Bước 1: Điều tra cơ bản về tình hình học sinh toàn lớp nói chung, về cá nhân học sinh nói riêng. Yêu cầu của giai đoạn này là nhanh chóng nắm bắt sơ bộ tình hình lớp, phân loại đối tượng học sinh để bước đầu có thể đề xuất những tác động sư phạm đối với tập thể lớp. Đây là bước tiền đề giúp giáo viên chủ nhiệm có thể xây dựng kế hoạch phù hợp với lớp mình nhất.
Tôi tổ chức phân loại đối tượng lớp mình theo các nội dung mà tôi định hướng tìm hiểu như: giới tính, sức khỏe, khả năng tập trung, tích cực tham gia vào các hoạt động chung, hoàn cảnh gia đình. Trong khi tìm hiểu nếu có trường hợp nào chưa rõ thì tôi nghiên cứu, thu thập thông tin khách quan để có đánh giá nhận định chính xác. Có thể trao đổi ngay với học sinh hoặc giáo viên dạy bậc mầm non, với cha mẹ học sinh để có thông tin mong muốn chính xác nhất.
Bước 2: Dựa vào kết quả phân loại học sinh có được, tôi tiến hành lập kế hoạch sơ bộ và tiếp tục điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trong những tuần đầu giảng dạy và chủ nhiệm.
Tôi thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với học sinh, với giáo viên bộ môn dạy lớp mình phụ trách về những đối tượng học sinh cần phải có sự quan tâm nhiều hơn. Qua trao đổi, tôi có thể hiểu biết thêm về đối tượng giáo dục của mình, trong quan hệ với bạn bè, những nét cá tính đặc biệt, những khả năng sở trường, hoàn cảnh giáo.
Thăm gia đình học sinh để nắm bắt cụ thể hơn, sâu sắc hơn về hoàn cảnh gia đình, những tích cách của học sinh đồng thời là dịp để bàn bạc với gia đình những biện pháp giáo dục con cái họ. Từ đây, tôi đã có những nhận định về từng học sinh, phân loại học sinh tương đối chính xác.
Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch chủ nhiệm theo các nội dung đã lập. Trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tôi vẫn luôn luôn theo dõi sát sao, quan tâm đúng mức đến từng đối tượng học sinh. Nếu là thường xuyên thì tiến hành tìm hiểu học sinh bằng hình thức: quan sát học sinh qua các hoạt động, nghiên cứu kết quả học tập, qua sổ nhận xét, sổ liên lạc, bài kiểm tra, các sản phẩm học sinh tự làm; tham dự các cuộc họp lớp, tổ để tìm hiểu về đối tượng. Tìm hiểu định kỳ tức là đối tượng được nghiên cứu tại một thời điểm xác định chẳng hạn như giữa học kỳ, cuối học kỳ.
rách về những đối tượng học sinh cần phải có sự quan tâm nhiều hơn. Qua trao đổi, tôi có thể hiểu biết thêm về đối tượng giáo dục của mình, trong quan hệ với bạn bè, những nét cá tính đặc biệt, những khả năng sở trường, hoàn cảnh giáo. Thăm gia đình học sinh để nắm bắt cụ thể hơn, sâu sắc hơn về hoàn cảnh gia đình, những tích cách của học sinh đồng thời là dịp để bàn bạc với gia đình những biện pháp giáo dục con cái họ. Từ đây, tôi đã có những nhận định về từng học sinh, phân loại học sinh tương đối chính xác. Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch chủ nhiệm theo các nội dung đã lập. Trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tôi vẫn luôn luôn theo dõi sát sao, quan tâm đúng mức đến từng đối tượng học sinh. Nếu là thường xuyên thì tiến hành tìm hiểu học sinh bằng hình thức: quan sát học sinh qua các hoạt động, nghiên cứu kết quả học tập, qua sổ nhận xét, sổ liên lạc, bài kiểm tra, các sản phẩm học sinh tự làm; tham dự các cuộc họp lớp, tổ để tìm hiểu về đối tượng. Tìm hiểu định kỳ tức là đối tượng được nghiên cứu tại một thời điểm xác định chẳng hạn như giữa học kỳ, cuối học kỳ. 7.3.4. Công tác tổ chức bộ máy hoạt động lớp chủ nhiệm 7.3.4.1. Chia tổ học sinh: Việc phân học sinh vào các tổ cho hợp lý ở một lớp học là điều hết sức cần thiết trong công tác chủ nhiệm. Làm tốt được việc phân tổ thì trong quá trình học tập, lao động các em có thể hỗ trợ, nhắc nhở nhau từ đó hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra một cách dễ dàng. Để phân tổ hợp lý, tôi luôn chú ý đến sự đồng đều giữa các tổ. Có nghĩa là mỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có học lực, ý thức chấp hành nội quy khác nhau. Nói cách khác, mỗi tổ có nhiều đối tượng: có học sinh học chưa tốt, có học sinh học tốt, học sinh ở địa bàn xa - gần, có học sinh ngoan- học sinh chưa ngoan. 