SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Ea Tung

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Ea Tung

Trò chơi: Tôi nghe tôi hát

- Mục đích: trẻ nhận ra chính giọng hát của mình qua ống nghe

- Chuẩn bị: các ống nhựa cong sao cho một đầu vừa miệng trẻ, một đầu vừa tai trẻ, máy, đĩa nhạc.

- Cách chơi: cô mở bài hát cho trẻ, trẻ dùng ống nghe áp vào tai và miệng, trẻ cùng hát theo băng nhạc để cảm nhân được giọng hát rõ ràng của mình, và cảm nhận sự rung động của âm thanh trong ống nghe.

*Trò chơi : Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ( ưu tiên các nhạc cụ truyền thống của dân tộc Tây Nguyên)

- Mục đích: trẻ nhận ra một số âm thanh nhạc cụ đặc trưng của người Tây Nguyên, thêm yêu quí bản sắc văn hóa dân tộc

- Chuẩn bị: Ghi âm các âm thanh của từng nhạc cụ

- Cách chơi: Cô mở lần lượt các âm thanh nhạc cụ, 2 dội thi đua và đoán tên nhạc cụ đó

 

doc 28 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1091Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Ea Tung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo thể hiện cảm xúc của mình như nhún nhảy, đong đưa, vận động sáng tạo theo bài hát, bản nhạc. Sau đây là một số bài hát tôi đã chọn lọc theo từng chủ đề
Chủ đề
Bài hát
Trường mầm non-
Tết trung thu
Rước đèn tháng 8
Múa sư tử thật là vui
Cháu đi mẫu giáo
Đi học
Hoa bé ngoan
Trường chúng cháu là trường mầm non
Em đi mẫu giáo
Hoa vườn trường
Cháu vẫn nhớ trường mầm non
Trường em
Vui tới trường
Lời chào buổi sáng
Lớp chúng ta kết đoàn
Bản thân
Nhảy lò cò
Bé cưng
Thiên đàng búp bê
Ngày vui của bé
Chúc mừng sinh nhật
Cả tuần đều ngoan
Năm ngón tay ngoan
Em bé khỏe em bé ngoan
Tay thơm tay ngoan
Hoa bé ngoan
Gia đình
Ru em ( dân ca Xê Đăng)
Bàn tay mẹ
Ba ngọn nến lung linh
Bà Còng đi chợ trời mưa
Cái Bống
Hôm nay mẹ trực đêm
Gánh gánh gồng gồng
Bố là tất cả
Chiếc khăn tay
Biết vâng lời mẹ
Cho con
Ngành nghề
Bông hồng tặng cô
Màu áo chú bộ đội
Cháu yêu cô chú công nhân
Cô giáo miền xuôi
Bác đưa thư vui tính
Tía má em
Cháu yêu cô thợ dệt
Rềnh rềnh ràng ràng
Em đi giữa biển vàng
 Thực vật
Tết mùa xuân
Lý cây bông ( dân ca Miền nam)
Lý đất giồng (dân ca Quảng Nam)
Quả 
Xòe hoa ( dân ca Thái)
Màu hoa
Cây trúc xinh ( dân ca Miền bắc)
Vườn cây của ba
Bèo dạt mây trôi ( Dân ca Miền Bắc)
Hoa thơm bướm lượn
Sắp đến tết rồi
Ôi ông địa
Xúc xắc xúc xẻ
Động vật
Gà gáy le té ( dân ca Coong Khao)
Họ nhà kì nhông
Phi ngựa 
Chú gà chú vịt
Gọi bướm
Hoa thơm bướm lượn ( dân ca Miền bắc)
Con ếch ộp
Con cào cào
Con chim vành khuyên
Chú khỉ con
Chú voi con ở Bản Đôn
Tôm, cua, cá thi tài
Chim sáo
 Giao thông
Đoàn tàu nhỏ xíu
Đèn xanh đèn đỏ
Em đi qua ngã đi đường phố
Nhớ lời cô dặn
Âm thanh đường phố
Tàu chú lại ra khơi
Anh phi công ơi
Đi đâu mà vội mà vàng
Hiện tượng tự nhiên
Gánh gánh gồng gồng
Trồng cây
Bé và trăng
Ông mặt trời óng ánh
Mưa phùn
Gọi nắng
Ngôi sao nhỏ
Đếm sao
Thằng cuội
Quê hương- Bác Hồ
Trường tiểu học
Ông tiên Bác Hồ
Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Nhớ giọng hát Bác Hồ
Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Em nhớ Tây Nguyên
Sáng trong buôn ( dân ca Tây nguyên)
Inh lả ơi ( dân ca Thái)
Múa với bạn Tây Nguyên
Ánh trăng hòa bình
Mời bạn vui múa ca
Tạm biệt búp bê
- Môi trường hình ảnh
Khi cho trẻ tham gia vào tiết hoạt động âm nhạc, tôi thường chú trọng đến việc tạo môi trường trong lớp, những hình ảnh nêu lên nội dung bài hát được cô chú ý trang trí trên mảng tường, phong màn; các dụng cụ âm nhạc như loa, đài, đàn organ, trang phục là những phương tiện không thể thiếu. Trong giờ hoạt động âm nhạc trẻ được cảm nhận không gian lớp học hấp dẫn với nhiều hình ảnh, dụng cụ, trang phục âm nhạc phong phú liên quan đến bài hát, trẻ được xem cô biểu diễn được hát các bài hát mầm non và cùng cô trò chuyện về ý nghĩa, nội dung bài hát sé giúp trẻ cảm nhận nghệ thuật âm nhạc một cách dễ dàng.
Ví dụ: Khi hát cho trẻ nghe bài “ Inh là ơi” (dân ca Thái), cô tạo môi trường ở góc lớp treo một số hình ảnh về nếp sống của người dân tộc Thái, bên cạnh có giá treo trang phục, cô cho trẻ quan sát và nhận xét một số nét đặc trưng về cuộc sống, về trang phục người Thái, sau đó cô mặc trang phục và biễu diễn cho trẻ xem, điều này sẽ giúp trẻ hứng thú nghe, thưởng thức và cảm xúc âm nhạc của trẻ được phát triển. Hay khi tổ chức cho trẻ vận động minh hoạ bài hát “ Cháu thương chú bộ đội” cô tạo dựng bức tranh có hình ảnh chú bộ đội đứng gác nơi biên cương, hải đảo xa xôi và hình ảnh các cháu bé vui vầy bên các chú. Khi trẻ vận động minh hoạ và được quan sát những hình ảnh như vậy gợi lên cho trẻ tình cảm khi thể hiện các động tác, trẻ sẽ sáng tạo động tác theo cảm xúc của bản thân..hay khi cho trẻ vận động minh hoạ bài “ Cái Mũi” cô hoá trang thành chú hề với điểm nhấn là cái mũi dài sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú và tích cực hơn trong hoạt động.
Ngoài việc tạo môi trường hình ảnh phục vụ trong giờ giáo dục âm nhạc, thì việc trang trí trong góc âm nhạc cũng được cô chú ý. Ngoài giờ hoạt động chung trẻ sẽ được chơi ở góc âm nhạc, thể hiện bản thân qua lời ca, tiếng hát qua các điệu múa hay sử dụng các dụng cụ âm nhạc chính vì điều đó tôi luôn sắp xếp các phương tiện âm nhạc gọn gàng vừa tầm với trẻ, các hình ảnh ở góc âm nhạc tôi thiết kế theo kiểu bản gài để thuận tiện trong việc thay đổi tạo sự mới mẻ hấp dẫn tránh sự nhàm chán cho trẻ theo tứng chủ đề. 
Ví dụ: Ở chủ đề “tết và mùa xuân” tôi sử dụng phong màn có trang trí cảnh các bé đi chúc tết, hình ảnh bánh chưng, hoa mai hoa đào các nốt nhạc...tạo không khí của ngày tết điều này tạo cho trẻ cảm xúc khi thể hiện các bài hát bản nhạc trong góc chơi của mình.
Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc linh hoạt, sáng tạo.
	Trong mọi hoạt động học tập hay vui chơi của trẻ ở trường Mầm non, việc chủ động linh hoạt, sáng tạo của cô trong tiết học đều mang lại hiệu quả cao, trẻ sẽ không cảm thấy nhàm chán khi tham gia hoạt động mà tỏ ra vô cùng hào hứng, hưởng ứng tích cực tiếp thu các kiến thức âm nhạc một cách tự nhiên không gò ép. Trong giải pháp này tôi muốn đề cập đến 2 nội dung quan trọng để làm sao tổ chức hoạt động âm nhạc một cách linh hoạt, sáng tạo
- Thứ nhất là lựa chọn phù hợp các nội dung trong tiết dạy: ca hát, vận động, nghe nhạc-nghe hát và trò chơi âm nhạc. Việc kết hợp hài hoà giữa các nội dung này sẽ làm hấp dẫn trẻ, kích thích khả năng tò mò và tăng mức độ cảm xúc cho trẻ
Ví dụ: Với chủ đề Quê hương của bé, dạy hát bài “ Múa với bạn Tây Nguyên” cho trẻ hát phối hợp đánh tay đi vòng tròn theo điệu múa xoang Tây Nguyên, kết hợp nghe nhạc- nghe hát bài dân ca Tây nguyên “ Sáng trong buôn”, trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ ( Âm thanh nhạc cụ được đưa vào trò chơi là của các dân tộc Tây Nguyên: Đàn tơ rưng, đàn đá, chiêng tre, chiêng đồng
- Thứ hai sáng tạo trong hình thức tổ chức: Khi cho trẻ luyện tập trong giờ hoạt động âm nhạc tôi thường sáng tạo thành trò chơi
Ví dụ: Để rèn luyện cho trẻ hát bài “ Gà gáy le té” ( Dân ca Cống Khao) tôi tổ chức luyện hát bằng hình thức trò chơi “Hát đối đáp” đội nữ, đội nam hát xen kẽ từng câu 1.
Đội nữ Đội nam
Con gà gáy le té, le sang rồi ai ơi. Gà gáy té le té le sang rồi ai ơi. Nắng sớm lên rồi, dạy lên nương Rừng và nương xanh đã sáng
đã sáng rồi ai ơi . rồi ai ơi.
Hoặc trò chơi “Hát theo tay cô đánh nhịp” : Khi tay cô đánh nhịp rộng trẻ hát to, khi tay cô đánh nhịp hẹp thì trẻ hát nhỏ hay trò chơi “Hát nối tiếp”: Cô đánh nhịp một tay về phía tổ nào thì tổ đó hát, khi cô đánh nhịp bằng cả 2 tay thì cả lớp cùng hát
Với các trò chơi như vậy trẻ sẽ nhanh chóng thuộc lời ca, giai điệu bài hát mà không cảm thấy chán hay mệt mỏi.
Ngoài ra khi trẻ luyện tập vận động vỗ tay khi hát: tôi thường kích thích sự hứng thú của trẻ bằng cách cho trẻ sử dụng các bộ phận trên cơ thể như vỗ tay lên vai, lên đùi, tay chống hông, dậm chận theo phách, nhịp, lời ca.
Giải pháp 3: Tăng cường sửa sai, khen ngợi trẻ.
Mỗi trẻ có một đặc điểm tâm sinh lý riêng, không phải cháu nào cũng phát triển đồng đều như nhau, các cô giáo chúng ta thường chú ý đến số đông học sinh hơn là việc sửa sai cho từng cá nhân trẻ. Chính vì vậy trong mọi tiết học giờ chơi của trẻ tôi luôn để tâm đến các lỗi mà cháu thường mắc phải khi tham gia vào hoạt động âm nhac, tôi ghi chép cẩn thận vào sổ và tận dụng trong giờ học hoặc hoạt động mọi lúc mọi nơi để hướng dẫn, sửa sai cho trẻ
Những lỗi trẻ hay mắc phải 
+ Sai về tiết tấu, giai điệu
+ Sai về âm điệu luyến láy
+ Sai về lời ca
+ Sai về âm thanh, phong cách thể hiện.
+ Sai khi khi vỗ tay gõ đệm theo nhạc...
Ví dụ 1: Bài ''Con cào cào'', khi trẻ hát thường sai về tiết tấu bởi bài này có tiết tấu nhanh hơn so với các bài hát khác. Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ tay đệm theo tiết tấu nhanh để trẻ hát theo cho đúng. 
Ví dụ 2: Bài ''Cô và mẹ''. Câu hát ''Cô là mẹ và các cháu là con'' thì trẻ hát 
thành ''Cô và mẹ và các cháu là con''. Tôi đọc lại câu đó cho trẻ nghe 2 - 3 lần sau đó hát lại kết hợp với đàn để cho trẻ hát theo cho đúng.
Ví dụ 3: Khi cho trẻ hát ''Bông hồng tặng cô'' thì tôi trò chuyện với trẻ nội dung bài hát. Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải tình cảm, trìu mến vì đó là tình cảm mà trẻ dành cho cô giáo của mình.
Ví dụ 4: Khi cho trẻ hát bài “ Inh lả ơi”. Câu hát “ Khắp núi rừng Tây Bắc sáng ngời” thì trẻ thường quên luyến ở chữ “ngời”. Tôi sửa sai bằng cách hát nhiều lần cho trẻ nghe giải thích cho trẻ biết chữ “ngời” nên ngân dài và nhỏ dần
Trong giờ học cô giáo luôn quan tâm đến tất cả các trẻ, khen ngợi trẻ hát đúng hát hay, khuyến khích và nhẹ nhàng sửa sai cho các cháu, tôn trọng trẻ và tuyệt đối không so sánh cháu này với cháu khác. Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục. Nộ dung bài học không chỉ đơn thuần là để hoàn thiện nội dung cần dạy cho trẻ mà là phương tiện giáo dục. Nhận thức được điều này bản thân tôi luôn quan sát chú ý đến từng cá nhân trẻ nhận xét xem trong quá trình học cháu có hoạt động không? Có thích thú hay thờ ơ, lãnh đạm...từ đó tìm hiểu nguyên nhân và động viên khuyến khích giúp trẻ hoà nhập với bạn bè, thích thú với hoạt động âm nhạc
Giải pháp 4: Sưu tầm cải biên một số trò chơi âm nhạc, tạo lời mới cho bài hát.
Để giúp trẻ trở nên thoái mái hơn với các giờ học âm nhạc thì việc tạo ra những trò chơi âm nhạc mới lạ, sáng tạo sẽ góp phần củng cố tình yêu âm nhạc cho trẻ. Sau đây là một số trò chơi âm nhạc tôi đã sưu tầm và cải biên lại để phù hợp hơn với điều kiện trường, lớp:
*Trò chơi: Ghi nhớ dấu chân
- Mục đích: trò chơi phát triển tai nghe, trẻ phản ứng nhanh với các tiết tấu khác nhau và phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Chuẩn bị: phấn màu, 5-6 vòng tròn, trống lăc
- Cách chơi: cô có từ 5-6 vòng tròn, số trẻ mỗi lần chơi tương ứng với số vòng, cô dùng phấn màu vẽ hình bàn chân của trẻ vào đó và đánh dấu theo thứ tự. Sau đó cho trẻ đi theo tiếng gõ nhịp nhàng xung quanh vòng tròn. Khi tiết tấu thay đổi trẻ phải chạy nhanh vào vòng tròn có dấu chân của mình. Nếu trẻ nào chạy vào vòng tròn không đúng với dấu chân của mình sẽ phải hát tặng cho cả lớp một bài. 
*Trò chơi: Đoán tên bài hát qua cử động cơ thể
- Mục đích: Trẻ phản xạ nhanh, rèn luyện khả năng quan sát và phán đoán bài hát qua cử động của cơ thể.
- Chuẩn bị: nhạc hiệu đúng/ sai, nhạc không lời một số bài hát trẻ đã thuộc
- Cách chơi: Cô chỉ định một trẻ (chọn trẻ có khả năng vận động, múa hát tốt), cô truyền thông tin vê bài hát cho trẻ và gợi ý trẻ thể hiện bằng động tác về nội dung bài hát ( không được nói). Trẻ còn lại của hai đội phải chú ý đoán xem đó là bài hát gì. Đội nào trả lời đúng sẽ có tín hiệu thông báo và nhạc vang lên trẻ phải hát lại bài hát đó. Nếu sai, nhường quyền trả lời cho đội bạn.
*Trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
- Mục đích: Biết tên bài hát thông qua các giai điệu
- Chuẩn bị: Nhạc các bài hát trong chủ đề, loa, máy tính
- Cách chơi: 3 đội thi đua với nhau, cùng lắng nghe một đoạn nhạc, đội nào giơ tín hiệu trả lời trước đội đó được quyền trả lời tên bài hát là gì? Cả đội cùng hát lại bài hát đó
*Trò chơi: Đàn chai
- Mục đích: trẻ khám phá và biết nhận xét âm thanh phát ra từ những cái chai. Chai có lượng nước giống nhau thì phát ra âm thanh giống nhau và ngươc lại
- Chuẩn bị: một số chai( ly, cốc) có lượng nước khác nhau, thanh gõ
- Cách chơi: Trẻ cho cùng một lượng nước vào các chai, dùng que gõ để khám phá âm thanh phát ra từ các chai. Sau đó, cho thêm một ít nước vào một chai bất kì và dùng thanh gõ để gõ lại. Trẻ so sánh âm thanh từ các chai. Khuyến khích trẻ dùng ly, cốc thủy tinh để thử nghiệm
*Trò chơi: Tôi nghe tôi hát
- Mục đích: trẻ nhận ra chính giọng hát của mình qua ống nghe 
- Chuẩn bị: các ống nhựa cong sao cho một đầu vừa miệng trẻ, một đầu vừa tai trẻ, máy, đĩa nhạc.
- Cách chơi: cô mở bài hát cho trẻ, trẻ dùng ống nghe áp vào tai và miệng, trẻ cùng hát theo băng nhạc để cảm nhân được giọng hát rõ ràng của mình, và cảm nhận sự rung động của âm thanh trong ống nghe.
*Trò chơi : Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ( ưu tiên các nhạc cụ truyền thống của dân tộc Tây Nguyên)
- Mục đích: trẻ nhận ra một số âm thanh nhạc cụ đặc trưng của người Tây Nguyên, thêm yêu quí bản sắc văn hóa dân tộc
- Chuẩn bị: Ghi âm các âm thanh của từng nhạc cụ 
- Cách chơi: Cô mở lần lượt các âm thanh nhạc cụ, 2 dội thi đua và đoán tên nhạc cụ đó
Bên cạnh việc tìm tòi cải biên một số trò chơi âm nhạc thì việc tạo lời mới cho các bài hát với mục đích giáo dục trẻ của giáo viên được tôi quan tâm, chú ý. Hầu hết trẻ đều tỏ ra thích thú, cảm thấy lạ lẫm khi nghe những bài hát giai điệu thì quen mà lời bài hát thì thay đổi điều này kích thích tính tò mò ở trẻ. Một số bài hát tôi đặt lời mới trẻ đều thuộc và hát khi trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ: Với bài hát “Bắc kim thang” tôi đã cho các em sáng tạo bằng cách đặt lại lời mới cho bài hát như sau
 	Đóa hoa tươi tình thương thắm tặng
Thầy cô hiền cùng mình trao tặng
Cúc đóa vàng hoa quỳnh rạng rỡ
Sáng lấp lánh ấy nụ tầm xuân
Thơm thơm ghê ấy chính nụ hồng
Hoa bìm bịp một màu tím than đẹp sao
Hoặc với bài “ Cây trúc xinh” lời mới được viết lại nhằm giáo dục cho trẻ biết yêu quí cây xanh
 Em thích cây
Tang tình là cây xanh mọc
Che bóng rợp trên đường quê
Để em vui 
Tang tình cùng nhau ra sức sức học hành
Cây trái ngày càng tốt tươi
Giúp ích cho đời 
Không khí lành mạnh, sáng trong
Giải pháp 5: Thiết kế và sử dụng đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. 
Chơi với đồ dùng, đồ chơi là nhu cầu tất yếu của trẻ Mầm non, chính vì vậy ngoài việc sử dụng các đồ chơi, dụng cụ âm nhạc công nghiệp như : mõ, xắc xô, trống, kèn... thì việc thiết kế các dụng cụ âm nhạc từ nguyên vật liệu mở được giáo viên đặc biệt quan tâm. Sau đây là một số dụng cụ âm nhạc tôi đã làm cho trẻ sử dụng tại lớp
* Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ sử dụng làm nhạc cụ gõ đệm
+ Chiêng tre được làm từ ống lồ ô cho trẻ tìm hiểu về nhạc cụ độc đáo của người dân tộc ê đê. Chiêng tre được làm từ 1 ống lồ ô và 2 nửa được chẻ từ 1 ống lồ ô. Để tạo ra âm thanh thì đặt ống lồ ồ xuống sàn và úp đoạn giữa của nửa ống lồ ô lên trên( đặt hé để có không khí vào), dùng nửa ống còn lại gõ vào đoạn giữa chỗ giao nhau sẽ tạo ra âm thanh trong trẻo vang ngân.
+ Cồng Tây Nguyên(mô phỏng): Được làm từ vỏ hộp bánh bằng thiếc có dạng hình tròn, núm của chiêng được làm từ nắp chai nước giải khát dán vào chính giữa. Sau đó xịt sơn lên chiêng và núm chiêng, dán dây cầm cho chiêng, dùng thanh gỗ để làm mõ để gõ chiêng.
+ Phách tre: Được làm từ lõi cây muồng ; trống lắc : được làm từ lon bia kết hợp với hột hạt decal màu...
+ Kèn lá chuối: Cô hướng dẫn trẻ cùng làm để tạo ra kèn lá chuối bằng cách lấy một dải lá chuối cuốn vào thành hình xoắn ốc, bóp một đầu rồi dùng hơi thổi vào đầu còn lại. Trẻ sẽ cảm nhận được nhiều âm thành khác nhau như: ò, í e to nhỏ, thanh, gắt...
* Đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ sử dụng trong hoạt động múa
+ Đàn ghita mô phỏng : Được làm từ bìa thùng carton và giấy màu trang trí
+ Vòng đeo tay: Được làm từ chai nhựa tròn, cắt từng khoanh kích thước bề ngang khoảng 3-5cm, cắt dọc khoanh để trẻ dễ đeo vào tháo ra, xịt sơn màu vàng đồng tạo màu sắc như chiếc vòng đeo tay của người dân tộc Tây Nguyên
+ Ruy băng gói quà, vải vụn thắt làm nơ đeo tay để trẻ múa, 
+ Hoa cỏ khô trong vườn kết vòng múa cho trẻ
+ Lon sữa bột hoặc lõi nhựa của ống giấy decal xịt sơn màu và cột dây đeo làm trống cơm
* Đồ dùng, đồ chơi, trang phục phục vụ cho hoạt động biễu diễn
+ Tận dụng vải vụn, áo mưa bị bóng hỏng, cắt, dán, khâu tạo nên một số váy áo thời trang cho trẻ biểu diễn nghệ thuật
+ Sử dụng lõi giấy vệ sinh cắt từng khoanh tròn dán lại với nhau thành những bông hoa trang trí phong màn biểu diễn văn nghệ.
+ Tận dụng cành khô sơn màu dán hoa, lá tạo cây cảnh với các kiểu dáng khác trau trang trí trong ngày hội, ngày lễ
Giải pháp 6: Hoạt động âm nhạc ngoài giờ
Việc tích hợp âm nhạc trong các giờ hoạt động chung luôn được các giáo viên thực hiện xuyên suốt từ trước đến nay trong mọi tiết học, nó giúp trẻ cảm thấy thoải mái hứng khởi khi tham gia vào hoạt động lĩnh hội tri thức. Cho nên ở biện pháp này tôi xin phép không đề cập đến nội dung này mà chủ yếu đề cấp đến việc đưa âm nhạc vào các hoạt động khác trong ngày: Đón trẻ, tập thể dục, lúc ăn trưa, khi nghỉ ngơi, giờ chơi ngoài trời, hay chơi ở các góc 
- Âm nhạc trong giờ ăn: Trẻ em cũng có nhu cầu như người lớn, ăn cũng cần có yếu tố thư giãn. Giờ ăn trưa ngoài việc giáo dục trẻ có thói quen trong ăn uống tốt tôi thường cho trẻ nghe một số giai điệu nhẹ nhàng, âm thanh đủ nghe (có thể là nhạc không lời) để trẻ có thể có một bữa ăn ngon miệng hơn 
- Vào giờ ngủ trưa, trong khoảng thời gian ban đầu để vào giấc ngủ tôi mở những âm điệu du dương ca ngợi tình cảm gia đình, quê hương những bài dân ca đã được phổ nhạc, tính chất nhẹ nhàng của các thể loại này khiến trẻ dễ dàng tìm đến một giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn.
- Vào buổi xế sau khi trẻ ngủ dậy: hiện nay tại hầu hết các cỏ sở mầm non, các cháu ngủ dậy là ăn xế rồi vệ sinh để kịp vào giờ hoạt động chiều. Thế nhưng, theo cá nhân tôi quan sát và nhận thấy trẻ dường như chưa kịp tỉnh giấc sau giờ ngủ trưa. Vậy nên cần cho cháu có một chút thời gian để làm cho cơ thể tỉnh táo hơn bằng một giai điệu vui nhộn hoặc một trò chơi nho nhỏ có âm nhạc đưa vào? Dù chỉ mất khoảng vài phút nhưng có thể đem lại cho trẻ sự thư thái, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong buổi chiều
- Vào giờ trả trẻ: kết thúc một ngày học tập và vui chơi ở trường Mầm non là giây phút đợi chờ gia đình đến của trẻ . Lúc này, trẻ cũng có thể vừa tham gia ở các góc chơi theo nhu cầu cũng có thể vừa nghe những bài hát mới lạ, vui vẻ làm cho không khí thêm vui tươi, sôi nổi.
- Trong giờ thể dục sáng: kết hợp luyện tập theo những bài hát có nhịp điệu đều đặn, nhịp nhàng, khỏe khoắn; các bài hát theo chủ đề sẽ giúp trẻ hứng
khởi tập luyện.
- Trong hoạt động ngoài trời: nên chọn những bài hát có nội dung gần gũi với thiên nhiên; bài hát phù hợp với các trò chơi ngoài trời. Ví dụ: khi cho cháu quan sát vườn hoa, cô giáo có thể mở nhạc bài hát “Ra chơi vườn hoa” (Văn Tấn). 	- Trong giờ chơi ở góc trẻ được rèn luyện, trẻ được thể hiện sự tự tin, khả năng của trẻ, chính vì vây cô giáo luôn gợi ý cho trẻ tự sáng tạo múa, hát, vận động, sử dụng nhạc cụ riêng hoặc cùng với nhóm
	Giải pháp 7: Tăng cường biểu diễn văn nghệ
Biểu diễn văn nghệ gồm biễu diễn sau chủ đề và biểu diễn vào các ngày lễ hội. Mục đích của biểu diễn văn nghệ là: Củng cố, rèn luyện kỹ năng hoạt động nghệ thuật; trải nghiệm cảm 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_LOC.doc