SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp đầu cấp trung học cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ

SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp đầu cấp trung học cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ

Tổ chức lớp học, bầu Ban cán sự lớp:

Bất cứ một tập thể lớp nào cũng cần một đội ngũ quản lí, theo dõi các hoạt động của lớp, cũng như góp sức với giáo viên chủ nhiệm xây dựng sơ đồ, vị trí chỗ ngồi và tổ chức điều hành các hoạt động của lớp học. Việc làm này của giáo viên chủ nhiệm nhằm lựa chọn được những học sinh có tố chất, bản lĩnh và có tiếng nói với tập thể để hướng các em vào những nhiệm vụ nhất định, góp phần cùng giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ năm học.

Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, giáo viên tổ chức sắp xếp chỗ ngồi, phân chia thành viên tổ phù hợp về số lượng học sinh nam nữ, học sinh khá giỏi. Thông qua buổi Đại hội chi đội, giáo viên tiến hành lấy ý kiến của tập thể lớp bầu ra Ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; tiến hành tổ chức cho học sinh học tập nội quy học sinh và đồng thời, kí cam kết với giáo viên và phụ huynh về thực hiện nội quy. Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần chú ý, không nên quá cứng nhắc về chuyện chỗ ngồi, có thể thay đổi khi cần thiết, phù hợp với nguyện vọng hữu ích của học sinh.

 

doc 24 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1771Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp đầu cấp trung học cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CS Hồ Chí Minh; Đội TNTP Hồ Chí Minh, Thư viện trường học, Y tế học đường Chính nhờ sự phối hợp và giúp đỡ đó tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt một số công việc được giao. Tuy nhiên, một số kế hoạch của Liên đội, của Chi đoàn triển khai đến các lớp chưa kịp thời, có những hoạt động yêu cầu hơi cao so với đối tượng học sinh một số lớp điều này dẫn đến kết quả tham gia và thực hiện của một số lớp chưa đúng tiến độ.
Đối với gia đình học sinh: phần lớn đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, có một số gia đình vì điều kiện kinh tế, vì nhận thức, sinh nhiều con cái nên còn thờ ơ với việc học của con em mình; có những em thường xuyên bỏ học mà gia đình không hề biết; có những học sinh cuối năm vẫn không đóng góp một khoản tiền học nào; hoặc có những em thường xuyên bị bố mẹ bắt nghỉ học để đi làm nương rẫy Những điều này gây khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chung của tập thể lớp.
Đối với tập thể lớp 6A4: Tập thể lớp 6A4 năm học 2015 – 2016 gồm 27 học sinh, trong đó học sinh người Kinh chiếm 80%, đồng thời đa số học sinh ngoan, có nhận thức tốt và là những học sinh đã có nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện ở cấp học dưới nên cũng là một trong những điều kiện khá thuận lợi cho công tác chủ nhiệm của tôi. Tuy nhiên, bản thân tôi cũng trong một năm chủ nhiệm lớp 6A4 cũng gặp phải không ít những khó khăn: tuy số lượng học sinh ít nhưng không phải học sinh nào cũng giống học sinh nào, có em ngoan, có em nghịch, có em tích cực, cũng có em chậm tiến Mặt khác, các em vì cuộc sống gia đình khó khăn, xa trường, có học sinh tuổi lớn hơn nhiều so với quy định và so với các bạn cùng lớp nên làm cho các em có phần e ngại và xấu hổ khi đến trường, nhiều em còn quá ham chơi nên dẫn đến lười học và thường xuyên vi phạm nội quy học sinh. 
Học sinh lớp 6, là một lớp đầu cấp cũng là cái thời điểm bắt đầu của lứa tuổi thiếu niên. Các em đã có những nhận thức lớn hơn, chính chắn hơn về cuộc sống của mình. Tuy vậy, hầu hết các em có suy nghĩ, tính cách và hoàn cảnh khác nhau. Đôi khi tôi nhận thấy có em rất ngây thơ, nhưng cũng có những em sống khép kín, e dè. Nhiều em rất tích cực trong các hoạt động phong trào, hăng say trong học tập nhưng vẫn có nhiều em rụt rè, thờ ơ với hoạt động của lớp. Cũng có những em tưởng chừng như vô tư, không suy nghĩ nhưng đằng sau các em đó là một cuộc sống đầy khó khăn, vất vả hay cuộc sống gia đình không trọn vẹn. Một điều đặc biệt nữa là, nhận thức trong học tập của các em chênh lệch nhau quá xa, điều này ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập chung của cả lớp. Tuy nhiên, tát cả đều xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể.
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ nhiệm, có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế gia đình; độ tuổi; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân là khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái; tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinhtất cả là những yếu tố có tác động lớn đến công tác chủ nhiệm của những giáo viên chủ nhiệm lớp.
Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt công tác chủ nhiệm thì chính người giáo viên làm công tác chủ nhiệm ấy mới thật sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải là những người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và linh hoạt trong quá trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp.
Trước những khó khăn và thử thách ấy, tôi tự hứa với lòng mình cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Vận dụng những kinh nghiệm vốn có và đưa ra những giải pháp mới để làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của các em học sinh, để đưa lớp 6A4 trở thành lớp Tiên tiến xuất sắc, giáo viên chủ nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. 
Qua quá trình vận dụng những kinh nghiệm, những giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã đạt được nhiều kết quả tốt, luôn hoàn thành xuất sắc các công việc đề ra trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời, lớp chủ nhiệm cũng đã đạt được nhiều thành công trong học tập, rèn luyện và trong hoạt động phong trào. Đồng thời, có sự tác động lớn đến sự thay đổi về nhận thức, thay đổi nhân cách của phần lớn các đối tượng học sinh.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a/ Mục tiêu của giải pháp:
Nâng cao khả năng sư phạm, sự sáng tạo của giáo viên chủ nhiệm lớp; tăng cường khả năng tự nghiên cứu, học hỏi của giáo viên trong quá trình chủ nhiệm. Đồng thời thể hiện sự nhiệt tình, tâm huyết, không ngại khó khăn, gian khổ và sự gần gũi, thân thiện với các đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp đối với giáo viên làm chủ nhiệm và nâng cao kết quả học tập, rèn luyện, hoạt động phong trào cũng như việc thay đổi nhận thức, thay đổi nhân cách của các đối tượng học sinh.
 b/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
* Nội dung:
Giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm luôn xác định đó không chỉ là một nhiệm vụ mà đó còn là một vinh dự, bởi chúng ta là người trực tiếp thường xuyên theo dõi, đánh giá, rèn luyện và giáo dục các em học sinh; coi chúng như những đứa con của mình.
Đồng thời, bằng kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ, giáo viên làm công tác chủ nhiệm sẽ dành hết tâm huyết và khả năng của mình để giáo dục học sinh, hoàn thiện học sinh trở thành những thế hệ có ích cho đất nước.
Chính vì vậy, giáo viên làm công tác chủ nhiêm luôn trăn trở tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm của mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ đó có thể xây dựng được những phương pháp chủ nhiệm có hiệu quả, áp dụng cho tất cả các năm học. 
* Cách thức:
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, người giáo viên chủ nhiệm phải biết xây dựng kế hoạch chủ nhiệm bằng những việc làm cụ thể. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện kế hoạch chủ nhiệm của mình, cần sắp xếp trình tự các công việc của công tác chủ nhiệm một cách hợp lí, khoa học. 
Qua năm học 2015 -2016 làm công tác chủ nhiệm ở một lớp đầu cấp bậc Trung học cơ sở, bản thân tôi đã áp dụng và đúc kết được một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm của mình theo những cách thức sau đây:
+ Tìm hiểu về đối tượng học sinh: 
Đây là một việc làm không thể thiếu đối với người làm công tác chủ nhiệm, việc làm này có ảnh hưởng rất nhiều đến việc theo dõi, nhận xét và đánh giá quá trình rèn luyện nhân cách của học sinh.
Sau khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm tiến hành tìm hiểu các đối tượng học sinh của mình về địa chỉ gia đình, năm sinh, hoàn cảnh gia đình, học lực của từng em để có cơ sở theo dõi và giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để ghi nhớ tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm nên thiết kế riêng cho mình một loại sổ là “Sổ tay Giáo viên chủ nhiệm” nhằm ghi lại toàn bộ những nội dung, việc làm, kế hoạch liên quan đến công tác chủ nhiệm, liên quan đến các đối tượng học sinh, làm căn cứ đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì và cuối năm.
+ Tổ chức lớp học, bầu Ban cán sự lớp: 
Bất cứ một tập thể lớp nào cũng cần một đội ngũ quản lí, theo dõi các hoạt động của lớp, cũng như góp sức với giáo viên chủ nhiệm xây dựng sơ đồ, vị trí chỗ ngồi và tổ chức điều hành các hoạt động của lớp học. Việc làm này của giáo viên chủ nhiệm nhằm lựa chọn được những học sinh có tố chất, bản lĩnh và có tiếng nói với tập thể để hướng các em vào những nhiệm vụ nhất định, góp phần cùng giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ năm học.
Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, giáo viên tổ chức sắp xếp chỗ ngồi, phân chia thành viên tổ phù hợp về số lượng học sinh nam nữ, học sinh khá giỏi. Thông qua buổi Đại hội chi đội, giáo viên tiến hành lấy ý kiến của tập thể lớp bầu ra Ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; tiến hành tổ chức cho học sinh học tập nội quy học sinh và đồng thời, kí cam kết với giáo viên và phụ huynh về thực hiện nội quy. Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần chú ý, không nên quá cứng nhắc về chuyện chỗ ngồi, có thể thay đổi khi cần thiết, phù hợp với nguyện vọng hữu ích của học sinh.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động, thi đua của lớp: 
Đây là việc làm không kém phần quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm, bởi lẽ việc làm này sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm xác định được nội dung công việc hằng tháng một cách rõ ràng, có kế hoạch triển khai, phân công và tổ chức thực hiện kế hoạch đó kịp thời, khoa học và hiệu quả, tránh chồng chéo các công việc.
Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, giáo viên chủ nhiệm xây dựng hệ thống chỉ tiêu hoạt động và biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đó hằng tháng, từng học kì và cả một năm học cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, giáo viên có thể điều chỉnh cho phù hợp. Trong kế hoạch hoạt động, giáo viên chủ nhiệm nên đẩy mạnh các biện pháp thực hiện, các hình thức xử lí đối với học sinh vi phạm và đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng của lớp trong mỗi tuần, mỗi tháng hoặc từng học kì.
+ Trang bị sổ sách cho lớp, cho Ban cán sự lớp: 
Để có căn cứ rõ ràng trong việc nhận xét đánh giá học sinh, để kịp thời tìm ra được những mặt tích cực và khuyết điểm của từng học sinh; đồng thời để giúp giáo viên chủ nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên ban cán sự lớp phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình thì việc trang bị sổ sách cho lớp, cho ban cán sự là việc làm rất cần thiết.
Ban cán sự lớp học gồm: Lớp trưởng quản lí chung; lớp phó học tập phụ trách học tập; lớp phó lao động phụ trách hoạt động lao động và cơ sở vật chất; lớp phó văn thể phụ trách hoạt động văn nghệ. Ban cán sự lớp có thể kể đến các tổ trưởng phụ trách việc kiểm tra, theo dõi, xếp loại tổ viên và báo cáo tình hình với giáo viên chủ nhiệm. Ngoài ra, còn có 02 học sinh phụ trách cờ đỏ, theo dõi việc thực hiện nội quy của lớp nói riêng và của khối nói chung. Vì vậy. giáo viên chủ nhiệm cần trang bị cho mỗi thành viên ban cán sự một cuốn sổ, ghi chép lại toàn bộ hoạt động của lớp hằng ngày, hàng tuần.
Sau khi đại hội chi đội, giáo viên chủ nhiệm phân công nhiệm vụ, trang bị cho mỗi thành viên ban cán sự một cuốn sổ để ghi chép lại toàn bộ hoạt động của lớp cũng như theo dõi các thành viên trong lớp. Ban cán sự lớp cần chú ý lựa chọn những học sinh có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao. 
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm có thể trang bị “Sổ vàng Chi đội” đặt trên bàn giáo viên hằng ngày, để giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn và Ban cán sự lớp ghi chép lại những việc làm tốt, những hoạt động ý nghĩa, những bài thi chất lượng hoặc những cá nhân tiêu biểu trong học tập của lớp. Cuối mỗi tháng, giáo viên đánh giá lớp học và xếp loại từng thành viên trong lớp. Điều này thể hiện được sự giám sát chặt chẽ đến hoạt động lớp của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn; đồng thời phát huy vai trò của ban cán sự lớp.
+ Thường xuyên liên hệ, phối hợp với giáo viên bộ môn: 
Đây là một việc mà tất cả giáo viên chủ nhiệm chúng ta nên làm, bởi lẽ bản thân giáo viên chủ nhiệm thật sự rất khó để có thể một mình bao quát và biết hết được những gì đang xảy ra ở lớp, không biết hết được tình hình học tập thường ngày của từng học sinh ra sao? Chính vì vậy, việc thường xuyên liên hệ, phối hợp với giáo viên bộ môn nhằm nắm rõ tình hình của lớp, tìm ra hướng xử lí những khó khăn, những lỗi vi phạm của học sinh là điều giáo viên chủ nhiệm nên làm.
Giáo viên bộ môn tuy chỉ giảng dạy ở lớp từ một đến vài tiết trong tuần, vậy nên không thể nắm bắt được hết về sự phát triển hay thay đổi của học sinh; cũng như giáo viên chủ nhiệm không thể một mình hiểu hết được tập thể lớp chủ nhiệm. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt công việc này: thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn để nắm được tình hình của lớp trong từng môn học, nắm được lực học của từng em học sinh để giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giúp đỡ các đối tượng học sinh yếu kém. Đồng thời, liên hệ và phối hợp với giáo viên bộ môn để đưa ra biện pháp giáo dục những học sinh có nguy cơ sa sút về đạo đức, thường xuyên bỏ học hoặc hay vi phạm nội quy học sinh.
+ Tạo mối quan hệ gắn kết với Hội Cha mẹ học sinh: 
Hội cha mẹ học sinh của lớp là những người có úy tín trong tập thể cha mẹ phụ huynh học sinh của lớp. Hội cha mẹ học sinh được bầu ra trong buổi họp phụ huynh đầu năm, họ là những người đứng ra chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho con cháu họ. Do đó, giáo viên chủ nhiệm không thể thờ ơ hay quên đi vai trò quan trọng của họ, mà cần tạo nên mối quan hệ gắn kết với Hội cha mẹ học sinh.
Hội cha mẹ học sinh của lớp thường có 03 người, trong đó có một Hội trưởng, một Hội phó và một Ủy viên. Tuy nhiệm vụ của mỗi người có khác nhau nhưng trách nhiệm của Hội cha mẹ học sinh là như nhau, vì sự phát triển của lớp, sự vươn lên của con em mình. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần tạo mối quan hệ gắn kết với Hội cha mẹ học sinh nhằm tìm kiếm nguồn lực giúp đỡ để lớp hoàn thành các kế hoạch; tham mưu ý kiến tổ chức các hoạt động; tìm giải pháp xử lí học sinh vi phạm; quan tâm khích lệ tinh thần học tập và những kết quả khác mà học sinh đạt được. Điều quan trọng trong mối quan hệ gắn kết đó là, giáo viên chủ nhiệm biết lắng nghe ý kiến của các thành viên trong Hội CMHS để cùng phối hợp xây dựng tập thể lớp tiên tiến.
+ Thường xuyên quan tâm, gần gũi, chia sẻ với học sinh lớp chủ nhiệm:
 Chúng ta vẫn thường nghe phụ huynh và học sinh nói rằng: trường học là gia đình thứ hai, thầy cô cũng như là cha mẹ và học sinh là những đứa con. Với ý nghĩa quan trọng đó, người làm công tác chủ nhiệm như chúng ta hãy luôn xem những học sinh của mình là những người con, người em. Chúng ta yêu thương, quan tâm, lo lắng và chăm sóc con em của mình thế nào thì hãy quan tâm, yêu thương, lo lắng cho học sinh của mình như thế. 
Việc giáo viên chủ nhiệm quan tâm, gần gũi và chia sẻ với học sinh lớp mình chủ nhiệm là vô cùng cần thiết và quan trọng. Có thường xuyên quan tâm, gần gũi thì giáo viên mới biết được tính cách, hoàn cảnh, cuộc sống của từng em, để có cơ sở thuận lợi cho việc quản lí và giáo dục các đối tượng học sinh. Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm cần biết tạo ra những cách quan tâm, gần gũi phù hợp, nhẹ nhàng và ân cần, tránh để học sinh hiểu sai việc gần gũi của mình. Có như vậy mới kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, các em không còn e ngại, rụt rè mà sẽ tự tin, mạnh dạn bộc bạch những việc cuả lớp, những thiếu sót của bản thân
Ví dụ, trong những buổi lao động cộng sản, vệ sinh trường lớp, sinh hoạt đội, cắm trại, thi làm báo tường rất dễ dàng tạo điều kiện để thầy và trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn. Giáo viên hướng dẫn cặn kẽ công việc để các em tự tin phát huy khả năng của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, để giúp học sinh hoàn thành tốt công việc của mình thì giáo viên chủ nhiệm nên chỉ bảo, nhắc nhở ân cần, rõ ràng; hướng dẫn lại lần hai, lần ba đối với những học sinh làm sai hoặc nhắc nhở nhẹ nhàng những học sinh còn chút lười biếng, ham chơi Có làm như vậy, giáo viên mới giúp các em rút ra được kinh nghiệm, tự tin hơn. 
+ Làm tốt công tác phối kết hợp với các Đoàn thể trong trường: 
Trường học là nơi giáo dục toàn diện cho học sinh. Khi đến trường, các em không chỉ được thầy cô giảng dạy kiến thức mới mà ở đó, các em sẽ được trang bị đầy đủ những kĩ năng sống thông qua nhiều hoạt động khác, mà những hoạt động này có liên quan gắn kết với nhiều tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Y tế trường học hoặc Thư viện nhà trường
Trong một năm học, những tổ chức Đoàn thể này luôn có rất nhiều hoạt động liên quan đến học sinh, mà giáo viên chủ nhiệm là người gắn kết học sinh với các tổ chức đoàn thể này. Ví dụ như, Y tế trường học khám bệnh định kì cho học sinh, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh; Thư viện nhà trường cung cấp hệ thống sách báo cho học sinh được tìm hiểu nhằm nâng cao sự hiểu biết; Liên đội xây dựng và tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, phát triển trí tuệ và năng khiếu của học sinh Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm ngoài việc hoàn thành công việc của mình được giao, cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể này để cùng theo dõi, nhận xét học sinh, đánh giá ý thức và kết quả tham gia của học sinh.
+ Giải quyết mâu thuẫn, bất hòa xảy ra trong đối tượng học sinh: 
Trong một tập thể lớp, mỗi học sinh một cá tính, vì vậy mà việc thường xuyên xảy ra những bất hòa hay mâu thuẫn giữ các thành viên trong lớp, có khi với các lớp khác là không thể tránh khỏi. Chính vì thế mà người làm công tác chủ nhiệm phải thật bình tĩnh, trau dồi kĩ năng sư phạm để xử lí những trường hợp này một cách tốt đẹp nhất. Không dùng những biện pháp mang tính bạo lực mà cần dùng lời nói, sự quan tâm, sự gần gũi và những bài học thực tế để giải quyết các vấn đề nảy sinh. Có như vậy mới tạo được cho học sinh lòng tin, nâng cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ lớp và trong toàn trường.
Ngoài ra, để tránh trường hợp học sinh có thời gian dễ xảy ra mâu thuẫn thì việc tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các buổi lao động, các tiết ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm là điều cần thiết. Nếu thực hiện tốt như vậy, học sinh sẽ ổn định tâm thế, luôn sẵn sàng hoàn thành tốt nội dung các buổi sinh hoạt, lao động, ngoại khóa đó.
+ Nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần: 
Hằng tuần, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là dịp để ban cán sự báo cáo với giáo viên chủ nhiệm tình hình chung của lớp trong một tuần, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh phát huy quyền dân chủ của mình. Thông qua tiết sinh hoạt lớp đó, giáo viên chủ nhiệm triển khai các hoạt động trong tuần tiếp theo. Tuy nhiên, để có một tiết sinh hoạt lớp đúng nghĩa và hiệu quả thì không phải là dễ, bởi nếu nội dung các tiết sinh hoạt lớp cứ như nhau và không có gì mới mẻ thì sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc đối với người làm công tác chủ nhiệm.
Có một số học sinh thường chán ngán giờ sinh hoạt lớp, thậm chí có trường hợp vài em bỏ trốn. Sở dĩ có hiện tượng này vì giờ sinh hoạt lớp chủ yếu là kiểm điểm những sai sót của một số em vi phạm nội quy chủa trường, lớp. Vì vậy, giáo viên phải tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong giờ này, cần thường xuyên thay đổi hướng sinh hoạt lớp với nhiều hình thức và nội dung phong phú. Giáo viên cho lớp nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần với thời gian ngắn, dành thời gian nhiều hơn cho việc vạch ra phương hướng tuần tới, sinh hoạt văn nghệ, thi sáng tác thơ văn, câu hỏi giải quyết tình huống Có như thế, những em vi phạm nội quy hầu hết đều tự nhận thấy sai lầm của mình, sẽ tự thấy hối hận, xấu hổ, các em sẽ không thấy bị bỏ mặc vì mình vi phạm mà ngược lại các em sẽ thấy mình đang được quan tâm, để rồi tự các em đó sẽ tự hòa nhập vào hoạt động chung của lớp. 
+ Đẩy mạnh việc thường xuyên liên hệ gia đình học sinh: 
Gia đình học sinh là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và làm thay đổi nhận thức của học sinh. Mặt khác, việc giáo dục học sinh trong nhà trường là sự kết hợp nhà trường với đoàn thể, địa phương, gia đìnhTrong đó, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Chính vì vây, công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công hay không đừng bao giờ quên gia đình học sinh là yếu tố quan trọng.
Trong tập thể lớp, các em đều có hoàn cảnh sống và nhận thức khác nhau: có em chăm ngoan, năng nổ, nhiệt tình; có em trầm lặng nhưng nóng nảy; có em lười biếng, ham chơi, hay vi phạm nội quy; cũng có những em lớn tuổi hơn các bạn nên tự ti, mặc cảm Đứng trước tất cả các đối tượng học sinh lớp mình chủ nhiệm như vậy, giáo viên chủ nhiệm cần xác định việc thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh là điều nên làm. Khi đến gia đình học sinh, không hẳn như nhiều người nghĩ rằng con cái họ hư hỏng nên giáo viên mới đến nhà, mà ở đây chúng ta phải xét về nhiều phương diện: chúng ta đến nhà tất cả các đối tượng học sinh ngoài việc đến thông báo tình hì

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 2018.doc