Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ Lớp 1

1. LÝ CHỌN ĐỀ TÀI:

Môn Toán lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, rồi mai

đây các em lớn lên các em còn tiến bước xa hơn, nhưng không bao giờ các em quên được

những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết, học các phép tính cộng, trừ vì đó là

kĩ niệm đẹp đẽ nhất trong suốt cuộc của của các em.

Bậc Tiểu học cũng được coi như cái nền móng của ngôi nhà tri thức. Chính vì vậy bậc

tiểu học đã tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học các

bậc học trên. Nội dung giảng dạy của tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết

thực cho cuộc sống, không chỉ có thế mà mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc

hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trong các môn học, môn toán là một trong

những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng

dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng

không gian của thế giới hiện thực.

Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức toán một cách liên tục và có hệ thống là cần

thiết để học sinh học tốt môn toán. Khả năng tính toán và giải toán có lời văn chính là

phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh, thông thường trong các đề toán đưa

ra cho học sinh đọc - hiểu - biết hướng giải đưa ra phép tính kèm câu trả lời và đáp số của

bài toán. Trong quá trình tính toán và giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức

toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. Cho

nên dạy toán có ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Chính vì vậy là giáo viên giảng dạy tôi rất bân

khuân những vấn đề này. Nên tôi đã lực chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Một số giải pháp

giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ lớp 1”

pdf 14 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1902Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Học sinh gia đình ở gần trường được gia đình quan tâm đến việc học của các em. 
 - Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, 
của nhà trường. 
- Sách giáo khoa toán có kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ. 
- Mỗi phòng lớp Một đều được trang bị 01 bộ đồ dùng dạy học Toán- màn hình ti vi. 
- Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán. 
- Được sự giúp đõ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức sinh hoạt chuyên môn, dự giờ 
hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những 
ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy 
 2.2. Khó khăn: 
 - Do nội dung dạy Toán mang tính trừu tượng. 
 - Do sự nhận thức của học sinh lớp Một không đồng đều 
 - Một số em tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng tính toán chậm; khả năng phân tích 
tổng hợp, tư duy còn hạn chế không có khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập; thái độ 
thờ ơ đối với học tập, ham chơi, lười học ngại cố gắng, chưa tự giác, chưa có động cơ học 
tập còn ỷ lại trông chờ giáo viên. 
 - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, 
còn phó thác cho thầy cô. 
 Thực tế cho thấy lớp 1/3 tôi giảng dạy qua theo dõi đầu năm tôi tổng hợp kết quả như 
sau: 
TS Nữ Điểm 9-10 Điểm 7 - 8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 
Đầu 
năm 
39 16 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
6 15,3% 13 33,3% 8 20,5% 12 30,7% 
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 
Xuất phát từ khó khăn trên mà tôi đã có những giải pháp sau để tháo gỡ khó khăn đó làm 
cho việc giảng dạy môn toán được dễ dàng hơn. 
 3.1. Nắm được đặc điểm tâm lý và phát triển của học sinh học chậm môn Toán. 
 Với kinh nghiệm đã nhiều năm dạy lớp Một, bản thân nhận thấy đặc điểm tâm lý 
của trẻ em ở lứa tuổi này dễ chịu sự tác động ý chí trực tiếp bên ngoài, các em rất 
nhút nhát, thiếu tự tin, không dám phát biểu, tôi luôn phải mất thời gian để trò 
chuyện gần gũi động viên tinh thần các em, để em cảm thấy cô giáo rất thương 
mình, quan tâm đến mình nhiều hơn các bạn. 
Lớp 1 là bước đầu chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Vào 
trường học các em phải tiếp xúc với những công việc đòi hỏi có trách nhiệm và bắt 
buộc phải làm, mặc dù những công việc này khó khăn. Ở đây đôi khi các em phải 
khắc phục tình trạng mệt mỏi, không ham thích và phải nỗ lực ý chí, nhiệm vụ của 
người thầy, người cô là làm cho trẻ chuyển từ nếp sống trước tuổi học sang hoạt 
Kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ 
Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 
động học tập một cách thoải mái và vừa sức, chú ý đến các khả năng của các em 
đồng thời giải thích cho các em thấy rõ vị trí và nhiệm vụ mới của mình, nhưng phải 
thực sự tế nhị và phải có lòng yêu nghề mến trẻ. 
. 3.2. BiÖn ph¸p kh¾c phôc học sinh học chậm môn Toán. 
3.2.1. Học sinh chưa nắm được khái niệm số từ 1 - 100. 
 Những em chưa nắm các số từ 1 đến 100 các em chậm hiểu lại mau quên, các em 
không có khả năng ghi nhớ ngay sau khi học, em chỉ nhớ những gì đơn giản dễ hiểu. 
Trí nhớ kém khả năng chú ý không có vì thế việc học gặp nhiều khó khăn, từ đó mà 
các em không thích học. 
Đối với diện này, tôi dạy các em nhớ từ số, dấu, qua cách luyện đọc và luyện 
nghe, quan sát như sau: 
+ Khi xếp hàng vào lớp em thứ nhất số mấy, hàng nào, buộc em đó phải nhớ vị 
trí xếp hàng. 
+ Xếp theo thứ tự từ 1 - 10, cho xếp thuận rồi xếp ngược, cho em quay mặt đi, 
đảo một vài số rồi hỏi em đã thay đổi vị trí số nào so với lúc đầu. Chúng tôi còn 
luyện em nhớ tên các bạn trong lớp. Để tránh học vẹt mỗi khi học bài mới. Tôi luôn 
kiểm tra bài cũ, chỉ không thứ tự các bài trước để giúp em củng cố kiến thức, khi 
xếp chỗ ngồi tôi xếp cạnh em ngồi học giỏi để giúp truy bài cho em vào đầu giờ. 
+ Trong khi dạy bài mới tôi thường xuyên gọi em trả lời, động viên em phát biểu, 
mặc dù em không hề giơ tay, cuối giờ để khắc sâu kiến thức bài học, tôi tổ chức cho 
các em vui chơi và có những em học yếu cùng thực hiện trò chơi. 
Ví dụ: Khi dạy bài số 8, để hình thành biểu tượng về số 8 sau khi hướng dẫn học 
sinh tranh vẽ như sách giáo khoa, chúng tôi yêu cầu học sinh đính 7 hình vuông sau 
đó thêm 1 hình vuông nữa. Từ đó học sinh sẽ tự kết luận 7 hình vuông thêm 1 hình 
vuông là 8 hình vuông 
3.2.2. Học sinh chưa so sánh được các dấu , = 
 Tôi hướng dẫn em bằng cách hỏi em tay nào là tay trái, tay nào là tay phải. Dấu bé 
thì mũi nhọn hướng về tay trái, dấu lớn thì mũi nhọn hướng về tay phải (tay cầm 
bút). Nếu thấy mũi nhọn hướng về số nào thì số đó bé hơn. Với cách trên em không 
nhầm lẫn khi làm toán dạng điền dấu hoặc điền số vào ô trống, còn đối với dấu = thì 
tôi hướng dẫn các em để làm cho bằng nhau khi thấy 2 số giống nhau thì so sánh = 
nhau 
Trong chương trình Toán lớp 1, trước khi so sánh các số, học sinh đã làm quen 
với quan hệ “Nhiều hơn, Ít hơn”, tiếp đó mới so sánh các số dùng các từ “Lớn hơn, 
Bé hơn”, “Bằng Nhau” đồng thời dùng các kí hiệu so sánh “ , =”. 
Ví dụ: 6 6 7 7 
 3 5 10 6 
3.2.3. Học sinh chưa thực hiện được phép tính: 
* Đối với phép cộng: 
= = 
 > < 
Kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ 
Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 
Các em này thường có tính hiếu động, không ngồi yên một chỗ, ít tập trung nghe 
cô giảng bài, thường xuyên thiếu dụng cụ học tập, như: bảng con, viết, vở, que tính, 
luôn làm việc riêng trong giờ học vì thế làm ảnh hưởng đến bạn ngồi bên cạnh. 
 Đối với môn toán khi thực hiện phép tính không thể luyện nhớ mãi được, vì em 
phải biết cách tính, nên trong giờ học toán tôi luôn thực hiện những phép tính đơn 
giản như 1 + 1 = mấy ? 
 Có hai quả cam cho em hết một quả còn mấy? Sau đó tăng dần lên những phép 
tính phức tạp. Với lối học từ dễ đến khó làm cho các em cảm thấy các phép tính 
không khó khăn lắm với mình. 
 Để giúp em phân biệt được khi nào là ghi phép cộng, khi nào là làm phép trừ tôi 
hướng dẫn các em một cách dễ nhớ, cộng là thêm nên nhiều hơn, trừ là bớt đi nên ít 
hơn. Nhờ vậy nên em không gặp khó khăn khi làm các dạng toán. 
Ví dụ: 6 1 = 7 ; 8 =10 2 ; 10 2 = 8 
Nắm được kiến thức cơ bản trên nên em không thấy khó khi làm các phép tính như: 
Ví dụ: 5 + 3 = 8 
5 là em giơ 5 ngón tay lên + 3 là em thêm 3 ngón tay vào nữa rồi đếm lại = mấy 
(8) viết kết quả ngay sau dấu = 
* Đối phép trừ: 
Ví dụ: 10 – 6 = ? 
Lấy 10 que tính, trừ đi 6 là bớt đi 6 que tính. Còn lại mấy que tính? đếm lại rồi 
ghi kết quả vào phép tính. 
Còn đối với phép tính ghi theo cột dọc tôi hướng dẫn HS đặt tính phải ghi các số thẳng 
cột với nhau và đặt dấu cộng bên trái ngay phía trước ở giữa hai số. 
 Ví dụ: 3 
 5 
 8 
 Thực hiện được phép tính cơ bản thì HS cũng dễ dàng làm được những phép 
tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 mà không còn cảm thấy gò bó, áp đặt 
như trước. Để cho các em cảm thấy vui khi thực hiện được phép tính do chính 
mình làm ra tôi cho các em tham gia các trò chơi toán, giúp em cảm thấy thoải 
mái, vui vẻ trong học tập y như “Học mà chơi, chơi mà học” tôi hướng dẫn các em 
trò chơi xếp thành phép tính đúng. 
TRÒ CHƠI XẾP THÀNH PHÉP TÍNH ĐÚNG. 
Bao nhiêu bạn (nhóm) chơi thì cần bấy nhiêu bộ trên. 
Có thể chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm. 
Mỗi bạn (nhóm) phải dùng 10 tấm bìa trên để xếp thành hai phép tính đúng. Bạn 
(hoặc nhóm) nào làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc. 
Hướng dạy học Toán hiện nay là tác động vào người học, nhằm phát huy tính tích 
+ 
7 
2 
+ 
5 
6 
9 
3 
Kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ 
Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy Toán theo hướng tổ chức các hoạt động 
học tập, tạo ra cơ hội để các em được “ Hoạt động học tập” tạo ra sự hợp tác giữa trò 
và trò, giữa trò và thầy việc học theo cách đó sẽ hấp dẫn, lôi cuốn các em vào quá 
trình học tập một cách tự giác, tự nhiên, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh. 
Đối với học sinh lớp 1 tư duy còn hạn chế các em tiếp thu theo lối “Vật đặt trước 
lời” nên dạy Toán ở lớp Một giáo viên phải dùng những hình ảnh cụ thể để cung cấp 
kiến thức mới cho học sinh. 
Ví dụ: Dạy bài phép cộng trong phạm vi 7: Giúp các em dễ hiểu và thực hiện 
được phép tính cộng trong phạm vi 7, chúng tôi hướng dẫn các em sử dụng bộ đồ 
dùng học Toán để hình thành phép tính, tôi yêu cầu học sinh đính vào bảng cài theo 
lời giáo viên: có 6 quả cam thêm 1 quả cam, học sinh đính 6 quả cam thêm một quả 
cam vào bảng cài, sau đó tôi yêu cầu các em sẽ đính phép tính 6 +1= 7 vào bảng 
lớp, các phép tính còn lại tôi hướng dẫn tương tự. 
* Đối với dạng Toán tìm thành phần chưa biết (Điền số thích hợp vào ô 
trống): 
Với dạng này học sinh yếu kém không thuộc được bảng cộng trừ nên gặp khó 
khăn khi điền số vào ô trống, chính vì thế tôi hướng dẫn học sinh như sau : 
Ví d ụ: 2+  = 6 
6 thì em lấy 6 ngón tay lên co vào 2 ngón còn lại mấy ngón? Đếm lại rồi ghi 4 
vào ô trống 
Ví dụ: 8 -  = 5 
Giáo Viên hướng dẫn: lấy 8 que tính, bớt đi 5 que, còn lại mấy que? Đếm rồi ghi 
3 vào ô trống 
Ví dụ:  - 3 = 2 
Giáo viên dạy học sinh đưa 2 ngón tay thêm vào 3 ngón nữa đếm tất cả bao nhiêu 
ngón tay? Ghi số 5 vào ô trống 
* Đối với dạng toán tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép cộng, trừ 
- Phép cộng: 
Là học sinh yếu nên tất cả các thao tác của em đều chậm và thường không thực 
hiện được nên khi dạy giáo viên nên hướng dẫn như sau: 
Ví dụ: 5 + 2 + 1 = ? 
5 thì lấy 5 que lên cộng 2 là thêm 2 vào cộng 1 là thêm 1 que vào nữa. Sau đó 
đếm lại tất cả que được 8 ghi 8 ngay sau dấu bằng: 5 + 2 + 1 = 8 
Ví dụ: 9 – 5 + 3 = ? 
9 là lấy 9 que lên trừ 5 là bớt 5 que xuống + 3 là thêm 3 vào, đếm lại ghi 7 vào 
kết quả: 9 – 5 + 3 = 7 
Khi các thao tác trên đã được thực hiện nhuần nhuyễn Giáo viên hướng dẫn các 
em từng bước như sau: 
Ví dụ: 6 + 2 + 1 = ? 
Bước 1: Tôi hướng dẫn các em lấy 6 + 2 được 8, 
Bước 2: lấy 8 + 1 được 9 viết 9 vào ngay sau dấu bằng . 
Hướng dẫn học sinh cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 các số tròn chục tôi 
hướng dẫn như sau: Tuỳ theo sự hiểu biết của học sinh mà tôi hướng dẫn theo nhiều 
cách để học sinh dễ hiểu 
Ví dụ: 20 +30 =? 80 – 50 = ? 
Cách 1: 20 còn được gọi là gì ?( 2 chục ) 
30 còn được gọi là gì ?(3 chục ) 
Vậy 2 chục + 3 chục = ? Chục (5 chục) 
Kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ 
Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 
3 5 
2 4 
5chục được viết như thế nào ?(50) 
Phép tính: 20+30 =50(cho học sinh nhắc lại nhiều lần ) 
Cách 2: Tôi hướng dẫn học sinh cộng theo từng hàng, nghĩa là hàng đơn vị cộng 
trước, hàng chục cộng sau, nếu các em chậm hiểu vẫn còn tính sai thì tôi cho em 
cộng số nào trước thì gạch một chấm nhỏ ở dưới số đó để tránh bị nhầm số các em 
sẽ cộng hai lần hoặc ghi kết quả đảo ngược. 
Ví dụ: 20 + 30 = 50 thì học sinh nhầm ghi là: 20 + 30 = 05 
Khi các em đã nắm được căn bản cách tính thì các sẽ làm được dạng Toán cộng 
trừ số có hai chữ số cộng với số có hai chữ số tôi hướng dẫn học sinh cách tính theo 
hai bước như sau: 
Bước 1: Hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính . 
Để thực hiện phép tính 35 + 24 =? 
+ Học sinh lấy 35 que tính (gồm 3 bó và 5que rời ) rồi xếp 3 bó ở bên trái. 5 que 
rời ở bên phải. Giáo viên nói và viết vào bảng “ có 3 bó viết 3 ở cột chục, có 5 que 
rời viết 5 ở cột đơn vị’’ 
+ Học sinh lấy tiếp 24 que tính (gồm 2 bó và 4 que rời) rồi xếp 2 bó ở bên trái 
(dưới 3 bó) xếp 4 que rời ở bên phải (dưới 5 que). Giáo viên nói và viết vào bảng “ 
có 2 bó, viết 2 vào cột chục dưới 3, có 4 que rời viết 4 vào cột đơn vị dưới 5’’. 
+ Nêu vấn đề có 35 que tính và 24 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? Em 
làm tính thế nào ? (35 + 24 = ?). 
+ Học sinh gộp các bó và các que rời với nhau để được 5 bó và 9 que rời Giáo 
viên nói và viết vào bảng “5 que cộng với 4 que là 9 que, viết 9 ở cột đơn vị, 3 bó 
cộng 2 bó là 5 bó, viết 5 ở cột chục” (dưới gạch ngang). 
Vậy 35 +24 =59 
 Bước 2: Hướng dẫn kỹ thuật làm tính cộng. Ta đặt tính viết 35 rồi viết 24 (ở 
dưới) sao cho số chục thẳng với số chục, số đơn vị thẳng cột với số đơn vị viết dấu + 
ở trước hai số, kẻ gạch ngang rồi tính từ phải sang trái . 
 * 5 cộng 4 bằng 9, viết 9 
 59 * 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 
Vậy 35 + 24 = 59 
Cho vài học sinh nhắc lại cách cộng trên. 
- Phép trừ giáo viên cũng hướng dẫn học sinh thực hiện tương tự như phép cộng .
 - Đối với phép tính thực hiện theo hàng ngang thì đối tượng là học sinh khá giỏi 
các em nhẩm theo cách nào thuận tiện nhất ra kết quả nhanh nhất và đúng thì em ghi 
vào, còn đối với học sinh yếu thì tôi hướng dẫn các em tính nhẩm như sau. 
Ví dụ: 15 + 1 = ? 
Cách 1: Em cộng hàng đơn vị trước, tôi hướng dẫn các em chấm một chấm nhỏ 
dưới hàng đơn vị đã cộng trước 5 + 1 được 6 viết 6 ngay sau dấu bằng ở xa ra một 
chút, phần trước số 6 để viết hàng chục là 1 viết 1 sang, theo cách này các em đã 
biết cách cộng nhẩm theo hàng ngang thành thạo mà không sai. 
Cách 2: Đối với cách 1 các em chưa làm được hay ghi nhầm và ngược kết quả: 
15 + 1 = 61. Thì tôi hướng dẫn các em thực hiện lại phép tính như sau: 15 gồm có 
mấy chục và mấy đơn vị (1chục, 5 đơn vị) 
Cộng 1 ở hàng nào? (1 ở hàng đơn vị). Vậy khi cộng các em nhớ cộng hàng đơn 
vị với hàng đơn vị trước, hàng chục với hàng chục sau. Nên 15 + 1 = 16 
+ 
Kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ 
Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 
* Các yếu tố hình học: Đối tượng là học sinh yếu nên khi dạy, giáo viên hướng 
dẫn kỹ các phần sau: Tôi đưa ra hình tam giác thường và giới thiệu tên hình: “Đây là 
hình tam giác”, nhằm giúp học sinh nhận ra một vật mẫu. Sau đó tôi dịch chuyền vật 
mẫu đến những vị trí khác nhau cũng như giới thiệu tiếp các hình tam giác khác như 
tam giác đều, tam giác vuông để học sinh quan sát và trả lời “ Đó cũng là hình tam 
giác”. Sau đó tôi cho học sinh sử dụng đồ dùng học Toán của mình tìm ra một số 
hình tam giác và đọc lên “Hình tam giác” học sinh được thao tác trên các vật mẫu. 
Có sự hướng dẫn của giáo viên từ đó biểu tượng cụ thể về “ Hình tam giác”. Trên cơ 
sở đó học sinh sẽ tìm trong thực tế những đồ vật có dạng hình tam giác biển báo giao 
thông, cờ đuôi nheo.. 
Khi dạy các bài hình vuông, hình tròn tôi cũng thực hiện tương tự như bài hình 
tam giác. Nhằm rèn luyện học sinh kỹ năng nhận dạng hình, óc quan sát, trí tưởng 
tượng, sau khi hình thành các biểu tượng về hình vuông, hình tròn, hình tam giác 
chúng tôi tổ chức trò chơi như sau: 
Trò chơi: NGƯỜI MÁY GỒM. 
Người máy gồm: 
Hình tròn 
Hình tam giác 
Hình vuông 
Cách chơi: 
Giáo viên yêu cầu Học Sinh quan sát kĩ bức vẽ, sau đó làm hai việc: 
Điền số hình tròn, hình tam giác, hình vuông vào chỗ chấm trên bức vẽ. 
Chọn trong bộ đồ dùng (đã chuẩn bị) ra đủ và đúng các hình như thế để xếp tạo 
dáng một người máy. Bạn nào xong sớm nhất lớp là người thắng cuộc. 
3.2.4. Học sinh chưa giải được bài toán có lời văn: 
Môn Toán là một trong những môn có vị trí rất đặc biệt quan trọng. Một trong 
những điểm quan trọng nhất là các em phải có kỹ năng giải toán và trình bày các bài 
toán. Thế mà tất cả các em học sinh của tôi kể cả những học sinh khá, các em thành 
thạo và thích làm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 - 100 Còn các bài toán 
có lời văn thì các em hầu như rất e ngại. Từ những nguyên nhân trên tôi đã nghiên 
cứu và học được những kinh nghiệm của quý thầy cô, quý đồng nghiệp, đồng thời 
qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã tìm ra những biện pháp khi giải một bài toán có lời 
văn để hướng dẫn học sinh của tôi theo diện chậm tiến bộ. Các em thực hiện được 
phép tính nhưng lại không cẩn thận khi làm bài, cũng như khi viết bài, thường quên 
viết kết quả của phép tính hoặc tên đơn vị kèm theo, chữ viết nguệch ngoạc khi giải 
toán thường không 
viết được lời giải. 
Giúp học sinh nhìn tranh vẽ nêu đề bài toán rồi viết kết quả phép tính có ý với 
tình huống trong tranh. 
Ví dụ: Giúp học sinh nêu “Một bông hoa và một bông hoa là mấy bông hoa? Rồi 
học sinh trả lời (một bông hoa và một bông hoa là hai bông hoa) và viết 2 vào sau 
dấu bằng để có 1 + 1 = 2. 
- Nêu bài toán bằng lời. 
Kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ 
Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 
- Nêu câu trả lời. 
- Và điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh). 
 Học sinh tập nêu bằng lời: “có 2 con thỏ thêm 1 con thỏ. Hỏi có tất cả bao nhiêu 
con thỏ? ” rồi tập nêu miệng câu trả lời “có tất cả 3 con thỏ”. Sau đó viết vào ô 
trống để có phép tính đúng 
Viết phép tính thích hợp “ tức là nhìn vào tranh và các thao tác đính vật mẫu của 
giáo viên để đính phép tính, đến phần giải bài toán các em được làm quen với “ Đặt 
đề bài toán” (theo tóm tắt đã ghi trong SGK) hai phần này có quan hệ mật thiết với 
nhau nên học sinh cần nắm vững cấu tạo của một bài toán có lời văn gồm có 2 phần 
chính là những cái đã cho (đã biết) và cái phải tìm (chưa biết). 
Giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ đề toán, hiểu rõ một số từ khóa quan trọng 
như “thêm vào, tất cả” hoặc bớt, bay đi, còn lại..” (có thể kết hợp với tranh vẽ để 
học sinh quan sát). 
 Khi dạy các bài toán có lời văn cho đối tượng này tôi thường sử dụng tranh ảnh, 
hoặc que tính để hướng dẫn học sinh, vì đối với các em trí nhớ rất chậm cho nên tôi 
hướng dẫn từng phần theo các bước cụ thể như sau: 
Bước 1: tôi cho 2 em đọc đề toán, cả lớp đọc thầm theo, sau đó tôi hướng dẫn 
em tìm hiểu bài toán qua tranh ảnh. 
Bước 2: Khi học sinh đã hiểu được bài toán. Cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Tôi 
hướng dẫn em cách giải bài toán như sau: tôi nêu câu hỏi để học sinh trả lời: 
 Bước 3: Tôi hướng dẫn học sinh viết bài giải của bài toán, ghi bài giải sau đó viết 
câu trả lời, muốn viết được câu trả lời thì em phải dựa vào câu hỏi. 
Học sinh được tự đặt đề bài toán dựa vào thao tác trên các vật mẫu, (tranh ảnh) 
nên dễ dàng nắm được đề bài từ đó các em sẽ giải được bài toán một cách nhanh 
chóng. 
Ví dụ như: học sinh cầm tay phải có 4 que tính, tay trái có 3 que tính, sau đó gần 
lại với nhau nhìn vào số que tính và dựa vào thao tác để tự đặt một đề bài toán. 
Chẳng hạn “Tay phải em cầm 4 que tính, tay trái em cầm 3 que tính. Hỏi hai tay em 
cầm mấy que tính? ” Hoặc Có 4 que tính lấy thêm 3 que tính nữa. “Hỏi có tất cả bao 
nhiêu que tính?”. Khi học sinh đã mắt thấy tai nghe, hiểu được bài toán cho gì? Bài 
toán hỏi gì? Thì các em mới giải được bài toán. 
3.2.5. Đối với học sinh học chậm có tính cẩu thả: 
Với cá tính này nếu giáo viên không uốn nắn, sửa chữa kịp thời thì sẽ ảnh hưởng 
rất nhiều đến trẻ. Vì lớp Một là lớp quan trọng bởi những gì đã hình thành và định 
Kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ 
Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 
hình ở trẻ rất khó thay đổi. 
Mỗi khi các em quên mang đồ dùng học tập thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giờ 
học mà đối tượng này lại thường xuyên quên mang sách, vở, bút, bảng con Qua 
trao đổi với phụ huynh các em, tôi biết được bố mẹ các em đi làm xa nhà hoặc rất 
bận việc ở ngoài đồng và đa số là buôn bán đi sớm về tối nên hầu như không kiểm 
tra hoặc chuẩn bị sách vở cho con em đi học được. 
Vì thế để tự các em cũng có thể sắp xếp đồ dùng theo thời khóa biểu thì ngay từ 
những tuần đầu, tôi hướng dẫn em cách sắp xếp ngăn nắp. Những tập sách mà ngày 
nào cũng sử dụng để chung một ngăn tủ ở lớp, những quyển sách, vở nào cần mang 
đi theo thời khóa biểu thì để riêng, nên dù chưa đọc được chữ các em cũng tự chuẩn 
bị được sách, vở đồ dùng học tập cho mình một cách đầy đủ mà không cần bố mẹ 
làm hộ. Dần dần các em ở đối tượng này hình thành thói quen bớt cẩu thả và hạn chế 
quên mang dụng cụ. 
Trong những giờ rèn viết bảng con tôi thường lưu ý đến đối tượng này, tôi sửa 
chữa từng nét, từng số, cách đặt dấu cộng, trừ dấu bằng cho các em, khi học sinh 
làm bài tập trong bảng con hoặc bảng lớ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_cha.pdf