Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy quả?) đề có câu lời giải : “Số quả cam có:” hoặc thêm từ “là” để có câu lời giải: “Số quả cam có là:”
Cách 2: Đưa từ “quả cam” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có : “Số quả cam có tất cả là:”
Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt coi đó là “ từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít.
Cách 4: Với những học sinh gặp khó khăn tôi đã cắt hoặc viết những từ ở câu hỏi bài toán giải rồi để lộn xộn, trong số câu hỏi đó tôi bỏ thêm một số từ như từ “là” từ “số” từ “tất cả” để học sinh co thể dựa vào các từ có sẳn sắp xếp được lời giải theo yêu cầu của cô
Ví dụ: Từ dòng cuối cùng của dòng tóm tắt : “Có tất cả:. quả cam?”. Học sinh có thể sắp được câu lời giải : “Số quả cam có tất cả là:”; có số quả cam là
Cách 5: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi Mẹ có tất cả mấy quả cam?” để học sinh trả lời miệng: “Mẹ có tất cả 17 quả cam” rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính): cách này giáo viên hạn chế vì chỉ khi nào lớp không hiểu mới đưa ra giảng trước lớp còn lại giáo viên nên khai thác triệt để hoạt động độc lập của từng học sinh
Mẹ có tất cả số quả cam là:
9 + 8 = 17 (quả cam)
Cách 6: Sau khi học sinh tính xong : 9 + 8 = 17 (quả cam) giáo viên chỉ vào 17 và hỏi : “17 quả cam ở đây là số quả cam của nhà ai?” (là số quả cam mẹ có tất cả) từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “ Số gà nhà An có tất cả là “ v.v.
Ở đây giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau sau đó bàn bạc để chọn câu thích hợp nhất không nên bắt buộc học sinh nhất nhất phải viết theo 1 kiểu.
ắm thật chắc nội dung chương trình môn Toán tiểu học năm 2000 cũng như chương trình sách toán VNEN được chia thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 được coi là giai đoạn cơ bản Giai đoạn các lớp 4, 5 là giai đoạn tập sâu. Toán lớp 2 là giai đoạn cơ bản nên mục tiêu dạy học được cụ thể hoá thành những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng ở các nội dung: Số học (số và phép tính): Các số trong phạm vi 1000; phép cộng và phép trừ các số trong phạm vi 1000; phép nhân và phép chia. Đại lượng và đo đại lượng: Độ dài; khối lượng; dung tích; thời gian; tiền Việt Nam. Các yếu tố hình học: Hình chữ nhật; hình tứ giác; đường thẳng; đường gấp khúc; tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác hình tứ giác. Giải toán có lời văn: Các bài toán giải bằng một bước tính về cộng, trừ, nhân hoặc chia. Một số bài yếu tố đại số được tích hợp ở nội dung số học - Quy trình “giải toán có lời văn” thông thường qua 4 bước: + Đọc và tìm hiểu đề bài + Tìm đường lối giải bài toán + Trình bày bài giải + Kiểm tra lại bài giải - Đọc và tìm hiểu đề toán Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu đựơc nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như “thêm, cho tặng, tất cả,...” hoặc nhiều hơn, ít hơn, bớt, dùng hết, tiêu thụ đi, đã sử dụng, gấp số lần, kém còn lại,...” (giáo viên có thể kết hợp cho học sinh quan sát tranh vẽ để hỗ trợ giảng cho học sinh khắc sâu kiến thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ chính trong đề bài. Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn. Giáo viên nên hướng học sinh tóm tắt bài toán bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng Trong thời gian đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng hỏi – đáp. Cô hỏi trò trả lời làm việc cá nhân tại nhóm “bài toán cho biết gì? Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cái bài toán cho biết bao giờ nó cũng ở trước chữ “hỏi” còn cái “bài toán hỏi gì? Bao giờ nó ở sau chữ hỏi. Giáo viên nên dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp trẻ ngầm phân tích đề toán. Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em nhìn tranh hoặc sơ đồ hình vẽ minh họa để trả lời câu hỏi. Ví dụ: Cô có 40 bông hoa cô tặng các bạn 25 bông hoa. Hỏi cô còn lại bao nhiêu bông hoa ? Bài 3 Hoạt động thực hành trang 13 quyển 1B giáo viên có thể hỏi: Bài toán cho biết lúc đầu cô giáo có bao nhiêu bông hoa? ( ... có 40 bông hoa) Cô tặng các bạn bao nhiêu bông hoa? (...25 bông hoa) Em có bài toán thế nào? (...) Sau đó giáo viên cho học sinh đọc đề toán ở sách giáo khoa trong trường hợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể gắn mẫu vật (hoa,...) lên khi đã chuẩn bị sẵn ở tranh; ngoài ra giáo viên có thể dùng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọc đề toán. Thông thường có 3 cách tóm tắt đề toán như sau: *Tóm tắt bằng lời : Ví dụ1 : Cô có : 40 bông hoa Tặng : 25 bông hoa Ví dụ 2: Lan có : 35 que tính ? que tính Hà có: 43 que tính Cô còn:..... bông hoa? *Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 15 cm, đoạn thẳng BC dài 5 cm. Hỏi đoạn AC dài mấy xăng – ti – mét? A 15cm B 5cm C ?cm *Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật... ? bông hoa Hàng trên: ? Hàng dưới: Dạng bài toán nhiều hơn, ít hơn giáo viên nên dùng mẫu vật để tóm tắt hoặc sơ đồ đọn thẳng qua đó giúp học sinh dễ hình dung và hiểu bài nhanh đạt kết quả cao hơn Ví dụ: bài toán ít hơn: hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới ít hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam? Cách tóm tắt như sau: Hàng trên: Hàng dưới: Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu và dễ sử dụng. Có thể lồng “cốt câu” lời giải vào trong tóm tắt, để dựa vào đó học sinh dễ viết câu lời giải hơn. Chẳng hạn, dựa vào dòng cuối của tóm tắt (Ví dụ 1) học sinh có thể viết ngay câu lời giải là : “Cô còn lại số bông hoa là:” hoặc “Số bông hoa cô còn lại là: hoặc : “Sau khi tặng cô còn số bông hoa là:”. Cần lưu ý trước đây người ta thường đặt dấu? lên trước các từ như: quyển, quả,...Song làm như vậy thì hơi thiếu chuẩn mực về mặt Tiếng Việt vì tất cả học sinh đều biết là dấu ? phải đặt cuối câu hỏi. Nếu tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc sơ đồ mẫu vật thì đặt dấu ? ở đằng trước các từ như quyển, quả,...cũng được vì các tóm tắt ấy không phải là những câu. Tuy nhiên học sinh thường có thói quen cứ thấy dấu... là điền số (dấu) vào đó nên giáo viên cần lưu ý các em là : Riêng trong trường hợp này (trong tóm tắt) thì dấu ... thay cho từ “ mấy” hoặc “ bao nhiêu” và bao nhiêu chính là cái chúng ta cần phải đi tìm ; các em sẽ phải tìm cho ra số đó để ghi vào đáp số của bài giải chứ không phải để ghi vào chỗ ... trong tóm tắt. Nếu không thể giải thích được cho học sinh hiểu được ý trên thì chúng ta cứ quay lại lối củ tức là đặt dấu hỏi (?) ra đằng trước theo kiểu “Còn? quả” cũng được, không nên quá cứng nhắc. Khi giáo viên đã gỡ được nút thắt của các dạng tóm tắt rồi cho học sinh dựa vào tóm tắt nêu đề toán. Cần lưu ý dạy giải toán là một quá trình không nên vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề toán, viết được các câu lời giải phép tính, đáp số để có một bài chuẩn mực ngay từ các tuần dầu của lớp 2 bài toán về cộng có nhớ và trừ có nhớ. Chúng ta cần bình tĩnh rèn cho học sinh từng bước miễn sao đến cuối kì trẻ đọc và giải được bài toán là đạt yêu cầu. - Tìm cách giải bài toán - Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái phải tìm, chẳng hạn: + Bài toán cho biết gì? ( dàn gấc có 46 quả ) + Còn cho biết gì nữa ? ( trong đó có 19 quả chín ) + Bài toán hỏi gì? ( Hỏi còn bao nhiêu quả chưa chín ? ) Giáo viên nêu tiếp: “Muốn biết dàn gấc còn bao nhiêu quả chưa chín em làm phép tính gì? (Phép trừ) hoặc : “Muốn tìm số quả gấc chưa chín em tính thế nào? Em lấy số quả gấc trong vườn trừ đi số quả chín thì còn lại số quả chưa chín; hoặc: “Trong vườn còn bao nhiêu quả gấc chưa chín ?” (27) Em tính thế nào để được 27?; ( 46 - 19 = 27). Yêu cầu học sinh viết bài giải ra vở hoặc phiếu học tập cô chuẩn bị sẵn: Ví dụ bài 4 trang 65 quyển Toán 1B Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “ 27 này là 27 quả gấc chưa chín”, nên ta viết “quả gấc chưa chín” hoặc “quả chưa chín” vào trong dấu ngoặc đơn sau phép tính 46 – 19 = 27 (quả gấc chưa chín) Tuy nhiên cũng có những học sinh nhìn hình để đếm ra kết quả mà không phải là do tính toán. Trong trường hợp này giáo viên vẫn xác nhận kết quả là đúng, xong cần hỏi thêm : “ Em tính thế nào?” ( 46 -19 = 27). Sau đó nhấn mạnh : “Khi giải toán em phải nêu được phép tính để tìm ra đáp số (ở đây là 27). Nếu chỉ nêu đáp số thì chả phải là giải toán. - Sau khi học sinh đã xác định được phép tình nhiều khi việc hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn (thậm chí khó hơn nhiều) giáo viên khuyến khích học sinh vận dụng đặt lời giải sáng tạo mà vẫn giữ được nội dung bài toán phép tính và tính ra đáp số. Học sinh lớp 2, từ đầu năm vào học toán có lời văn hầu như đa số các em đều gặp nhiều khó khăn giáo viên phải bắt đầu hình thành lại cơ bản các bước cứ như thế quy trình mưa dầm thấm lâu, ngày nào các em cũng được học được cọ xát dần dần hình thành thói quen và giúp các em không bỡ ngỡ nữa. Thế nào là câu lời giải, vì sao phải viết câu lời giải? Giáo viên cần giải thích cách viết câu lời giải là cách đi giải bài toán. Để biết bài toán đó có bao nhiêu con gà nữa ta phải viết lơi giải rồi mới viết phép tính đơn vị tính và viết đáp số. Nếu không thể giải thích cho các em hiểu một cách thấu đáo thì học sinh sẻ viết phép tính và nộp bài. Vì vậy bước đầu hiểu và nắm được cách làm. Có thể dùng 1 trong các cách sau: Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy quả?) đề có câu lời giải : “Số quả cam có:” hoặc thêm từ “là” để có câu lời giải: “Số quả cam có là:” Cách 2: Đưa từ “quả cam” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có : “Số quả cam có tất cả là:” Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt coi đó là “ từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Cách 4: Với những học sinh gặp khó khăn tôi đã cắt hoặc viết những từ ở câu hỏi bài toán giải rồi để lộn xộn, trong số câu hỏi đó tôi bỏ thêm một số từ như từ “là” từ “số” từ “tất cả” để học sinh co thể dựa vào các từ có sẳn sắp xếp được lời giải theo yêu cầu của cô Ví dụ: Từ dòng cuối cùng của dòng tóm tắt : “Có tất cả:... quả cam?”. Học sinh có thể sắp được câu lời giải : “Số quả cam có tất cả là:”; có số quả cam là Cách 5: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi Mẹ có tất cả mấy quả cam?” để học sinh trả lời miệng: “Mẹ có tất cả 17 quả cam” rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính): cách này giáo viên hạn chế vì chỉ khi nào lớp không hiểu mới đưa ra giảng trước lớp còn lại giáo viên nên khai thác triệt để hoạt động độc lập của từng học sinh Mẹ có tất cả số quả cam là: 9 + 8 = 17 (quả cam) Cách 6: Sau khi học sinh tính xong : 9 + 8 = 17 (quả cam) giáo viên chỉ vào 17 và hỏi : “17 quả cam ở đây là số quả cam của nhà ai?” (là số quả cam mẹ có tất cả) từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “ Số gà nhà An có tất cả là “ v.v... Ở đây giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau sau đó bàn bạc để chọn câu thích hợp nhất không nên bắt buộc học sinh nhất nhất phải viết theo 1 kiểu. - Trình bày bài giải Có thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy thực tế hiện nay các em học sinh lớp 2 trình bày bài giải còn rất hạn chế kể cả học sinh khá giỏi. Việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện được yêu cầu này, thì trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày theo hướng dẫn quy định. Từ: “Bài giải” lùi vào 5 ô vuông Câu lời giải cách lề khoảng 2 đến 3 ô vuông, chữ cái đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu hai chấm. Phép tính viết viết lùi vào 3 ô đến 4 ô vuông, cuối phép tính có ghi đơn vị tính và để trong dấu ngoặc đơn ( ). Đáp số lùi vào 5 ô vuông, sau tiếng số có dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính không còn viết trong dấu ngoặc đơn nữa. Ví dụ Bài 9 cộng với một số 9 +5: Bác An có 9 con gà, bác mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? Với bài này, ta trình bày như sau: Bài giải Nhà bác An có tất cả số con gà là: 9 + 4 = 13 (con gà ) Đáp số: 13 con gà Nếu lời giải ghi: “Số gà nhà Bác An là: “thì phép tính có thể ghi: “9 + 4 = 13 (con)”. (Lời giải đã có sẵn danh từ “gà”). Tuy nhiên nếu học sinh viết quá chậm mà gặp phải các từ khó như “ thuyền, quyển,...” thì có thể lược bớt danh từ cho nhanh cũng được song ở đáp số nên viết đầy đủ “con gà”; cách viết phép tính với các danh từ số đầy đủ như vậy khá phiền phức và dài dòng, gây khó khăn và tốn nhiều thời gian đối với học sinh nhưng giáo viên cần hướng dẫn bây giờ cần tập dần viết đầy đủ lời của bài toán giải thì kết quả sẽ tốt hơn. Ngoài ra học sinh cũng hay viết thiếu và sai như sau: Viết thêm đơn vị tính vào sau mỗi số hoặc cả số và kết quả 9 con gà + 4 = 13 con gà 9 + 4 con gà =13 con gà 9 con gà + 4 con gà = 13 Giáo viên cần đến hỗ trợ kịp thời, hướng dẫn học sinh cách giải đúng một cách khoa học. Về mặt toán học thì ta phải dừng lại ở 13, nghĩa là chỉ được viết 9 + 4 = 13 thôi. Song vì các đơn vị cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các phép tính giải nên vẫn phải tìm cách để đưa chúng vào phép tính. Do đó, ta mới ghi thêm đơn vị "con gà" ở trong dấu ngoặc đơn để chú thích cho số 13 đó. Có thể hiểu rằng chữ "con gà” viết trong dấu ngoặc ở đây chỉ có một sự ràng buộc về mặt ngữ nghĩa với số 13, chứ không có sự ràng buộc chặt chẽ về toán học với số 13. Do đó, nên hiểu: 9 + 4 = 13 (con gà) là cách viết của một câu văn hoàn chỉnh như sau: "9 + 4 = 13, ở đây 13 là 13 con gà". Như vậy cách viết 9 + 4 = 13 (con gà) là một cách viết phù hợp. Trong đáp số của bài giải toán thì không có phép tính nên ta cứ việc ghi: "Đáp số: 13 con gà" mà không cần ngoặc đơn. Kiểm tra lại bài giải Học sinh ở lớp thường có thói quen khi làm bài xong không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp học sinh xây dựng thói quen, kĩ năng kiểm tra lại bài làm trong học tập này. Cần kiểm tra về lời giải, về phép tính, về đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác nhau để bài làm có cái sáng tạo hay mà vẫn giữ đúng đáp án *Biện pháp khắc sâu loại “Bài toán có lời văn" Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và giải tốt "Bài toán có lời văn" giáo viên cần giúp các em hiểu chắc, hiểu sâu loại toán này. Ở mỗi bài, mỗi dạng, mỗi tiết về "Giải toán có lời văn" giáo viên cần phát huy tư duy, trí tuệ, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng việc hướng cho học sinh tự tóm tắt đề toán, tự đặt đề toán theo dữ kiện đã cho, tự đặt đề toán theo tóm tắt cho trước, giải toán từ tóm tắt, nhìn tranh vẽ, sơ đồ viết tiếp nội dung đề toán vào chỗ chấm (...), đặt câu hỏi cho bài toán. Ví dụ bài toán sau Hướng dẫn học sinh tự xây dựng một đề toán mới. Việc cho học sinh tự xây dựng đề toán vừa giúp các em phát triển tư duy độc lập, vừa giúp các em phát triển tính năng sáng tạo của tư duy. Đây là biện pháp gây chú ý và hứng thú học tập giúp cho các em hiểu rõ cấu trúc, cách nghi nhớ dạng bài, đi sâu tìm hiểu thực tế và phát triển ngôn ngữ, thông qua viêc tự nêu và giải quyết vấn đề, phát huy tính tích cực, vai trò trung tâm của các em trong quá trình dạy học. Có nhiều cách để giúp học sinh tự xây dựng một đề toán giáo viên cần nêu vấn đề, yêu cầu và định hướng từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Ví dụ: Cho biết tranh và dữ liệu nền tìm cách nêu bài toán theo giải bài toán. Học sinh tự nghĩ ra đề toán và giải. Với hai đề trên ta cần chuẩn bị cho tranh ảnh to rõ gắn vào bảng lớp yêu cầu cả lớp quan sát tranh và suy nghĩ đưa ra đề toán của riêng mình. Sẻ có rất nhiều đề toán được đưa ra giáo viên tham khảo giúp đỡ hỗ trợ học sinh kịp thời nhằm định hướng đúng với nội dung tranh vẽ. xong yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước phân tích đề, tìm cái đã cho cái bài toán hỏi, đặt lời giải thực hiện cách tính Ví dụ: Đề toán đưa ra nhiều số liệu. Học sinh tìm số liệu thay thế rồi giải Ví dụ: Lớp 2A1 có .học sinh chia thành.tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh? Ví dụ: Đề toán không đưa ra những câu hỏi. Học sinh tự đặt câu hỏi cho đề toán và giải. Ví dụ : “Có 30 quyển sách để thành 5 chồng. Em hãy đặt câu hỏi cho bài toán rồi giải. Học sinh sẽ đặt Hỏi mỗi chồng bao nhiêu quyển sách? *Cho học sinh tự nghĩ ra đề toán và giải. Ví dụ: 37 - 3 = 34. Hãy đặt đề toán có cách giải như phép tính. Học sinh sẽ đạt và đọc to cho bạn cùng bàn nhóm nhận xét cách đặt bài toán và cách sáng tạo của từng học sinh. Khuyến khích học sinh nêu đề toán sát với đời sống sinh hoạt hằng ngày nhằm tạo cho học sinh kĩ năng quan sát *Đặt một đề toán tương tự với đề mẫu. Trong phương pháp học sinh tự xây dựng đề toán các em thường mắc các khuyết điểm như: các số liệu chọn thiếu chính xác, xa thực tế. Giáo viên cần giúp các em rèn luyện tư duy, tính thực tế. Ví dụ : Hãy đặt một đề toán tương tự như bài dưới đây và giải. “Đội Một trồng được 53 cây, đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 14 cây. Hỏi đội Hai trồng được bao nhiêu cây ? *Một số bài toán nâng cao cho học sinh khá giỏi Việc bồi dưỡng học sinh khá giỏi trong một tiết học,một dạng bài là không thể thiếu được đối với giáo viên có tâm huyết trong nghề dạy học. Vừa là bồi dưỡng được cho học sinh đồng thời dạy để phân hóa được cho đối tượng học sinh khá giỏi, phát huy tư duy và năng lực giải toán có lời văn đối với học sinh khá giỏi. Bởi vậy song song với việc dạy trong chương trình tôi dành thời gian buổi chiều trong các tiết hỗ trợ môn toán có thể tùy theo đối tượng của lớp mình để ra một số đề nâng cao bồi dưỡng học sinh khá giỏi và nâng dần lên từ rễ đến khó. Từ chỗ học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản rồi thì phát triển thêm cho các em cũng không có gì là khó. Tôi thêm một số dạng ở bài này như sau: Ví dụ 1: “Hùng và Dũng có 16 viên bi. Nếu Hùng có thêm 3 viên bi thì tổng số bi của hai bạn là bao nhiêu?. Ở ví dụ này học sinh có thể giải được hoàn toàn khi đã nắm chắc được kiến thức. Ví dụ 2: Nhà bạn Nam nuôi 38 con vịt và ngan, trong đó có 18 con ngan. Hỏi nhà bạn Nam nuôi bao nhiêu con vịt ? Giáo viên lưu ý cho học sinh ở bài tập này yêu cầu tìm số con vịt. Vì vậy khi trình bày bài giải như sau: Bài giải Có số con vịt là: 38 – 18 = 20 ( con) Đáp số: 20 con vịt Ví dụ 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Tóm tắt: ? cm A 9 cm B 3 cm C ? cm Dạng bài toán này học sinh dễ nhầm lẫn đi tìm cả hai đoạn thẳng. Vì vậy cần giúp các em hiểu được độ dài đoạn thẳng AC chính là độ dài đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC ngoài ra kí hiệu tóm tắt là dấu hiệu nhận biết bài toán hỏi gì. Ở đây là tìm độ dài đoạn thẳng chứ không phải tìm số đoạn thẳng. Bài toán sẽ giải như sau: Bài giải Độ dài đoạn thẳng AC là: 9 + 3 = 12 ( cm) Đáp số: 12 cm +Đọc kĩ đề bài. Đây là bước nghiên cứu đầu tiên giúp học sinh có suy nghĩ ban đầu về ý nghĩa bài toán. Nắm được nội dung bài toán và đặc biệt cần chú ý đến câu hỏi của bài. Do đó, tôi đã yêu cầu học sinh cầm bút chì và thước gạch chân dưới những dữ kiện quan trọng của bài toán: “Hãy gạch một gạch dưới những cái đã cho”; “Hãy gạch hai gạch dưới câu hỏi của đề toán”. Như vậy tất cả học sinh cùng làm việc, em nào không chịu làm việc giáo viên đã biết và nhắc nhở. +Xây dựng, thiết lập mối liên hệ giữa hai dữ kiện đã cho của bài toán. Tìm cách diễn đạt nội dung của bài bằng ngôn ngữ kí hiệu toán học. Tóm tắt đầu bài toán hoặc minh họa với sơ đồ hình vẽ bằng cách ghi dữ kiện điều kiện và câu hỏi của bài toán dưới dạng cô đọng, ngắn gọn nhất. Ví dụ 4: Bài 5 (trang 43 Hướng dẫn học toán 2 VNEN) “Nhà Lan nuôi một con bò sữa. Ngày thứ nhất con bò này cho 33l sữa. Ngày thứ hai nó cho ít hơn ngày thứ nhất 7l sữa. Hỏi ngày thứ hai con bò cho bao nhiêu lít sữa ? -Phân tích nội dung +Học sinh đọc đề toán Giáo viên đọc hai câu lệnh làm việc + Hãy gạch một gạch dưới cái đã cho + Hãy gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán 33l sữa 7l sữa . l sữa ? Sau khi học sinh đã thực hiện theo hai câu lệnh làm việc của giáo viên, giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày phân tích nội dung để hiểu rõ nội dung đề toán. Ngày thứ nhất: Ngày thứ hai: Lập kế hoạch giải: Suy nghĩ để tìm ra cách trả lời các câu hỏi của bài toán cần biết gì ? Dùng phép tính gì ? Suy luận từ các số, điều kiện đã có, có thể biết gì ? Có thể sử dụng phép tính gì ? Trên cơ sở đó lập kế hoạch để giải bài toán. +Thực hiện cách phép tính theo kế hoạch để tìm ra kết quả đúng của bài toán. Mỗi bước của phép tính đều phải được kiểm tra lại cho đúng thử lại đáp số vừa tìm được, em cách giải, lời giải đáp số có đúng câu hỏi cua bài hay đã phù hợp với điều kiện bài toán hay chưa? Trình bày bài giải: Bài giải Ngày thứ hai con bò cho số l sữa là: 33 - 7 = 26 (l sữa) Đáp số: 26 l sữa Từ cách hướng dẫn học sinh giải theo cách trên, học sinh đã nắm chắc được các bước giải và trình tự giải bài toán để học sinh tiến hành đến việc học và giải bài toán tiếp theo phức tạp hơn một cách dễ dàng. Tóm lại: Giải toán có lời văn đòi hỏi các em phải đọc kỹ đề bài và xác định được dữ kiện và yêu cầu bài toán, biết tóm tắt bài toán rồi suy luận để tìm cách giải đúng. Do đó tôi hướng dẫn các em khi làm bài phải thực hiện tốt các bước theo sơ Đọc kĩ nội dung đề toán Tìm, gạch chân các dữ kiện bài toán – xác định đơn vị đi kèm kết quả Tóm tắt bài to
Tài liệu đính kèm: