Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái

2. Mục đích của đề tài:

Là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giảng dạy

trong năm học 2020 - 2021, tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi áp dụng mọi hình

thức đổi mới nâng cao phương pháp trong quá trình giảng dạy. Mục đích cho trẻ

5 - 6 tuổi làm quen chữ cái không chỉ nhằm cho trẻ biết được các mặt chữ cái để

phát âm chuẩn khi nói mà còn tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề

cho trẻ ứng dụng thích ứng với tập đọc, viết ở bậc học tiếp theo.

Bản thân tôi mong muốn khắc phục những hạn chế trong hoạt động tổ

chức cho trẻ “Làm quen chữ cái” nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm

quen chữ cái được tốt hơn.

 

pdf 28 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1030Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những thanh gỗ, que kem tôi vẽ các hình khác nhau bên dưới có các 
chữ cái, trẻ sẽ tìm và ghép các thanh gỗ, que kem lại với nhau tạo thành hình và 
từ liên quan đến hình ảnh đó. (Hình 5) 
Những chiếc nắp chai nhựa cũng được tôi thu gom và làm đồ dùng phục 
vụ cho hoạt động góc chữ cái như tôi dán các chữ cái lên nắp cho trẻ chơi trò 
chơi “bé ghép từ giống cô”, hay tôi làm các cổ chai dán vào bìa cattong bên 
trong có chứa chữ cái in hoa, trẻ sẽ dùng các nắp chai có chữ cái in thường xoáy 
vào các cổ chai sao cho phù hợp. (Hình 6) 
4.4. Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ 
cái” 
Như chúng ta đã biết, trẻ em là một thực thể tự nhiên, giáo dục bắt đầu từ 
đứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó trước 
tiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự tập trung chú ý 
chưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây 
hứng thú cho trẻ ở bộ môn này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc 
và khô khan có phần "kỷ luật". Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một 
cách tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc một hoạt động dạy không có sáng 
tạo, dập khuôn chưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ 
uể oải trong hoạt động phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế. Và 
tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: 
Trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần 
thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền 
với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp dẫn 
hay một bức tranh đẹp mới lạ.... Chính vì thế, khi dạy một hoạt động "Làm quen 
chữ cái" tôi cho rằng: Đồ dùng trực quan là yếu tố quan trọng không thể thiếu 
nhưng cô giáo lại là người truyền thụ kiến thức đến với trẻ, vì thế giáo viên luôn 
luôn phải đổi mới hình thức gây hứng thú cho trẻ vào tiết học khác nhau như: 
đọc vè có kết hợp với nhạc, kể một đoạn truyện do cô tự sáng tác có liên quan 
đến bài học, hay chơi các trò chơi mới lạ gây sự chú ý của trẻ vào tiết học 
Ví dụ 1: Đối với tiết học “Làm quen chữ cái l,m,n” chủ đề thực vật Tôi 
gây hứng thú cho trẻ bằng cách đọc bài “vè rau củ” tôi cho trẻ đọc kết hợp với 
nhạc vè, trẻ sẽ thích thú hơn, và biết đọc ngắt nghỉ đúng nhịp theo nhạc. Sau khi 
đọc xong tôi hỏi trẻ đọc bài vè gì? Trong bài vè có nhắc đến những loại rau củ 
quả nào? Trẻ rất nhớ và trả lời câu hỏi của cô rất nhanh, rõ ràng, mạch lạc. 
Ví dụ 2: Hay với tiết làm quen chữ cái e, ê tôi gây hứng thú cho trẻ bằng 
cách chơi trò chơi “Thử tài bé yêu” chơi trên máy tính. 
Cách chơi như sau: tôi cho trẻ xúm xít lại và trên màn hình rất nhiều chữ 
cái sẽ xuất hiện rồi lại biến mất rất nhanh có kết hợp với nhạc hiệu, khi trẻ nghe 
thấy nhạc sẽ phải nhảy theo cách mình thích và khi hết nhạc màn hình biến mất 
trẻ sẽ nói cho cô và các bạn xem mình vừa nhìn thấy những chữ cái gì mà các 
con đã biết. Sau khi trẻ chơi xong tôi cho màn hình xuất hiện chữ cái mới và trẻ 
sẽ đoán xem đó là chữ cái gì? Vì sao lại biết chữ cái đó. 
Qua đó, trẻ rất vui vẻ hứng thú tham gia vào tiết học, trẻ ghi nhớ khắc sâu 
kiến thức mà cô truyền thụ đặc biệt là được đọc và làm quen từng chữ cái, một 
cách nhẹ nhàng sinh động, trẻ sẽ không bao giờ quên các chữ cái mà cô đã dậy. 
(Hình 7) 
4.5. Biện pháp 5: Phương pháp hướng dẫn phải luôn luôn dựa vào trẻ 
lấy trẻ làm trung tâm: 
Trong các giờ học nói chung và giờ học làm quen với chữ cái nói riêng 
hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ. 
Ví dụ 1: Trong giờ học “Làm quen chữ cái s, x” khi cô mở hình ảnh “Tre 
xanh” và cô cho trẻ lên tìm các chữ cái đã học và hỏi trẻ chữ cái ở vị trí thứ 4 là 
chữ cái gì? Vì sao con biết? Rồi sau đó cô mới giới thiệu về chữ cái đó, hay khi 
trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 chữ cái đó cô nên để trẻ đưa ra ý kiến 
của mình trước rồi cô là người chốt lại các ý kiến của trẻ. (Hình 8) 
Ví dụ 2: Giờ học “Tập tô chữ cái h,k” cô cho trẻ chơi trò chơi “Đi siêu 
thị” cách chơi như sau: Cô chia lớp thành 3 đội chơi trên rổ có các loại rau củ 
quả có dán các chữ cái khác nhau, nhiệm vụ của 3 đội là đi siêu thị mua các loại 
rau củ có chứa chữ cái h,k, trò chơi diễn ra trong một bản nhạc, nhạc dừng đội 
nào mua được nhiều rau củ quả có chứa chữ cái h,k nhiều nhất thì đội đó giành 
chiến thắng, sau khi trẻ chơi cô kiểm tra kết quả và khen ngợi trẻ. 
Sau đó cô mời trẻ phát âm 2 chữ cái h, k và hỏi trẻ cách tô theo nét chấm 
mờ chữ cái h sẽ tô như thế nào, sau đó cô hướng dẫn trẻ cách tô, tư thế ngồi và 
cách cầm bút. Với chữ cái k cô tiến hành các bước tương tự. 
Qua cách thực hiện dậy trẻ luôn lấy trẻ làm trung tâm tôi thấy trẻ được nói 
lên suy nghĩ của mình, ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt hơn, trẻ hứng thú 
hơn vào hoạt động. 
4.6. Biện pháp 6: Luôn ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động 
“Làm quen chữ cái” 
Năm học 2020-2021 là năm học mà ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tổ 
chức ngày hội công nghệ thông tin lần thứ V với chủ đề “chuyển đổi số ngành 
giáo dục và đào tạo – xây dựng giáo dục thông minh” qua chủ đề đó bản thân tôi 
nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dậy và học tập là vô 
cùng quan trọng. Tôi cũng đã tham gia thiết kế bài giảng E-learning và đạt được 
giải nhì cấp huyện, giải ba cấp thành phố. 
Năm học 2020-2021 cũng là năm học thứ hai chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh 
Covid-19 được sự chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục 
và đào tạo huyện Mỹ Đức, cũng như Ban giám hiệu nhà trường cho học sinh 
nghỉ học trong thời gian bùng phát dịch với phương châm “nghỉ học nhưng 
không ngừng học”, trong thời gian đó tôi đã thiết kế các bài giảng Elearning, các 
video dậy trẻ gửi trên nhóm Facebook của lớp để các phụ huynh cho con học ở 
nhà và việc dậy học online không làm gián đoạn quá trình học tập của các con 
khi ở nhà nghỉ dịch. Qua đó càng thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng công 
nghệ thông tin vào giảng dậy và học tập là vô cùng cần thiết. 
Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng 
cho trẻ làm quen chữ cái là rất phù hợp với yêu cầu đổi mới trong dạy và học ở 