7.3.4.2. Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ lớp. Việc lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp là một công việc rất quan trọng. Nếu đội ngũ cán bộ lớp vững mạnh thì mọi phong trào của lớp chắc chắn sẽ thực hiện tốt. Tôi đưa ra tiêu chuẩn rồi để tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua giới thiệu, biểu quyết (dưới sự định hướng của giáo viên) diễn ra công khai đảm bảo tính dân chủ không áp đặt. Số lượng đội ngũ cán bộ lớp thường có 1 lớp trưởng, 3 lớp phó và 3 tổ trưởng. Do tâm lý của các em lớp 1 rất thích làm cán bộ, nên đầu năm học tôi thường cho các em trải nghiệm từ việc làm lớp trưởng đến các tổ trưởng, có thể là bàn trưởng. Tôi sẽ đưa ra yêu cầu nếu học sinh nào làm tốt sẽ được lựa chọn làm cán sự lớp lâu dài. Sau thời gian từ 1 tuần đến một tháng tôi lại đổi nhiệm vụ một lần. Sau mỗi lần đảo nhiệm vụ của các em ở các vị trí cán sự lớp khác nhau, giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của từng em và rút kinh nghiệm. Trong thời gian làm cán bộ lớp những học sinh làm nhiệm vụ sẽ cố gắng để làm tốt nhiệm vụ của mình, các em phấn khởi hơn và hứng thú hơn, có trách nhiệm hơn với công việc vì luôn nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện vai trò và khả năng của bản thân trong các hoạt động của lớp. Sau thời gian 2-3 tháng tôi sẽ lựa chọn những cán sự lớp có khả năng tốt nhất để làm đội ngũ cán sự lớp chính thức trong năm học (vẫn có sự thay đổi luân phiên). Sau khi đã lựa chọn cán bộ lớp, tôi tập hợp đội ngũ cán bộ lớp nói rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng tập thể vững mạnh, về vai trò và nhiệm vụ của cán bộ lớp trong việc xây dựng tập thể lớp để từ đó các em tự thấy được trách nhiệm, vai trò của mình trong việc xây dựng tập thể lớp. Tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp: * Nhiệm vụ của lớp trưởng : Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp. Điểm danh và báo cáo sĩ số của lớp với giáo viên ngay sau khi xếp hàng ra vào lớp. Điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục. Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần. Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân họăc tập thể. * Nhiệm vụ của lớp phó học tập: Tổ chức lớp kiểm tra bài 15 phút đầu giờ; kiểm tra đồ dùng và việc chuẩn bị bài giúp đỡ các bạn học chưa tốt học bài, làm bài. Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu. Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên. Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học. * Nhiệm vụ của lớp phó văn - thể: Tổ chức cho lớp sinh hoạt văn nghệ vào 15 phút đầu giờ. Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thể dục giữa giờ, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. * Nhiệm vụ của lớp phó lao động: Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, tắt quạt khi ra về. Phân công các bạn nhặt rác trong lớp, chăm sóc bồn hoa của lớp. Nhắc nhở các bạn sắp xếp bàn ghế ngay ngắn trước khi vào lớp. Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. * Nhiệm vụ của các tổ trưởng: Phân công theo dõi, đôn đốc các thành viên trong tổ làm trực nhật, vệ sinh. Theo dõi báo cáo hoạt động hàng tuần của các tổ viên. Kiểm tra bài cũ của các thành viên trong tổ ở 10 phút đầu giờ. Nhiệm vụ của mỗi em, tôi giao cụ thể từng ngày. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 3 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp một lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. Những việc làm này ban đầu cũng tương đối khó khăn với các em nên tôi luyện dần. Sau đó học sinh có ý thức với công việc của mình khi đó mọi việc sẽ dễ dàng hơn. 7.3.4.3. Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho mỗi đối tượng học sinh: Việc sắp xếp chỗ ngồi tuy dễ nhưng sắp xếp như thế nào cho có hiệu quả lại không dễ chút nào. Để sắp xếp chỗ ngồi phù hợp tôi dựa vào các căn cứ sau: Học lực của học sinh: xen kẻ học sinh học chưa tốt với học sinh học tốt. Thể chất học sinh: Học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau, mắt kém ngồi gần bảng. Ban cán sự lớp: Thường ngồi giữa hoặc ngồi sau của tổ (lớp) Ý thức học sinh: Học sinh nói chuyện nhiều, không chú ý học thì cho ngồi trước. Cách sắp xếp chỗ ngồi theo căn cứ trên một mặt phát huy được vai trò của đội ngũ cán bộ lớp trong việc quản lý lớp học, một mặt các em học tốt có thể hỗ trợ được cho những em còn học yếu từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của lớp. Khi công việc tổ chức lớp được ổn định, tôi tiến hành thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp cụ thể, đảm bảo tính khả thi. 7.3.5. Các hoạt động hỗ trợ công tác chủ nhiệm 7.3.5.1. Xây dựng lớp học thân thiện: Xây dựng lớp học thân thiện là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Xây dựng được lớp học thân thiện thì sẽ có học sinh tích cực. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Công việc xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực được tôi tiến hành từng bước như sau: 7.3.5.2. Xây dựng nội quy lớp học thân thiện Trên cơ sở tiêu chí trường học thân thiện, lớp học thân thiện của nhà trường, tôi đã đưa ra và cùng học sinh trao đổi, thảo luận thống nhất và tổ chức cho học sinh ghi nhớ một số yêu cầu cơ bản cho việc xây dựng một lớp học thân thiện, học sinh tích cực: tùy thuộc vào học sinh từng khối lớp mà giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội quy lớp học cho phù hợp. Đối với học sinh lớp Một giáo viên cần đưa ra những yêu cầu đơn giản, dễ hiểu để giúp các em thực hiện tốt nội quy lớp học: - Đi học đều và đúng giờ, không bỏ học vô lí do. - Giữ gìn lớp học sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn, không xả rác bừa bãi. - Lớp học được trang trí đẹp, phù hợp, có tính thẩm mĩ và giáo dục cao. - Mọi thành viên trong lớp sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học; sử dụng tiết kiệm điện, nước. - Tập thể học sinh thân thiện: không nói tục, chửi thề; luôn hòa nhã với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng sống, giữ gìn vệ sinh môi trường, cam kết không vi phạm luật giao thông. Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Nội quy lớp học 7.3.5.3. Trang trí lớp học sạch- đẹp và xây dựng mối quan hệ thầy – trò thân thiện. Để có một môi trường học tập thân thiện, điều đầu tiên là ngay trong lớp học của mình, giáo viên phải tạo cho học sinh một cảm giác thoải mái, đến trường cũng như ở nhà mình. Ngay từ đầu bản thân tôi đã phải tìm hiểu kĩ về từng đối tượng học sinh về gia đình cũng như mọi hoạt động hàng ngày của các em. Khi biết được thói quen cũng như mọi sinh hoạt hàng ngày, cách giao tiếp ứng xử của các em. Tôi đã tạo điều kiện gần gũi, hỏi han để các em có cảm giác thân thiện với cô giáo sẽ không gây cảm giác sợ sệt, các em sẽ thấy thoải mái hơn khi đến trường. Và điều đặc biệt hơn là đối với các em học sinh lớp Một, tôi phải thấm nhuần phương châm "dạy và dỗ". Tôi đã dạy các em bằng cách dạy của người thầy và cách dỗ của người mẹ. Ngoài việc tạo mối quan hệ
Tài liệu đính kèm: