SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bình Minh

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bình Minh

Bồi dưỡng qua các buổi hội thảo chuyên đề.

Trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn tôi đặc biệt chú ý đến hoạt động như tổ chức chuyên đề, thao giảng có thể nói đây là một việc làm rất cần bởi vì các hoạt động với các đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho giáo viên mắt thấy, tai nghe những gì mình được học ở lý thuyết và nghe qua hội thảo. Nhận thức vấn đề này tôi thường xuyên chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổ chức chuyên đề, giáo dục mầm non mới theo kế hoạch định hình chuyên đề đầu năm của trường, tổ đề ra như: Tập nói tiếng việt, Hoạt động làm quen với toán, Hoạt động âm nhạc, Hoạt động làn quen văn học cho toàn giáo viên được dự và đúc kết rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, tiếp tục cho giáo viên thực hiện đại trà đồng thời tiến đến công tác kiểm tra và đánh giá chuyên đề, để bổ sung những khiếm khuyết giáo viên kịp thời chỉnh sửa những sai sót của mình. Ngoài việc tổ chức chuyên đề, BGH đề ra kế hoạch cho tổ mỗi tháng tổ chức chuyên đề tại tổ. Trước đây mỗi khi thao giảng thường chỉ định một giáo viên khá hoặc giáo viên lớp điểm dạy cho cả tổ cùng dự, sau khi dự giờ mức độ tiếp thu của mỗi giáo viên chưa rõ, một số giáo viên đi dự giờ chưa có ý thức nghiêm túc ghi chép không đầy đủ nên kết quả qua buổi thao giảng không cao. BGH đã cải tiến lại cách tổ chức như sau: Mỗi khi thao giảng mỗi hoạt động nào đó từng giáo viên ai cũng tổ chức hoạt động và được góp ý giáo viên nào chưa mạnh dạn thì được góp ý giúp đỡ để lần sau dạy tiếp cho đến khi có hoạt động đạt yêu cầu cao hơn. Với biện pháp này giúp giáo viên học tập lẫn nhau rất nhiều. Khi dự giờ, giáo viên đã có ý thức tốt hơn, chuẩn bị chu đáo, theo dõi ghi chép đầy đủ để tham gia ý kiến cùng rút kinh nghiệm.

Từ những hình thức này sẽ tạo cơ hội cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện, đối chiếu với việc thực hiện của đồng nghiệp để rút ra những tồn tại cần khắc phục, học hỏi những cái hay, cái tốt chúng tôi thực sự thấy hiệu quả với những buổi thao giảng và các buổi hội thảo chuyên đề, sau mỗi hoạt động là những bài học không chỉ cho chính người giảng dạy mà cho tất cả thành viên trong Hội đồng sư phạm, những lời góp ý sâu sắc, chính xác, chân thành và đầy tinh thần xây dựng, luôn được tôn trọng, xem xét hưởng ứng.

Hơn thế nữa, để mở rộng tầm nhìn và tạo cơ hội học tập cho giáo viên, chúng tôi còn tổ chức các đợt tham quan, học tập tại các trường trong Huyện từ đây giáo viên đã học hỏi được nhiều điều mới mẻ mà mình chưa có, BGH có điều kiện so sánh, bổ sung và học tập những vấn đề mà trường chưa tổ chức, thực hiện. Sau mỗi đợt tham quan học tập nhà trường có thêm diện mạo mới về cách trang trí, về đồ dùng đồ chơi, về phương pháp đổi mới trong các hoạt động.

 

doc 23 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 896Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghiên cứu:
	Một số biện pháp để "Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên" trong Trường Mầm non Bình Minh, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
Tham khảo một số tài liệu có liên quan để làm lý luận nghiên cứu.
Phương pháp thực tiễn: 
Phương pháp quan sát.
phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
6.1. Phạm vi nghiên cứu:
	Đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh Trường Mầm non Bình Minh, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
6.2. Thời gian nghiên cứu:
Tháng 09/2015: Hình thành ý tưởng (Chọn đề tài).
	 Tháng 10/2015: Làm đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp trên.
	Tháng 11/2015 đến 01/2016: Áp dụng 1 số biện pháp trên vào tình hình thực tế của trường.
Cuối tháng 01/2016: Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 
B. NỘI DUNG
I. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường:
1. Về cán bộ, giáo viên:
Tổng số cán bộ, giáo viên trong toàn trường là 11 đ/c. Trong đó:
+ CBQL: 2 đ/c.
+ Giáo viên đứng lớp: 09 đ/c. 
- Trình độ chuyên môn của giáo viên : 
+ Đại học : 02 đ/c.
 + Cao đẳng: 05 đ/c.
 + Trung cấp: 01 đ/c.
+ Sơ cấp: 01 đ/c.
* Với trình độ chuyên môn đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học nhưng hầu hết giáo viên mới ra trường nên quá trình tổ chức các hoạt động, đầu tư đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng còn nhiều hạn chế. Có một giáo viên trình độ mới đạt sơ cấp nên khả năng tiếp thu cái mới chưa cao, kết quả khảo sát chất lượng đầu năm toàn trường Ban giám hiệu nhà trường đã xếp loại như sau: Tốt: 01 đ/c; Khá 03 đ/c; Đạt yêu cầu: 5 đ/c.
	2. Về học sinh:
Có 7 lớp với tổng số học sinh: 154 cháu. Trong đó: Nữ: 61; Dân tộc: 145; Nữ dân tộc: 58.
II. Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi.
 Đa số giáo viên của trường công tác tương đối lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo viên rất yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Tỉ lệ giáo viên giỏi các cấp ngày một nâng lên: Có 5 giáo viên giỏi cấp trường, 1 giáo viên giỏi cấp huyện, 
 Khó khăn. 
 Đội ngũ giáo viên của trường còn yếu về chuyên môn, năng lực của giáo viên chưa đồng đều, nhiều giáo viên chưa vững về chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Một số giáo viên tuy đã nắm bắt được phương pháp giảng dạy nhưng chưa linh hoạt, sáng tạo trong bài dạy, còn dập khuôn máy móc, còn quá cứng nhắc nên dẫn đến kết quả bài dạy chưa cao, chỉ dừng lại ở mức độ đạt yêu cầu.
Một số giáo viên mới ra trường nên khinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế. Còn lại là một số giáo viên là người dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp thu cái mới chưa cao.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
1. Nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên:
Đất nước ta đang trong thời kỳ thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH và có những biến đổi to lớn về nhiều mặt, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải được nâng cao trình độ và được tu dưỡng học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có như vậy người giáo viên mới có điều kiện vận dụng tốt những lý luận vào thực tiễn góp phần đào tạo những con người năng động sáng tạo vừa có đạo đức vừa có tài.
Chính vì vậy việc nâng cao bồi dưỡng trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức cho mỗi giáo viên là một việc làm hết sức cần thiết, gúp cho giáo viên nắm bắt kịp thời và nhận thức đúng chủ trương của Đảng, nhà nước và của Ngành. 
Để thực hiện tốt công tác trên người quản lý cần thực hiện một số việc sau:
- Cùng với các Đảng viên tham gia học tập tốt các lớp bồi dưỡng chính trị để nắm vững Nghị quyết, chủ trương đường lối của Đảng để truyền đạt cho giáo viên. 
- Thường xuyên nắm bắt tình hình thông tin hai chiều, tích lũy những tài liệu liên quan để cho giáo viên tham khảo và hiểu rõ đường lối của Đảng.
- Qua các cuộc phát động, thanh tra, kiểm tra, đánh giá hồ sơ, tổng kết cuối năm, sơ kết học kỳ nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm giáo viên gúp cho giáo viên có thái độ đúng, hành vi đúng, có phẩm chất đạo đức tốt, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức của giáo viên.
2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
2.1. Về tâm lý học:
- Người quản lý, nhất là người phó hiệu trưởng, người trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn phải cung cấp cho giáo viên hiểu biết về tâm lý trẻ, đặc biệt là sự phát triển tâm lý trẻ mẫu giáo.
- Hoạt động trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi vì thế nó ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Dạy học ở mẫu giáo có đặc thù riêng: Trẻ mẫu giáo thường học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy dạy học ở mẫu giáo không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức mà phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ mới có hiệu quả.
2.2. Về giáo dục học:
Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo nhưng không thể thay thế cho hoạt động học tập. Việc dạy học cho trẻ mẫu giáo phải được tiến hành dưới nhiều hình thức, đa dạng, phong phú khác nhau, có thể tiến hành ở mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là trên tiết học. Nhưng bất kỳ ở hình thức nào thì dạy học ở mẫu giáo cũng cần đảm bảo vai trò tổ chức, tính sư phạm và truyền thụ đúng kiến thức phù hợp với nhận thức của trẻ, hướng trẻ hoạt động một cách hứng thú tích cực. Người giáo viên phải biết tổ chức thu hút trẻ vào hoạt động học tập. Đây là một hoạt động mang tính phối hợp giữa cô và trẻ vì vậy đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của cả hai bên thì quá trình dạy học mới đạt kết quả cao.
3. Nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên.
Giáo viên là người đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc giúp giáo viên nắm vững chuyên môn về mặt lý thuyết là chưa đủ mà phải nâng cao kỹ năng tay nghề như: Các thao tác ứng xử, cách lên lớp, cách tổ chức một tiết học, cách soạn giáo án và sử dụng đồ dùng dạy học sao cho phù hợp. Việc nâng cao nghiệp vụ kỹ năng sư phạm cho giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường mà người phó hiệu trưởng phải biết dựa theo thực tế của đội ngũ giáo viên mà lựa chọn hình thức bồi dưỡng cho phù hợp.
4. Những phương pháp hình thức biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
* Phân loại giáo viên:
Để nắm chắc khã năng giảng dạy, các mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên qua quá trình điều tra, thăm lớp dự giờ chúng tôi phân định đội ngũ giáo viên thành 3 loại:
+ Loại A1: Giáo viên có năng lực cao và luôn có ý thức vươn lên có nhiều thành tích trong công tác, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, của Ngành. Nhiều năm liền giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, luôn là tấm gương sáng cho đội ngũ giáo viên noi theo.
1. Cao Thị Ngân
2. Y Nguyệt
+ Loại A2: Là giáo viên có năng lực chuyên môn nhưng ít cố gắng, chưa có ý thức vươn lên, chưa tích cực tham gia các hoạt động.
Bùi Thị Ngọc Hải.
Lê Thị Mai Trang.
+ Loại A3: Giáo viên có năng lực chuyên môn hạn chế nhưng có sự cố gắng vươn lên, có thức học hỏi bạn bè, động nghiệp:
1. Y Hiếc.
2. Phạm Thị Tuyết Hương.
3. Phạm Thị Bích Thảo.
4. Y Nên.
5. Nguyễn Thị Lành.
Trên cơ sở phận loại chúng tôi bố trí cho loại A1 làm khối trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp Huyện, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Loại A2: Chúng tôi phân công thực hiện tiết dạy mẫu, bồi dưỡng tham gia các hội thi. Phân công kèm cặp giúp đỡ giáo viên có năng lực chuyên môn hạn chế.
Loại A3: Chúng tôi có kế hoạch thăm lớp dự giờ thường xuyên, tạo điều kiện cho giáo viên được dự giờ để học tập.
* Kế hoạch bồi dưỡng
Xuất phát từ nhận thức: Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước tiên phải trang bị kiến thức cho đội ngũ giáo viên. Người phó hiệu trưởng cần phải tham mưu với hiệu trưởng để xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng tháng cụ thể như: Kế hoạch thanh tra, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề đối với từng giáo viên một cách cụ thể, lên kế hoạch tổ chức cho giáo viên thao giảng thường xuyên hàng tuần.
Tổ chức cho giáo viên dự giời chéo để rút kinh nghiệm về tiết dạy cũng như trang trí lớp, cách sử dụng đồ dùng dạy học, tham quan lớp điểm, dự giờ học hỏi kinh nghiệm giảng dạy ở trường bạn để từ đó vận dụng những kiến thức kỹ năng trong quá trình dạy học, nâng cao tỷ lệ chất lượng giáo viên khá giỏi. Giảm tối đa tỷ lệ giáo viên không đạt yêu cầu.
5. Bồi dưỡng qua các buổi hội thảo chuyên đề.
Trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn tôi đặc biệt chú ý đến hoạt động như tổ chức chuyên đề, thao giảng có thể nói đây là một việc làm rất cần bởi vì các hoạt động với các đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho giáo viên mắt thấy, tai nghe những gì mình được học ở lý thuyết và nghe qua hội thảo. Nhận thức vấn đề này tôi thường xuyên chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổ chức chuyên đề, giáo dục mầm non mới theo kế hoạch định hình chuyên đề đầu năm của trường, tổ đề ra như: Tập nói tiếng việt, Hoạt động làm quen với toán, Hoạt động âm nhạc, Hoạt động làn quen văn học cho toàn giáo viên được dự và đúc kết rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, tiếp tục cho giáo viên thực hiện đại trà đồng thời tiến đến công tác kiểm tra và đánh giá chuyên đề, để bổ sung những khiếm khuyết giáo viên kịp thời chỉnh sửa những sai sót của mình. Ngoài việc tổ chức chuyên đề, BGH đề ra kế hoạch cho tổ mỗi tháng tổ chức chuyên đề tại tổ. Trước đây mỗi khi thao giảng thường chỉ định một giáo viên khá hoặc giáo viên lớp điểm dạy cho cả tổ cùng dự, sau khi dự giờ mức độ tiếp thu của mỗi giáo viên chưa rõ, một số giáo viên đi dự giờ chưa có ý thức nghiêm túc ghi chép không đầy đủ nên kết quả qua buổi thao giảng không cao. BGH đã cải tiến lại cách tổ chức như sau: Mỗi khi thao giảng mỗi hoạt động nào đó từng giáo viên ai cũng tổ chức hoạt động và được góp ý giáo viên nào chưa mạnh dạn thì được góp ý giúp đỡ để lần sau dạy tiếp cho đến khi có hoạt động đạt yêu cầu cao hơn. Với biện pháp này giúp giáo viên học tập lẫn nhau rất nhiều. Khi dự giờ, giáo viên đã có ý thức tốt hơn, chuẩn bị chu đáo, theo dõi ghi chép đầy đủ để tham gia ý kiến cùng rút kinh nghiệm.
Từ những hình thức này sẽ tạo cơ hội cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện, đối chiếu với việc thực hiện của đồng nghiệp để rút ra những tồn tại cần khắc phục, học hỏi những cái hay, cái tốt chúng tôi thực sự thấy hiệu quả với những buổi thao giảng và các buổi hội thảo chuyên đề, sau mỗi hoạt động là những bài học không chỉ cho chính người giảng dạy mà cho tất cả thành viên trong Hội đồng sư phạm, những lời góp ý sâu sắc, chính xác, chân thành và đầy tinh thần xây dựng, luôn được tôn trọng, xem xét hưởng ứng.
Hơn thế nữa, để mở rộng tầm nhìn và tạo cơ hội học tập cho giáo viên, chúng tôi còn tổ chức các đợt tham quan, học tập tại các trường trong Huyện từ đây giáo viên đã học hỏi được nhiều điều mới mẻ mà mình chưa có, BGH có điều kiện so sánh, bổ sung và học tập những vấn đề mà trường chưa tổ chức, thực hiện. Sau mỗi đợt tham quan học tập nhà trường có thêm diện mạo mới về cách trang trí, về đồ dùng đồ chơi, về phương pháp đổi mới trong các hoạt động.
6. Bồi dưỡng chuyên môn qua lớp điểm:
Bồi dưỡng chuyên môn cho từng giáo viên tuy có nhiều kết quả nhưng mất nhiều thời gian và có ít sức thuyết phục. Xây dựng lớp điểm và phát huy tác dụng của lớp điểm là phương thức chỉ đạo có nhiều hiệu quả nhất.
Xây dựng lớp điểm là hình thức tạo ra mô hình mẫu về chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ phù hợp với thực tế địa phương để các lớp khác tham quan và học tập.
Lớp điểm là nơi đi đầu trong việc thực ghiện chuyên môn mới để rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo đại trà. Khi chỉ đạo thực hiện chuyên môn ở lớp điểm, người phó hiệu trưởng phải biết chọn giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sư phạm để phân công đảm nhận lớp điểm. Chú trọng hình thức bên ngoài: Trang trí lớp, thiết kế đồ dùng theo góc. Đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Như vậy, công tác chỉ đạo lớp điểm sẽ cho chúng ta những kinh nghiệm, tạo ra bước đi vững chắc cho giáo viên thực hiện tốt công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học. Hoàn thành mục tiêu đào tạo của ngành học nói chung và mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường nói riêng.
7. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ:
 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cụ thể theo từng giai đoạn như sau:
* Bồi dưỡng dài hạn: 
- Đối với giáo viên tham gia học Cao Đẳng, Đại học trường sẽ phân công, phân nhiệm hợp lý để tạo điều kiện cho giáo viên đó tham gia học nâng chuẩn, không bố trí những công việc kiêm nhiệm nhiều để khỏi chồng chéo thời gian học:
- Dự kiến thời gian: Từ tháng 09/2014 đến 06/2016
+ 1 giáo viên đang theo học lớp liên thông từ trung cấp lên đại học tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Kon Tum. 
+ 01 giáo viên học liên thông từ sơ cấp lên cao đẳng, học tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Kon Tum.
* Bồi dưỡng ngắn hạn:
- Nhà trường phân công dạy thay và động viên sự hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp để tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về chuyên môn cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Tham gia các lớp bồi dưỡng khi phòng tổ chức, nhà trường sẽ sắp xếp thời gian tạo điều kiện cho đội ngũ tham gia .
a, Bồi dưỡng giáo viên mới:
- Tháng 10/ 2015: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới: Cô Nguyễn Thị Lành thực hiện chương trình mầm non mới.
- Tháng 11/ 2015: Bồi dưỡng chuyên môn cho Cô Phạm Thị Tuyết Hương, Lê Thị Mai Trang về hoạt động phát triển vận động.
- Tháng 12/ 2015 : Bồi dưỡng cho Cô Y Nên về hoạt động làm quen âm nhạc.
b, Bồi dưỡng giáo viên dạy lâu năm nhưng chuyên môn yếu:
- Tháng 1 &2 / 2016: Bồi dưỡng cho Cô Y Hiếc về hoạt động dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
8. Bồi dưỡng chuyên môn qua dự giờ đánh giá:
Tiến hành thanh tra, kiểm tra để đánh giá năng lực giáo viên là một việc làm không thể thiếu được trong công tác quản lý và bồi dưỡng. Muốn vậy, người phó hiệu trưởng cần phải đề ra kế hoạch kiểm tra một cách cụ thể, tạo điều kiện cho giáo viên phấn đấu. Việc thăm lớp dự giờ giáo viên phải được tiến hành thường xuyên để phát hiện kịp thời những nhân tố tích cực mà phát huy chuyên môn của họ. Đồng thời nắm được những thiếu sót, hạn chế của từng giáo viên mà có biện pháp bồi dưỡng cụ thể cho giáo viên qua công tác thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó người phó hiệu trưởng phát hiện được những thiếu sót trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn của mình, từ đó có những khắc phục kịp thời. Hàng tháng mỗi lớp đều được dự giờ ít nhất một lần. Riêng giáo viên yếu kém được dự giờ thêm để kịp thời uốn nắn những sai sót hạn chế về chuyên môn. Việc kiểm tra được tiến hành dưới nhiều hình thức: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra toàn diện, kiểm tra cuối học kỳ, kiểm tra cuối năm.
Khi tiến hành kiểm tra giáo viên cần giữ được không khí bình tỉnh, tạo cho mọi người kiểm tra thực sự phấn khởi, thoải mái. Người kiểm tra vui vẻ, trân tình, tôn trọng người được kiểm tra. không làm cho giáo viên mất bình tĩnh và sợ sệt. Tùy theo mức độ của giáo viên mà góp ý, chủ yếu nhìn vào sự cố gắng và khả năng vươn lên của từng người mà nhận xét. Có như vậy người giáo viên mới thực sự vui vẻ khi được kiểm tra, đồng thời hạn chế những tư tưởng xấu có thể xảy ra. Đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên phải công bằng, vô tư, chính xác, biết động viên kịp thời đến từng giáo viên. Sự cố gắng vươn lên của từng giáo viên được đánh giá đúng mức và trân trọng.
9. Bồi dưỡng chuyên môn qua phong trào đánh giá.
Có thể nói, biện pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội thi, hội giảng thường xuyên sẽ giúp cho giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh tự tin khi lên lớp. Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi người phải trao dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bè  Từ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên được nâng lên. Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho phong trào thi đua trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền đến đa số phụ huynh; Trong các phong trào thi đua nhà trường luôn xác định rõ mục tiêu, luôn thể hiện tốt tinh thần công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng và dân chủ trong các Hội thi
Hằng năm trường đã tổ chức các hội thi: thi trang trí lớp, thi giáo viên giỏi cấp trường, thi làm đồ dùng dạy học đều đạt kết quả tốt
Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi, họ có điều kiện khẳng định mình trước tập thể. Song bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ.
Để các hội thi thành công và có kết quả tốt, BGH chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, thông báo với toàn chị em để họ nắm được nội dung, thời gian thi.
 Ví dụ: - Tháng 9, 10: Thi trang trí nhóm lớp.
 - Tháng 11: Thi giáo viên giỏi cấp trường . Thi làm đồ dùng dạy học.
Trong các đợt thi, giáo viên luôn có sự chuẩn bị và nỗ lực phấn đấu để đạt kết quả cao nhất. Sau hội thi, trường có tổng kết rút kinh nghiệm khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc. Chính vì làm tốt vấn đề trên nên phần nào cũng đã động viên tinh thần của chị em, nâng dần chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường . 
- Phong trào thi đua dạy tốt có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lượng giáo dục trong trường học. Thực tế cho thấy, những giáo viên tham gia và đạt kết quả cao trong phong trào thi đua đều là những giáo viên trưởng thành nhanh chóng về chuyên môn.
Tổ chức tốt phong trào thi đua trong nhà trường cũng là một hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên không kém phần quan trọng. Chính vì vậy hàng năm chúng tôi đều phát động phong trào thi đua qua các đợt: 20/11 cuối đợt thi đua, nhà trường đều tiến hành sơ kết, đánh gía, rút kinh nghiệm, đồng thời động viên khen thưởng những giáo viên có thành tích cao. Góp ý cho những giáo viên chậm tiến, chưa có ý thức vươn lên. Kết quả của mỗi đợt thi đua là cơ sở cho việc xét thi đua cuối năm đối với giáo viên. Từ đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao.
* Kết quả dự giờ giáo viên và chất lượng học sinh qua 02 năm học.
Với những biện pháp trên, bản thân tôi đã bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên có nhiều tiến bộ chất lượng giảng dạy, vận dụng sáng tạo phương pháp giảng dạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, đưa chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường mầm non Bình Minh càng vươn lên rõ rệt, cụ thể như sau:
- Về chất lượng giảng dạy:
TT
Năm học
Chất lượng tiết dạy
Chất lượng hồ sơ
Tổng số tiết dạy
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Tổng số bộ hồ sơ
Tốt
Khá
TB
Yếu
01
2014-2015
120
20
40
55
5
8
2
3
2
1
02
Học kỳ I. 2015- 2016
70
20
30
19
1
8
4
3
1
 Chất lượng học sinh qua 2 năm.
TT
Năm học
Tổng số học sinh
Chất lượng
Bé ngoan
 Đạt
Chưa đạt
01
2014-2015
138
105
33
50
02
Học kỳ I. 2015-2016
154
129
25
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
I. Kết luận.
- Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong nghị quyết Đại Hội lần thứ VIII đã nêu rõ “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển lâu dài của đất nước”.
- Vì thế những người làm công tác giáo dục cần có nhận thức sâu sắc về vai trò vị trí của ngành. Nhất là giáo dục mầm non, ngành học đặt cơ sở nền móng đầu tiên cho quá trình giáo dục con người. Qua thời gian công tác tại trường tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. 
II. Bài học kinh nghiệm:
Giáo dục mẫu giáo là

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_cho_doi.doc