SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn

Triển khai kế hoạch “Bông hoa tri thức” ngay từ đầu năm học.

Bông hoa tri thức là những bông hoa do cán bộ thư viện và các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện làm và thiết kế. Những bông hoa này được thiết kế đẹp mắt, đa dạng, phong phú với những màu sắc khác nhau tạo nên sự thích thú và tò mò của bạn đọc. Bên trong những bông hoa này bao gồm có những nội dung như tên học sinh, lớp, tên sách đọc, nội dung cuốn sách, cảm nhận sau khi đọc, liên hệ bản thân bạn đọc có thể điền thông tin vào.

Triển khai đến học sinh các lớp. Cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể triển khai đến toàn thể các em học sinh trong nhà trường cùng với kế hoạch hoạt động thư viện ngày từ đầu năm học thông qua các buổi chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ điểm, bảng tin, bảng kế hoạch hoạt động thư viện Kế hoạch này phải được thực hiện thường xuyên trong suốt một năm học gắn với chủ đề của tháng, năm. Ngoài ra bạn đọc có thể thực hiện theo nhu cầu và sở thích của mình. Chẳng hạn tháng 11 có chủ đề là chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 bản thân tôi đã định hướng, hướng dẫn các em tìm và lựa chọn những cuốn sách nói về thầy cô giáo, tri ân thầy cô như cuốn sách tình thầy trò, cô giáo lớp em hay tháng 3 kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 tôi hướng dẫn các em tìm đọc những cuốn sách tìm hiểu về đoàn, đội như cuốn sách 70 câu hỏi đáp về đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, cuốn sách tìm hiểu về đoàn hội đội Hay chủ đề của năm học là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bản thân tôi đã giới thiệu cho các em những cuốn sách viết về Hồ Chí Minh như cuốn sách Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, Bác hồ với sự nghiệp trồng người

 

doc 27 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 4012Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, truyện về các nhân vật lịch sử, thiếu niên anh hùng, truyện ngụ ngôn Những cuốn sách này có nội dung ngắn, dễ đọc, dễ hiểu, đọc nhanh, các em thích xem hình ảnh hơn là nội dung và sau khi đọc xong có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Còn đối với các em học sinh khối 8, khối 9 các em thích đọc những cuốn sách mang tính xã hội, sách về giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, về tuổi vị thành niên, về quà tặng cuộc sống Các em đã có ý thức tìm tòi, khám phá, nghiên cứu sâu hơn về các sách tham khảo, sách bài tập, sách bồi dưỡng học sinh giỏi phục vụ cho việc tập. Từ đó tạo hứng thú đọc cho các em, thu hút bạn đọc đến thư viện ngày càng đông hơn.
3. Tổ chức buổi tọa đàm về sách với chủ đề “Chúng ta đang đọc sách gì?”. Thông qua buổi tọa đàm giúp bạn đọc định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn một cuốn sách hay, sách có ý nghĩa. Là nơi để những bạn đọc yêu sách chia sẻ các quan điểm về sách và những khó khăn gặp phải trong quá trình đọc và chọn sách. Trong buổi tọa đàm chúng ta được lắng nghe những tâm sự, chia sẻ bí quyết để chọn sách và cách áp dụng những gì đã đọc từ sách vào cuộc sống của mình.	
	4. Trao đổi cùng với đồng nghiệp. Đây cũng là một trong những biện pháp giúp cán bộ thư viện nắm được đặc điểm tâm sinh lý và nguyện vọng của các em.
	Ý thức của cá nhân không những chi phối việc đọc mà còn cho thấy mức độ, hiệu quả tác động của việc đọc đó. Nếu ý thức tâm lý của cá nhân càng thấy rõ sự cần thiết của việc đọc, càng tích cực đọc và không ngừng rèn luyện kỹ năng đọc, kỹ xảo đọc thì kết quả của việc đọc đối với họ sẽ càng lớn. Ngược lại kết quả của việc đọc cũng sẽ hạn chế theo. Chính ý thức tâm lý của cá nhân sẽ là cơ sở quan trọng quyết định nên nhu cầu, hứng thú, mục đích, động cơ và khuynh hướng đọc của người đọc.
	Tâm lý của người đọc là trạng thái tâm lý được hình thành khi việc giao lưu lẫn nhau giữa chủ thể xã hội và ấn phẩm trở nên thường xuyên và có ảnh hưởng tới sự lựa chọn và lĩnh hội thông tin của người đọc. Cấu trúc tâm lý của người đọc khá phức tạp, bao gồm nhiều thành tố như vốn hiểu biết thực tiễn, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm đọc, thói quen đọc, bề dày của kiến thức, tính tình, giới tính, dân tộc, môi trường sống. Cán bộ thư viện có thể nhận ra tâm lý người đọc qua những xúc cảm, tình cảm, trạng thái tâm lý, hành vi của người đọc trong quá trình giao lưu giữa người đọc và tài liệu. Nó được biểu hiện trong sự tìm kiếm thông tin, lựa chọn tài liệu, trong các yêu cầu đọc, trong phương thức đọc (đọc lướt, đọc say mê, đọc nhanh), trong sự lĩnh hội và đánh giá ấn phẩm, trong những định hướng tích cực hay tiêu cực đối với sách cũng như những định hướng tích cực hay tiêu cực trong việc đọc của người đọc.
	Việc đọc sách của con người chỉ có thể xảy ra khi chủ thể xã hội có nhu cầu về nó. Nhu cầu đọc là nhu cầu nâng cao sự hiểu biết bằng phương tiện là tài liệu. Khi nhu cầu đọc của bạn đọc được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành thói quen của người đọc thì lúc đó xuất hiện hứng thú đọc. Hứng thú đọc là biểu thị thái độ lựa chọn tích cực của người đọc đối với một loại tài liệu nào đó có ý nghĩa và hấp dẫn đối với họ. Ví dụ quan sát một học sinh ngồi đọc sách nếu việc đọc gây cho em học sinh đó niềm say mê, hứng thú ta sẽ thấy em học sinh đó thực hiện trong trạng thái rất mải miết, hứng thú, dành toàn tâm, toàn ý cho việc đọc, đọc say sưa không dứt ra được, quên cả thời gian và đọc một mạch không bỏ sót một chữ.
	Khi nhu cầu đọc và hoàn cảnh của người đọc thay đổi thì khuynh hướng đọc mới sẽ xuất hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn và lĩnh hội thông tin của người đọc theo hướng tích cực hay tiêu cực. Do đó cán bộ thư viện phải bằng những hoạt động chuyên môn của mình tác động một cách tích cực, chủ động tới việc đọc của người đọc giúp đỡ người đọc xây dựng, củng cố nhu cầu, hứng thú đọc đúng đắn, phù hợp khắc phục những khuynh hướng đọc lệch lạc, tiêu cực không phù hợp với mình.
	Tạo hứng thú đọc sách, gây không khí sôi nổi đọc sách trong toàn trường và vận dụng những điều đã đọc vào việc học tập và rèn luyện tư tưởng đạo đức, tác phong. Muốn làm được điều này cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và đoàn thanh niên, đội thiếu niên mà thư viện phải làm nòng cốt, phải tổ chức và chuẩn bị chu đáo sách báo để kịp thời phục vụ cho nhu cầu của bạn đọc.
5. Tổ chức ngày hội đọc sách. Thông qua ngày hội đọc sách cán bộ thư viện nắm được khuynh hướng đọc sách của các em từ đó đáp ứng nhu cầu đọc sách ngày càng cao của bạn đọc.
Cán bộ thư viện quan sát học sinh theo từng độ tuổi, giới tính, khối lớp xem các em thường tập trung vào các gian (góc) sách nào? Sách được trưng bày theo từng thể loại, chủ đề khác nhau đa dạng và phong phú.
Thống kê sách mượn thông qua sổ thống kê bạn đọc, sổ mượn của học sinh. 
	Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng sách báo
	Là một trong những biện pháp quan trọng giúp cho học sinh biết cách lựa chọn tài liệu phù hợp với khả năng và nhận thức của mình, có phương pháp đọc khoa học mang lại hiệu quả cao. Hướng dẫn đọc sách không phải chỉ để bạn đọc nắm được kỹ năng đọc sách đơn thuần mà nhằm những mục tiêu giáo dục nhất định. Thư viện cần xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, nhóm tuổi thậm chí đối với từng học sinh cá biệt. Công tác tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng sách là một trong những mặt hoạt động quan trọng mang tính chất quần chúng đồng thời cũng đòi một nhiệm vụ cao. Mỗi cán bộ thư viện phải nhận thức một cách đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác này trong toàn bộ công tác thư viện. Việc hướng dẫn học sinh đọc sách báo phải được tiến hành thường xuyên, tuân theo những nguyên tắc khoa học, hợp lý thì hiệu quả của việc đọc sách sẽ được nâng cao, sách báo thực sự trở thành phương tiện giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành và phát triển nhân cách của các em học sinh. Vì vậy tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
	1. Tổ chức các buổi chuyên đề hướng dẫn phương pháp đọc sách cho học sinh toàn trường cụ thể như sau: 
Trước khi bạn đọc cần tìm đọc một cuốn sách nào đó thì bạn đọc cần phải thực hiện các bước:
(Chuyên đề hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách)
Bước một, phải xác định mục đích đọc.
