SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

GVCN với Ban giám hiệu nhà trường:

+ Hoạt động của GVCN các lớp theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường về mục tiêu, nội dung và kế hoạch công tác. GVCN thường không làm việc trực tiếp với cả Ban giám hiệu, nhưng dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, GVCN có quan hệ công tác với Ban giám hiệu thông qua một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục.

+ Nhận kế hoạch và triển khai công tác: kế hoạch và nội dung hoạt động của GVCN hàng tháng phải được Ban giám hiệu thông báo trên bảng tin hoặc qua các cuộc họp với GVCN theo định kỳ để thống nhất công tác. GVCN các lớp tiếp nhận các nội dung, yêu cầu chỉ đạo và triển khai hoạt động theo kế hoạch. GVCN kịp thời phản ánh với Ban giám hiệu những thuận lợi, khó khăn hoặc những vấn đề bất cập trong nội dung, kế hoạch đó.

+ Trong quá trình triển khai công tác và tổ chức hoạt động giáo dục ở lớp mình phụ trách, GVCN định kỳ thông báo hoặc báo cáo với Ban giám hiệu để theo dõi, giúp đỡ. Cụ thể, có thể mời Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tham dự các sinh hoạt tập thể hoặc hoạt động của lớp. Qua đó vừa giúp cho Ban giám hiệu trong việc kiểm tra, đánh giá công tác GVCN cũng như hoạt động của lớp một cách khách quan, chính xác hơn, vừa có thể đề nghị Ban giám hiệu giúp đỡ để hoạt động giáo dục của lớp đạt hiệu quả tốt hơn.

+ Trong quá trình giáo dục, những học sinh chưa ngoan trong lớp, GVCN định kỳ báo cáo với Ban giám hiệu về những khó khăn, các biện pháp đã thực hiện, kết quả đạt được để tranh thủ ý kiến chỉ đạo cũng như tác động hỗ trợ, phối hợp cần thiết.

 

