Đã có những cuốn sách, những sáng kiến kinh nghiệm viết về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực song những tài liệu này chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu các bài tập để nâng cao thành tích bộ môn. Còn những giải pháp để nắm vững kiến thức về kĩ thuật thì rất ít được đề cập.
Một số giải pháp được đề xuất trong đề tài này không hẳn là những giải pháp mới, nhưng nó là những kinh nghiệm được đúc rút trong những đợt học tập, bồi dưỡng chuyên môn và được vận dụng một cách khoa học vào quá trình giảng dạy và công tác chuyên môn. Các biện pháp này đã được bổ sung, sáng tạo thêm một số điểm mới phù hợp với bộ môn, điều kiện cơ sở vật chất, đối tượng học sinh trường THCS Dur Kmăn. Cụ thể:
- Trình tự các bước giảng dạy kĩ thuật mới được sắp xếp lại nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm mới này được phân tích rõ trong giải pháp thứ 2 của đề tài.
- Phân tích kĩ thuật mới thông qua hệ thống câu hỏi do tôi tự biên soạn phù hợp với từng nội dung kĩ thuật giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách ngắn gon, xúc tích. Những kĩ thuật động tác thể dục với độ khó khác nhau, nếu đơn thuần chỉ dựa vào sách, vào những động tác, những bài tập, câu hỏi mà chương trình gợi ý thì chưa thể nắm vững kiến thức, chưa thể thực hiện tốt kĩ thuật động tác. Đa số giáo viên vẫn áp dụng một cách máy móc cách phân tích kĩ thuật theo gợi ý của chương trình, thường dài dòng, chưa thật sự cô đọng. Mặt khác đối tượng học sinh rất đa dạng nên sự nhận thức của học sinh cũng khác nhau, đặc biệt là đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số tại trường THCS Dur Kmăn. Nên tôi đã mạnh dạn xây dựng hệ thống câu hỏi và kết hợp phân tích kĩ thuật dựa trên những câu hỏi đó dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hỏi – đáp,. Giải pháp này sẽ giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức của bản thân.
n chưa hiệu quả, chưa hấp dẫn được người tập,... Vì thế rất cần phải có những phương pháp cụ thể đề ra để khắc phục những khó khăn trên nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, phát huy tính tích cực của học sinh, thực hiện tốt các kĩ thuật, đáp ứng việc nâng cao chất lượng bộ môn, bồi dưỡng học sinh giỏi. Xuất phát từ những yêu cầu đó tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong môn Thể dục 8". II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu Tìm ra được các giải pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực một cách hiệu quả, tích cực, chủ động nhằm thực hiện tốt kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực, tiến tới học tốt nội dung đá cầu, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và đạt kết quả cao trong các kì thi; Giúp giáo viên phân tích kĩ thuật mới một cách ngắn gọn, hiệu quả cao. Tôi hy vọng đề tài này có thể giúp tôi giảng dạy tốt hơn. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Kiến thức là các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lí luận, các kĩ năng khác nhau đạt được bởi một con người thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo, là các hiểu biết về lí thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lí giải được về nó. Trong bộ môn thể dục ta có thể hiểu rằng kiến thức của một kĩ thuật nào đó bao gồm những hiểu biết về kĩ thuật và cách thực hiện kĩ thuật đó. Do đó, nắm vững kiến thức về kĩ thuật động tác giúp chúng ta có thể thực hiện đúng kĩ thuật, hạn chế những sai lầm có thể mắc phải. Đá cầu là môn thể thao thường được chơi nhiều ở Châu á, trong đó người chơi tìm cách điều khiển một quả cầu ở trên không sao cho không bị rơi xuống đất bằng các bộ phận của cơ thể trừ tay. Kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực là một trong các kĩ thuật cơ bản của đá cầu, nó sử dụng phần diện tích trước ngực để khống chế những đường cầu của đối phương đá sang ở tầm trên hông và dưới cầu, hoặc để chắn cầu sát trên lưới. Một phương pháp dạy học tốt là phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, giúp người học chủ động tìm hiểu nội dung kiến thức mới, từ đó vận dụng những nội dung kiến thức mới vào giải quyết vấn đề. Dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường theo tinh thần của các nghị quyết trung ương, các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT: Công văn số 5555/BGDDT-GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; Nghị quyết TW 2 khóa VIII khẳng định: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh..."; Trong điều 24, mục 2 Luật giáo dục đã chỉ rõ: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học". Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên và cũng là yếu tố quyết định tới hiệu quả giờ dạy. Phương pháp giáo dục phù hợp tạo điều kiện, tâm lí tốt trong giảng dạy và nắm bắt kiến thức của học sinh. Qua tham khảo, tôi nhận thấy nhiều đồng nghiệp ở nhiều địa phương đã nghiên cứu về kĩ thuật đá cầu. Tuy nhiên, họ chỉ mới tập trung nghiên cứu về các bài tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và thành tích trong các hội thi. Theo tôi, bên cạnh việc tìm ra các bài tập phù hợp thì việc nắm vững kiến thức là tiền đề để thực hiện tốt kĩ thuật nhằm nâng cao thành tích bộ môn. Vậy nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu về vấn đề này từ năm 2016 – 2017, 2017 – 2018, 2018 – 2019 cho học sinh khối 8 trường THCS Dur Kmăn và đạt được một số kết quả khả quan. II. Thực trạng vấn đề Hiện nay, đa số học sinh và phụ huynh vẫn chưa hiểu hết được tầm quan trọng của bộ môn thể dục trong hệ thống giáo dục cũng như sức ảnh hưởng của bộ môn trong đời sống con người. Trong quá trình học việc nắm bắt kiến thức của học sinh chưa thực sự được chú trọng, các em nghĩ rằng các kĩ thuật động tác trong môn thể dục chỉ cần nhìn và bắt chước là có thể thực hiện được. Nhưng thực tế thì không phải vậy, khi nắm vững kiến thức về kĩ thuật sẽ giúp ta tập luyện kĩ thuật một cách nhanh hơn, chính xác hơn; hạn chế được những sai xót ngay từ khi kĩ thuật mới được hình thành; nắm được những điểm mấu chốt của kĩ thuật cũng sẽ giúp chúng ta tránh được những chấn thương, những rủi ro không đáng có trong quá trình tập luyện; mặt khác nó còn giúp chúng ta có thể nâng cao thành tích của kĩ thuật đó. Đá cầu là nội dung được khá nhiều học sinh yêu thích vì điều kiện, yêu cầu phục vụ cho tập luyện không phức tạp và khi thực hiện được các kĩ thuật thì học sinh có thể chơi ở bất cứ đâu, kể cả những nơi có không gian hẹp. Do là môn học đặc thù nhằm rèn luyện kĩ năng nên nội dung của mỗi tiết học thường được lặp đi lặp lại, điều đó dẽ gây ra sự nhàm chán cho học sinh. Điều đó luôn thôi thúc tôi phải tìm ra những biện pháp để học sinh có thể chủ động lĩnh hội kiến thức, kĩ thuật một cách tích cực mà không gây nhàm chán cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy của mình và đã mạnh dạn áp dụng trong giảng dạy bộ môn và đã nhận được một số phản hồi tích cực từ đồng nghiệp, và hiệu quả học tập của học sinh cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, không có biện pháp dạy học nào là tối ưu nên trong quá trình giảng dạy tôi vẫn không ngừng học hỏi, chỉnh sửa, hoàn thiện các biện pháp mà bản thân tôi xây dựng. Để thực hiện đề tài này tôi đã nghiên cứu về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực qua các tài liệu, sách báo, giáo trình, video của các vận động viên; Nghiên cứu về các phương pháp giảng dạy,... Trong quá trình giảng dạy, khi quan sát học sinh thực hiện kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực tôi nhận thấy đa số học sinh không thực hiện được động tác ưỡn ngực để đỡ cầu. Trong số đó có một số ít là học sinh nam, còn đa phần là học sinh nữ. Nguyên nhân của tình trạng này là do các em chưa biết được tầm quan trọng của động tác ưỡn ngực trong kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực; chưa nắm được cách thực hện kĩ thuật này; học sinh nữ ở giai đoạn này đang phát triển về tâm sinh lí đặc biệt là sự phát triển về hình thể nên các em ngại ngùng, không chịu thực hiện động tác này; hoặc do phương pháp dạy học của giáo viên chưa phù hợp. Trong đề tài này tôi trình bày các giải pháp chính như sau: Tạo hứng thú cho học sinh ngay từ đầu tiết học; Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh qua việc thay đổi trình tự phân tích kĩ thuật; Phân tích kĩ thuật một cách ngắn gọn, xúc tích thông qua hệ thống các câu hỏi và tranh ảnh; Sử dụng hệ thống bài tập phù hợp nhằm giúp học sinh nắm vững được kiến thức để có thể thực hiện tốt kĩ thuật động tác. Trước khi thực hiện các giải pháp này thì kết quả đỡ cầu của học sinh khối 8 trường THCS Dur Kmăn chưa cao, thể hiện ở kết quả đỡ cầu của học sinh khối 8 năm 2015 – 2016 như sau: Bảng 1: Kết quả nội dung đỡ cầu của học sinh khối 8 Năm học Lớp SL Đạt (Giỏi) Đạt (Khá) Đạt (TB) Chưa đạt SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 2015 - 2016 8 87 18 20,7% 37 42,5% 26 29,9% 6 6,9% Trong đó: - Đạt (Giỏi): Thực hiện kĩ thuật động tác ở mức đúng và đạt thành tích qui định. - Đạt (Khá): Thực hiện kĩ thuật động tác ở mức tương đối đúng và đạt thành tích qui định. - Đạt (TB): Thực hiện kĩ thuật động tác ở mức cơ bản đúng. - Chưa đạt: Thực hiện sai kĩ thuật động tác. Vì kết quả trên chưa đạt được theo mong muốn của bản thân nên tôi đã áp dụng các giải pháp này từ năm 2016 – 2017. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Giải pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh ngay từ đầu tiết học Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động nào đó. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động nào đó, làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Một ai đó đã nói "Dù có dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được". Vấn đề học tập của học sinh cũng vậy, nếu bắt chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu chúng không hứng thú, không phối hợp thì chúng cũng không nắm bắt được kiến thức cần học. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không hứng thú với việc tiết học như: học sinh không nắm được tầm quan trọng của kĩ thuật cần học, nội dung bài học quá đơn điệu, phương pháp giảng dạy nhàm chán, lặp đi lặp lại một mô tuýp cũ,... Vì vậy, việc tạo hứng thú trong quá trình học để học sinh có thể nắm bắt được kiến thức là vô cùng quan trọng. Để tạo hứng thú cho học sinh tôi có thể sử dụng một số biện pháp sau để dẫn dắt học sinh vào bài mới : - Chọn một vài học sinh có năng khiếu biểu diễn để tạo tình huống có vấn đề. - Sử dụng một số tranh ảnh sinh động trong quá trình giảng dạy kích thích sự tò mò, ham muốn tìm tòi của học sinh. - Cho học sinh xem các trận đấu, đoạn video về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực. 2. Giải pháp 2: Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh qua việc thay đổi trình tự phân tích kĩ thuật Việc học sinh lĩnh hội kiến thức như thế nào, chủ động hay thụ động phụ thuộc rất nhiều phương pháp cũng như trình tự các bước giảng dạy của giáo viên. Để tránh việc học sinh tiếp nhận kiến thức và kĩ thuật một cách thụ động như trước đây(Giáo viên làm mẫu - Phân tích kĩ thuật - Học sinh làm mẫu) tôi đã tiến hành thực hiện giảng dạy kĩ thuật mới theo trình tự như sau: + Cho học sinh quan sát tranh đỡ cầu bằng ngực trong 1 phút. + Sau đó yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện động tác theo tranh 3 - 4 lần theo cách hiểu và nhìn nhận của mình về bức tranh . + Mời 2 – 3 học sinh lên thực hiện động tác vừa quan sát. + Giáo viên phân tích kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực thông qua hệ thống các câu hỏi và tranh ảnh. + Giáo viên làm mẫu để chốt kĩ thuật chính xác nhất cho học sinh. 3. Giải pháp 3: Phân tích kĩ thuật một cách ngắn gọn, xúc tích thông qua hệ thống các câu hỏi và tranh ảnh Để thực hiện giải pháp này tôi phải thực hiện các biện pháp sau: 3.1: Xây dựng hệ thống câu hỏi dựa trên tranh ảnh liên quan đến kĩ thuật cần giảng dạy: Trong sách giáo viên Thể dục 8 có phần câu hỏi rất hữu ích mà người viết sách đưa ra với dụng ý tạo ra các tình huống mà với các kiến thức đã biết trước đó của học sinh không thể giải thích được hoặc chỉ trả lời được một phần. Đó là một gợi ý rất hay nhưng không phải giáo viên nào cũng tận dụng tốt được điều này. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nếu xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp với từng giai đoạn kĩ thuật sẽ giúp cho việc phân tích kĩ thuật được ngắn gọn, bật lên được những điểm mấu chốt mà học sinh cần nắm, giúp học sinh nắm được cách thực hiện kĩ thuật một cách chủ động hơn. Sau đây tôi xin đưa ra hệ thống một số câu hỏi dẫn dắt học sinh trong quá trình phân tích kĩ thuật mà tôi đã sử dụng trong tiết dạy bài mới Đỡ cầu bằng ngực và tạo được hiệu quả cao: Hình 1 Hình 2 Câu 1: Quan sát tư thế 1 (Hình 1) và cho biết VĐV đang làm gì? Câu 2: Ở tư thế 2 (Hình 1) chân sau và thân trên của vận động viên như thế nào? Câu 3: Quan sát tư thế 3 (Hình 1) và cho biết cầu tiếp xúc vào vị trí nào của cơ thể? Câu 4: Để đỡ được cầu , theo em nên ưỡn ngực hay hóp ngực? Câu 5: Khi cầu bay đến nhưng cách xa người ta phải làm gì? Câu 6: Em hãy nêu thao tác chính khi thực hiện động tác đỡ cầu bằng ngực? Câu 7: Em hãy quan sát hình 2 và cho biết VĐV đã sử dụng kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực để làm gì? 3.2: Tiến hành phân tích kĩ thuật bằng nhiều hình thức khác nhau: Tùy thuộc vào đối tượng học sinh và mục đích của người dạy để sử dụng hình thức giảng dạy phù hợp. - Sử dụng phương pháp trò chơi: Tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo. Cách chơi: Quan sát hình và trả lời câu hỏi. Chia lớp thành 2 nhóm, bốc thăm và trả lời câu hỏi. Mỗi đội bốc thăm 3 lần. Nếu trả lời đúng thì sẽ đáp án sẽ được lật ra. Luật chơi: câu trả lời đúng được cộng 10 điểm, trả lời sai trừ 5 điểm, trả lời đúng câu chốt kiến thức được 20 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc. Câu 1: Quan sát tư thế 1 (Hình 1) và cho biết VĐV đang làm gì? Câu 2: Ở tư thế 2 (Hình 1) chân sau và thân trên của vận động viên như thế nào? Câu 3: Quan sát tư thế 3 (Hình 1) và cho biết cầu tiếp xúc vào vị trí nào của cơ thể? Câu 4: Để đỡ được cầu , theo em nên ưỡn ngực hay hóp ngực? Câu 5: Khi cầu bay đến nhưng cách xa người ta phải làm gì? Câu 6: Em hãy quan sát hình 2 và cho biết VĐV đã sử dụng kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực để làm gì? Câu chốt kiến thức: Em hãy nêu thao tác chính khi thực hiện động tác đỡ cầu bằng ngực? Cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh. - Sử dụng phương pháp hỏi - đáp: giúp học sinh nắm được bài một cách có hệ thống GV: Quan sát tư thế 1 và cho biết VĐV đang làm gì? HS: Chuẩn bị đỡ cầu GV gỡ miếng dán ở dưới bức tranh để đối chiếu câu trả lời của học sinh TTCB GV: Ở tư thế 2 chân sau và thân trên của vận động viên như thế nào? HS: Trùng gối chân sau - Ngả thân trên GV gỡ miếng dán ở dưới bức tranh để đối chiếu câu trả lời của học sinh TTCB Trùng gối chân sau ngả thân trên GV: Quan sát tư thế 3 và cho biết cầu tiếp xúc vào vị trí nào của cơ thể? HS: Ngực GV: Để đỡ được cầu, theo em nên ưỡn ngực hay hóp ngực? HS: Ưỡn ngực GV gỡ miếng dán ở dưới bức tranh để đối chiếu câu trả lời của học sinh TTCB Trùng gối chân sau Ưỡn ngực ngả thân trên đỡ cầu GV: Đỡ cầu bằng ngực được sử dụng nhiều trong trường hợp nào? HS: Đỡ phát cầu, chắn cầu GV gỡ miếng dán ở dưới bức tranh để đối chiếu câu trả lời của học sinh Chắn cầu GV: Khi cầu bay đến nhưng cách xa người ta phải làm gì? HS: Di chuyển đến vị trí cầu rơi Khi các miếng dán được gỡ ra thì đó cũng chính là phần kiến thức cô đọng học sinh cần nắm. GV: Em hãy nêu thao tác chính khi thực hiện động tác đỡ cầu bằng ngực? HS: Chuẩn bị - Ngả thân trên – nhún chân – Ưỡn ngực đỡ cầu GV chốt kiến thức bằng các khâu quyết định của kĩ thuật: Đón điểm rơi - Ngả thân trên – nhún chân – Ưỡn ngực đỡ cầu . 4. Giải pháp 4: Sử dụng hệ thống bài tập phù hợp Lí thuyết phải đi đôi với thực hành. Muốn "hành" tốt thì phải "học" tốt và ngược lại, muốn học tốt, nhớ lâu, nắm vững thì buộc người học phải áp dụng những lí thuyết đã học vào thực tế, vào quá trình tập luyện kĩ thuật. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống bài tập phù hợp là từng bước đưa lí thuyết vào thực tế và ngược lại khi kĩ thuật đã hình thành sẽ giúp kiến thức được khắc sâu hơn. Để thực hiện giải pháp này tôi thực hiện các biện pháp sau: 4.1: Xây dựng hệ thống bài tập cho tiết học kĩ thuật mới: + Mô phỏng kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực. + Tự tung cầu và thực hiện động tác đỡ cầu bằng ngực. + Một người tung cầu đến, người kia hất ngực đỡ cầu. + Tập đỡ cầu bằng ngực sau đó chuyền cầu Nếu trong quá trình tập luyện học sinh còn mắc một số sai lầm thì ta có thể sử dụng 1 số bài tập phù hợp với mức độ sai để sửa: + Đánh ngực ít, chạm cầu yếu do thân trên ngả ra sau không hợp lí; Không chạm được cầu, hoặc chạm không chính xác, giáo viên có thể áp dụng các bài tập: + Mô phỏng động tác hất ngực + Treo quả cầu lên cao ngang tầm ngực tự tập động tác hất ngực chạm cầu. 4.2: Đưa vào tập luyện trong tiết học đầu tiên của nội dung đỡ cầu bằng ngực: + Mô phỏng kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực: 4 lần/ hs + Tự tung cầu và thực hiện động tác đỡ cầu bằng ngực (Hình 3): 3 lần/ hs Hình 3 + Một người tung cầu đến, người kia hất ngực đỡ cầu (Hình 4): 5 lần/ hs Hình 4 + Tập đỡ cầu bằng ngực sau đó chuyền cầu: 5 lần/ hs IV. Tính mới của giải pháp Đã có những cuốn sách, những sáng kiến kinh nghiệm viết về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực song những tài liệu này chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu các bài tập để nâng cao thành tích bộ môn. Còn những giải pháp để nắm vững kiến thức về kĩ thuật thì rất ít được đề cập. Một số giải pháp được đề xuất trong đề tài này không hẳn là những giải pháp mới, nhưng nó là những kinh nghiệm được đúc rút trong những đợt học tập, bồi dưỡng chuyên môn và được vận dụng một cách khoa học vào quá trình giảng dạy và công tác chuyên môn. Các biện pháp này đã được bổ sung, sáng tạo thêm một số điểm mới phù hợp với bộ môn, điều kiện cơ sở vật chất, đối tượng học sinh trường THCS Dur Kmăn. Cụ thể: - Trình tự các bước giảng dạy kĩ thuật mới được sắp xếp lại nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm mới này được phân tích rõ trong giải pháp thứ 2 của đề tài. - Phân tích kĩ thuật mới thông qua hệ thống câu hỏi do tôi tự biên soạn phù hợp với từng nội dung kĩ thuật giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách ngắn gon, xúc tích. Những kĩ thuật động tác thể dục với độ khó khác nhau, nếu đơn thuần chỉ dựa vào sách, vào những động tác, những bài tập, câu hỏi mà chương trình gợi ý thì chưa thể nắm vững kiến thức, chưa thể thực hiện tốt kĩ thuật động tác. Đa số giáo viên vẫn áp dụng một cách máy móc cách phân tích kĩ thuật theo gợi ý của chương trình, thường dài dòng, chưa thật sự cô đọng. Mặt khác đối tượng học sinh rất đa dạng nên sự nhận thức của học sinh cũng khác nhau, đặc biệt là đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số tại trường THCS Dur Kmăn. Nên tôi đã mạnh dạn xây dựng hệ thống câu hỏi và kết hợp phân tích kĩ thuật dựa trên những câu hỏi đó dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hỏi – đáp,... Giải pháp này sẽ giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức của bản thân. V. Phạm vi áp dụng Áp dụng dạy học môn Thể dục đối với học sinh khối 8 trường THCS Dur Kmăn năm học 2016 – 2017; 2017 – 2018; 2018 – 2019. VI. Phạm vi ảnh hưởng Qua quá trình áp dụng các giải pháp của đề tài vào tiết giảng dạy kĩ thuật mới, tôi nhận thấy đã có những thay đổi đáng kể từ phía học sinh, các em học tập một cách vui vẻ, phấn khởi, tích cực phát biểu xây dựng bài, kiến thức được các em lĩnh hội một cách chủ động, ngắn gọn hơn . Qua các tiết tôi thực hiện chuyên đề, thao giảng, hay trong các tiết giảng dạy bình thường...tôi đã nhận được sự đồng tình, những phản hồi tích cực từ phía đồng nghiệp, giáo viên cùng chuyên môn trong nhà trường cũng như giáo viên bộ môn thể dục trong cụm chuyên môn. Những giải pháp này có thể áp dụng trong các tiết giảng dạy kĩ thuật mới của bộ môn Thể dục ở các trường THCS, áp dụng trong việc huấn luyện học sinh giỏi TDTT. VII. Hiệu quả SKKN Tôi đã áp dụng sáng kiến này trong quá trình giảng dạy kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực cho học sinh khối 8 tại trường THCS Dur Kmăn. Qua thời gian áp dụng những giải pháp trên đối với học sinh khối 8 tôi nhận thấy : - Học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức. - Khả năng ghi nhớ kiến thức lâu hơn, cô đọng hơn. - Học sinh thực hiện kĩ thuật với thành tích tốt hơn. - Giáo viên phân tích kĩ thuật một cách sinh động, ngắn gọn, hiệu quả hơn. Kết quả này đã góp phần nâng cao chất lượng bộ môn thể dục trong nhà trường. Tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả phần nội dung đỡ cầu sau khi áp dụng các giải pháp của đề tài trong năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018 và thu được kết quả cụ thể như sau: Bảng 2: Kết quả nội dung đỡ cầu của học sinh khối 8 Năm học Lớp SL HS Đạt (Giỏi) Đạt (Khá) Đạt (TB) Chưa đạt SL TL % SL TL% SL TL% SL TL% 2015 - 2016 8 87 18 20,7% 37 42,5% 26 29,9% 6 6,9% 2016 - 2017 8 113 30 26,5% 58 51,3% 23 20,4% 2 1,8% 2017 - 2018 8 88 28 31,8% 50 56,8% 10 11,4% 0 0% Trong đó: - Đạt (Giỏi): Thực hiện kĩ thuật động tác ở mức đúng và đạt thành tích qui định. - Đạt (Khá): Thực hiện kĩ thuật động tác ở mức tương đối đúng và đạt thành tích qui định. - Đạt (TB): Thực hiện kĩ thuật động tác ở mức cơ bản đúng. - Chưa đạt: Thực hiện sai kĩ thuật động tác. - Kết quả năm 2015 – 2016 là kết quả khi chưa áp dụng giải pháp Tôi vẫn đang tiếp tục tiến hành áp dụng đề tài trong năm học 2018 – 2019. Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này giúp tôi nâng cao được chất lượng g
Tài liệu đính kèm: