SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác lồng ghép tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non Họa Mi

SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác lồng ghép tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non Họa Mi

Hội thi giáo viên giỏi

Với hội thi này nhằm nâng cao và đánh giá được sự hiểu biết của giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói riêng và chuyên môn nghiệp vụ nói chung. Tôi đã cùng với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức hội thi “giáo viên giỏi cấp trường”. Nhà trường chọn một số bài dạy trong chương trình theo chủ đề đang học và cho giáo viên bốc thăm bài dạy. 100% giáo viên trong trường đều phải tham gia. Tôi yêu cầu các giáo viên phải vận dụng hết khả năng, kiến thức của mình vận dụng vào bài dạy. Từ tác phong sư phạm, hình thức tổ chức bài dạy đến việc làm đồ dùng, đồ chơi sao cho sáng tạo, đẹp mắt. Một yêu cầu bắt buộc phải có trong mỗi bài dạy là phải nổi rõ được nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ban giám hiệu cùng với giáo viên trong khối sẽ dự giờ, đánh giá xếp loại giờ dạy của từng giáo viên, cùng nhau phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của mỗi giờ dạy. Sau hội thi tôi cùng thống nhất với Ban giám hiệu nhà trường chọn những hoạt động có chất lượng cao dạy lại cho giáo viên trong toàn trường cùng về dự.

 

doc 25 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1177Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác lồng ghép tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
* Mặt yếu
Một số giáo viên còn hạn chế về cách tổ chức hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, còn rập khuôn theo chương trình dạy, chưa có sự linh hoạt sáng tạo.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế, nặng về lý thuyết, ít cho trẻ thực hành, trải nghiệm.
Trẻ ít có sơ hội được thực hành, ứng xử, giải quyết tình huống.
Đôi lúc giáo viên còn chưa thực sự mẫu mực trong lời nói và việc làm.
Giáo viên chưa có nhiều hình thức thi đua khen thưởng, động viên kịp thời trong quá trình giáo dục trẻ.
Khả năng vận dụng thơ ca, truyện kể có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ còn hạn chế.
Nhiều giáo viên chưa nhận rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chưa thực sự quan tâm và chú trọng đến nội dung này.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Do việc giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên.
Do số lượng trẻ trong lớp đông và ghép nhiều độ tuổi.Do giáo viên mới ra trường, đang nuôi con nhỏ nên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và học hỏi nội dung chương trình hình thành thói quen giáo dục kỹ năng sống 
Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giáo viên còn cứng nhắc, máy móc trong việc giáo dục trẻ. Đa phần giáo viên đánh giá về hành vi lễ giáo của trẻ thường dựa vào kiến thức của trẻ chưa có sự theo dõi, chú ý đến các hành vi của trẻ trong các tình huống để đánh giá. 
*Khảo sát đầu năm giáo viên:
Nội dung khảo sát
Số lượng
Tỷ lệ
+ Có những hiểu biết và nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
3/18
16,66%
+ Có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
5/18
27,77%
+ Có góc “ Bé với những hành vi đẹp”
3/18
16,66%
+ Có nhiều đồ dùng, đồ chơi, thơ ca, truyện kể có nội dung giáo dục kỹ năng sống. 
4/18
22,22%
+ Có nhiều hình thức, các hoạt động để lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Phát huy được tính tích cực của trẻ.
4/18
22,22%
- Kết quả khảo nghiệm học sinh toàn trường đầu năm 2015 - 2016
STT
Nội dung
Tỉ lệ đạt %
Ghi chú
Tốt
Khá
TB
1
Mạnh dạn tự tin
57%
23%
20%
2
Kỹ năng hợp tác
52%
28%
20%
3
Kỹ năng thích khám phá học hỏi
47%
32%
21%
4
Kỹ năng trong giao tiếp
54%
24%
22%
5
Kỹ năng nhận thức
61%
29%
10%
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy giáo viên đã nắm được nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ song chưa đầy đủ. Do giáo viên mới ra trường, đang nuôi con nhỏ nên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm. Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng, việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên trong trường để nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc giáo dục kỹ năng sông cho trẻ là cấp thiết,về phía học sinh tuy có nhận thức về kỹ năng sống cho bản thân nhưng hiệu quả chưa cao.
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Trẻ mầm non giống như một trang giấy trắng. Người lớn chúng ta viết vào đó thế nào sẽ thành thế đó. Những tính cách, thói quen được hình thành cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non sẽ theo trẻ trong suốt cuộc đời và rất khó thay đổi.
Bản thân tôi là cán bộ quản lý lâu năm, tâm huyết với nội dung giáo dục trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Dựa vào những thuận lợi đã có, tôi cùng với giáo viên nghiên cứu thực hiện nhiều biện pháp hữu ích.Trường có nhiều giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng có khả năng truyền thụ chuyên môn cho trẻ tốt nên nhiệm vụ đề tài đặt ra hoàn toàn có thể thành công. Qua quá trình tìm tòi thử nghiệm nhiều phương pháp, tôi rút ra kinh nghiệm cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách linh hoạt, tránh nhồi nhét, bó buộc trẻ trong khuôn khổ cứng nhắc.Là một giáo viên mầm non phải thực sự tâm huyết với nghề, đặt mình vào sở thích của trẻ chứ không phải sử dụng những phương pháp sư phạm đơn thuần áp đạt kiến thức. 
3. Các biện pháp thực hiện
3.1.Mục tiêu của biện pháp 
Giáo dục kỹ năng sống nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế mỗi cô giáo mầm non có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ cho trẻ mầm non.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp: 
* Biện pháp 1: Làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên.
Để thực hiện tốt nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thì trình độ và kiến thức của giáo viên là yếu tố cơ bản nhất. Giáo viên phải nắm rõ và hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non. Giáo viên phải có được nhiều hình thức, các biện pháp phù hợp để giáo dục trẻ, cung cấp kiến thức đến với trẻ . Để giáo viên có những nhận thức đúng đắn về nội dung này tôi đã chú trọng đầu tư vào việc bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên sao cho giáo viên có được những kiến thức cơ bản nhất trong việc thực hiện nội dung này. Tôi đã tập trung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng các hình thức sau:
a) Bồi dưỡng lý thuyết:
+ Tổ chức cho 100% giáo viên các lớp tham dự lớp học bồi dưỡng về nội dung này do trường tổ chức. Giáo viên cần hiểu được thế nào là giáo dục kỷ năng sống cho trẻ. Giáo dục với trẻ như thế nào cho có hiệu quả. Cung cấp tài liệu hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tới 100% các nhóm lớp.
+ Triển khai 9/9 nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
+ Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp, cách tổ chức các hoạt động, các trò chơi có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là cách lồng ghép tích hợp giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi. 
+ Bồi dưỡng cho giáo viên về cách trang trí lớp với tiêu đề “Bé với những hành vi đẹp”
+ Hướng dẫn cho giáo viên cách xây dựng các tiết học theo chủ đề, cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động chung, nhất là cách tạo ra các tình huống để trẻ giải quyết.
+ Cho giáo viên tham khảo một số giáo án hay, những kinh nghiệm dạy trẻ có nội dung về giáo dục kỹ năng sống của các giáo viên giỏi và trên các tạp chí nhất là tạp chí “Giáo dục mầm non”.
+ Chỉ đạo 100% các lớp có kế hoạch giáo dục kỹ năng sống. Ghi rõ những yêu cầu cần giáo dục trẻ trong năm và những biện pháp sẽ thực hiện như thế nào? 
+ Hàng tháng tổ chức các buổi tọa đàm, giáo viên trao đổi về chuyên môn, về cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Từ đó tìm ra những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn tồn tại.
b) Xây dựng các hoạt động mẫu, tham gia học tập điểm, dự giờ giáo viên thường xuyên.
Chọn điểm để thực hiện nội dung hoạt động. Phân công giáo viên đạt trên chuẩn có trình độ chuyên môn đồng đều dạy tại khu điểm. Tham mưu kinh phí, phối hợp với lãnh đạo thôn, các ban ngành đoàn thể để đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giáo dục trẻ.
Cụ thể: Cho đổ đất màu vào nơi đất còn trống và trồng nhiều loại rau xanh các loại. Hàng ngày hướng dẫn trẻ chăm sóc.
- Trồng thêm cây cho bóng mát vào các bồn, phía dưới bồn trồng nhiều loại hoa khác nhau. Mỗi loại rau xanh, hoa đều gắn tên tương ứng.
- Huy động nguồn đóng góp của phụ huynh làm lại nguồn nước đảm bảo đủ nước dùng cho trẻ.
Tổ chức cho giáo viên trong trường cùng tham gia học tập với các nội dung như:
Tham khảo cách trang trí lớp, cách tạo môi trường cho trẻ học tập có nội dung về giáo dục kỹ năng sống.
Cách làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, có nội dung về giáo dục kỹ năng sống. Cách xây dựng một số hoạt động chung có lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống và các hoạt động khác có lồng ghép tích hợp nội dung về giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ. Cách tổ chức cho trẻ được trải nghiệm, ứng xử về một số tình huống có nội dung về giáo dục kỹ năng sống
 Giáo viên và học sinh đang trồng và chăm sóc cây cảnh
Ngoài việc tổ chức các hoạt động mẫu Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ dạy và các hoạt động của giáo viên có lồng ghép nội dung này, từ đó đánh giá được đúng mức trình độ của từng giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng, góp ý. Với những giáo viên khá, giỏi cần hướng cho giáo viên cách tổ chức các tiết dạy và các hoạt động có lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống với nhiều hình thức sáng tạo, hấp dẫn. Cách làm đồ dùng, đồ chơi, sáng tác thơ ca, truyện kể có nội dung về giáo dục kỹ năng sống. Với những giáo viên mới và có chuyên môn trung bình, Ban giám hiệu đã tập trung bồi dưỡng về chuyên môn, tác phong sư phạm khi lên lớp, cách tổ chức các giờ dạy theo chủ đề, cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ sao cho phù hợp và có hiệu quả.
Với việc tổ chức các hoạt động mẫu và dự giờ giáo viên thường xuyên, bổ sung góp ý cho giáo viên theo đúng khả năng, chất lượng của giáo viên trong trường đã được nâng lên một cách rõ rệt. Việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng được thực hiện thường xuyên hơn ở trong tất cả các hoạt động.
* Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên cách tạo môi trường có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào những giờ dạy và các hoạt động của giáo viên mà cần được lồng ghép và giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta đều biết đặc thù của trẻ mẫu giáo là “ Học bằng chơi, chơi bằng học”. Hơn thế nữa, tư duy của trẻ còn mang tính trực quan hình tượng. Muốn trẻ có được những kỹ năng , thói quen hành vi tốt trẻ phải được nghe thấy và nhìn thấy những hành động đó. Do đó, việc tạo một môi trường đẹp, có nội dung giáo dục kỹ năng sống cao là vô cùng cần thiết. Nếu giáo viên làm tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong tất cả các hoạt động thì kiến thức của trẻ sẽ đầy đủ và những thói quen, hành vi văn minh của trẻ cũng sẽ được củng cố bền vững hơn. 
Ngay từ đầu năm học, tôi đã yêu cầu các lớp cần chú trọng đến việc tạo môi trường cho trẻ sao cho hài hòa, đẹp mắt, kích thích tư duy cho trẻ và đặc biệt nổi rõ được nội dung giáo dục về kỹ năng sống. Tôi đã yêu cầu tất cả các lớp đều có một góc riêng với tiêu đề “ Bé với những hành vi đẹp”. Để phục vụ cho góc này tôi đã triển khai tới giáo viên thường xuyên sưu tầm và thay đổi nhiều loại tranh ảnh khác nhau có nội dung về lễ giáo theo từng tháng. Những tranh ảnh phải phong phú, đa dạng, các hình ảnh này có thể là vẽ, là xé dán từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và các phế liệu, cũng có thể là ảnh giáo viên tự chụp từ các hoạt động trong cuộc sống nhưng phải mang tính thiết thực và gần gũi đối với trẻ .
Để đánh giá thực sự về khả năng hiểu biết và thói quen kỹ năng sống của trẻ tôi đã phối hợp cùng với các giáo viên thường xuyên sưu tầm, phô tô các bức tranh có nội dung về giáo dục kỹ năng sống và thay đổi theo tháng. Các hình ảnh này bao gồm những hành vi đúng, hành vi sai, những hành vi nên làm và những hành vi không nên làm. Giáo viên phải yêu cầu trẻ suy nghĩ và tìm được những hình ảnh đúng, sai. Vào những giờ chơi giáo viên cùng trẻ xem tranh, đàm thoại về các hành vi trong tranh. Những hình ảnh đúng thì tô màu, những hình ảnh sai thì gạch bỏ. Để trẻ thực sự có cơ hội phát triển tư duy thì giáo viên phải thường xuyên thay đổi các hình ảnh và đặc biệt các hình ảnh đó phải phong phú, phản ánh được các hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ chú trọng vào góc “ Bé với những hành vi đẹp” tôi yêu cầu các giáo viên đưa nội dung này vào tất cả các góc cho phù hợp. Giáo viên phải chú trọng, đi sâu trong việc trang trí lớp theo từng chủ đề. Giáo viên phải trang trí làm sao cho nổi bật chủ đề, các hình ảnh phải phong phú và đa dạng để lôi cuốn trẻ.
Với hình thức này, nhà trường đã khuyến khích giáo viên bằng cách hàng tháng Ban giám hiệu đều đi đánh giá, xếp loại cách trang trí của giáo viên theo từng mức. Giáo viên nào làm tốt đều được khen thưởng và cho các giáo viên khác đến học tập.
*Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hội thi.
Muốn đánh giá được chất lượng trong việc thực hiện nội dung thì việc thông qua các hội thi chính là thước đo để đánh giá chất lượng đó. Xác định được điều đó nên ngay từ đầu năm học chúng tôi đã có kế hoạch tổ chức các hội thi sau:
a) Hội thi giáo viên giỏi
Với hội thi này nhằm nâng cao và đánh giá được sự hiểu biết của giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói riêng và chuyên môn nghiệp vụ nói chung. Tôi đã cùng với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức hội thi “giáo viên giỏi cấp trường”. Nhà trường chọn một số bài dạy trong chương trình theo chủ đề đang học và cho giáo viên bốc thăm bài dạy. 100% giáo viên trong trường đều phải tham gia. Tôi yêu cầu các giáo viên phải vận dụng hết khả năng, kiến thức của mình vận dụng vào bài dạy. Từ tác phong sư phạm, hình thức tổ chức bài dạy đến việc làm đồ dùng, đồ chơi sao cho sáng tạo, đẹp mắt. Một yêu cầu bắt buộc phải có trong mỗi bài dạy là phải nổi rõ được nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ban giám hiệu cùng với giáo viên trong khối sẽ dự giờ, đánh giá xếp loại giờ dạy của từng giáo viên, cùng nhau phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của mỗi giờ dạy. Sau hội thi tôi cùng thống nhất với Ban giám hiệu nhà trường chọn những hoạt động có chất lượng cao dạy lại cho giáo viên trong toàn trường cùng về dự.
b) Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi.
Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Vì vậy, phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Ý nghĩa của việc tổ chức hội thi nhằm khích lệ sự thi đua giữa giáo viên trong trường. Thông qua hội thi, giáo viên được thể hiện mình trước tập thể, được học hỏi những điều mới, những sáng tạo của chị em trong, ngoài trường. Với sự đánh giá kết quả công bằng, chính xác đối với từng giáo viên, nhóm lớp sẽ là động lực thúc đẩy chị em cố gắng hơn nữa để "bằng chị, bằng em".
Tôi đã phát động hội thi này vào Ngày 20/11. Mỗi giáo viên làm 2 loại (1 đồ dùng, 1 đồ chơi trở lên) phục vụ cho các giờ dạy và các hoạt động có nội dung giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Chúng tôi đã thành lập ban giám khảo chấm điểm, chọn và xếp loại các đồ dùng loại đẹp, có chất lượng cao phổ biến cho giáo viên cùng học tập. Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng đồ chơi từ các phế liệu đã thải bỏ như xốp, can nước rửa bát, các vỏ hộp, vài vụn, lon bia, hộp sữađể làm thành những chiếc bình tưới cây, chậu để trồng cây, chổi, hót rác, ca, cốc, bàn chải.và các đồ dùng phục vụ cho các tiết học. Sau khi đã chọn được các đồ dùng có chất lượng cao tôi đã cho tác giả của đồ dùng đó giảng giải, thuyết minh cách làm, cách sử dụng cho giáo viên toàn trường học tập. Tiêu biểu một số giáo viên có nhiều đồ dùng đẹp, sáng tạo, tôi cũng đã cùng với giáo viên, trao đổi, bàn bạc tìm ra những ý tưởng hay dựa trên những ý tưởng đã có của giáo viên sau đó cùng thống nhất cách làm để có được những đồ dùng mang giá trị cao đưa vào phục vụ trong việc giảng dạy cho cháu. 
 Đồ dùng tự làm tham gia dự thi cấp trường
*Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên biết vận dụng thơ ca, truyện kể, các bài hát có nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào trong các hoạt động . 
Trong quá trình dạy trẻ, muốn đạt hiệu quả cao trong việc truyền đạt tri thức đến với trẻ thì giáo viên cần phải biết sử dụng ngôn ngữ văn học, các giai điệu âm nhạc và cách tổ chức các trò chơi một cách khoa học, sáng tạo. Việc giáo viên biết kết hợp hài hòa các yếu tố trên không chỉ giúp trẻ lĩnh hội tri thức mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn, vốn từ mở rộng hơn.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không phải là một hoạt động riêng biệt, nó được lồng ghép, tích hợp vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ. Chính vì vậy mà việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không có một khuôn mẫu nào. Tùy vào khả năng và sự sáng tạo của mỗi giáo viên mà cho hiệu quả giáo dục khác nhau. Do đó việc sử dụng ngôn ngữ văn học, giai điệu âm nhạc, những câu chuyện kể là rất thiết thực trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Giáo viên có thể vận dụng điều đó vào lúc đón trẻ, những giờ học, giờ chơi, những lúc trẻ ăn, trẻ ngủ.
