Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát tập thể trong công tác Đội cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát tập thể trong công tác Đội cho học sinh Tiểu học

Tổ chức đa dạng các hình thức tập luyện.

* Tập huấn cho Anh (chị) phụ trách và Ban chỉ huy Liên đội : Sau khi xây dựng kế hoạch cụ thể, Liên đội triệu tập các Anh (chị) phụ trách và Ban chỉ huy Chi – Liên đội để triển khai tập huấn các nội dung cần thiết như :

- Chuẩn bị tập hát.

+ Nên in sẵn bài hát (theo chủ điểm từng tháng đã nêu ở trên) để phát cho Anh (chị) phụ trách và Ban chỉ huy Chi – Liên đội.

+ Tổ chức một trò chơi hay một động tác thư giãn trước khi tập.

+ Yêu cầu tất cả phải im lặng và tập trung cao.

 - Tập hát.

+ Giáo viên tổng phụ trách hát mẫu bài hát ( hoặc mở nhạc) một vài lần thật đúng nhịp điệu và rõ ràng

+ Tập hát từng câu đúng cao độ và tiết tấu. Mỗi câu tập 2-3 lần cho thuộc rồi mới sang câu khác.

+ Sau khi tập hát từng câu thì tổng phụ trách cho các em hát nối các câu lại với nhau để giữ đúng nhịp ngân, nghỉ giữa các câu hát.

+ Ở những chỗ học sinh hát sai, chưa đúng cao độ hay tiết tấu, tổng phụ trách dừng lại và hướng dẫn kỹ, sửa sai ngay cho các em. Tránh việc các em hát sai quen sau rất khó sửa.

+ Khi đã tập hết bài thì cho các em hát lại toàn bộ bài hát kết hợp với vỗ tay, nhún theo nhịp, phách.

+ Tập xong nên kiểm tra lại theo nhóm.

+ Học thuộc lời bài hát

+ Yêu cầu hát lớn và mạnh dạn để tạo bầu không khí ( có thể áp dụng các cách hát như lĩnh xướng, hát theo nhóm, theo cặp, hát tam ca, tốp ca.)

 - Tác phong của người hướng dẫn :

+ Kiên nhẫn, nhẹ nhàng, không nóng vội.

+ Tập chậm rãi, từng câu một, đừng tập quá nhanh, lướt qua những câu chưa thuộc.

+ Luôn luôn động viên, khuyến khích mà không chế diễu người hát kém hay có chất giọng “đặc biệt”.

 

docx 31 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1327Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát tập thể trong công tác Đội cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 với Tổng phụ trách đội.
+ Thường xuyên tổ chức tập huấn các chương trình, bài hát, múa tập thể cho các anh chị phụ trách và đội hình mẫu.
+ Giáo viên còn trẻ tuổi, nhiệt huyết, luôn quan tâm và yêu nghề.
- Đối với Anh chị phụ trách.
+ Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ, có phương pháp làm việc khoa học, phương pháp giảng dạy hay, có tâm với nghề, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao.
- Đối với học sinh.
+ Học sinh ngoan, hiền, lễ phép, tham gia học tập và sinh hoạt nghiêm túc, tích cực, tạo động lực cho việc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Học sinh thích tham gia các hoạt động tập thể như múa, hát, sinh hoạt trò chơi nên thuận lợi cho việc tổ chức các buổi múa hát tập thể.
*Khó khăn 
+ Phối hợp, hướng dẫn tập luyện cho đội ngũ anh chị phụ trách lớp chưa nhịp nhàng.
+ Thời gian tập luyện dành cho hoạt động múa hát tập thể còn ít. 
+ Một số Anh (chị) phụ trách đứng lớp lớn tuổi và giáo viên nam nên ngại hoạt động làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc sinh hoạt tập thể làm hạn chế hứng thú của các em.
+ Các em khối 1,2 thì lại quá nhỏ. Học sinh còn lúng túng, e ngại trọng việc tập múa hát.
+ Học sinh quá đông nên việc thực hiện toàn Liên đội rất khó khăn.
Trong trường tiểu học, hoạt động tập thể là một hoạt động ngoại khóa hấp dẫn không thể thiếu với các em nhỏ, chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt động chung của nhà trường. Nhờ tính chất phong trào cộng đồng, dễ tham gia mà hoạt động múa hát tập thể đã thu hút được các em, góp phần giáo dục toàn diện cho các em, làm hài hòa các hoạt động của trẻ em.
Những em còn nhút nhát, thiếu tự tin sẽ thêm lạc quan, mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động hòa nhập cộng đồng. Hoạt động múa hát tập thể tạo môi trường học tập sôi nổi, thân thiện để học sinh phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó thi đua giữa các lớp. Từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá năng lực của từng em. Thông qua nội dung bài hát, múa và hoạt động kết hợp với âm nhạc, giáo dục học sinh tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển trí tuệ, làm phong phú đời sống tinh thần, hướng tới giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho các em.
Ngay từ đầu học kỳ I, năm học 2019 – 2020. Tôi đã tổ chức tập luyện múa hát tập thể toàn Liên đội, Tổng phụ trách làm mẫu và các em thực hiện theo và kết quả đạt được là :
Tham gia thực hiện
Khối I
Khối II
Khối III
Khối IV
Khối V
Thực hiện tốt
45/128 
đạt 35,2%
37/102 đạt 36,3%
53/133 
đạt 39,9%
63/137
đạt 46%
51/121
đạt 42,1%
Thực hiện được
26/128 
đạt 20,3%
30/102 đạt 29,4%
38/133 
đạt 28,5%
45/137
đạt 32,8%
40/121
đạt 33,1%
Thực hiện chưa được
57/128 
đạt 44,5%
35/102 đạt 34,3%
42/133 
đạt 31,6%
29/137
đạt 21,2%
30/121
đạt 24,8%
+ Khi tổ chức khảo sát tình hình trên cho thấy các em còn rất lúng túng, ngại ngùng. 
+ Đặc biệt có những em biểu hiện sự không thích.
Để giúp học sinh khắc phục tình trạng trên, trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân tồn tại là do đâu? Do giáo viên tổng phụ trách hay do học sinh? Tại sao các em lại không hứng thú tham gia và hiệu quả không cao? Qua quá trình tổ chức thực hiện và tìm hiểu tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu sau :
- Nguyên nhân khách quan : 
+ Học sinh học chia cách ở hai phân hiệu nên việc triển khai tập luyện rất khó khăn.
+ Trong quá trình tập luyện học sinh tương đối nhiều nên việc triển khai tập luyện toàn liên đội là không đạt hiệu quả.
+ Các em khối 1,2,3 thì còn nhỏ nên việc tiếp thu động tác còn chậm.
+ Cơ sở vật chất về sân bãi tập chưa có bóng mát nên thời tiết còn ảnh hưởng đến việc tập luyện.
+ Âm thanh loa máy chưa đảm bảo cho quá trình tổ chức tập luyện.
- Nguyên nhân chủ quan :
+ Giáo viên đa số là lớn tuổi nên ngại trong việc tập múa hát nên đa số còn “khoán” cho Tổng phụ trách.
+ Tổng phụ trách còn lúng túng trong công tác chỉ đạo và phối hợp với các đoàn thể. 
Là một giáo viên Tổng phụ trách cần phải luôn có những cách làm mới, sáng tạo, linh hoạt, không gây nhàm chán, rập khuôn những cách làm cũ. Để các hoạt động, phong trào đạt hiệu quả cao cần tìm tòi, chịu khó suy nghĩ, gần gũi các em học sinh để nắm rõ tâm tư, tình cảm và mong muốn nguyện vọng của các em để từ đó đưa ra những cách làm phù hợp, thích ứng với sở thích của các em , như vậy mới thu hút được các em tham gia đông đảo và đầy hứng thú.
Để thực hiện được tốt chất lượng múa hát tập thể, người phụ trách phải thực sự chuyên tâm và đầu tư thời gian. Không nên coi nhẹ việc múa vận động phụ họa cho bài hát, không phải chỉ cho các em múa hát theo kiểu bắt chước, đại kháimà cần cho các em biết múa hát tập thể một cách thường xuyên, đều, đẹp.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Từ những khó khăn trong múa hát tập thể, tôi đưa ra các giải pháp hướng đến mục tiêu sau :
Thúc đẩy các hoạt động phong trào trong nhà trường từng bước được cải thiện, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh trong các tiết học.
Nhằm khơi dậy ý thức của giáo viên - học sinh trong việc rèn luyện thể dục thể thao văn hóa văn nghệ.
Đẩy mạnh phong trào dạy - học trong nhà trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
 Tạo sân chơi bổ ích, lý thú. Giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động học mà chơi và chơi mà học.
Đẩy mạnh thi đua giữa học sinh với học sinh, giữa các lớp với nhau.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
b.1 Nội dung
Với nhiều năm kinh nghiệm làm Tổng phụ trách Đội, cùng với việc tìm hiểu nghiên cứu về chất lượng múa hát tập thể trong công tác Đội tôi đưa ra một số biện pháp để giải quyết những hạn chế khó khăn, hạn chế tình trạng múa hát tập thể không đạt hiệu quả như sau :
- Biện pháp 1 : Xây dựng nội dung và triển khai kế hoạch.
- Biện pháp 2 : Các hình thức tập luyện được triển khai đa dạng, phong phú, không gây nhàm chán.
- Biện pháp 3 : Tạo hứng thú cho học sinh qua các hội thi, hội diễn.
b.2 Cách thực hiện các giải pháp
b.2.1 Xây dựng nội dung và triển khai kế hoạch.
* Xây dựng kế hoạch : Bước đầu để chuẩn bị tốt cho các nội dụng để thực hiện là xây dựng kế hoạch phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, được lựa chọn một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lí. Đảm bảo về mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị mình, cơ sở vật chất hiện có, phù hợp với sức khỏe, trình độ học sinh.
- Ngay từ đầu năm học căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường và chương trình công tác Đội của Hội đồng đội Huyện tôi đã xây dựng cụ thể về việc tổ chức múa hát tập thể vào trong mục riêng của phương hướng chương trình năm học khi tổ chức Đại hội Liên đội để được sự thống nhất của Anh (chị) phụ trách và toàn thể Liên đội.
+ Ví dụ : Liên đội trường Tiểu học Lê Lợi xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giữa giờ và múa hát tập thể như sau:
I. Mục đích – Yêu cầu
Tạo tinh thần thoải mái, thư giãn sau các tiết học, giúp cho học sinh có tinh thần học tập tốt hơn 
Tăng thêm tính chủ động, tự tin, mạnh dạn cho học sinh; 
Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Các hoạt động phải phù hợp với mục đích, nội dung giáo dục đảm bảo phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. 
II. Nội dung- Hình thức
1. Nội dung
	+ Hoạt động tập thể dục đầu và giữa giờ, múa hát sân trường.
	+ Hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao
2. Hình thức sinh hoạt
Cho học sinh tham gia các hoạt động múa hát tập thể và tập thể dục đầu giờ và giữa giờ.
III. Kế hoạch cụ thể
1. Múa hát sân trường
Hàng ngày, từ thứ hai đến thứ sáu thời gian tổ chức cho học sinh tập thể dục và múa hát tập thể đầu giờ và giữa giờ, hoạt động từ 3-5 phút. Cụ thể tháng 9 như sau:
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Sáng
Phát thanh măng non
Múa hát tập thể bài “Vui đến trường”
Múa hát Dân vũ “Rửa tay”
Múa hát tập thể bài “Vui đến trường”
Múa hát Dân vũ “Rửa tay”
Chiều
Phát thanh măng non
Múa hát tập thể bài “Vui đến trường”
Múa hát Dân vũ “Rửa tay”
Múa hát tập thể bài “Vui đến trường”
Múa hát Dân vũ “Rửa tay”
Giáo viên trực ban và giáo viên chủ nhiệm phải quản lí học sinh và hướng dẫn học sinh tập thể dục, múa cho đúng và đẹp.
2. Tổ chức thực hiện
a. Đối với Ban giám hiệu
+ Tạo điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất để Liên đội tổ chức tập huấn và thực hiện.
b. Đối với Liên đội
+ Tham mưu với nhà trường và các đoàn thể về cở sở vật chất để thực hiện.
+ Tổ chức tập huấn cho Anh (chị) phụ trách và Ban chỉ huy Chi – Liên đội.
+ Xây dựng đội hình kiểu mẫu để thực hành cho tất cả Liên đội.
c. Đối với Chi đội
+ Tham gia tập huấn và triển khai tốt kế hoạch đến từng đội viên và nhi đồng.
+ Các lớp tự tổ chức tập luyện theo thời gian và địa điểm các lớp tự bố trí. Anh chị phụ trách sẽ chịu trách nhiệm tập cho lớp mình thuộc động tác và khớp nhạc bài hát “Hành khúc đội TNTP HCM”.Để toàn trường thực hiện múa hát tập thể tập trung theo nhạc.
+ Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, khó khăn gì, các bộ phận thông báo với Tổng phụ trách Đội để kịp thời giải quyết.
Đây sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua cho các lớp, vì vậy yêu cầu Anh (chị) phụ trách hướng dẫn, đôn đốc học sinh lớp mình tập nghiêm túc, hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ kế hoạch tổ chức các hoạt động vào giữa giờ ra chơi của Liên đội trường Tiểu học Lê Lợi, kính mong BGH nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ; Các bộ phận được phân công thực hiện nghiêm túc để Liên đội hoàn thành kế hoạch năm học.
* Xây dựng nội dung :
Chọn bài hát : Chọn những bài thích hợp với lứa tuổi, theo chủ đề, chọn những bài hát vui tươi, hồn nhiên, dễ hát, dễ thuộc.... mang tính yêu nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, anh hùng dân tộc, Đội...
 Ví dụ : 
Tháng
Chủ điểm
Bài thực hiện
9
Truyền thống nhà trường
Khăn quàng thắm mãi vai em
10
Chăm ngoan học giỏi
Chữ đẹp mà nết càng ngoan.
11
Tôn sư trọng đạo
Ở trường cô dạy em thế
12
Uổng nước nhớ nguồn
Cháu hát về đảo xa
1+2
Mừng Đảng, mừng xuân
Em là mầm non của Đảng
3
Tiến bước lên Đoàn
Tiến lên Đoàn viên
4
Hòa bình và hữu nghị
Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh
5
Bác Hồ kính yêu
5 điều Bác Hồ dạy.
Lựa chọn động tác : Để góp phần thành công của một bài múa hát tập thể đây là bước vô cùng quan trọng. Tổng phụ trách cần nghiên cứu kỹ những động tác đơn giản, phù hợp với học sinh, đảm bảo độ đều và đẹp, các em dễ dàng thực hiện được. Khi giáo viên TPT có sự chuẩn bị kỹ ở bước này thì khi truyền đạt, hướng dẫn sẽ tự tin, các động tác sẽ được châu chuốt, rõ ràng không lúng túng.
+ Phối hợp cùng với giáo viên thể dục lựa chọn các động tác thể dục đầu giờ và giữa giờ lồng ghép vào bài múa.
Lựa chọn đạo cụ : có thể thêm vào các đạo cụ để gây thêm phần sinh động và hứng thú cho các em như bông tua, khăn quàng đỏ hay quạt....
+ Ví dụ : Bài khăn quàng thắm mãi vai em có thể cầm thêm khăn quàng đỏ trên tay thực hiện với các động tác.
+ Hướng dẫn cụ thể một số bài múa hát tập thể được áp dụng tại trường .
Bài: 5 điều Bác Hồ dạy - Sáng tác: Hà Hải
Câu hát 1: Điều 1Yêu tổ quốc,yêu đồng bào
 Điều 2 học tập tốt, lao động tốt
Hai tay để ngang ngực rồi từ từ đưa lên cao tung ra hai bên và hạ xuống chân bước đều tại chỗ theo phách( thực hiện 2 lần)
Câu hát 2: Điều 3 Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
 Điều 4 Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Hai tay để trước ngực vỗ đều theo tiết tấu chân dậm đều tại chỗ theo phách
Câu hát 3: Điều 5 Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm.
Hai tay giơ lên cao rồi cùng ngả về hai bên phải, trái theo nhịp đồng thời chân đưa lên nhún theo.
Câu hát 4: Chúng em kính yêu Bác Hồ, chúng em hát ngàn lời ca. Chúng em thi đua cho thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Hai tay để ngang ngực từ từ đưa lên cao và lắc đều cổ tay ( làm 2 lần)
* Triển khai kế hoạch : Sau khi đã thống nhất và ra được kế hoạch hoạt động cụ thể về: Nội dung hoạt động, thời gian thực hiện, địa điểm, người thực hiện... việc tiếp theo là phải triển khai trước hội đồng hoặc có thể ở trang Web của nhà trường và Facebook của Liên đội để cho tất cả mọi người từ cấp uỷ tới từng đồng chí giáo viên trong trường nắm được nội dung hoạt động của Liên đội. 
- Kế hoạch này cũng phải được thông báo và triển khai tới toàn thể Liên đội để tất cả học sinh nắm được và thực hiện sẽ đạt kết quả cao.
b.2.2 Tổ chức đa dạng các hình thức tập luyện.
* Tập huấn cho Anh (chị) phụ trách và Ban chỉ huy Liên đội : Sau khi xây dựng kế hoạch cụ thể, Liên đội triệu tập các Anh (chị) phụ trách và Ban chỉ huy Chi – Liên đội để triển khai tập huấn các nội dung cần thiết như :
- Chuẩn bị tập hát.
+ Nên in sẵn bài hát (theo chủ điểm từng tháng đã nêu ở trên) để phát cho Anh (chị) phụ trách và Ban chỉ huy Chi – Liên đội.
+ Tổ chức một trò chơi hay một động tác thư giãn trước khi tập.
+ Yêu cầu tất cả phải im lặng và tập trung cao.
 - Tập hát.
+ Giáo viên tổng phụ trách hát mẫu bài hát ( hoặc mở nhạc) một vài lần thật đúng nhịp điệu và rõ ràng
+ Tập hát từng câu đúng cao độ và tiết tấu. Mỗi câu tập 2-3 lần cho thuộc rồi mới sang câu khác.
+ Sau khi tập hát từng câu thì tổng phụ trách cho các em hát nối các câu lại với nhau để giữ đúng nhịp ngân, nghỉ giữa các câu hát.
+ Ở những chỗ học sinh hát sai, chưa đúng cao độ hay tiết tấu, tổng phụ trách dừng lại và hướng dẫn kỹ, sửa sai ngay cho các em. Tránh việc các em hát sai quen sau rất khó sửa.
+ Khi đã tập hết bài thì cho các em hát lại toàn bộ bài hát kết hợp với vỗ tay, nhún theo nhịp, phách.
+ Tập xong nên kiểm tra lại theo nhóm.
+ Học thuộc lời bài hát
+ Yêu cầu hát lớn và mạnh dạn để tạo bầu không khí ( có thể áp dụng các cách hát như lĩnh xướng, hát theo nhóm, theo cặp, hát tam ca, tốp ca....)
 - Tác phong của người hướng dẫn :
+ Kiên nhẫn, nhẹ nhàng, không nóng vội.
+ Tập chậm rãi, từng câu một, đừng tập quá nhanh, lướt qua những câu chưa thuộc.
+ Luôn luôn động viên, khuyến khích mà không chế diễu người hát kém hay có chất giọng “đặc biệt”.
* Xây dựng đội hình kiểu mẫu của học sinh : Lựa chọn các em học sinh có năng khiếu tốt trong việc thực hiện các động tác và mạnh dạn trước tập thể.
- Tập luyện kỹ càng cho các em từ lời bài hát cho đến động tác, trau chút động tác kết hợp giữa chân - tay - đầu - ánh mắt - nét mặt phải kết hợp nhịp nhàng như thế nào để các em thể hiện không bị sai và nhỡ nhịp.
- Hướng dẫn thành thạo cho đội hình kiểu mẫu, để khi tập các em đứng ở trước hàng làm mẫu cho các bạn múa theo.
* Triển khai và thực hiện tại Chi đội và toàn Liên đội : 
- Giáo viên cho học sinh chép lời và nghe nhạc từ một đến năm lần các bài hát múa tập thể tại Chi đội. Để nâng cao được sự hứng thú tham gia tập luyện của học sinh, điều đầu tiên là bản thân mỗi giáo viên phải thực hiện được các bài múa hát tập thể. Có như vậy thì mới uy tín trước học sinh, trước khi dạy giáo viên thực hiện trước một lượt cho học sinh quan sát rồi dạy từng động tác một, dạy chậm khi học sinh đã nắm được cơ bản thì cho ghép với nền nhạc và lời của bài hát. 
+ Giáo viên lúc này sẽ là người chỉ huy, hướng dẫn và uốn nắn cho các em.
+ Hướng dẫn thật kỹ, chi tiết những động tác khó.
+ Tập kỹ những động tác của từng câu, từng đoạn, sửa ngay nếu thấy sai.
+ Như cách tập hát, sau mỗi đoạn chúng ta nên quay lại từ đầu để cho bài múa được liền lạc.
+ Thoải mái và tự nhiên trong các động tác.
+ Khi các em đã thuộc, giáo viên cùng với các em trong ban chỉ huy Chi đội cần theo dõi thật sát sao tất cả các buổi tập của các em. 
- Sau khi tập luyện hoàn thành bài và thực hiện tốt tại Chi đội thì Liên đội sẽ tổ chức tập luyện ráp cho toàn Liên đội. 
+ Cho đội hình mẫu đã được lựa chọn và tập luyện từ trước đứng hàng đầu tiên để làm mẫu cho các em đứng phía sau. Đội múa mẫu phải thuộc kỹ điệu múa, các động tác thực hiện dứt khoác, không ngập ngừng.
+ Tổng phụ trách, Đoàn viên và Anh (chị) phụ trách quan sát theo dõi quản lý và hướng dẫn học sinh.
+ Đội sao đỏ thường xuyên theo dõi, quan sát, kiểm tra, nhắc nhở từ ý thức, tác phong xếp hàng, tập trung khi ra sân tập, thực hiện các động tác nghiêm túc giữa các Chi đội với nhau để ghi điểm như trong buổi họp xây dựng kế hoạch đã thống nhất. 
+ Trong quá trình theo dõi nếu thấy có những em học sinh không tập, chỉ đùa nghịch trong hàng, hoặc làm các công việc khác. Ban chỉ huy Chi đội cần báo cáo ngay cho giáo viên. Sau buổi tập kết thúc, cuối buổi Tổng phụ trách cần phải có nhận xét đánh giá kết quả của buổi tập. Cần phải khen các em trước, sau đó mới rút kinh nghiệm những lớp, những học sinh thực hiện chưa tốt và cùng các bạn để tìm hướng giải quyết.
+ Kiểm tra uốn nắn, động viên, đây là bước cũng rất quan trọng. 
+ Tổng phụ trách phải thường xuyên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tranh thủ các tiết sinh hoạt lớp, giờ ôn bài cho các em ôn luyện, củng cố thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
 + Hoặc tổng phụ trách có thể tranh thủ kết hợp với các thầy cô dạy bộ môn thể dục để kiểm tra uốn nắn cho các em
+ Đặc biệt giáo viên luôn động viên khuyến khích các em mạnh dạn hơn, tạo cho các em không khí thoải mái, cần chú ý đến những em nhút nhát không có khiếu múa hát. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở. Động viên, khuyến khích để em nào cũng được tham gia tập luyện. Tìm chọn các em có năng khiếu, biểu diễn tốt làm đội hình mẫu là rất cần thiết vì một mặt vừa là nguồn lực giúp đỡ tổng phụ trách trong hướng dẫn và thực hiện mẫu, một mặt gây được sự hứng thú và thi đua cho các bạn, giúp các em đó phát huy khả năng, năng khiếu của bản thân.
+ Một điều hết sức cần phải tránh ở đây là: Tổng phụ trách Đội không được quát mắng học sinh trước tập thể, nếu quát mắng các em trước tâp thể thì rất nguy hiểm. Vì ở lứa tuổi này các em rất dễ bị kích động, suy nghĩ chưa mang tính ổn định, sẽ dẫn đến những rủi ro không đáng có.
b.2.3 Tạo hứng thú cho học sinh qua các hội thi, hội diễn.
- Hội thi múa hát sân trường là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa sâu sắc nhằm động viên và phát huy phong trào văn hóa, văn nghệ trong tập thể giáo viên và học sinh. Đồng thời cũng là cơ hội để các em học sinh tăng cường sức mạnh, đoàn kết và giúp các em có thêm những phút thư giãn, giải trí bổ ích sau những ngày học tập căng thẳng. Tạo điều kiện cho các em có năng khiếu văn nghệ được rèn luyện, thể hiện tài năng bản thân, giúp nhà trường phát hiện những tài năng mới để bồi dưỡng và tham gia các hội thi trong và ngoài huyện. 
- Liên đội đã tổ chức hội thi múa hát tập thể và dân vũ được các lớp đầu tư kĩ lưỡng cả về trang phục, đạo cụ cũng như cách thức dàn dựng nội dung.
       - Hội thi kết thúc trong không khí vui tươi, đầm ấm, để lại nhiều cảm xúc trong lòng người xem và được Ban giám khảo đánh giá rất cao. Kết quả Hội thi, BTC đã trao giải cho 2 khối lớp 1,2,3 và khối 4,5 như sau: 2 giải nhất, 2 giải nhì, 4 giải ba và 10 giải khuyến khích cho các đội đạt giải trong hội thi.
Học sinh khối 4 thực hiện múa hát tập thể trong giờ sinh hoạt Đội
 Học sinh toàn trường thực hiện múa hát tập thể trước khi vào lớp
 Lớp 5E tham gia biểu diễn chương trình ngoại khoá
Ngoài những hội thi múa hát tập thể thì Liên đội còn lựa chọn các bạn có năng khiếu thành lập câu lạc bộ sở thích để tập luyện hoặc chọn các bài đặc sắc của các lớp tham gia biểu diễn đồng diễn tại các ngày hội, ngày lễ
Học sinh đồng diễn cùng tại ngày hội “Thiếu nhi vui khoẻ”
 Học sinh biểu diễn tại hội thi Rung Chuông Vàng
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
* Kết quả khảo nghiệm.
- Học kì II - năm học 2019 - 2020:
Tham gia thực hiện
Khối I
Khối II
Khối III
Khối IV
Khối V
Thực hiện tốt
75/128 
đạt 58,6%
68/102 đạt 66,7%
81/133 
đạt 60,9%
92/137
đạt 67,2%
89/121
đạt 73,6%
Thực hiện được
45/128 
đạt 35,2%
29/102 đạt 28,4%
48/133 
đạt 36,2%
40/137
đạt 29,2%
31/121
đạt 25,6%
Thực hiện chưa được
8/128 
đạt 6,2%
5/102 
đạt 4,9%
4/133
đạt 3,2%
5/137
đạt 3,6%
1/121
đạt 0,8%
	Có thể thấy việc áp dụng các biện pháp trên đã mang lại kết quả nhất định trong việc tổ chức múa hát tập thể trong Liên đội, bên cạnh đó các em còn hứng thú và tích cực tham gia các phong trào của Đội và hăng say trong học tập hơn.
Sau khi triển khai đề tài, áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào thực hiện, tôi nhận thấy việc thực hiện múa hát tập thể của Liên đội đã có chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực hơn.
Nhìn chung việc thực hiện múa hát tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_m.docx