	Xác định được mục đích đọc sách sẽ giúp cho các em học sinh tránh được tình trạng đọc tràn lan, tốn thời gian và công sức, có cách đọc hợp lý. Từ đó giúp các em trả lời được các câu hỏi “Đọc để làm gì? Đọc sách gì? Đọc những chỗ nào và đọc như thế nào?” Mục đích đọc còn quyết định phương hướng khai thác một vấn đề trong cùng một cuốn sách. Ví dụ khi đọc cuốn sách viết về Bác Hồ có bạn thì muốn tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, có bạn yêu thơ thì muốn tìm hiểu các thể của Bác, có bạn yêu lịch sử thì lại tìm hiểu về lịch sử vẻ vang của dân tộc Vì vậy cần phải xác định rõ mục đích đọc sách rõ ràng, cụ thể là việc làm quan trọng đầu tiên của mỗi chúng ta. Để dạy tốt, học tốt giáo viên phải dạy theo sách và học sinh học và làm theo sách.
	Bước hai, lựa chọn sách hợp lý.
	Đứng trước vốn tài liệu phong phú hiện có của thư viện không phải ai cũng lựa chọn cho mình được một cuốn sách phù hợp với mình. Có nhiều cuốn sách tốt, có ích nhưng cũng không ít cuốn sách làm tốn thời gian, công sức của bạn đọc thậm chí gây ảnh hưởng xấu. Tùy theo yêu cầu mà bạn đọc có thể lựa chọn các loại sách khác nhau:
	Theo yêu cầu của giáo viên: trong chương trình học hay sau mỗi tiết học giáo viên chỉ ra, gợi ý cho học sinh những sách cần tham khảo để củng cố thêm bài học, mở rộng kiến thức cho các em học sinh.
Từ nhu cầu, hứng thú của bản thân lựa chọn những cuốn sách mà mình thích, muốn đọc, muốn tìm hiểu để nâng cao vốn hiểu biết của mình hay để giải trí.
Từ vốn tài liệu trong thư viện có thể cung cấp cho bạn đọc. Bạn đọc đến thư viện để có thể tìm chọn sách được nhanh chóng, dễ dàng thì bạn đọc nên tận dụng sự giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn của cán bộ thư viện và các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện xem cuốn sách đó nằm ở vị trí nào trong kho. Thông thường trong thư viện trường học sách được sắp xếp theo số đăng kí cá biệt và được chia làm các loại sách như sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách thiếu nhi, sách giáo khoa Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo trên bảng giới thiệu sách, thư mục sách, sổ mục lục
Bước ba, phương pháp đọc sách.
Sau khi lựa chọn được cuốn sách mà mình cần thì bạn đọc phải có phương phương pháp đọc sách khoa học để việc đọc đạt kết quả tốt đỡ tốn thời gian và công sức. Đầu tiên các bạn nên tìm hiểu địa chỉ thông tin của cuốn sách để biết tên cuốn sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, lần xuất bản để cung cấp cho cán bộ thư viện sẽ giúp bạn tìm quyển sách một cách dễ dàng.
Sau đó xem mục lục cuốn sách. Mục lục sách là những nội dung chính được thể hiện trong cuốn sách.
Tiếp theo xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu để biết cuốn sách đề cập đến vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả, mục đích của cuốn sách mà tác giả muốn nói tới và phương pháp đọc sách có hiệu quả.
Tiếp theo xem lời kết luận và tóm tắt ở cuốn sách để thấy rõ nội dung cô đọng nhất, những kết luận chính và sự khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã trình bày. Đồng thời qua lời kết luận và tóm tắt bạn còn thấy vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ, phương hướng phát triển tiếp tục của chúng.
Tiếp sau đó đọc một vài đoạn trong cuốn sách. Sau khi đã có được những thông tin về nội dung, mục đích cuốn sách bạn sẽ trực tiếp tìm hiểu vào nội dung cuốn sách đó. Bằng cách đọc qua một số đoạn, phát hiện những đoạn lí thú, có giá trị nhờ đó mà bạn đọc có những nhận định về nội dung cuốn sách được chính xác hơn tạo điều kiện cho các bước đọc tiếp theo.
Cuối cùng là đọc thực sự (hay đọc đi sâu) vào nội dung cuốn sách. Tùy theo mục đích đọc của mình và các loại sách báo khác nhau mà bạn đọc có những cách đọc, kỹ thuật đọc khác nhau nhằm đạt được mục đích đọc của mình để lĩnh hội được những tri thức cần thiết áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Ví dụ đọc các loại sách khoa học và kỹ thuật đọc với mục đích học tập, nghiên cứu phải đọc một cách chủ động, nghiền ngẫm sâu sắc, đi sâu vào nội dung từng vấn đề. Còn đọc các loại sách truyện với mục đích giải trí bạn đọc có thể đọc nông, đọc lướt qua Bạn đọc có thể có những cách đọc sau đây:
Đọc lướt qua: nhằm khái quát những khái niệm ban đầu và nội dung của nó trong cuốn sách, nắm được những ý chính, sự việc chính Khi đọc lướt qua bạn đọc có thể bỏ qua một số trang, đoạn nào đó. Cách đọc này sử dụng khi đọc để tìm hiểu một vấn đề nào đó đã được chuẩn bị, cần làm rõ thêm hoặc tìm những cách diễn đạt khác nhau cho một vấn đề nhất định.
Đọc có trọng tâm, trọng điểm, đọc từng phần là cách đọc từng đoạn, từng phần đã được lựa chọn từ trước nhằm tập trung thời gian và sức lực cho những nội dung cần thiết, cho một vấn đề đã được chuẩn bị. 
Đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kỹ: cách đọc này nhằm khái quát toàn bộ cuốn sách chứ không đi sâu vào những nội dung cụ thể. Khi đọc không bỏ qua trang nào cũng không dừng lại để suy ngẫm ở nội dung nào mà chỉ nắm xem vấn đề đó đã được bàn tới và bàn ở mức độ nào.
Đọc nghiền ngẫm nội dung cuốn sách: đây là một cách đọc quan trọng nhất, cần thiết nhất để lĩnh hội đầy đủ nội dung cuốn sách. Từng nội dung, từng vấn đề được xem xét, tìm hiểu cặn kẽ có đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm và những cuốn sách khác về những vấn đề đã được đề cập trong đó. Những nội dung tư tưởng của cuốn sách bạn đọc đánh giá, phê phán và hiểu đầy đủ, sâu sắc.
Đọc thụ động cũng có nghĩa là đọc toàn bộ hay đọc lướt nội dung cuốn sách nhưng bạn đọc hoàn toàn theo sự dẫn dắt của tác giả, chấp nhận hoàn toàn, nhìn nhận và xem xét vấn đề bằng con mắt của tác giả.
Đọc chủ động: là cách đọc mà khi xem xét những tư tưởng của cuốn sách đề cập người đọc luôn đối chiếu và đánh giá nó. Mọi sự chấp nhận hay phản đối đều được người đọc dựa trên cơ sở tự đánh giá đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm. Từ đó rút ra được những kết luận cho bản thân mình.
Đọc nông: là cách đọc chỉ khai thác nội dung tư tưởng của cuốn sách và phù hợp với những cuốn sách giải trí, sách truyện tranh đỡ tốn thời gian, công sức.
Đọc sâu: là cách đọc đòi hỏi nghiền ngẫm sâu sắc nội dung cuốn sách để hiểu cặn kẽ, lĩnh hội có phê phán những tư tưởng mà cuốn sách đề cập đến.
Đọc xen kẽ giữa các bộ môn. Đọc sách là một loại lao động trí óc khá căng thẳng và chóng mệt mỏi. Do đó việc thay đổi nội dung khi đọc là một cách nghỉ ngơi tích cực nhất, chính đây là biện pháp để nâng cao hiệu suất khi đọc sách.
Đọc có ghi chép, phân tích và có hệ thống. Đây là một yêu cầu rất cần thiết của việc đọc sách vì chỉ có qua ghi chép và phân tích thì các nội dung chủ yếu của sách mới được khắc sâu. Đặc biệt là đối với các em học sinh việc đọc sách có ghi chép và phân tích này sẽ giúp cho các em xây dựng được tác phong suy nghĩ trước các vấn đề sẽ nêu ra và luôn luôn tự đặt ra cho mình những câu hỏi về nội dung mà mình đã đọc. Như vậy sẽ giúp các em hiểu sâu sắc vấn đề đồng thời làm phong phú thêm nguồn tư liệu, thói quen tự học, tự nghiên cứu, tiếp thu kiến thức một cách vững chắc, đầy đủ và phù hợp với năng lực. Bạn đọc nên ghi theo những gì bạn hiểu bằng chính giọng văn và cách suy nghĩ của mình chắt lọc những ý tưởng từ sách. Khi đó chúng ta sẽ nhớ lâu hơn, chắc hơn hoặc bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy của mình bạn đọc có thể nắm được tổng quan kiến thức từ cuốn sách đó. Những chi tiết nào, nội dung nào bạn đọc cảm thấy quan trọng cho chính bản thân mình thì bạn đọc có thể ghi lại vào một cuốn sổ cá nhân để khi nào cần đến có thể giở ra đọc, xem lại.
Bước bốn, rèn luyện kỹ năng đọc và lĩnh hội sách
Kỹ năng đọc là khả năng hiểu, cảm thụ và lĩnh hội tác phẩm, biến tri thức, kinh nghiệm trong sách thành tri thức, kinh nghiệm cho chính bản thân mình để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng đọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tri thức, kinh nghiệm, năng lực, tâm lý, nhu cầu của mỗi cá nhân.
Ngày từ khi trở thành bạn đọc của thư viện, những lần tiếp xúc đầu tiên cán bộ thư viện cần phải hướng dẫn cách thức đọc cho bạn đọc để nắm vững nội dung cuốn sách. Sau đó trong quá trình sử dụng thư viện cần rèn luyện và phát triển cho các em kỹ năng đọc hiểu và cảm nhận sau khi đọc sách.
Bạn đọc cần phải tập trung cao độ khi đọc sách. Cố gắng định hướng toàn bộ tâm trí một cách liên tục vào việc đọc. Không suy nghĩ tản mạn ra khỏi nội dung cuốn sách, không để những công việc khác, những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình tư duy trong khi đọc. Có như vậy thì việc đọc mới mang lại kết quả.
Khi đọc sách bạn đọc chọn những nơi thoáng mát, sạch sẽ không gian yên tĩnh tránh ồn ào, những nơi có thể tập trung tư tưởng cao. Không nên đọc sách trong tư thế nằm vì sẽ hại mắt và giảm khả năng ghi nhớ, tốt nhất là đọc tại bàn, ngồi thoải mái, ghi chép những nội dung cần thiết. Đọc bằng mắt và óc chứ không đọc bằng miệng, cố gắng khi đọc hiểu ý nghĩa của đoạn văn.
Bạn đọc nên tập cho mình thói quen đọc sách hàng ngày để tăng tốc độ đọc và tích lũy thêm kiến thức cho bản thân “kiến tha lâu sẽ đầy tổ” đồng thời đó cũng là phương pháp giúp cho bạn đọc giải trí sau những giờ học tập căng thẳng, làm việc mệt nhọc. 
Bước năm, áp dụng những kiến thức đã học vào thực hành.
Sau khi đọc xong một cuốn sách bạn đọc cần phải rút ra cho mình bài học kinh nghiệm hay cảm nhận sau khi đọc sách để áp dụng vào cuộc sống hoặc có thể làm các bài tập trong sách. Có như vậy thì những kiến thức đó mới trở thành kiến thức của bạn đọc.
2. Tập huấn cho các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện phương pháp đọc sách mang lại hiệu quả cao nhất mà không phải bạn nào cũng biết cách đọc. Sau đó các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện về hướng dẫn cho các bạn trong lớp mình. Các em học sinh thường hay ngại, rụt rè khi hỏi giáo viên, cán bộ thư viện thông tin về một cuốn sách mà mình cần. Với cách làm này thì bạn đọc có thể dễ dàng tìm được sách theo nhu cầu và sở thích của mình. 
Giải pháp 3: Bông hoa tri thức
(Ví dụ về một bông hoa tri thức)
(Hình ảnh bông hoa tri thức)
Để thực hiện giải pháp này tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
1. Triển khai kế hoạch “Bông hoa tri thức” ngay từ đầu năm học. 
Bông hoa tri thức là những bông hoa do cán bộ thư viện và các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện làm và thiết kế. Những bông hoa này được thiết kế đẹp mắt, đa dạng, phong phú với những màu sắc khác nhau tạo nên sự thích thú và tò mò của bạn đọc. Bên trong những bông hoa này bao gồm có những nội dung như tên học sinh, lớp, tên sách đọc, nội dung cuốn sách, cảm nhận sau khi đọc, liên hệ bản thân bạn đọc có thể điền thông tin vào.
Triển khai đến học sinh các lớp. Cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể triển khai đến toàn thể các em học sinh trong nhà trường cùng với kế hoạch hoạt động thư viện ngày từ đầu năm học thông qua các buổi chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ điểm, bảng tin, bảng kế hoạch hoạt động thư viện Kế hoạch này phải được thực hiện thường xuyên trong suốt một năm học gắn với chủ đề của tháng, năm. Ngoài ra bạn đọc có thể thực hiện theo nhu cầu và sở thích của mình. Chẳng hạn tháng 11 có chủ đề là chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 bản thân tôi đã định hướng, hướng dẫn các em tìm và lựa chọn những cuốn sách nói về thầy cô giáo, tri ân thầy cô như cuốn sách tình thầy trò, cô giáo lớp em hay tháng 3 kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 tôi hướng dẫn các em tìm đọc những cuốn sách tìm hiểu về đoàn, đội như cuốn sách 70 câu hỏi đáp về đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, cuốn sách tìm hiểu về đoàn hội đội Hay chủ đề của năm học là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bản thân tôi đã giới thiệu cho các em những cuốn sách viết về Hồ Chí Minh như cuốn sách Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, Bác hồ với sự nghiệp trồng người
Triển khai đến giáo viên chủ nhiệm thông qua các cuộc họp hội đồng chủ nhiệm đầu năm học, trong các cuộc họp giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó phối hợp với đoàn, đội triển khai lồng ghép trong kế hoạch hoạt động của liên đội, chi đoàn ngay từ đầu năm học để giáo viên chủ nhiệm nắm bắt sau đó triển khai đến học sinh lớp mình giúp cho học sinh dễ dàng thực hiện. 
Triển khai trong kế hoạch của nhà trường giúp cho cán bộ viên chức và học sinh trong toàn trường biết và thực hiện. Từ đó thu hút và tạo điều kiện cho tất cả bạn đọc có thể tham gia, nâng cao hiệu quả đọc sách góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
2. Hướng dẫn học sinh cách viết
Tổ chức chuyên đề về “Bông hoa tri thức” trước toàn trường với hai nội dung:
Thứ nhất: hướng dẫn học sinh cách đọc sách mang lại hiệu quả (như đã nêu ở giải pháp 2: hướng dẫn học sinh sử dụng sách báo).
Thứ hai: hướng dẫn học sinh cách điền thông tin vào bông hoa và giải đáp những thắc mắc, vướng mắc của học sinh liên quan đến bông hoa. Giúp cho tất cả các em học sinh biết, nắm bắt và khơi dậy sự tò mò, khám phá của các em.
Tập huấn cho các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện sau đó các bạn sẽ về hướng dẫn cho lớp mình.
Hướng dẫn cách điền thông tin vào bông hoa tại phòng thư viện. Bạn đọc đến thư viện mượn sách sẽ được cán bộ thư viện tư vấn, hướng dẫn cách chọn sách phù hợp với nhu cầu của mình. Bạn đọc viết phiếu yêu cầu mượn sách và nhận sách đồng thời sẽ nhận được một “Bông hoa tri thức”. Bạn đọc sẽ điền thông tin vào bông hoa tri thức đó (nếu chỗ nào chưa hiểu thì cán bộ thư viện sẽ hướng dẫn) và đưa lại cho cán bộ thư viện cùng với việc trả sách.
3. Theo dõi và giúp đỡ học sinh.
Cán bộ thư viện sẽ kiểm tra lại những bông hoa mà bạn đọc đưa lại. Những bông hoa nào tốt chứng tỏ việc đọc sách của học sinh có sự tiến bộ, mang lại hiệu quả sẽ tiếp tục phát huy. Những bông hoa chưa tốt thì cán bộ thư viện định hướng cách lựa chọn sách, hướng dẫn cách đọc sách mang lại hiệu quả và cách điền những nội dung vào bông hoa. Động viên, khen thưởng kịp thời những bông hoa tốt, số lượng bông hoa nhiều từ đó kích thích những học sinh khác làm theo.
4. Tổng kết, đánh giá.
Cuối mỗi tháng cán bộ thư viện sẽ tổng kết, đánh giá những bông hoa tốt và những bông hoa chưa tốt lắm. Năm bạn nào có số lượng bông hoa tốt nhiều sẽ được tuyên dương trước cờ và sẽ nhận được một phần thưởng (một cuốn sách h

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 2018 - 2019.doc
  • docTrang bia.doc