Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi

Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc thì cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn như động tác nhảy múa, vỗ tay, gõ đệm. Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng. Tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp và duyên dáng hơn.

doc 19 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3719Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phụ huynh mua sắm tương đối đầy đủ đồ dùng dạy học âm nhạc cho trẻ như đàn ooc gan, phách, trống xắc xô,
2. Khó khăn :
 Lớp có số lượng học sinh tương đối đông, lại có trẻ khuyết tật nên rất khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. 
 Các cháu phần lớn con em làm nông nghiệp, kinh tế gia đình eo hẹp, ít có điều kiện cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc nhiều
 Trẻ ở lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, chưa có hứng thú tập trung, còn nhút nhát trong khi thể hiện 
 Do nhiều yếu tố nên qua khảo sát cho thấy khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ còn hạn chế. Đầu năm học tôi tiến hành khảo sát tất cả trẻ trong lớp cho kết quả như sau:
Tiêu chí đánh giá
Số trẻ được đánh giá
Số trẻ đạt yêu cầu
Tỷ lệ %
Cháu hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc.
36
30
83%
Hát thuộc bài hát thể hiện được tình cảm theo lời ca.
36
26
72%
Vận động nhịp nhàng thành thạo theo bài hát.
36
24
67%
IV.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ
1. Tạo môi trường âm nhạc: 
Do đặc thù tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, rất thích cái đẹp, màu sắc rực rỡ, mới lạ. Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp.
- Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Đàn ocgan, ti vi, đầu đĩa, vi tính
- Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ họa báo, lịchcó nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy.
- Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có 2 loại chủ yếu:
* Đồ chơi có sẵn : Đàn, xắc xô, trống, kèn, trang phục
* Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những nguyên vật liệu phế thải, dễ kiếm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được và có sự đóng góp của phụ huynh. 
+ Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre.
+ Tận dụng bìa cứng, chai dầu gội, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau.
+ Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xắc xô.
+ Vỏ hộp sữa làm trống cơm.	
+ Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay.
+ Mút xốp làm mũ múa..v.v
+ Sọ dừa khô ., muỗng sữa bột, làm bộ gõ.... 
- Bên cạnh đó tôi còn xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác.
2. Giáo dục âm nhạc trong các tiết học âm nhạc:
 Chúng ta biết rằng trẻ ở lứa tuổi mầm non nói chung và lớp mẫu giáo 5 tuổi nói riêng chủ yếu là “ Học mà chơi, chơi mà học”. Nghĩa là thông qua chơi trẻ được học tập, thông qua học tập trẻ được vui chơi vì vậy thiết kế nội dung học phải vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng của “tiết học” là những kiến thức rất cụ thể, trực quan sinh động để trẻ dần dần nhận thức được nhiệm vụ học tập, bổn phận, trách nhiệm của mình. Trẻ tập làm quen với các tiết học để lĩnh hội những tri thức đơn giản gần gũi đối với trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ vào lớp một. 
Do vậy theo chương trình giáo dục Mầm non hiện nay. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động: Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc.
Để dạy trẻ hát được đúng nhạc rõ lời thì điều đầu tiên phải luyện cho mình một giọng hát hay, truyền cảm, hát đúng nhịp rõ lời, thể hiện được cường độ sắc thái phù hợp với nội dung bài hát. Từ đó sẽ dạy cho trẻ yêu thích ca hát. Trong quá trình dạy hát cho trẻ đoạn nào trẻ hát chưa đúng, giáo viên hát lại trọn câu và hướng dẫn trẻ hát chính xác. Sau đó cô cho trẻ theo tổ, nhóm, cá nhân hát. Trong quá trình dạy hát cô luôn khuyến khích trẻ vừa hát vừa thể hiện cử chỉ, lắc lư theo xúc cảm của trẻ để bài hát vui nhộn hơn.
- Ví dụ: Khi dạy bài hát “Cái mũi” 
 Câu 1 “Nào bạn ơi ra đây ta xem một cái mũi” Một tay chống hông còn một tay đưa ngón trỏ ra phía tước vẫy vẫy và nhún theo nhịp đến từ “mũi” đưa ngón tay trỏ về chỉ lên mũi. 
Câu 2 “Nào bạn ơi ra đây ta xem tôi phình cái mũi ” Làm điệu bộ tương tự với động tác một nhưng đến cụm từ “ Phình cái mũi” hai tay đưa lên lổ mũi và từ từ mở ra rồi nhún xuống theo nhịp.
Câu 3 “ Thở làm sao cho cái mũi đó lớn nhanh như quả bóng tròn” Đưa 2 tay lên mũi và từ từ mở to ra phía trước tượng trưng như quả bóng vừa nhún lắc lư theo nhịp.
 Câu 4 “ Là nơi đó có gió... mũi rồi ” đưa 2 tay lên đầu vẫy sang 2 bên như làn gió thổi vừa nhún lắc lư theo nhịp.
Qua hình thức dạy hát như vậy nhằm giúp trẻ biết cảm thụ và thể hiện qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa.
- Còn đối với trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc. Phát triển khả năng nghe, tạo cho trẻ có được những ấn tượng đẹp về thế giới xung quanh. Vẽ đẹp khác nhau giữa các vùng miền. Cho trẻ nghe nhạc, nghe hát bằng các hình thức: Nghe cô giáo hát, nghe qua băng đĩa, đài, video .Việc tuyển chọn các bài nghe hát, nghe nhạc tôi thường chọn các thể loại âm nhạc như hát ru, hát dân ca để hát và mở băng cho trẻ nghe: Ru con, cây trúc xinh, Lý cây bông, lý con sáo gò công, lý chiều chiều, xe chỉ luồn kim..... Từ đó khơi gợi cho trẻ tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc.
 + Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc thì cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn như động tác nhảy múa, vỗ tay, gõ đệm.... Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng. Tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp và duyên dáng hơn.
Để đạt được mục đích này đòi hỏi vai trò của cô giáo trong vấn đề dạy trẻ vận động là phải tạo được sự hứng thú để trẻ say mê, ham thích hoạt động. Vì vậy, trước khi cho trẻ hoạt động âm nhạc cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu diễn mẫu với mức độ hoàn thiện nhất, cô kết hợp sử dụng các dụng cụ âm nhạc để gây sự chú ý của trẻ, cùng với sự dẫn dắt của cô tạo nên không khí trong hoạt động vận động theo nhạc sôi nổi và hứng thú hơn. 
- Biện pháp làm mẫu chính xác các kĩ năng vận động theo nhạc là rất quan trọng. Nhằm cho trẻ tri giác toàn vẹn (Tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất). Vì vậy cô giáo phải làm mẫu rõ ràng từng động tác vận động để trẻ dễ dàng thực hiện .
- Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng dụng cụ âm nhạc gõ đệm theo lời bài hát cũng có nhiều cách dạy. Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp. Trong chương trình giáo dục mầm non của lớp 5 tuổi thường có cách:
- Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ mỗi nhịp một vỗ.
- Dạy vỗ tay ( hoặc gõ) theo phách: Vỗ tay mạnh hoặc gõ một tiếng vào phách mạnh, ( đầu ô nhịp), và vỗ nhẹ vào phách nhẹ.
- Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo tiết tấu chậm: Vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằng một nốt đen, rồi nghỉ bằng một tiếng (vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở đầu ô nhịp.
+ Ví dụ 1: Vỗ tay theo nhịp bài “Bé quét nhà” có câu:
Một sợi rơm vàng là hai sợi vàng rơm
 Vỗ vỗ vỗ vỗ 
+ Ví dụ 3: Vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “Mời bạn ăn”:
- Cô giới thiệu cách vổ và làm mẫu cách vỗ cho trẻ xem như sau:
Mời bạn ăn ăn cho chóng lớn
Vỗ Vỗ Vổ nghỉ vỗ vỗ vỗ.......
- Để tạo sự hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ tích cực vận động theo nhạc tôi còn linh hoạt làm đa dạng các hình thức vận động:
 * Dạy vận động theo nhạc với hình thức cả lớp.
 * Nối tiếp theo tổ. Cô vẫy tay về phía tổ nào thì tổ đó vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu chậm
* Theo nhóm bạn trai, nhóm bạn gái.  Khi cô bắt nhịp cao tay thì các bạn trai vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu chậm, khi thấy cô bắt nhịp thấp tay thì các bạn gái thực hiện.
 * Nhóm hát, nhóm vận động, các bạn trai làm các nhạc công gõ đệm theo tiết tấu chậm, các bạn gái cầm micro làm ca sĩ.
 * Theo tốp nhỏ : Cô khuyến khích trẻ hát kết hợp sử dụng nhạc để gõ đệm theo tiết tấu chậm, nhóm hát xong cô mời khán giả lên tặng hoa.
Nhóm bạn gái thể hiện bài hát, nhóm bạn trai sử dụng dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo tiết tấu chậm theo lời bài hát.
* Cá nhân. Cô giới thiệu ca sĩ lên hát và có các nhạc công đệm nhạc gõ theo tiết tấu chậm cho ca sĩ hát. 
* Khi cô cho trẻ tập sử dụng một loại nhạc cụ nào đó để đệm cho bài hát, cô cần nói rõ cách gõ cho âm thanh phát ra như thế nào thì phù hợp.
Muốn trẻ thực hiện các động tác chính xác cùng với dụng cụ cô vừa gõ mẫu vừa kết hợp phân tích bằng lời cho trẻ dễ hiểu, dễ nhớ. Nhạc cụ cho trẻ sử dụng có thể là trống, xắc xô hay phách tre....
Còn đối với dạy trẻ vận động múa. Cô phải múa mẫu cho trẻ xem kết hợp phân tích từng động tác múa để cho hiểu.Ví dụ Khi dạy trẻ vận động múa bài: “ Múa với bạn tây nguyên”
- Câu 1: “Tay em...sao vàng” 
+ Động tác nam: Hai tay chống hông, bước bốn bước liền nhau sang trái kết hợp nhún và lắc mông bắt đầu từ chân trái
+ Động tác nữ: Giang hai tay sang hai bên, lòng bàn tay nắm hờ bắt đầu từ chân trái bước 4 bước liền nhau sang trái kết hợp nhún và lắc mông theo nhịp bài hát
Câu 2: “Múa hát.vang vang”
+ Động tác nam: Chống gót chân trái lên phía trước kết hợp vổ tay theo nhịp rồi đổi bên, mổi bên 2 lần.
+ Động tác nữ: Tay trái cao, tay phải để ngang ngực, cuộn cổ tay chân phải ký và nhún vào chân trái theo nhịp bài hát rồi đổi bên, mổi bên hai lần.
- Câu 3: “Vui bên nhau....lưu luyến”. 
+ Động tác nam: Nắm tay từng đôi một đổi chổ cho nhau, kết hợp đi nhún chân theo nhịp, đi 2 vòng liền.
+ Động tác nữ: giống với động tác của nam 
- Câu 4: “Hôm nay....ngoan”. 
+ Động tác nam: làm giống động tác của câu 2.
+ Động tác nữ: Đứng tại chổ vổ tay áp má nghiêng trái,, nghiêng phải theo nhịp bài hát
- Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực luyện tập múa minh họa theo lời bài hát, tôi có thể cho trẻ múa dưới các hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau:
+ Cô cho cả lớp múa minh họa. theo đội hình vòng cung 
+ Cho trẻ múa theo nhóm các bạn trai và các bạn gái đứng riêng theo từng vòng tròn. (hai vòng tròn đồng tâm).
 + Trẻ múa minh họa theo nhóm nhỏ.
 + Cá nhân múa minh họa. Các cháu còn lại hai tay đưa cao nhún theo nhịp bài hát. 
 	- Trò chơi âm nhạc: Trò chơi âm nhạc có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển tai nghe, nhận biết, phân biệt và phản ứng linh hoạt với các thuộc tính âm nhạc. ( Độ cao, tiết tấu, nhịp độ, sắc thái..). Có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển tai nghe, nhận biết, phân biệt và phản ứng linh hoạt với các thuộc tính âm nhạc.
-Trò chơi làm quen với độ cao âm thanh như: “Meo...meo, mèo mèo” ứng với cao độ “ Sol Mì”. Trò chơi phân biệt được độ cao âm thanh của tiếng vịt kêu “ Cáp cáp cáp” Cao hơn “Cạp cạp cạp”..	
-Trò chơi định hướng và phân biệt âm thanh:“ Tiếng hát ở đâu”, “Âm thanh nhạc cụ”. Trò chơi này sẽ giúp trẻ nghe âm thanh phát ra từ phía nào, trẻ có thể nhận biết được âm thanh của nhạc cụ nào đó hoặc nhận được một vài loại nhạc cụ khi nghe bản nhạc 
- Trò chơi : “ Ai nhanh nhất”, Giúp trẻ biết lắng nghe hiệu lệnh để thi thua vào vòng bởi số vòng sẽ ít hơn số bạn tham gia chơi, ai chạm chân không vào được vòng phải nhảy lò cò quanh các bạn.
 - Trò chơi “ Đoán tên bài hát” Có tác dụng luyện phản xạ nhanh thông qua nghe âm thanh và đoán ra được bạn nào vừa mới hát xong.
- Trò chơi hát theo hình vẽ, giúp trẻ cảm nhận được những hình ảnh vẽ về nội dung của bài hát, tức là trẻ chọn 1 bức tranh mà mình thích rồi hát bài nói về bức tranh đó, trẻ chọn bức tranh con gà trống thì hát bài về con gà trống, mỗi trò chơi đều giúp trẻ phản xạ nhanh nhẹn, và thu hút trẻ tham gia
- Với tiết học biểu diễn văn nghệ: thì cô tổ chức cho trẻ biểu diễn giống như một buổi liên hoan văn nghệ, giúp trẻ ôn lại những bài đã học, tự tin mạnh dạn trước đông người. Dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng.
Tóm lại để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn, giáo viên ngoài việc chuẩn bị giáo án đầy đủ trình tự các bước, đúng phương pháp thì giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong phương pháp dạy học: Vào đầu giờ học cô có thể trò chuyện về chủ đề, xem vật thật, tranh ảnh... có chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ.
Ví dụ: Giờ học âm nhạc với đề tài: Dạy hát “ Cả nhà thương nhau”cô có thể cho trẻ xem bức tranh gia đình bé, xoay quanh bức tranh đó cô vừa giới thiệu và đặt câu hỏi dẫn dắt vào nội dung chính của bài dạy như “ Các con thấy đây là bức tranh vẽ về ai? Trong gia đình bé có những ai nào? Thế trong gia đình con có những ai? Bố mẹ thương yêu các con như thế nào? Con đã làm gì để bố mẹ vui lòng?...
Ví dụ: Chủ đề động vật khi dạy với đề tài “Chú mèo con” thì cô giáo hóa trang đóng vai chú mèo để thu hút trẻ . 
Bên cạnh đó việc thiết kế cấu trúc của hoạt động cũng góp phần rất quan trong trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ. Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất giàu hình tượng âm nhạc. Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc bài hát hay nói đúng hơn là cô phải thả hồn mình vào bài hát, nhập tâm vào bài hát mà mình đang thể hiện.
Ví dụ: Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Ru con” thì cô phải xem mình là người mẹ đang ru con với một tình cảm thương yêu trìu mến bên con ...
3. Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác:
Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non theo hướng tích hợp. Thì việc tích hợp giáo dục âm nhạc vào các hoạt động khác là điều mà hầu hết giáo viên thường sử dụng vì âm nhạc thường đi vào lòng người, thường làm cho con người ta rung động và với trẻ cũng vậy âm nhạc có thể giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo dục, có thể là những bài đã học, những bài chưa học theo từng đề tài bài dạy.
Ví dụ: Ở tiết làm quen với văn học
- Dạy trẻ đọc thơ "Tay ngoan".
 Phần tích hợp cho trẻ hát bài: "Xòe tay; Năm ngón tay ngoan".. Qua đó giúp trẻ củng cố bài hát đã học, giúp trẻ biết ích lợi của bàn tay, ngón tay...
Hoặc tiết học: Khám phá khoa học.
Tìm hiểu “Người thân trong gia đình” Thì tôi cho trẻ hát bài “Cả nhà đều yêu...". Qua đó còn hình thành cho trẻ tình cảm đối với ông bà, bố mẹ, gì cậu,...., giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ người thân của mình .v.v... 
Hay tiết học hoạt động tạo hình: Với đề tài vẽ hoa, xé dán vườn cây tôi có thể cho trẻ hát hoặc nghe nhạc bài hát “Màu hoa” ; “Em yêu cây xanh”.....nhằm kích thích sự sáng tạo, gợi mở, phát triển trí tưởng tượng cho trẻ khi thực hiện đề tài.
Mọi hoạt động học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn.
4. Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc:
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc, mọi nơi và hoạt động ở góc. Tôi thấy giờ hoạt động góc trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn.
Ví dụ: Ở góc nghệ thuật tôi hướng trẻ hát những bài có nội dung phục vụ cho bài học và theo chủ đề, nhằm củng cố những kiến thức đã học. 
Để trẻ hoạt động âm nhạc hiệu quả thì ở hoạt động góc tôi luôn thay đổi cách trang trí theo chủ đề để gây sự thu hút trẻ bởi vì góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, cũng cố và vận dụng phát triển kỹ năng âm nhạc qua trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây trẻ tự hát, tự vận động theo nhạc,biễu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo.
5. Giáo dục âm nhạc thông qua các hội thi, ngày hội:
Hàng năm vào các ngày Hội, ngày lễ ở trường Tôi thường tham mưu với nhà trường nên dành nhiều thời gian cho các cháu biểu diễn văn nghệ. Đó cũng là một hình thức tuyên truyền về ngành học rất lớn. Song bên cạnh đó vào cuối mỗi chủ đề tôi lại tổ chức buổi liên hoan văn nghệ hay tổ chức các hội thi “Bình chọn giọng hát nhí”, Trò chơi âm nhạc... tại lớp. Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như biểu diễn một đêm văn nghệ, cho một vài cháu làm ban nhạc công sẽ có phần quà cho những cháu đạt giải. Trong Hội thi tôi có thể mời đông đủ phụ huynh tham dự. Nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình. Có tác dụng rất lớn đến việc đưa con đến lớp Mẫu giáo. Để phụ huynh có hướng phát huy năng khiếu ở trẻ. Trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động có âm nhạc; trẻ thích biểu diễn và say mê với âm nhạc, thích được khen..., giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn nhiên, tự tin trước mọi người và cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay của âm nhạc. Mặt khác sự cảm thụ tích cực của trẻ về âm nhạc không nên dừng lại ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được người lớn truyền thụ mà tri thức và kỹ năng về âm nhạc sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền ở trẻ . Nếu các cháu được rèn luyện chu đáo và được tham gia biểu diễn... Tất cả những hình thức biểu diễn, những tác phẩm âm nhạc như đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc đệm, đều gây cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc hơn. Vì sự giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật của âm nhạc chỉ được coi là hoàn thiện khi một tác phẩm âm nhạc truyền thụ cho trẻ và sau này chính những trẻ em đó tham gia tái hiện đầy đủ tác phẩm âm nhạc đó. 
6. Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi:
 Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ Mẫu giáo là vô cùng cần thiết; đòi hỏi cô giáo phải chu đáo, yêu nghề, cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động
 Thực tế giáo dục âm nhạc ở mẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực tiếp thu thẩm mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải qua một quá trình: “Học - chơi và mọi lúc mọi nơi.”
 Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc. Vào buổi sáng giờ đón trẻ tôi cho trẻ nghe nhạc những bài trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi Mẫu giáo. Trẻ được nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát. Thích nghe hát và hát được như bạn.Với những bài hát vui nhộn phù hợp với chủ đề giúp giờ thể dục sáng của trẻ diễn ra một cách nhẹ nhàng và âm nhạc cũng như thay hiệu lệnh của cô để trẻ thực hiện bài tập. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc; hát những bài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua đề tài.
Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: "Quan sát vườn hoa".
 Để mở đầu gây hứng thú khi vào hoạt động tôi cho trẻ hát bài "Ra vườn hoa" hoặc "Hoa trường em"...Hoặc sau khi quan sát xong tập cho trẻ hát bài "Hoa trong vườn" Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục các cháu trồng hoa, có ý thức chăm sóc và bảo vệ hoa. Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống... Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_am_nhac.doc