SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang

Giúp trẻ tích cực hoạt động trong môn làm quen chữ cái thông qua giờ hoạt động góc.

Năm học trước ở lớp tôi các cháu thường thụ động, trẻ làm mọi việc theo sự sắp đặt của cô. Tư duy của trẻ phát triển không tốt, ngôn ngữ và vốn từ phát triển kém. Qua nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, tôi nghĩ cần tạo mọi cơ hội để trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái. Trong một giờ hoạt động chung, tất cả trẻ không thể đọc thuộc các chữ cái đã học vì lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên. Vì vậy, cần hướng cho trẻ biết vận dụng vào thực tế xung quanh những gì trẻ đã học được qua việc cho trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là hoạt động góc như: góc thư viện, góc học tập, góc nghệ thuật. Từ đó trẻ sẽ ghi nhớ một cách dễ dàng và nhớ lâu bởi nội dung của chữ cái gắn liền với hình ảnh minh họa.

Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật thì ở góc học tập tôi chuẩn bị một số tranh ảnh có liên quan đến chủ đề và chữ cái đang học, đã học: b, d, đ, i, t, c như: tranh con cua, con tôm, con bò, con dê, con lạc đà, con sói. dưới tranh ảnh có cụm từ kèm theo và chuẩn bị các thẻ chữ cái rời. Trong giờ chơi, giáo viên cho trẻ quan sát tranh và từ dưới tranh, trẻ sẽ dùng chữ cái rời xếp từ lên bảng sao cho giống cụm từ trong tranh, trẻ đọc cụm từ mình vừa xếp và chữ cái vừa được học. Giáo viên cũng có thể chuẩn bị các bài thơ, câu chuyện và cho trẻ tìm và gạch chân chữ cái đã học, vừa học có trong bài thơ, câu chuyện. Hay cho trẻ tập sao chép tên, chữ cái, chơi ghép tranh tìm chữ, dùng dợi len, que, hột hạt, giấy báo xé dán để tạo ra chữ cái. Tùy vào từng chủ đề mà giáo viên chuẩn bị đồ dùng khác nhau cho trẻ ôn luyện chữ cái đã học trong góc chơi sao cho phù hợp.

 

doc 22 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3609Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc thù của trường là bán trú nên thời gian để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế, đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái chưa phong phú.
* Nguyên nhân khách quan: 
Tuy ở cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. Đối tượng học sinh có tới 71,9% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, sống trong vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ không được va chạm nhiều với làng xóm, thế giới xung quanh vì vậy đa phần trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, trẻ còn thụ động trong các hoạt động. Nhiều trẻ vốn từ Tiếng Việt chưa phong phú, chưa tự tin trong giao tiếp.
Lớp học có ti vi và có kệ để đồ dùng, tuy nhiên đồ dùng học tập còn thiếu thốn như: thẻ chữ cái, bảng chữ cái Tiếng Việt, đồ dùng đồ chơi với chữ cái... phục vụ cho môn học. Diện tích lớp học chật hẹp, chưa đúng quy định tại Điều lệ trường Mầm non.
Đa số phụ huynh học sinh làm nghề nông, trình độ học vấn còn thấp, một số phụ huynh không biết chữ, kinh tế còn nhiều khó khăn nên phụ huynh cũng không quan tâm đến việc giáo dục trẻ. 
Chính vì những bất cập khi tổ chức các hoạt động làm quen chữ cái, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để tìm ra những biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái và tôi đã tìm ra một số giải pháp như sau.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
Để giúp trẻ tích cực, mạnh dạn, tự tin và hứng thú trong hoạt động làm quen chữ cái, tôi đã thực hiện một số giải pháp cụ thể:
* Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giúp trẻ hoạt động tích cực thông qua môn làm quen chữ cái
+ Biện pháp 1: Xây dựng môi trường vật chất
Trẻ mầm non được tiếp xúc với 29 chữ cái thông qua môn học làm quen chữ cái, thông qua việc học ở mọi lúc mọi nơi, giờ hoạt động góc, các giờ học khác, qua hoạt động chiều. Vì thế, giáo viên cần tạo môi trường thân thiện gần gũi với trẻ, tạo không khí vui tươi giúp cho trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái; giúp trẻ có được nhiều cảm xúc và rèn luyện những kĩ năng xã hội cho trẻ. Giáo viên luôn tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với những người thân. Khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô giáo và các bạn.
Trường lớp đảm an toàn, gần gũi với trẻ. Trang trí lớp nhiều đồ dùng đồ chơi, vừa tầm với trẻ, sắp xếp lớp học gọn gàng và ngăn nắp, các góc chơi đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện, phù hợp với chủ đề, giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Giáo viên luôn chú ý đến những hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ đối với trẻ, thân thiện, gần gũi với trẻ, chuẩn mực đạo đức đúng tác phong sư phạm để trẻ học tập và tạo không khí giờ học vui vẻ, tâm thế thoải mái cho trẻ học tập.
Với trẻ mầm non thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn thì gây được sự chú ý của trẻ. Vì vậy xây dựng môi trường chữ cái trong lớp và ngoài trời là rất cần thiết để giúp trẻ tiếp thu tốt môn học. Ngay từ đầu năm học, giáo viên tạo một góc học tập nhỏ cho trẻ. Giáo viên chuẩn bị cho trẻ nhiều đồ dùng trực quan mới lạ, hấp dẫn về màu sắc, đa dạng về thể loại và luôn luôn thay đổi đồ dùng phù hợp với đặc điểm từng bài dạy, như vậy trẻ cảm thấy tò mò và chú ý hơn. Bao gồm sách, vở, bút, giấy báo, giấy màu, và các đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có, gần gũi với trẻ như tre nứa, lá cây, vải vụn, ly nhựa, len, dây dù, que, dây thun, hột hạt, sơn màu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn học sẽ tạo cho trẻ thêm phần hứng thú tham gia hoạt động, tích cực tương tác và phát triển các kỹ năng, qua đó còn giúp trẻ có thể học chữ cái bằng nhiều hình thức khác nhau, đồng thời trẻ sẽ hứng thú học hơn với những dụng cụ học tập dễ thương và thú vị. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ rảnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các con vật, hoa quả, đồ vật... có gắn chữ cái, cắt các nét để tạo thành chữ cái.
Ví dụ: Dạy trẻ làm quen chữ cái b, d, đ; giáo viên cho trẻ sử dụng que có độ ngắn, dài khác nhau và sử dụng sợi dây thun để chơi trò chơi ghép nét tạo thành chữ cái b, d, đ theo yêu cầu của giáo viên.
Dùng các vật thật như hoa quả, lá cây... có gắn các chữ cái cho trẻ quan sát khi làm quen chữ cái.
Ví dụ: Khi dạy trẻ làm quen chữ cái “h, k” thì cho trẻ quan sát lá cây có gắn chữ cái “h, k” và chơi trò chơi “tìm lá cho hoa”. Cô yêu cầu trẻ tìm lá có chữ “h” cho hoa hồng, tìm lá có chữ “k” cho hoa loa kèn... Hoặc có thể cho trẻ chơi tìm đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp có gắn các chữ cái theo yêu cầu của cô. 
Để cũng cố chữ cái đã học, ở góc làm quen chữ cái tôi gắn các hình và kèm chữ cái như: Dưới hình ảnh cái ca, có cụm từ “cái ca”, in bài thơ ở mỗi chủ đề và cho trẻ tô màu vào các chữ cái đã học. Nhằm phát triển tư duy và nâng cao yêu cầu về chữ viết, tôi cho trẻ điền chữ cái còn thiếu trong cụm từ dưới hình ảnh hoặc tập sao chép chữ cái. Mỗi chủ đề giáo viên lại thay đổi nhiều hình ảnh, đồ vật khác nhau để tránh sự nhàm chán và kích thích sự khám phá ham muốn học hỏi ở trẻ.
Sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại như máy tính, ti vi... thiết kế bài giảng giáo án điện tử tùy vào từng nội dung bài học nhằm tạo sự mới lạ, phong phú trong sự chuẩn bị đồ dùng dạy học. Tuy nhiên cũng không được quá lạm dụng vào công nghệ thông tin trong soạn giảng, nhằm tránh sự nhàm chán.
Xây dựng góc thư viện có nhiều thể loại sách để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất. Bố trí sắp xếp góc chơi thân thiện, gần gũi như dùng can nhựa cắt ra làm hộp đựng sách, cắt dán vải nỉ, xốp thành hình dáng con vật và trang trí lên hộp đựng sách. Ngoài ra cô có thể sưu tầm những mẫu truyện thiếu nhi có ngoài chương trình cho trẻ đọc và xem sách, thông qua những quyển sách giúp trẻ khắc sâu thêm những chữ cái đã học và mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ.
Ở góc học tập, giáo viên cho trẻ cùng bạn làm album gắn từ phù hợp dưới hình ảnh như: Dưới hình ảnh con sư tử có chứa cụm từ “con sư tử”, giáoviên cho trẻ tập gắn các thẻ chữ cái rời thành cụm từ “con sư tử”, qua đó giúp trẻ nhận biết chữ cái đã học, phát triển vốn từ cho trẻ và ngoài ra còn giúp những trẻ thông minh có thể tự ghép chữ cái thành từ có nghĩa.
Ở góc nghệ thuật, giáo viên cho trẻ chơi tạo hình chữ cái từ đất nặn, len, que, lá cây, xốp pitit, hột hạt, ... Ngoài ra, ở các góc chơi khác giáo viên đều có gắn tên góc bằng các cụm từ và hình ảnh để giúp trẻ nhận biết góc chơi, đồng thời trẻ biết trong các cụm từ đó có chữ cái ghép thành các từ.
+ Biện pháp 2: Xây dựng môi trường xã hội
Trong quá trình dạy trẻ làm quen chữ cái thì ngôn ngữ, nét mặt, và cử chỉ, điệu bộ của giáo viên là loại hình “trực quan” sống động nhất, gần gũi nhất đối với trẻ. Khả năng truyền thụ kiến thức của giáo viên sẽ được bộc lộ qua ngôn ngữ, ánh mắt, nét mặt, điệu bộ... và qua đó, giáo viên sẽ là người lôi cuốn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học và giúp cho trẻ có được biểu tượng về chữ cái một cách sâu sắc nhất. Vì thế giáo viên cần có thái độ niềm nở, ân cần, lời nói dịu dàng, quan tâm đến cá nhân trẻ trong mọi hoạt động, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
* Giải pháp 2: Giúp trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động làm quen chữ cái thông qua giờ học làm quen chữ cái, mọi lúc mọi nơi, giờ hoạt động góc, các giờ học khác.
+ Biện pháp 1: Tạo cho trẻ hứng thú, tích cực trong việc hướng dẫn môn làm quen chữ cái thông qua hoạt động có chủ đích.
Một giờ dạy môn làm quen chữ cái giáo viên xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động. Trước mỗi tiết dạy giáo viên phải xác định nội dung tiết dạy cung cấp kiến thức gì cho trẻ, cần chuẩn bị đồ dùng gì, dẫn dắt giới thiệu bài như thế nào cho lôi cuốn, hấp dẫn, thu hút trẻ tham gia vào hoạt động. Để tạo cho trẻ sự tò mò, thu hút trẻ tham gia vào hoạt động giáo viên dẫn dắt bằng cách tổ chức một trò chơi nhỏ, hoặc sử dụng bài hát, bài thơ, tình huống... 
Ví dụ: Dạy tiết tập tô chữ cái e, ê. Giáo viên dẫn dắt tạo tình huống có bạn búp bê đến thăm lớp và tặng cho lớp một hộp quà, sau đó cho trẻ khám phá xem trong hộp quà có gì? (Chữ cái e, ê). Cô cho trẻ đọc lại chữ cái e, ê có trong hộp quà và dẫn dắt giới thiệu chữ e, ê hôm nay cô cho cả lớp tập tô. 
Giáo viên lựa chọn các chữ cái dạy trong một năm học phải phù hợp với khả năng nhận thức và chủ đề trẻ học. Cần chọn các chữ cái dễ phát âm để dạy cho trẻ vào đầu năm học, những chữ cái khó phát âm hơn sẽ lựa chọn dạy vào cuối năm học sao cho phù hợp với trẻ. 
Trong quá trình dạy trẻ phát âm chữ cái, giáo viên cho trẻ nghe và phát âm nhiều lần theo cô. Trong quá trình cho trẻ phát âm chữ cái giáo viên lắng nghe để phát hiện trẻ đọc sai, phát âm sai thì giáo viên động viên khuyến khích trẻ đọc lại, phát âm lại vài lần (giáo viên chú ý không chê bai khi trẻ đọc, phát âm sai), trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ đọc, phát âm đúng nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn, tích cực hơn trong học tập. Trong quá trình cho trẻ nhận biết và tập tô chữ cái giáo viên đặt các câu hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ diễn đạt được ý tưởng của mình. Các câu hỏi đi từ dễ đến khó theo hệ thống của bài. Không nên đưa ra những câu hỏi có sẵn câu trả lời nhưng cũng không nên hỏi những câu quá khó làm cho trẻ bế tắc dẫn đến mất hứng thú. Ví dụ có thể hỏi trẻ: 
Cháu nào biết đây là chữ cái gì không? Vì sao cháu biết? ...
Khi trẻ trả lời câu hỏi, cô không gò bó trẻ trả lời rập khuôn mà khơi gợi để trẻ tự nói lên ý kiến của mình. Đối với những trẻ nhút nhát, thụ động, cô thường xuyên gọi trẻ phát biểu hoặc cho trẻ nhắc lại câu trả lời của bạn để giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn. Trong quá trình trả lời câu hỏi của giáo viên nếu trẻ trả lời đúng thì cô giáo và cả lớp tuyên dương, nếu trả lời không đúng thì giáo viên gợi ý cho trẻ trả lời lại, không chê bai trẻ. Câu hỏi của giáo viên đưa ra phải sát với nội dung bài học, phù hợp với trẻ, không đặt câu hỏi khó quá đối với trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phải luôn chú ý hướng dẫn trẻ diễn đạt đủ câu, đủ ý, mạch lạc, rõ ràng. Đối với một số trẻ nói ngọng hoặc phát âm không chính xác, giáo viên trao đổi với phụ huynh rèn thêm cho trẻ khi ở nhà. Do trẻ học thông qua bắt chước nên giáo viên phải làm mẫu nhiều lần. Giọng đọc, phát âm cần rõ ràng, biểu cảm phù hợp, giúp trẻ được phát triển trí tuệ, tình cảm và ngôn ngữ. 
Trước đây chưa có ứng dụng công nghệ thông tin thì tiết dạy cũng nhàm chán, khô khan. Nên tôi đã học hỏi thêm để ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, làm tiết dạy sôi nổi hơn, trẻ hứng thú hơn.
(Trẻ học làm quen chữ cái không ứng dụng công nghệ thông tin)
(Trẻ học làm quen chữ cái có ứng dụng công nghệ thông tin)
Trẻ mầm non được học chữ cái không chỉ trong giờ làm quen chữ cái mà còn được tập tô các chữ cái thông qua giờ tập tô. Vì qua giờ tập tô sẽ giúp cho trẻ ghi nhớ các chữ cái tốt hơn không những thế giờ tập tô còn giúp trẻ rèn kỹ năng viết chữ cái.
Trẻ học chủ yếu qua các trò chơi, nếu không được chơi trẻ sẽ dễ mau chán. Có nhiều trò chơi giúp ích trong việc học chữ, chẳng hạn như: hát bài về bảng chữ cái, trò domino với chữ cái, trò lắp chữ cái vào bảng... Có nhiều cách tổ chức trò chơi để ôn lại các chữ cái đã học. Khi tổ chức chơi, giáo viên giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng và chơi mẫu cho trẻ xem trước. Trong khi tổ chức cho trẻ chơi, cần khuyến khích, động viên các trẻ tham gia, cổ vũ, nâng cao dần yêu cầu chơi. Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non” cho trẻ làm quen chữ cái o, ô, ơ. Sau phần cung cấp kiến thức mới là luyện tập bằng hình thức cho trẻ chơi trò chơi: Tai ai tinh. Cô chuẩn bị một số quyển vở, bảng con, hộp đất nặn có dán chữ cái o, ô, ơ. Khi tổ chức chơi giáo viên cho trẻ chuẩn bị sách vở để đi học. Khi cô nói tên đồ dùng nào thì trẻ chọn đồ dùng đó lên và đọc to chữ cái có trong đồ dùng đó. Cô nói: quyển vở - trẻ lấy quyển vở và đọc “ơ”. Cô nói: bảng con - trẻ lấy bảng con và đọc “o”. Cô nói: hộp đất nặn - trẻ lấy hộp đất nặn và đọc “ô”.
+ Biện pháp 2: Tạo cho trẻ hứng thú, hoạt động tích cực thông qua môn làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi.
Khả năng nhận biết chữ cái của trẻ không thể tự phát triển, vì vậy giáo viên cần cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi như: Trong giờ đón trẻ, trả trẻ, giờ hoạt động ngoài trời, giờ hoạt động chiều
Ví dụ: Vào giờ đón trẻ hoặc trả trẻ, giáo viên cho trẻ tự mình viết ra các chữ cái trẻ được học bằng nhiều loại bút khác nhau như bút màu, bút to, hoặc sử dụng các dụng cụ khác nhau như cát, đất sét, sơn móng tay... để viết chữ.
Trong lớp học có nhiều góc chơi, nhiều đồ dùng và đồ chơi vì thế giáo viên cắt dán chữ cái với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau lên các kệ, đồ dùng, đồ chơi, cắt dán các cụm từ ở các góc chơi... Sau đó cho trẻ đi tìm chữ cái theo yêu cầu của cô, hoặc khi gặp một chữ cái nào đó thì hỏi trẻ đó là chữ gì? Ví dụ: Khi trẻ chơi trong lớp giáo viên cho trẻ tìm chữ cái “p” xung quanh lớp. 
Ở ngoài sân, dưới gốc cây cô giáo viết các chữ cái, các từ để khi trẻ hoạt động ngoài trời cũng có thể làm quen với chữ cái như: Khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời khi nhìn thấy chữ cái “h” ở dưới gốc cây hay nhìn thấy các biển hiệu, biển báo... mà có chữ to rõ ràng thì giáo viên hỏi trẻ đó là chữ gì rồi cho trẻ đọc to từng chữ cái. 
(Hình ảnh trẻ đọc chữ cái ngoài sân trường khi đi dạo chơi tham quan)
Trong lúc dạo chơi giáo viên cũng có thể cho trẻ đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao để luyện phát âm chữ cái. Ví dụ: Luyện âm d (dờ) cô cho trẻ đọc bài đồng dao. 
“Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà thờ
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây!”
Qua đó trẻ sẽ nhớ tốt hơn và dần học được các từ nhanh hơn ngoài ra còn giúp trẻ cảm thấy thú vị và hứng thú học chữ cái hơn.
 Trước giờ đi ngủ giáo viên cho trẻ nghe những bài thơ, đồng dao, ca dao giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ, tạo cho trẻ những thói quen tốt, tạo sự gắn kết tình cảm giữa giáo viên và trẻ, giúp trẻ phát triển các kĩ năng: nghe - nói - đọc, giúp trẻ rèn luyện khả năng logic, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ nhận thức được các bài học bổ ích, giúp trẻ ngủ ngon.
Trong giờ hoạt động chiều, bên cạnh việc cho trẻ làm quen chữ cái sắp học giáo viên có thể cho trẻ ôn lại chữ cái đã học dưới hình thức tổ chức trò chơi, giáo viên động viên khuyến khích tất cả trẻ trong lớp cùng tham gia để trẻ có cơ hội học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và tích cực hoạt động.
Trong giờ chơi tự do và chờ bố mẹ đến đón về, giáo viên cho trẻ nghe hoặc đọc những bài thơ, ca dao, đồng dao để củng cố chữ cái đã học, luyện cách phát âm, làm quen chữ cái sắp học.
Như vậy, ở trường mầm non từ lúc trẻ đến trường cho đến khi bố mẹ đón về, môn làm quen chữ cái luôn luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí gần gũi, thân thiện, giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ. 
+ Biện pháp 3: Giúp trẻ tích cực hoạt động trong môn làm quen chữ cái thông qua các giờ học khác.
Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non dễ nhớ nhưng lại mau quên, vì vậy giáo viên cần tạo ra các tình huống hợp lý nhằm giúp trẻ được ôn luyện kiến thức một cách thường xuyên. Trong mọi hoạt động, chữ cái là một trong các nội dung bổ trợ nhằm gây hứng thú cho trẻ vào học nội dung mới, giáo viên có thể tích hợp với làm quen chữ cái theo từng bài học phù hợp với chủ đề, làm cho trẻ hứng thú học tập, tránh sự nhàm chán trong giờ học. 
Ví dụ: Giờ hoạt động giáo dục âm nhạc. Đề tài: Bài hát “Bác đưa thư vui tính” giáo viên cho trẻ ôn luyện chữ cái u, ư trên các nhạc cụ âm nhạc. Khi cô nói: “Các bạn nữ lấy nhạc cụ có chữ ư, các bạn nam lấy nhạc cụ có chữ cái ư”. Trẻ nhặt nhạc cụ và đọc to chữ cái có trên nhạc cụ, các bạn khác kiểm tra xem có đúng không rồi mới biểu diễn bài hát. Hoặc trẻ có thể tự chọn nhạc cụ trẻ thích rồi cô kiểm tra bằng cách hỏi trẻ : “Nhạc cụ của con có chữ gì?” (trẻ tự đọc chữ có trên nhạc cụ). 
Giờ tổ chức hoạt động làm quen với toán. Đề tài: “Đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết chữ số 7”. Giáo viên cho trẻ ôn luyện chữ cái i, t, c thông qua trò chơi: Thi xem ai nhanh. Khi tổ chức trò chơi, giáo viên yêu cầu trẻ: “Đội số 1 chọn cho cô 7 bông hoa có chứa chữ i, đội số 2 chọn cho cô 7 bông hoa có chứa chữ t, đội số 3 chọn cho cô 7 bông hoa có chứa chữ c”. Giáo viên cũng có thể cho trẻ ôn luyện chữ cái thông qua tiết học nhận biết, phân biệt các khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật như ôn luyện chữ cái l, m, n: “Các con hãy chọn cho cô khối có chữ l (m, n)”. Trẻ chọn khối. Cô hỏi trẻ “Đó là khối gì?”.
Giờ học môn phát triển vận động cho trẻ ôn luyện chữ cái đã học như a, ă, o, ô, b, d, đ. Đề tài: Đi trong đường dích dắc. Giáo viên cho trẻ ở các đội thi đua nhau xem đội nào thực hiện đúng và đọc to chữ cái trong đường dích dắc.
(Trẻ “Đi trong đường dích dắc” những năm học trước)
(Trẻ “Đi trong đường dích dắc” của năm học 2018- 2019)
Ở hoạt động làm quen văn học, cho trẻ đọc các bài thơ để luyện phát âm chữ cái như: Luyện phát âm chữ l, m, n qua bài thơ “Na” của tác giả Phạm Hổ.
“Na non xanh
Múi loắt choắt
Na mở mắt
Múi nở to
Na vào vò
Đua nhau chín.
Môi chúm chím
Hút múi na
Hạt nhảy ra
Đen lay láy.
Ra tháng tư
Chín tháng bảy
Chào mào nhảy
Suốt mùa na.
Nay chợ gần
Mai chợ xa
Trẻ đón quà
Na nằm rổ.
Tay cháu nhỏ
Rửa sạch na
Sờ mặt bà
Còn thơm phức...”
Mọi tiết học đều có thể tích hợp làm quen chữ cái, ngoài việc ôn luyện các chữ cái đã học, làm quen các chữ cái mới, việc tích hợp môn làm quen chữ cái còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn, giúp trẻ thoải mái, ham thích học tập.
+ Biện pháp 4: Giúp trẻ tích cực hoạt động trong môn làm quen chữ cái thông qua giờ hoạt động góc.
Năm học trước ở lớp tôi các cháu thường thụ động, trẻ làm mọi việc theo sự sắp đặt của cô. Tư duy của trẻ phát triển không tốt, ngôn ngữ và vốn từ phát triển kém. Qua nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, tôi nghĩ cần tạo mọi cơ hội để trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái. Trong một giờ hoạt động chung, tất cả trẻ không thể đọc thuộc các chữ cái đã học vì lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên. Vì vậy, cần hướng cho trẻ biết vận dụng vào thực tế xung quanh những gì trẻ đã học được qua việc cho trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là hoạt động góc như: góc thư viện, góc học tập, góc nghệ thuật... Từ đó trẻ sẽ ghi nhớ một cách dễ dàng và nhớ lâu bởi nội dung của chữ cái gắn liền với hình ảnh minh họa. 
Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật thì ở góc học tập tôi chuẩn bị một số tranh ảnh có liên quan đến chủ đề và chữ cái đang học, đã học: b, d, đ, i, t, c như: tranh con cua, con tôm, con bò, con dê, con lạc đà, con sói... dưới tranh ảnh có cụm từ kèm theo và chuẩn bị các thẻ chữ cái rời. Trong giờ chơi, giáo viên cho trẻ quan sát tranh và từ dưới tranh, trẻ sẽ dùng chữ cái rời xếp từ lên bảng sao cho giống cụm từ trong tranh, trẻ đọc cụm từ mình vừa xếp và chữ cái vừa được học. Giáo viên cũng có thể chuẩn bị các bài thơ, câu chuyện và cho trẻ tìm và gạch chân chữ cái đã học, vừa học có trong bài thơ, câu chuyện. Hay cho trẻ tập sao chép tên, chữ cái, chơi ghép tranh tìm chữ, dùng dợi len, que, hột hạt, giấy báo xé dán để tạo ra chữ cái. Tùy vào từng chủ đề mà giáo viên chuẩn bị đồ dùng khác nhau cho trẻ ôn luyện chữ cái đã học trong góc chơi sao cho phù hợp. 
Ở góc thư viện giáo viên hướng dẫn trẻ cách sử dụng sách như thế nào để không bị hư hỏng sách, biết cách xem sách truyện, thơ, biết lật từng trang sách để xem và làm quen với việc đọc sách qua đó giúp trẻ nhận dạng chữ cái trẻ đã được học có trong các bài thơ, câu chuyện.
Ở góc phân vai - chủ đề gia đình, giáo viên cho trẻ chơi trò chơi: Bán hàng. Tôi chuẩn bị các đồ dùng gia đình (cái nồi, cái bát, cái ấm, cái gối, khăn mặt, đôi dép, cái áo...) có gắn các chữ cái đã học, đang học như: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê. trong quá trình chơi, trẻ gọi tên các chữ cái trên đồ vật mà trẻ định mua, định lấy. Tùy vào chủ đề mà tôi và trẻ cùng nhau chuẩn bị đồ dùng và chữ cái có các nội dung hình ảnh mới lạ hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú học chữ cái.
Ở góc thiên nhiên trẻ cũng có thể viết chữ cái trên cát dưới gốc cây, sao chép chữ cái có trên bảng...
(Trẻ viết chữ cái, sao chép chữ khi chơi ở góc thiên nhiên)
Trong giờ ho

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN ĐÀO HPL.2018-2019.doc