docx 74 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thể phát triển với văn hóa tổ chức của nó và xây dựng môi trường học tập thân thiện cũng như biết cách triển khai nhiệm vụ này trong thực tiễn. Có làm như vậy, GVCN mới xây dựng được một tập thể hoàn chỉnh, giúp GVCN hoàn thành công tác của mình một cách trọn vẹn.
Xác định đặc điểm của môi trƣờng giáo dục.
- Để xác định được đặc điểm của môi trường giáo dục, trước hết người GVCN cần hiểu rõ:
+ Môi trường giáo dục nhà trường là tập hợp những yếu tố về con người, cơ sở vật chất kĩ thuật và phương tiện, các yếu tố quản lí trong sự tương tác lẫn nhau một cách thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của hoạt động học tập, rèn luyện người học ở nhà trường.
+ Môi trường học tập là tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật lực và tài lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập đạt kết quả tốt. Môi trường học tập cần được tạo ra ở nhà trường, gia đình, cộng đồng và xã hội.
+ Môi trường lớp học: Tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật lực và tài lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập của người học đạt kết quả tốt trong lớp học.
GVCN cần huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài trường học để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng. Để làm được điều đó, yêu cầu GVCN phải xây dựng môi trường giáo dục thân thiện ở trường THPT:
+ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
+ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
+ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
+ Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
+ Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
Để đạt được mục tiêu trên, GVCN phải thực hiện đúng, đủ các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện ở trường:
+ Biện pháp nâng cao nhận thức về việc xây dựng trường THPT thân thiện cho CB, GV, HS.
+ Biện pháp xây dựng nội quy, kỷ luật, nề nếp hoạt động của nhà trường.
+ Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học hiệu quả.
+ Biện pháp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cảnh quan trường học an toàn, xanh, sạch, đẹp.
+ Biện pháp xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử sư phạm trong nhà trường
+ Biện pháp phối kết hợp giữa gia đình học sinh, nhà trường và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh.
Xây dựng và phát triển tập thể học sinh.
Xây dựng bộ máy tự quản gƣơng mẫu.
Ngay sau khi nhận được công tác, GVCN cần suy nghĩ ngay đến việc tổ chức bộ máy tự quản cho lớp, dựa trên nghiên cứu hồ sơ, học bạ và quan sát thực tiễn, chỉ định một ban cán sự lâm thời.
Phân lớp thành các tổ học sinh có cơ cấu học sinh nam, nữ, trình độ học tập tương đối đồng đều. Phân công trách nhiệm cho ban cán sự và các tổ trưởng để quản lí học sinh và bắt đầu tổ chức các hoạt động chung.
Sự trưởng thành của mỗi tập thể HS gắn liền với năng lực tự quản của tập thể đó. Một tập thể học sinh chỉ trở nên vững mạnh trước hết chọn ra được lực lượng cốt cán (gồm đội ngũ cán bộ lớp, ban chấp hành chi đoàn, tổ trưởng). Từ đó,GVCN cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản thông qua thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động. Các biện pháp cụ thể như sau:
Lựa chọn đội ngũ cán bộ tự quản theo quan điểm: Chọn đúng người, giao đúng việc dựa trên sự lựa chọn dân chủ, bình đẳng, khuyến khích sự ứng cử với những cương lĩnh, kế hoạch hành động phù hợp với từng vị trí.
Đảm bảo có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng vị trí, vai trò trách nhiệm.
Đảm bảo mỗi em nhận thức được vị trí, trách nhiệm ( nội dung công việc phải thực hiện) của mình trong cả vai trò độc lập và vai trò phối hợp theo quan hệ dọc, ngang với những vị trí khác trong tập thể lớp trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ có mối quan hệ phụ thuộc tích cực.
Đảm bảo mỗi em được bồi dưỡng phương pháp lập kế hoạch, tổ chức công việc, ghi chép, thông qua hướng dẫn của GVCN, phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo của từng em và thường xuyên rút kinh nghiệm qua thực tiễn công việc.
Đảm bảo luân phiên vai trò tự quản của HS sao cho nhiều HS có cơ hội thể hiện khả năng và rèn luyện kĩ năng quản lí, gương mẫu đối với các bạn, đồng thời qua đó HS nào cũng được trải nghiệm đầy đủ các vị thế. Đây cũng chính là một biện pháp hình thành, giáo dục kỉ luật tích cực cho HS.
Chậm nhất một tháng cho lớp bầu ra ban cán sự và các tổ trưởng chính thức.
Ban cán sự lớp phải là những học sinh thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
+ Có học lực từ loại khá trở lên, có tư cách đạo đức tốt.
+ Nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.
+ Có năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao...
+ Biết quản lí tập thể.
+ Có tinh thần gương mẫu, được đa số học sinh bầu chọn. Cụ thể.
Lớp trưởng là người chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp. Chịu trách nhiệm trước GVCN điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp,như:
+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường.
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy định, nội quy về học tập và sinh hoạt của nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong HS.
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống.
+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân HS trong lớp, quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần.
Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, vệ sinh lớp và khu vực, phân công chăm sóc bồn hoa, phụ trách trực tuần, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thế dục giữa giờ, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó, theo dõi các thành viên trong tổ, tham gia đánh giá, xếp loại bình xét cho thành viên tổ.
Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng. Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập, trang phục học sinh của tổ khi có yêu cầu.
Các cán sự chức năng như cán sự môn học thì có nhiệm vụ liên hệ với GV bộ môn, đề đạt nguyện vọng của lớp, xin ý kiến GV bộ mônnhằm giúp lớp học bộ môn có hiệu quả; còn cán sự vệ sinh chịu trách nhiệm kiểm tra đôn đốc vệ sinh lớp và cá nhân, vệ sinh môi trường hàng ngày, cán sự tài chính chịu trách nhiệm thu giữ quỹ lớp, quản lí chi tiêu cho các hoạt động chung của lớp, cán sự văn nghệ chăm lo phong trào văn nghệ cho lớp, cán sự thể thao đôn đốc thể dục giữa gi, chăm lo phong trào thể thao
Thư kí lớp: Bảo quản, ghi chép nhật kí, nghị quyết, biên bản họp lớp
Để ban cán sự lớp có thể theo dõi chặt chẽ các mặt hoạt động của học sinh trong lớp, GVCN cần chuẩn bị cho ban cán sự lớp một số sổ sách với các tiêu chí cần thiết cho từng chức danh để các em có thể ghi chép những công việc diễn ra hàng ngày và báo cáo cho GVCN vào cuối tuần.
Cứ mỗi cuối tuần , giáo viên chủ nhiệm lại tổ chức một cuộc “đối thoại
nóng” với cán bộ lớp , vừ a để nắm đươc môt cách cu ̣ thể chi tiêt́ hơn tình hình	của
từ ng hoc sinh trên lớp , đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời ,vừ a tao
cơ hôi
để các cán bô ̣ lớp thể hiên
tâm tư nguyên
vong 
GVCN là người cố vấn và bồi dưỡng hỗ trợ đội ngũ tự quản, giúp các em phân tích, đánh giá, khái quát hóa kinh nghiệm hoạt động tự quản, khắc phục khó khăn, xây dựng và giữ gìn uy tín. GVCN không được khoán trắng cho đội ngũ tự quản, hoặc biến đội ngũ cán bộ tự quản thành công cụ quản lý lớp, tạo ra sự đối lập giữa đội ngũ tự quản với các thành viên khác trong tập thể.
Từ thực tế đã làm, GVCN đã có thể giao cho đội ngũ cán bộ lớp những trách nhiệm to lớn như sau:
+ Tổ chức cho lớp tham gia đầy đủ các phong trào của các đoàn thể và nhà trường tổ chức.
+ Giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp, giữ vững đoàn kết nội bộ trong lớp.
+ Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên giảng dạy các môn học để nắm tình hình học tập, rèn luyện của các bạn trong lớp.
+ Báo cáo kịp thời với GVCN về tình hình chung cũng như việc bất thường của lớp, đề xuất các giải pháp xử lý.
Lúc này GVCN không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp mà ủy quyền cho đội ngũ cán bộ lớp, tổ tự quản và tổ chức mọi hoạt động của HS. Bằng cách đó GVCN đã đào tạo được kĩ năng quản lý cho HS ngay từ khi các em đang học phổ thông và sẽ là hành trang rất hữu ích cho các em bước vào đời.
Thiết lập và duy trì bầu không khí tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau.
Đây là một vấn đề cốt lõi, quan trọng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trong lớp học, nếu tổ chức tốt hoạt động này thì công tác chủ nhiệm lớp sẽ đạt thành tích cao hơn, sẽ sâu sắc hơn và mục tiêu đạt được trong nội dung giáo dục sẽ toàn diện hơn. Trong thực tế, GVCN đã tổ chức rất nhiều hình thức giáo dục như:
+ Cho học sinh sưu tầm các tư liệu nói về truyền thống văn hóa của địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc để phục vụ tiết sinh hoạt các em ít nhiều đã nắm được giá trị truyền thống, thuần phong mĩ tục của dân tộc;
+ GVCN có thể đưa ra những tình huống xảy ra trong trường học cho các em tự đề ra các cách xử lí khác nhau trên cơ sở đó GVCN sẽ nắm bắt được cách cư xử, thái độ của các em, có thể uốn nắn kịp thời.
+ Vào những tiết sinh hoạt cuối tuần GVCN có thể tranh thủ thời gian đọc các bài báo nói về tệ nạn nghiện game của học sinh và hậu quả của nó, hoặc những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
+ Tổ chức cho các em được giao lưu sinh hoạt với trẻ em nghèo bất hạnh, học sinh trường khuyết tật để các em c

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu.docx
  • pdfTrần Thị Huế, Chu Thị Trung Thu, Hồ Thị Liên- Trường THPT Nguyễn Đức Mậu.pdf