giai đoạn hiện nay. Căn cứ vào đặc điểm tư duy trực quan hình tượng của trẻ 5-6 
tuổi, tôi đã thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động 
làm quen chữ cái lớp tôi phụ trách như sau: 
* Thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint một cách sinh động có hiệu quả, 
sử dụng những hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng hoạt hình phù hợp làm 
tăng sự chú ý và hứng thú của trẻ trong các hoạt động chung làm quen chữ cái 
Hiệu ứng hoạt hình là những kỹ xảo đặc trưng của bài giảng điện tử, nó 
tạo ra chuyển động về hình ảnh, thay đổi về màu sắc, kích cỡ của hình ảnh.... tạo 
nên tính chuyển động trong trình chiếu bài giảng có tác động rất tốt đến tâm lý 
của trẻ, giúp trẻ chú ý và hứng thú quan sát nội dung giáo viên truyền đạt. 
Tuy nhiên việc sử dụng hiệu ứng hoạt hình không phù hợp và không khớp 
với lời giảng của giáo viên trẻ chỉ chú ý đến nội dung giáo viên đưa ra như đang 
xem một bộ phim mà không chú ý đến yêu cầu bài học. Vì vậy khi xây dựng 
giáo án điện tử dạy trẻ làm quen chữ cái tôi đã giành thời gian lựa chọn hiệu ứng 
phù hợp và đặt chế độ On click giúp tôi chủ động trong việc điều khiển các nội 
dung trong slide khi dạy trẻ sao cho khớp với lời giảng của mình và thu hút 
được trẻ quan sát và trả lời câu hỏi đặt ra. (Hình 9) 
Với âm thanh và video khi thiết kế vào bài giảng Powerpoint thì trên thẻ 
Playback nên chọn chế độ là Automatically, vì khi giáo viên muốn trình chiếu 
cho trẻ xem một đoạn video hay nghe một đoạn nhạc nào đó mà lại phải nhấn 
núi mũi tên để bật thì sẽ làm gián đoạn tiết học gây mất sự chú ý của trẻ vào tiết 
học. (Hình 10) 
* Thiết kế những trò chơi học tập hấp dẫn trẻ trên bài giảng powerpoint 
để tổ chức trò chơi luyện tập: 
Sau khi dạy trẻ nhận biết và phát âm chữ cái tôi cho trẻ chơi những trò 
chơi học tập nhằm củng cố rèn luyện và nhận biết và phát âm đúng chữ cái và 
khai thác sâu nội dung bài. 
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không chỉ 
yêu cầu giáo viên truyền đạt kiến thức cho trẻ thông qua bài giảng điện tử mà 
còn yêu cầu trẻ phải là trung tâm trong quá trình học. Trong khi phát biểu xây 
dựng bài cũng như qua các trò chơi học tập tôi đã cho trẻ trực tiếp hoạt động 
với máy tính. 
 Thực tế là cứ mỗi khi chuyển sang phần trò chơi là trẻ rất hứng thú và 
hoạt động sôi nổi hẳn lên, trẻ giành hết sự chú ý và tích cực của mình, chủ động 
hoàn toàn trong mỗi trò chơi chữ cái. 
Tôi thiết kế và lựa chọn các nhóm trò chơi như: 
 - Ai thông minh hơn 
 - Ô chữ kỳ diệu 
 - Ong tìm chữ 
 - Tìm quả cho cây 
 - Đuổi hình bắt chữ 
 - Tìm từ còn thiếu : trong từ, trong dãy sắp xếp. (ghi nhớ biểu tượng chữ, 
nhận dạng chữ) 
 Ví dụ 1: Trò chơi Hộp quà bí mật: Cách chơi như sau: tôi chia trẻ thành 3 
đội chơi, trên màn hình có các hộp quà mang số 1,2,3,4. Trẻ ở 3 đội sẽ lần lượt 
chọn các hộp quà mà mình thích, sau khi hộp quà mở ra có phần ghi âm về cấu 
tạo chữ hay hình ảnh có chứa chữ cái mà hôm nay trẻ được học trẻ 3 đội sẽ 
hội ý và lắc sắc xô giành quyền trả lời, đội nào trả lời nhanh và đúng thì sẽ giành 
chiến thắng. (Hình 11) 
 Ví dụ 2: Trò chơi tìm chữ cái còn thiếu trong từ 
 Cách chơi: cô đặt câu hỏi: Đây là quả bưởi phía bên dưới cô cũng có từ 
quả bưởi cô cho trẻ phát âm. Cô đưa ra từ quả bưởi nhưng thiếu chữ b và cô yêu 
cầu trẻ tìm chữ cái còn thiếu trong số các chữ cái phía trên. Khi kiểm tra kết quả 
cô mời trẻ lên click chuột vào chữ cái trẻ tìm. (Hình 12) 
 * Thiết kế bài giảng E-learning để dạy trẻ trong và ngoài tiết học: 
 Ngoài thiết kế những trò chơi học tập trên bài giảng điện tử để dạy trẻ 
trên hoạt động chung tôi còn thiết kế các trò chơi hay trên bài giảng E-learning 
đặc biệt là các trò chơi chữ cái trên trang Violet để tổ chức cho trẻ được thao tác 
với máy tính trong những giờ học, giờ chơi ở các góc hoặc giờ hoạt động chiều 
của lớp. Như vậy sẽ giúp trẻ củng cố và mở rộng thêm khả năng nhận dạng chữ 
cái, khả năng tri giác từ trọn vẹn, ghi nhớ và nghe hiểu. Và đặc biệt trẻ rất hứng 
thú và yêu thích học chữ cái. (Hình 13) 
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ làm quen chữ viết không chỉ 
giúp tôi lên kế hoạch soạn giảng, khai thác triệt để nội dung dạy học đáp ứng được 
nhu cầu hứng thú của trẻ trong hoạt động chung mà còn giúp các cháu rất thích thú 
và tích cực tham gia hoạt động với máy tính. Qua đó trẻ ghi nhớ biểu tượng chữ cái 
in thường, viết thường, in hoa rất tốt và vốn từ của trẻ phát triển phong phú hơn. 
(Hình 14) 
4.7. Biện pháp 7: Tổ chức trên hoạt động học: 
Hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động học tập là 
hình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của bài học, 
kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc. 
Để giờ hoạt động học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô 
khan, cứng nhắc thì điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có nghệ thuật dẫn dắt. 
Hoạt động học làm quen với chữ cái đưa thế giới chữ cái đến với trẻ bằng nhiều 
phương pháp, hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với 
nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế 
nhất định. Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn các 
phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của từng hoạt động, để thu hút sự 
tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong hoạt động, giúp cho hoạt động học đạt 
hiệu quả cao. 
 Muốn vậy cô giáo phải: 
- Lấy trẻ làm trung tâm. 
 - Phát huy tính tích cực của trẻ. 
 - Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp. 
- Luôn ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp, có hiệu quả 
Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là 
các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình 
thức, dập khuôn, máy móc, áp đặt, luôn sáng tạo đổi mới hình thức. vì thế trước 
khi tiến hành một hoạt động "Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, 
giáo án và nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi 
phù hợp với nguyên tắc động – tĩnh. 
Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn 
đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để hấp dẫn trẻ vào hoạt động học. Trước khi vào 
bài tôi thường kể chuyện hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi, bài hát luôn 
cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó. 
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ l,m,n chủ đề thực vật, tôi giới thiệu: 
Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất là đông 
đủ. Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì? Trẻ đi và hát bài "Màu 
hoa" sau đó kể tên hoa ly, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm.... lần lượt mở 
hình ảnh trên tivi cho trẻ xem hình ảnh các loài hoa đó và cô đọc câu đố về hoa 
ly, cho trẻ đoán tên hoa, sau đó cô mở hình ảnh hoa ly cho trẻ đọc từ dưới hình 
ảnh và tôi cho trẻ lên tìm những chữ cái mà các con đã được học, rồi cho trẻ tìm 
chữ cái ở vị trí thứ 4 là chữ cái gì? Vì sao con biết? cho trẻ phát âm chữ l, 
