SKKN Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh tại trường TH Hoàng Văn Thụ

SKKN Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh tại trường TH Hoàng Văn Thụ

Quản lý lớp học bao gồm sự kết hợp phong phú của các yếu tố khác nhau, từ việc làm thế nào để giáo viên có thế sắp xếp lớp học đến việc làm sao để học sinh tự tin và hứng thú khi tham gia các hoạt động của lớp học. Giáo viên không thể lập kế hoạch hay tiên đoán được mọi thứ sẽ xảy ra trong một tiết học bất kì mà cần phải linh hoạt để xử lý các tình huống bất ngờ phát sinh.

Đề tài tập trung vào việc phát triển kỹ năng quản lý lớp học hiệu quả cho giáo viên trong giờ học tiếng Anh của học sinh tiểu học. Nghiên cứu các biện pháp thiết lập nội quy trong lớp học, áp dụng việc củng cố tích cực để loại bỏ sự gián đoạn trong lớp học, giải quyết các vấn đề kỷ luật, thu hút sự chú ý của học sinh. Dựa trên những hiểu biết sâu sắc thu được từ nghiên cứu này, để một lớp học “chạy êm” đòi hỏi sự linh hoạt của giáo viên và khả năng dự đoán các vấn đề có thể xảy ra. Nghiên cứu chỉ ra rằng: việc thiết lập các quy tắc có ảnh hưởng tích cực đối với hành vi của học sinh vì các em học sinh nhận thức được hậu quả của việc vi phạm các quy tắc. Tuy nhiên, các quy tắc chỉ loại bỏ một số sự gián đoạn trong lớp học và có nhiều vấn đề khác cần giải quyết để tạo sự tự giác cũng như việc gây hứng thú cho học sinh đối với môn học. Để tạo một môi trường học tập tích cực cho học sinh học ngôn ngữ tự nhiên nhất, giáo viên cần linh hoạt áp dụng các kỹ thuật quản lý như một kim chỉ nam cho việc quản lý lớp học.

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 5048Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý lớp học hiệu quả trong giờ học tiếng Anh tại trường TH Hoàng Văn Thụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc học ngôn ngữ.
Quản lý lớp học được coi là một phần thiết yếu của giảng dạy và quá trình học tập. Nó đề cập đến các phương pháp, chiến lược và kỹ năng sử dụng của giáo viên để duy trì một môi trường học tập mang lại kết quả học tập thành công của học sinh. Quản lý lớp học được kết nối với một quá trình tổ chức và tiến hành một lớp học bao gồm quản lý thời gian, sự tham gia của học sinh và giao tiếp lớp học. Quản lý lớp học cũng được định nghĩa là quá trình tạo cộng đồng dân chủ và quản lý một lớp thành công (Theo Lemlech 1999).
Đại học Kean (2009) đã đưa ra nghiên cứu với kết luận như sau: Quản lý lớp học liên quan đến mọi thứ mà giáo viên phải làm để thực hiện các mục tiêu giảng dạy của mình. Nó bao gồm việc chuẩn bị kế hoạch và tài liệu, cấu trúc hoạt động trong tiết học, giảng dạy trực tiếp các kỹ năng và chủ đề hay nhóm học sinh để sử dụng hiệu quả nhất thời gian của giáo viên và học sinh, kế hoạch cho giai đoạn chuyển tiếp - chuyển đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác hoặc từ nơi này sang nơi khác và kiểm soát hành vi của học sinh. ("Quản lý lớp học ", đoạn 1).
Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
Trường TH Hoàng Văn Thụ là một trường tiểu học đóng trên địa bàn buôn Dur I, một buôn đặc biệt khó khăn của xã Dur Kmăl. Từ năm học 2012 – 2013, bộ môn tiếng Anh đã được nhà trường đưa vào dạy học đại trà cho học sinh khối 3, 4, 5 nên việc tiếp xúc với môn tiếng Anh không còn mới mẻ với các em học sinh và cha mẹ học sinh. Ban đầu, tiếng Anh là một môn học khó tiếp thu đối với các em học sinh ở ngôi trường vùng 3 với đa số là học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ. Nhưng nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Phòng Giáo dục, nhà trường và cha mẹ học sinh cùng với sự cố gắng, niềm đam mê của các em học sinh, chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt như: học sinh tham gia thi tiếng Anh trên Internet và thi học sinh năng khiếu môn tiếng Anh đã đạt giải cấp huyện.
Hiện nay, nhà trường có gần 40% học sinh là học sinh người dân tộc thiểu số và 98% học sinh là con em thuần nông, điều kiện kinh tế còn vô cùng khó khăn, đa số các em đều tự chăm sóc cho bản thân mình, thiếu sự quan tâm từ bố mẹ. Nhiều học sinh còn có thái độ tiêu cực trong lớp học một phần do tâm lý thiếu sự quan tâm từ gia đình, theo bạn bè rủ rê. Điều này gây không ít khó khăn cho giáo viên giảng dạy nói chung và giáo viên tiếng Anh như tôi nói riêng. Chúng tôi mất rất nhiều thời gian trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề xảy ra trong lớp học nên ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giảng dạy, tiến trình bài học đi không đúng, chưa đảm bảo được tốt nhất hiệu quả bài học. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài quản lý lớp học trong giờ học tiếng Anh nhằm định hướng đúng đắn hành động và thái độ cho học sinh “cá biệt” nói riêng và đại đa số học sinh trong giờ học nhằm hướng tới việc đảm bảo mục tiêu giáo dục theo từng bài học cho học sinh, cũng như việc giúp học sinh phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất.
Nghiên cứu trình bày trong đề tài này tập trung vào các vấn đề cụ thể giúp giáo viên dạy tiếng Anh quản lý học sinh trong giờ học một cách hiệu quả nhất. Đề tài trình bày cách tiếp cận, hướng dẫn và kiểm tra các phương pháp khác nhau nhằm giúp giáo viên quản lý các tình huống phát sinh trong quá trình giảng dạy. Các nội dung của phần lý thuyết tập trung vào ý nghĩa của việc quản lý lớp học, quy hoạch và tổ chức quá trình, sắp xếp môi trường học tập, giám sát học sinh và chủ yếu dự đoán các vấn đề tiềm ẩn trong quá trình giảng dạy tiếng Anh cho trẻ.
Phần thực tế của nghiên cứu này dựa trên các kết quả thu được từ nghiên cứu được thực hiện trong lớp 3A (25 học sinh) ở trường TH Hoàng Văn Thụ. Nghiên cứu liên quan đến các vấn đề và các kỹ thuật khác nhau được thiết lập và áp dụng sau đó. Dưới đây là biểu đồ thể hiện chất lượng học tập môn tiếng Anh của học sinh lớ 3A trường TH Hoàng Văn Thụ mà tôi khảo sát vào đầu tháng 9, năm học 2017 – 2018:
60%
16%
24%
Biểu đồ chất lượng giáo dục tiếng Anh lớp 3A đầu năm học 2017 – 2018
Tôi hy vọng rằng tất cả các thông tin và giải pháp thu được từ dề tài sẽ giúp tôi trong việc quản lý các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong các lớp học tiếng Anh và làm phong phú thêm kỹ năng giảng dạy của tôi.
Nội dung và hình thức của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp
Đề tài đưa ra các giải pháp, biện pháp nhằm mục đích giúp giáo viên quản lý học sinh, quản lý lớp học trong giờ học tiếng Anh có hiệu quả; thay đổi cách thức hoạt động trong giờ học tiếng Anh tập trung vào phát triển năng lực toàn diện cho học sinh thông qua các hoạt động quản lý. Sau khi áp dụng các biện pháp của đề tài đưa ra, giáo viên sẽ nhận thấy sự thành công của mình thông qua việc học và thái độ của học sinh. Học sinh sẽ chủ động tham gia vào các hoạt động học tập trong kỷ luật, giáo viên không bị mất kiểm soát lớp học, tiến trình bài dạy được thực hiện đạt mức tối đa, hạn chế các tình huống sư phạm trong lớp học, giáo viên có nhiều thời gian để tập trung vào việc truyền tải kiến thức cho học sinh. Nhờ vậy, chất lượng giảng dạy và học tập của môn tiếng Anh được nâng cao một cách rõ rệt.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Biện pháp 1: Xây dựng nội quy lớp học (Rules)
Giáo viên cùng hợp tác với học sinh xây dựng các nội quy trong lớp học khi bắt đầu năm học. Những nội quy này phải dễ hiểu, được treo trong lớp học, được thảo luận và thực nghiệm, được đánh giá định kỳ, áp dụng công khai minh bạch và công bằng. Học sinh nên hiểu lý do cho việc đưa ra các nội quy và đưa ra. Các quy tắc có thể được sửa đổi nếu cần thiết cho một số hoạt động. Việc học sinh tham gia vào việc thiết lập quy tắc lớp học giúp học sinh có động lực học tập và có trách nhiệm với ý kiến của mình.
Trước đây, tôi không đặt ra bất kì quy tắc nào cho học sinh. Nhưng theo nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng trẻ em có xu hướng tuân theo các quy tắc một cách kỷ luật và tự nguyện nếu chúng được tạo cơ hội để tự bản thân thiết lập ra các quy tắc ấy. Vì vậy, tôi đã quyết định cùng học sinh thiết lập nội quy lớp học. Học sinh được hỏi ý kiến và viết lên bảng. Ngay khi các quy tắc được thiết lập, tôi yêu cầu học sinh suy nghĩ tích cực nếu học sinh nêu ra các quy tắc tiêu cực. Những nội quy học sinh lớp 3A thảo luận và đi đến sự thống nhất:
Respect the teacher and the others. (Tôn trọng mọi người)
Follow directions. (Làm theo hướng dẫn)
Listen while others talks. (Biết lắng nghe)
Sau khi thiết lập nội quy lớp, để khuyến khích sự sáng tạo của học sinh, giáo viên có thể phát giấy và yêu cầu học sinh tự thiết kế thành những posters ghi rõ ràng từng nội quy theo nhóm. Nội quy sau khi được thiết kế sẽ được treo trong phòng học, tại vị trí thuận lợi cho học sinh quan sát.
 Ngoài ra, hậu quả của việc vi phạm các quy tắc được giáo viên và học sinh thống nhất một cách dân chủ. Nếu học sinh phá vỡ bất kì một quy tắc nào, hậu quả sẽ như sau:
Vi phạm lần đầu: nhắc nhở
Lần thứ hai: học sinh nhận một thẻ vàng
Lần thứ ba: học sinh nhận thẻ vàng thứ hai
Lần thứ tư: hai thẻ vàng đã được thay thế bởi một thẻ đỏ có nghĩa là học sinh phải gặp riêng giáo viên nói chuyện
Lần thứ năm: Thông báo cho cha mẹ
Hậu quả của việc vi phạm các quy tắc cần hợp lý về các hành vi mà học sinh vi phạm, không nên làm giảm sự tự tôn và nhân phẩm của học sinh.
	Tôi đã lập bảng theo dõi các lỗi vi phạm của học sinh. Sau ba tháng nghiên cứu, chỉ có duy nhất một lần phải nói chuyện riêng với học sinh, còn lại chủ yếu học sinh phải nhận thẻ vàng do đa số vi phạm Nội quy 3: Biết lắng nghe. Các em học sinh cảm thấy một chút xấu hổ khi bị nhắc nhở hoặc phải nhận thẻ vàng nên đã cố gắng tránh vi phạm nội quy và tuân thủ rất tốt.
Biện pháp 2: Tạo thói quen (Routines)
Việc hình thành thói quen cho học sinh khá mất thời gian, có thể là một vài tuần nhưng nó còn tùy thuộc vào lớp học của bạn. Giáo viên cũng cần phải xem lại, thực hành và củng cố thói quen cho học sinh liên tục, có thể dành vài phút để nhắc lại các thói quen trước khi bắt đầu bài học. 
Các lớp học, đặc biệt là lớp học ở lứa tuổi tiểu học, cần phải có các thói quen. Những thói quen này giúp giáo viên duy trì trật tự và cũng giúp học sinh kiểm soát được mình. Nếu giáo viên đã tạo được thói quen của học sinh trong mỗi hoạt động giảng dạy, giáo viên sẽ có thể tập trung nhiều hơn vào việc giảng dạy và hạn chế việc đưa ra các hướng dẫn và kiểm soát chung lớp học. Vì vậy, thói quen rất quan trọng cho giáo viên để đảm bảo tiến trình dạy học hiệu quả.
Ví dụ như khi được giao bài tập về nhà và yêu cầu làm bài tập học sinh phải tiếp nhận và hành động như thế nào, khi giáo viên yêu cầu làm việc theo nhóm, học sinh muốn ra ngoài, đi lấy sách vở, đồ dùng học tập, nhận giúp đỡ  học sinh sẽ phản ứng như thế nào. Những thói quen này nên được dạy ngay khi bắt đầu năm học và được xem xét định kỳ trong suốt năm học. Thói quen là việc thực thi yêu cầu của giáo viên thông qua nhắc nhở chứ không phải là “hình phạt”. Ví dụ, nếu một học sinh không mang theo một chiếc bút chì đến lớp học, hãy cho học sinh mượn bút chì có sẵn sử dụng trong lớp thay vì trừng phạt học sinh. Giáo viên cần chứng minh hiệu quả quản lý thời gian và tài liệu trong cách tiến hành quản lý lớp học. 
Thói quen trong lớp học có hiệu quả khi giáo viên sử dụng các ngôn ngữ lớp học một cách linh hoạt. Qua quá trình tạo thói quen cho học sinh, giáo viên đã lồng ghép được kỹ năng nói tiếng Anh, giúp học sinh ghi nhớ một cách tự nhiên và sử dụng có nguyên tắc vốn tiếng Anh của mình.
Ví dụ: Học sinh muốn ra ngoài phải xin phép và được sự đồng ý của giáo viên. Học sinh sử dụng câu: May I go out?. Nhận sự phản hồi của giáo viên: Sure.
Biện pháp 3: Thu hút sự chú ý (Getting attention)
Thu hút được sự chú ý của học sinh tiểu học là điều kiện tiên quyết để đạt được hiệu quả của tiết học. Tâm lý của học sinh tiểu học khá phức tạp, các em sẽ tập trung và tiếp thu nhanh chóng nếu tiết dạy gây được hứng thú cho mình. Giáo viên tiếng Anh cần liên tục đổi mới cách thức thu hút sự tập trung của học sinh, giải tán sự ồn ào, âm thanh hỗn độn để lôi cuốn học sinh tham gia vào hoạt động sắp tới. Có nhiều hình thức và phương pháp để thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học tiếng Anh nhưng có 04 cách đạt được hiệu quả đã được tôi áp dụng rất nhiều trong quá trình giảng dạy của mình.
Hand movements (Waving hands, clapping hands): Sử dụng hoạt động của đôi bàn tay. Yêu cầu học sinh đứng lên và làm theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi giáo viên hỏi “Where are your hands?”, học sinh giơ tay lên. Giáo viên yêu cầu “One clap” – học sinh sẽ vỗ tay 1 cái, “Two claps” – học sinh sẽ vỗ tay 2 cái, “Three claps” – học sinh sẽ vỗ tay 3 cái  Tương tư như vậy, giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu cho đến khi quan sát thấy tất cả học sinh đang thực hiện yêu cầu.
Songs and Chants: Sử dụng các bài hát và bài Chants học sinh yêu thích. Ví dụ: giáo viên cho học sinh nghe bài hát Baby Shark, yêu cầu học sinh hát theo và thực hiện các động tác trong video. Trong quá trình hoạt động học sinh không có thời gian để nói chuyện hay làm việc riêng trong lớp. 
“Stop – Look – Listen” (Miming): Giáo viên yêu cầu học sinh nghe và thực hiện theo.
	STOP	LOOK	LISTEN
Musical instruments: Sử dụng các dụng cụ âm nhạc tạo ra âm thanh thu hút sự chú ý của học sinh như chuông, xèng, trống ... để thu hút sự chú ý của học sinh. Theo Kwiatkovska, việc dùng các đồ vật tạo âm thanh sẽ “tiết kiệm” được lời nói cho giáo viên và đem đến sự vui vẻ cho không khí lớp học. 
Biện pháp 4: Khen thưởng (Reward systems)
Việc khen thưởng cho học sinh không phải là “hối lộ” mà là sự khích lệ, động viên học sinh sau khi đã hoàn thành tốt công việc của mình. Đối với học sinh tiểu học, khen thưởng có giá trị tinh thần cao hơn vật chất, học sinh sẽ cảm thấy vô cũng thích thú và cảm thấy phấn khởi vì sự cố gắng của mình được giáo viên ghi nhận. Nhờ vậy, động lực học tập của các em sẽ luôn tồn tại vì cố gắng của các em được minh chứng bằng những phần thưởng vô cùng nhỏ bé mà các em nhận được.
Giáo viên nên động viên, khích lệ những hành vi tích cực của học sinh bằng cách thừa nhận, khen ngợi, và cho phần thưởng thích hợp. “Phần thưởng vô hình” như nhận ra và khen ngợi học sinh phải cụ thể và tập trung vào công việc học sinh đã làm, thành tích nổ bật, không phải dựa trên tích cách của học sinh. Ví dụ: Giáo viên nên nói “Câu trả lời của em rất rõ ràng và chính xác” chứ không phải chung chung nói “Em là một học sinh giỏi”.
“Phần thưởng có thể hữu hình” như giải thưởng như đồ dùng học tập hoặc cấp cho học sinh một đặc quyền như thêm thời gian thực hành máy tính. Phần thưởng có thể được sử dụng cho cá nhân hoặc nhóm và có thể được loại bỏ theo thời gian vì lúc này hành vi của học sinh được cải thiện theo thói quen. Qua nghiên cứu tôi đã xác định được những điều nên làm và những điều nên tránh sau để giáo viên thành công trong việc thừa nhận, khen ngợi, và tăng cường tích cực của học sinh:
NÊN
KHÔNG NÊN
Cụ thể về hành vi được thừa nhận hoặc khen ngợi hơn là chỉ nói, “Em làm rất tốt!”. Ví dụ, giáo viên cần nói “Em sử dụng kiến thức để hoàn thành bài viết rất tốt!”.
Khen ngợi đối với học sinh thực sự hành động mục tiêu hoặc đạt được tiến bộ đáng kể về mục tiêu. Huy hiệu có thể được sử dụng để chỉ tiến bộ hướng tới hành vi mục tiêu.
Hãy chân thành trong lời khen ngợi của học sinh.
Khen ngợi ngay sau hành vi thích hợp.
Khen ngợi quá trình cố gắng, nỗ lực của học sinh thay vì khen ngợi kết quả.
Khen ngợi hoặc tặng huy hiệu thường xuyên khi học sinh có được sự tiến bộ rõ ràng trong các trường hợp.
Khen ngợi người hoặc tính cách. Ví dụ: Hoa rất thông minh.
Bỏ qua phản hồi của học sinh đối với lời khen ngợi (đừng làm học sinh xấu hổ).
Khen ngợi những thành tích bình thường hoặc những nỗ lực không khả quan.
Khuyến khích học sinh xác định thành công hay thất bại trong những trường hợp học sinh không có kiểm soát như sự may mắn, trí thông minh.
Theo kinh nghiệm đã thực hiện tại lớp 3A, trường TH Hoàng Văn Thụ, hệ thống khen thưởng tôi thường áp dụng và đạt hiệu quả cao bao gồm:
Stickers (Nhãn dán)
Small Rewards (Món quà nhỏ)
- Monitoring the systems (www.classdojo.com): Giáo viên sử dụng hệ thống khen thưởng này để quản lý quá trình cố gắng của học sinh và thúc đẩy học tập cho học sinh. Cách thức sử dụng hệ thống Class Dojo khá đơn giản, giáo viên chủ động cũng học sinh đưa ra các tiêu chí đánh giá theo quan sát của giáo viên cũng như mong muốn của học sinh. Căn cứ vào thành tích học sinh đạt được trên hệ thống Dojo, giáo viên có thể in nhận xét hàng tháng để nắm được việc chấp hành nội quy của học sinh, có thể gửi thông báo cần thiết cho phụ huynh. Việc thông báo kết quả trên hệ thống sau mỗi tiết học sẽ giúp học sinh bết được những việc đã làm được hoặc những hành vi cần sửa chữa. Điểm trên hệ thống sẽ là căn cứ để giáo viên tặng những Small Rewards cho học sinh, tạo động lực học tập cho học sinh. Những tiêu chí đánh giá đưa ra phải nhằm khích lệ, động viên, không trù dập học sinh, cải thiện hành vi của học sinh. 
Giao diện quản lý học sinh của trang web www.dojo.com
Biện pháp 5: Làm việc theo nhóm (Setting up groupwork)
Một trong những cách thành công để quản lý tốt nhất học sinh là giáo viên phải có đủ kỹ năng để khuyến khích học sinh tham gia bài học bàng cách sử dụng "cặp làm việc" hoặc "nhóm làm việc " một cách thích hợp.
Ngôn ngữ được học tốt nhất thông qua sự hợp tác chặt chẽ và truyền thông giữa các học sinh. Kiểu hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai người học và cho cả nhóm. Trên thực tế, học sinh có thể giúp đỡ lẫn nhau trong khi làm việc với nhau thông qua các hình thức hoạt động nhóm khác nhau như viết thoại, phỏng vấn, vẽ hình và bình luận, đóng vai, v.v ...
Biện pháp 6: Khuấy động không khí lớp học (Stirring and settling activities)
Tạo năng lượng và hứng thú cho học sinh thông qua các hoạt động như: 
+ Trò chơi (Games)
+ Thi đua (Races/ Competitions)
+ Nói theo nhóm (Speaking in groups)
+ Hoạt động TPR (TPR activities)
+ Diễn đạt bằng điệu bộ/ Diễn kịch (Miming/ Drama)
+ Hát (Chanting/ Singing)
+ Đóng vai (Role play)
Khi cần thiết, giáo viên có thể kiểm soát sự năng động của học sinh thông qua các hình thức:
+ Sử dụng truyện (Stories), có thể cho học sinh nghe hoặc giáo viên kể.
+ Xem videos
+ Chép bài (Cpopying from the board)
+ Làm bài tập kỹ năng viết (Writing Tasks)
+ Tô màu (Colouring): Áp dụng cho học sinh lớp 1, 2
+ Chép chính tả (Dictation)
+ Đọc bài (Reading)
+ Vẽ (Drawing)
Biện pháp 7: Bắt đầu bài học (Start the lesson)
Khởi động bằng các bài hát: Để tạo động lực và tập trung sự chú ý của học sinh giáo viên có thể sử dụng các bài hát (Songs) là một cách phổ biến nhất có ảnh hưởng đến học sinh. Đa số học sinh tiểu học đều thích và chú ý bởi các bài hát, đặc biệt là những bài hát có âm điệu nhộn nhịp. Việc hát các bài hát hay nhún nhảy theo nhạc sẽ khuấy động tâm trạng học tập của học sinh. Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm và phân bổ các phần để hát hoặc hát theo vòng tròn nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Nhờ cách bắt đầu bài học gây hứng thú, học sinh là tập trung ngay vào các hoạt động học tập giáo viên đưa ra sắp tới, hạn chế được sự mất tập trung hay làm việc riêng.
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Đề tài đưa ra 07 biện pháp quản lý lớp học trong giờ học tiếng Anh dựa trên việc nghiên cứu tài liệu và áp dụng vào thực tiễn tại đơn vị. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ và luôn hỗ trợ cho nhau. Giáo viên cần tiến hành các biện pháp này song song và chọn biện pháp phù hợp trong tiến trình bài dạy nhằm đem lại hiệu quả tối đa nhất.
Biện pháp 1 (Xây dựng nội quy lớp học) là tiền đề cho việc quản lý lớp học, giáo viên cần khiển khai ngay khi bắt đầu buổi học đầu tiên để tạo kỷ luật và thói quen (Biện pháp 2) cho học sinh, hỗ trợ giáo viên trong việc lấy thước đo quản lý học sinh. Biện pháp 3, 4, 5, 6, 7 là các biện pháp nhằm hỗ trợ và giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh, quyết định hiệu quả của tiết học và cần thường xuyên thực hiện để thúc đẩy động cơ học tập của học sinh. Giáo viên cần thực hiện theo trình tự mà đề tài đã xây dựng nhằm tạo sự thành công tối đa trong tiết dạy ngôn ngữ của mình. 
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
	Sau khi áp dụng đề tài vào việc quản lý lớp học tại đơn vị, kết quả khảo nghiệm thực tế chỉ ra sự thành công của đề tài thông qua chất lượng học sinh lớp 3A khảo sát vào tháng 1/2018 đã được nâng cao một cách rõ rệt, không còn học sinh Chưa hoàn thành môn học qua kết quả bài kiểm tra học kì I. Nhờ học và làm việc trong môi trường có kỷ luật nhưng không bị gò bó, học sinh tự giác tham gia vào hoạt động học tập, sôi nổi và yêu thích môn học hơn. Từ đó, việc yêu thích môn học tác động vào thái độ học tập và phẩm chất của học sinh, hình thành thói quen học tập tích cực cho học sinh.
32%
68%
60%
16%
24%
Biểu đồ khảo sát chất lượng giáo dục lớp 3A tháng 1/2018
 Biểu đồ khảo sát chất lượng giáo dục lớp 3A tháng 9/2017
Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh bằng Phiếu khảo sát (đính kèm phụ lục) sau học kì I, năm học 2017 – 2018. Thông qua việc thiết kế những câu hỏi khảo sát đơn giản, tôi mong muốn nhận được phản hồi từ học sinh để hiểu được những suy nghĩ và cảm giác của học sinh trong quá trình học tập môn tiếng Anh do tôi giảng dạy. Trong phiếu khảo sát, học sinh không bắt buộc phải ghi tên của mình nên các em đã bày tỏ ý kiến của mình rất thành thật. Kết quả của cuộc khảo sát chỉ ra rằng: đa số học sinh yêu thích việc học môn tiếng Anh và mối quan hệ thầy – trò rất tốt. Tuy nhiên, dựa vào câu trả lời của học sinh tôi nhận thấy một vài vấn đề trong việc quản lý lớp học như: giáo viên cần đối xử công bằng hơn và đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng nhằm cải thiện một môi trường học tập hiệu quả, đảm bảo mục tiêu giáo dục và phát triện năng lực cũng như phẩm chất toàn diện cho học sinh.
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận: 
Quản lý lớp học bao gồm sự kết hợp phong phú của các yếu tố khác nhau, từ việc làm thế nào để giáo viên có thế sắp xếp lớp học đến việc làm sao để học sinh tự tin và hứng thú khi tham gia các hoạt động của lớp học. Giáo viên không thể lập kế hoạch hay 

Tài liệu đính kèm:

  • docĐặng Thị Ngọc Huyền.SKKN QUAN LY LOP HOC 2018.doc