 Giờ học văn học của bé
Nhận rõ được điều đó, ngay từ đầu năm học tôi đã cho sinh hoạt chuyên môn theo từng khối. Bồi dưỡng cụ thể cho các giáo viên cách vận dụng thơ ca, truyện kể bài hát vào trong quá trình giáo dục trẻ. Ngoài các bài thơ, bài hát, câu đố có trong chương trình tôi đã triển khai và hướng dẫn tới giáo viên tự sáng tác và sưu tầm thêm nhiều tác phẩm khác để dạy trẻ.
Với kinh nghiệm đã có tôi đã phổ biến cho giáo viên về luật và cách gieo vần của một số thể loại thơ như: Thơ lục bát, thơ bốn chữ. Tôi đã đọc cho giáo viên nghe một số bài thơ, mà tôi đã sáng tác và sưu tầm để giáo viên tham khảo. Tôi cũng đã phổ biến một số kinh nghiệm trong việc vận dụng thơ ca vào việc giáo dục trẻ mà tôi đã từng thực hiện. Tôi đã hướng dẫn tới các giáo viên khi lồng ghép thơ ca, truyện kể phải phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm cụ thể 
* Đổi mới cách bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho giáo viên
Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các cháu sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Giáo dục những năm đầu đời có ý nghĩa cho cả cuộc đời. Giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng cho những năm tiếp theo và cả cuộc đời của bé.
*Cách triển khai cũ: Trước đây giáo viên khi khi thực hiện tiết dạy chỉ lồng ghép giáo dục bằng lời qua các nội dung của bài học, nên học sinh chỉ nghe khả năng thực hiện lại rất ít. Nhưng qua một số chuyên đề tôi nhận thấy: Nếu cứ dùng cách đó để bồi dưỡng chuyên đề thì giáo viên rất thụ động, không tự tìm tòi cái mới, phù hợp với năng lực của mình và khả năng của trẻ lớp mình. Nó chỉ đạt với giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm. Đối với giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường khi thực hiện rất khó khăn , không sáng tạo chỉ rập khuôn theo lý thuyết..
*Cách triển khai chỉ đạo mới : 
Giáo dục kỹ năng sống chỉ thành công khi thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy trẻ cứ theo mệnh lệnh, người lớn suy nghĩ và hành động thay cho trẻ. Trẻ phải chủ động mới biến được nhận thức thành hành động. Giáo viên không chỉ phải rành tâm lý lứa tuổi, mà còn phải có kiến thức và kỹ năng về nhóm để biết vận dụng tâm lý nhóm trong giờ học. Phát triển vốn kiến thức phổ thông của bé bằng phương pháp trực quan sinh động 
Những tiêu chí để lựa chọn nơi học kỹ năng sống cho bé Giáo dục kỹ năng sống là một tiến trình: giáo viên trang bị cho trẻ kiến thức; giúp trẻ có ý thức và niềm tin để thay đổi. Trẻ phải được thực hành để có kỹ năng. Trẻ cần được hướng dẫn vận dụng kỹ năng vào các sinh hoạt thường ngày của trẻ. Điều quan trọng nhất là để những kỹ năng này trở thành một thói quen tốt. Một môi trường giáo dục về kỹ năng sống tốt cần phải đạt các tiêu chí sau: 
- Đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có kinh nghiệm trong việc truyền đạt và hướng dẫn cho học sinh. 
- Giáo trình giảng dạy khoa học, hợp lý, sâu sát với thực tế cuộc sống. 
- Cơ sở vật chất tốt, đầy đủ tiện nghi để tạo nên môi trường học tập thoải mái, thuận lợi.
- Có sự quan tâm, tư vấn kết nối giữa nhà trường và phụ huynh trong việc cùng theo dõi, giáo dục trẻ.
Để việc làm này có hiệu quả cao tôi đã đưa nội dung này vào một trong các hình thức thi đua khen thưởng của nhà trường. Những giáo viên thực hiện có hiệu quả đều được nhà trường đánh giá cao và khen thưởng kịp thời.
Với sự hướng dẫn của tôi giáo viên đã biết vận dụng thơ ca, bài hát, trò chơi, những câu chuyện kể có nội dung giáo dục kỹ năng sống cao vào quá trình giảng dạy. Giáo viên còn sưu tầm được nhiều các tác phẩm hay . Các tác phẩm đó đã được giáo viên áp dụng vào trong các tiết học, các hoạt động một cách khoa học tạo cho

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN HUYÊN.doc