Cô hướng dẫn trẻ phát âm chữ l, rồi cho cả lớp phát âm, tổ, nhóm, cá nhân 
trẻ phát âm chữ l, sau đó cô đưa chữ l to cho trẻ chuyền tay nhau và phát âm chữ 
l, cô lại giới thiệu chữ l ở 3 dạng chữ in thường, in hoa, viết thường. 
Cô tiến hành các bước tương tự với chữ cái m,n 
Sau đó cho trẻ chơi trò chơi luyện tập như trò chơi “Tìm chữ cái theo hiệu 
lệnh, tìm nhà, đi siêu thị, ô của bí mật, súc xắc vui nhộn” 
Với cách dậy như thế sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ vào tiết học mà trẻ 
sẽ khắc sâu ghi nhớ kiến thức mà cô truyền đạt. (Hình 15) 
4.8. Biện pháp 8: Lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác: 
Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp 
các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy khả năng vốn có và hứng thú 
khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong hoạt động. 
Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sáng tạo, ứng xử nhanh 
của cô giáo trong một hoạt động học mang lại sự chú ý cho trẻ, cô giáo phải kết 
hợp nhuần nhuyễn các hoạt động khác vào tiết học làm quen chữ cái. 
* Tích hợp hoạt động làm quen với Toán: 
Hoạt động làm quen với toán được lồng ghép vào hoạt động làm quen chữ 
cái thường được đưa vào hoạt động học, trò chơi, sau khi trẻ chơi xong kiểm tra 
kết quả bằng cách đếm như vậy trẻ sẽ rất hứng thú với việc lồng ghép toán vào 
các hoạt động chữ cái. 
Ví dụ 1: Khi cô cho trẻ làm quen chữ cái i,t,c. Cô đưa ra hình ảnh và từ có 
chứa chữ cái t như “Thợ may” và cô có thể hỏi trẻ trong từ có mấy chữ cái, mời 
trẻ đếm, hỏi trẻ chữ cái đứng ở vị trí thứ 5 là chữ cái gì? Vì sao con biết. 
(Hình 16) 
Ví dụ 2: Trò chơi “Đi siêu thị” cô cho trẻ ở 3 đội đi siêu thị mua các loại 
rau củ quả có gắn các chữ cái đã học, trẻ lần lượt ở mỗi hàng lên tìm các loại rau 
củ quả có gắn chữ cái theo yêu cầu của cô, sau khi hết thời gian cô cho trẻ đếm 
kiểm tra kết quả của 3 đội chơi. 
Đối với trẻ mầm non thì học phải đi đôi với hành kết hợp với cuộc sống, 
không những trên hoạt động học, hoạt động chơi mà còn ở mọi lúc mọi nơi. 
 * Tích hợp làm quen văn học: 
Khi vào một hoạt động làm quen chữ cái tôi thường tích hợp hoạt động 
văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là một hoạt động mà Bộ giáo 
dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 
một. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con 
vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen. 
Một số bài đồng dao, bài vè mà trẻ đọc thường có những âm điệu, vần dễ 
nhớ mà qua đó có chứa nhiều các chữ cái 
Ví dụ 1: bài “Nu na nu nống” 
Tôi có thể vận dụng ôn chữ cái n để rèn cách phát âm n rất nhiều thông 
qua bài này, đồng thời sửa được ngọng cho những trẻ nói ngọng n- l. 
Ví dụ 2: bài “Đi cầu đi quán” 
Bài đồng dao này trẻ được luyện phát âm chữ đ, trẻ cũng luyện được cách 
phát âm chuẩn giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc hơn. 
Với thơ tôi cho trẻ được đọc bài thơ nhằm rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ, trẻ 
biết cách đọc thơ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, biết cách ngắt nghỉ, giúp 
trẻ không nói ngọng, nói lắp 
Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non” Qua bài thơ “Cô giáo của em” tôi in 
cho mỗi trẻ 1 bài trên giấy A4 phông chữ in thường VnAvant phù hợp để trẻ có 
thể tìm được các chữ cái mà cô yêu cầu, tôi cũng có 1 bản giống của trẻ nhưng 
to hơn, tôi cho trẻ nhìn lên bảng đọc theo cô và nhìn cô chỉ vào từng chữ đọc, 
sau đó trẻ nhìn vào bài của mình đọc lần 2, chỉ tay vào từng chữ và đọc rồi trẻ 
làm theo yêu cầu của cô là tìm và gạch chân chữ cái o, ô ơ có trong bài thơ. 
Với truyện, tôi mong muốn thay đổi hình thức khi cho trẻ làm quen chữ cái 
để trẻ hứng thú và cuốn hút vào hoạt động làm quen chữ cái, xuyên suốt từ đầu đến cuối 
là một câu chuyện nhằm gây hấp dẫn với trẻ. 
Ví dụ: Cho trẻ làm quen chữ cái: i, t, c tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện về một con 
vịt, đưa tranh con vịt giới thiệu chữ cái i cô thực hiện như phương pháp của làm quen 
chữ cái mới, tới chữ t cô lại kể tiếp chuyện vịt xuống ao kiếm ăn sau đó tối về đẻ trứng, 
giới thiệu tranh “quả trứng” để trẻ làm quen chữ t. Rồi từ trứng vịt nở ra chú vịt con, cô 
giới thiệu tranh “chú vịt con” cho trẻ làm quen với chữ cái c. Kể cả phần trò chơi củng 
cố ôn luyện cũng có trò chơi tìm thức ăn cho vịt mà thức ăn của vịt là con giun, hạt 
thóc cô đưa những hình ảnh có gắn từ kèm theo chứa chữ: i, t, c. 
Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu đố để 
gây hứng thú. 
 Ví dụ: Câu đố chứa chữ “â” : 
 “Chữ gì một nét còng tròn. 
 Bên phải nét thẳng, trên đầu có ô.” 
Hoặc chữ m: 
 “Chữ gì hai nét móc 
Đứng liền kề cạnh nhau 
Thêm một nét móc nữa 
Là chữ gì nói mau?”. 
 Hay chữ i: 
Tôi là một nét thẳng 
Có dấu chấm ở trên 
Bé hãy thử đoán xem 
Chữ cái gì bé nhé 
Thơ ca, hò, vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây hứng thú cho trẻ như bài "Rềnh rềnh 
ràng ràng", "Vè con cua" , “Vè rau củ” 
* Tích hợp hoạt động âm nhạc: 
Với tiết học chữ cái cô giáo có thể lựa chọn âm nhạc để gây hứng thú cho 
trẻ vào tiết học bằng cách chọn những bài hát phù hợp với chủ đề vì âm nhạc có 
tính chất vui nhộn, thu hút trẻ, với hoạt động làm quen chữ cái tôi thường chọn 
những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp với trẻ lớp tôi 
Ví dụ: Nhóm chữ i,t,c tôi cho trẻ hát và vận động bài "liên khúc chữ cái" 
Thông qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ, trẻ phấn khởi, vui 
thích học chữ cái. 
* Tích hợp hoạt động khám phá khoa học: 
Hoạt động này thường gặp ở các hoạt động khác và nhất là hoạt động chữ 
cái, muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô 
hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen mà những chữ đó 
đều xuất phát từ môi trường xung quanh. 
 Ví dụ: Khi dạy hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái h, k. 
Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ h qua từ "hoa hồng" trẻ được quan sát bông hoa, 
trẻ nói rõ cấu tạo, đặc điểm hương thơm, màu sắc của loại hoa.... làm tăng thêm 
các biểu tượng và sự hứng thú. 
Hoặc trò chơi gắn chữ cái, trẻ cầm một chữ cái rồi gắn lên đồ vật bất kỳ 
theo yêu cầu của cô, gắn các hoa, quả, lá, hay các con vật hoặc phương tiện giao 
thông phù hợp, tăng thêm sự tích cực hoạt động trong trò chơi. ví dụ như trò 
chơi nối chữ cái với tên con vật. 
Với mỗi tiết học làm quen chữ cái gì tôi lại thiết kế các bài tập tư duy liên 
quan đến chữ cái đó mà tôi đưa hình ảnh, kết hợp với từ có chứa chữ cái trẻ sẽ 
tìm chữ cái trong từ và nối với chữ cái cô đưa ra hoặc trẻ. Từ những hình ảnh đó 
trẻ sẽ ghi nhớ và hứng thú hơn với các chữ cái đã học. (Hình 17) 
* Tích hợp hoạt động tạo hình: 
Sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì hoạt động tạo hình rất phù hợp với 
trạng thái tĩnh. Tôi cho trẻ vẽ trang trí chữ cái như vẽ chân, tay, mắt mũi tạo 
hình ngộ nghĩnh cho các chữ cái đã học hoặc trẻ được in đồ chữ cái, cắt ra dán, 
xé dán các chữ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.pdf