được đi.
“Từng bước xây dựng thói quen“ứng xử có văn hoá, đúng pháp luật, xoá bỏ những thói quen tuỳ tiện vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông góp phần xây dựng môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh,thân thiện.”Có thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm luật giao thông.”
“”Hướng dẫn học sinh biết cách phòng tránh tai nạn giao thông khi đi trên đường phố có các tình huống phức tạp, biết lựa chọn đường đi bảo đảm an toàn và có thái độ ứng xử văn minh khi tham gia giao thông.””
Nội dung giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học
Giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh tiểu học nhằm xây dựng ý thức giao thông cho các em từ nhỏ, hình thành những thói quen tốt sau này. Vì vậy, nội dung giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh tập trung nâng cao về nhận thức pháp luật và tâm lý pháp luật cho các em.Bám sát nội dung của Luật giao thông đường bộ.Chủ đề giáo dục an toàn giao thông xoay quanh 8 nội dung sau:
- Đi bộ và qua đường an toàn trên đường phố, trục lộ giao thông.
-An toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
-Cách đi xe đạp an toàn trên đường phố (kỹ năng đi xe an toàn).
-An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
-Hiểu biết các hiệu lệnh điều khiển và chỉ huy giao thông (Điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông).
-Đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ trên đường
-Những điều kiện an toàn, chưa an toàn của đường phố.
-Các loại đường giao thông và phương tiện giao thông.
-Tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản gây tai nạn giao thông, cách phòng tránh tai nạn giao thông, trách nhiệm của học sinh trong việc đảm bảo an toàn giao thông.
n nhận từ môi trường là phù hợp tiêu chuẩn của xã hội thì các em sẽ có điều kiện thực hành những điều các em đã được học trong nhà trường, từ đó góp phần hình thành ý thức và kĩ năng tham gia giao thông. Nếu không, những bài học từ nhà trường sẽ không đạt được hiệu quả giáo dục. Giáo dục giao thông ngoài nhà trường: So với việc giảng dạy trong nhà trường với các giáo trình giáo dục an toàn giao thông trên lớp, các hình thức ngoại khóa an toàn giao thông, các môn dạy lồng ghép cho đến các hình thức giáo dục, hoạt động giáo dục xã hội an toàn giao thông,.. thì tình hình tuyên truyền giáo dục thực tiễn về giao thông đường bộ cũng có tác động đến nhận thức của các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả học sinh. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ : Việc quy hoạch tổ chức giao thông theo các tuyến, việc quy hoạch lòng đường hè phố văn minh, sạch đẹp, giúp cho HS dễ dàng vận dụng những bài học từ trường lớp, từ đó hình thành ý thức tham gia GT. 7.5. Thực trạng của đề tài nghiên cứu Trường Tiểu họcChấn Hưng được xây dựng trên địa bàn xã Chấn Hưng là một xã nằm phía Bắc huyện Vĩnh Tường, cách huyện Vĩnh Tường 10 km. Trường được thành lập năm 1991. Vị trí địa lý của xã có con đường quốc lộ số 2 đi qua thuận lợi cho giao thông đi lại và phát triển buôn bán. 7.5.1.Thuận lợi -Tiếp tục nhận được sự quan tâm đầy đủ và toàn diện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự đồng tình ủng hộ, quan tâm của đông đảo cha mẹ học sinh nhà trường. - Cán bộ quản lý đều có trình độ trên chuẩn, có kinh nghiệm trong công tác quản lý trường học, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết với nghề. - Đội ngũ giáo viên của trường 100% có trình độ trên chuẩn. Đa số giáo viên luôn phát huy tinh thần tự học và sáng tạo và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, mạnh dạn thay đổi nội dung, hình thức tổ chức dạy học để đảm bảo 100% học sinh được học. - Về GV chủ nhiệm lớp đều là những giáo viên nòng cốt, có tinh thần phấn đấu cao hàng năm đạt danh hiệu là Chiến sĩ thi đua cơ sở, GV dạy giỏi các cấp có lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình năng nổ, tự học tự rèn, tham gia nghiên cứu tài liệu sách báo, học tập các khóa bồi dưỡng thường xuyên, thao giảng dự giờ để trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, họ còn được Sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc hướng dẫn tập huấn trang bị kiến thức về công tác giáo dục an toàn giao thông qua các tài liệu giảng dạy trong nội dung chương trình riêng và cung cấp các thiết bị đồ dùng dạy học an toàn giao thông từ lớp 1 đến lớp 5. - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục đào tạo và các ban ngành đoàn thể nhất là hội Phụ huynh học sinh đã hỗ trợ cho việc dạy học và tổ chức các hoạt động về công tác giáo dục an toàn giao thông đạt hiệu quả . 7.5.2.Khó khăn - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa quan tâm đến nhà trường. Một số phụ huynh học sinh đi làm ăn xa để con lại cho ông bà chăm sóc. Đây là một khó khăn của nhà trường trong việc phối hợp để giáo dục toàn diện cho học sinh. - Về phía giáo viên, nhân viên: Tuy đã đủ về số lượng, song số lượng giáo viên hợp đồng tại trường nhiều chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. -Nhận thức của người dân về Luật giao thông và ý thức chấp hành Luật giao thông còn chưa cao. - Do địa hình trường nằm gần quốc lộ 2 có rất nhiều loại xe lưu hành làm ảnh hưởng không ít vềsự an toàn giao thông cho HS trên đường đi học và về nhà. 7.5.3.Thực trạng giảng dạy hoạt động GD ATGT ở Trường Tiểu Chấn Hưng -Trong hoạt động chuyên môn dạy và học Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình . -Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục An toàn giao thông lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. -Trường luôn đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi thầy, cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh. - Nhà trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.Tuy nhiên việc tổ chức giáo dục an toàn giao thông có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...) cho nên kinh phí và cơ sở vật chất còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn. 7.5.4. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường TH Chấn Hưng - Đội ngũ GV chưa được đào tạo bài bản về giảng dạy ATGT,không có GV chuyên trách nên còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức giáo dục ATGT qua các hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song không mang ý nghĩa hình thành và phát triển kỹ năng giao thông cho học sinh . - GV còn chú trọng vào kiến thức mang tính lý thuyết chưa chú trọng vào giáo dục kĩ năng thực hành, hình thành thói quen, hành vi chấp hành luật ATGT. - Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng tham gia giao thông,chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh. -GV còn chú trọng vào dạy kiến thức các môn chính như Toán,Tiếng việt mà thường bỏ qua các kĩ năng cần thiết hoặc dạy qua loa hời hợt mang tính hình thức chứ chưa khai thác được nội dung chính của bài. - Số lượng giáo viên còn trẻ nhiều nên kinh nghiệm còn nhiều hạn chế,lúng túng trong quá trình dạy và lồng ghép vào các tiết học. 7.5.5. Thực trạng về việc tham giao thông ở các gia đình hiện nay. -Nhiều phụ huynh chưa thật sự hợp tác với nhà trường trong công tác này. -Một số phụ huynh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông. -Phụ huynh dùng xe không chỉ vận chuyển nông sản cồng kềnh mà lại còn phóng nhanh, vượt ẩu, rú ga, ... -Kiến thức về Luật Giao thông của người tham gia giao thông ở xã còn nhiều hạn chế . -Phụ huynh còn đi không đúng phần đường quy định, chở quá số người quy định. 7.5.6. Thực trạng tham gia giao thông của học sinh trường Tiểu Chấn Hưng -Khi tham gia giao thông, rất nhiều học sinh không đội mũ bảo hiểm dù ngồi sau. -Học sinh còn đi không đúng làn đường quy định, khi sang đường còn chưa biết sử dụng hiệu lệnh để xin đường. -Học sinh dàn hàng ngang trên đường.Các em học sinh thường xuyên dàn hàng ngang trên đường khi điều khiển xe đạp.Vừa đi dàn hàng ngang, học sinh còn nói chuyện cười đùa, vô tư đùa giỡn rất nguy hiểm. -Học sinh lạng lách đánh võng.Tình trạng này rất phổ biến, nhất là ở các nam sinh thường thích chứng tỏ mình "tay lái lụa". Tuy nhiên, việc này có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân và những người xung quanh. “Bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở khi tình trạng tham gia giao thông của các em còn mất an toàn như hiện nay thì việc xảy ra những tai nạn giao thông là điều không thể tránh khỏi.“Là người giáo viên không những chỉ có dạy học sinh những kiến thức văn hóa mà phải làm thế nào đây để học sinh trường mình có ý thức về Luật giao thông và không xem nhẹ việc trật tự ATGT để khỏi xảy ra tai nạn.”Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp thực hiện sau:” 7.6.Những biện pháp giáo dục an toàn giao thông ở trường TH CHấn Hưng Biện pháp 1.Lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học. Để làm tốt công công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh của lớp mình thì ngay từ đầu năm học giáo viên cần lập một bảng kế hoạch cụ thểnhư là: - Bám sát nội dung, yêu cầu của công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo, PGD&ĐT tăng cường triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông. - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy an toàn giao thông theo quy định, giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông trong các môn học. - Kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép giáo dục an toàn giao thông với các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn của Ngành và các hoạt động của nhà trường. -Tăng cường phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức trong trường, đặc biệt là tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. - Phối hợp với Tổng phụ trách Đội triển khai thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch Đội. - Thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện quy định về ATGT, qua học sinh tuyên truyền đến cha mẹ học sinh. - Có kế hoạch và hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, đôn đốc thực hiện, kịp thời biểu dương, khen thưởng. - Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vào nội quy nhà trường và là một trong các nội dung khen thưởng. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. - Những trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông GV có biện pháp giáo dục học sinh và thông báo phụ huynh biết để cùng phối hợp. -Tổ chức họp với phụ huynh học sinh để tuyên truyền nhắc nhở và ký cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy. Biện pháp 2.Thực hiện dạy lồng ghép GD ATGT trong các môn học : Đạo đức; tự nhiên xã hội, Khoa học Thông qua việc dạy môn đạo đức nhằm chuyển các giá trị đạo đức xã hội thành tình cảm, niềm tin và hành vi đạo đức cho học sinh. Các nội dung giáo dục cần được chuyển tải đến học sinh một cách sinh động qua các truyện kể, các tấm gương, bài thơ, bài hát, tranh ảnh, băng hình,... phong phú, đẹp và hấp dẫn ; qua việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi bổ ích và lí thú ; qua việc
Tài liệu đính kèm: