SKKN Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ để hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT

SKKN Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ để hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT

Mối quan hệ giữa học sinh và học sinh

Giáo viên chủ nhiệm là “linh hon” của lớp học, muốn tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh thì GVCN phải dẫn dẵn, tạo các hoạt động để gắn kết các cá nhân thành một thể thống nhất. Chúng ta vẫn biết rằng, mỗi học sinh sẽ có một cá tính riêng, hơn nữa các em ở các trường THCS từ nhiều địa phương tập trung về cùng một lớp nên sẽ rất khó khăn để có tiếng nói chung. Vì vậy không phải ngày một ngày hai mà chúng ta bắt các em phải tuân theo một khuôn khổ, tìm được tiếng nói chung ngay được mà để tạo ra mối quan hệ thân thiện, đoàn kết, đong lòng giữa học sinh với học sinh lại phụ thuộc vào sự kiên trì, tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm dành cho học sinh. Phải đặt lớp học trong trạng thái là một gia đình, giáo viên chủ nhiệm là cha là mẹ và học sinh là những đứa con, có như vậy chúng ta mới có thể dùng tình yêu thương để gắn kết các thành viên lại với nhau.

Tập thể nào cũng vậy, muốn đoàn kết, vững mạnh thì phải có những người lãnh đạo có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm. Đây là nhóm học sinh sẽ thay mặt GVCN điều hành, xử lí công việc hàng ngày của lớp, là cánh tay phải đắc lực của GVCN quyết định cho sự phát triển và tiến bộ của lớp học. Do đó, sau khi tìm hiểu học sinh GV có thể nắm được tính cách, kỹ năng xử lí công việc, năng lực lãnh đạo cũng như học lực của học sinh lớp chủ nhiệm từ đó GV xây dựng tiêu chí lựa chọn ban cán sự lớp. Ở đây giáo viên chỉ là người hướng dẫn, điều hành còn các thành viên trong lớp xây dựng và thực hiện; làm như vậy thì các em sẽ tìm được tiếng nói chung, có ý thức xây dựng tập thể lớp ngày một tốt hơn.

 

docx 60 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 309Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ để hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng được nội quy riêng của lớp mình. Tuy nhiên nếu mọi quy định trong lớp đều do GVCN đặt ra yêu cầu các em thực hiện thì sẽ làm cho các em cảm thấy bị ép buộc và không tự nguyện thực hiện. Thay vào đó chúng ta nên xác định vai trò của giáo viên chủ nhiệm là định hướng - Cán bộ lớp sẽ là người triển khai, phân tích - Các thành viên của lớp sẽ thảo luận để đi đến thống nhất nội dung – Cuối cùng cả lớp sẽ cùng nhau thực hiện. Trong quá trình thực hiện sẽ có những bất cập, khó khăn thì cả lớp sẽ cùng nhau sửa đổi và hoàn thiện. Đầu tiên, GVCN sẽ định hướng cho học sinh xây dựng các nội dung cần thực hiện của học sinh khi đến lớp, những mong muốn của các em khi thực hiện công việc chung của lớp, ..., nếu vi phạm nội quy thì hình
thức phạt sẽ như thế nào. GV sẽ hướng dẫn cho các em xây dựng các hình phạt tích cực chẳng hạn, khi học sinh không học bài cũ thì phạt bằng cách trình bày lại nội dung bài học trong giờ sinh hoạt lớp hoặc là đọc một cuốn sách cho cả lớp nghe. Khi học sinh đi học muộn nhiều lần sẽ phải đi sớm làm trực nhật 1 tuần. Học sinh sử dụng điện thoại trong giờ sẽ phải tìm ra những hậu quả của việc sử dụng điện thoại không đúng cách để trình bày trước lớp... Việc xây dựng hình thức phạt sẽ do cả lớp cùng thống nhất nên khi học sinh vi phạm các em sẽ tự giác nhận lỗi và lựa chọn hình phạt cho mình để thực hiện.
Tổ chức trang trí không gian lớp học
Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh. Môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi ươm mầm cho sự phát triển nhân cách tốt. Không khí lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện là yếu tố rất quan trọng góp phần thu hút học sinh đến trường, đến lớp; góp thêm cho lớp học một luong không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy, để làm đẹp không gian lớp cũng là nâng cao năng lực thẩm mỹ cho học sinh, GVCN cần tạo ra các hoạt động để học sinh tham gia làm đẹp không gian lớp học. Muốn đẹp thì trước hết phải sạch, GV hãy chia các tổ theo khu vực để vệ sinh lớp cũng như khu vực xung quanh lớp học, đảm bảo phòng học lúc nào cũng sạch sẽ, thoáng và đủ ánh sáng. Tiếp theo, GV hãy cùng học sinh trao đổi để đưa ra ý tưởng trang trí phòng học, có thể trang trí lọ hoa để bàn, các cây cảnh nhỏ cạnh cửa sổ, ...trang trí bức tường cuối lớp để các em sáng tạo theo ý thích của mình. Việc trang trí sẽ được thực hiện sau các buổi học hoặc các ngày nghỉ sẽ giúp các em có thời gian thư giãn, vui chơi bổ ích hơn.
Đổi mới tiết sinh hoạt chủ nhiệm thông qua các chủ đề GDTM giúp hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh
Chúng ta biết rằng, để hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh thì bên cạnh các tiết học văn hóa, tiết Sinh hoạt lớp là một tiết học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sinh hoạt lớp là tiết học ở đó học sinh tiến hành hoạt động giáo dục, tự giáo dục và xây dựng tập thể lớp dưới sự cố vấn, hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Thông qua đó nhằm khơi dậy cho học sinh tính tích cực, chủ động sáng tạo, tinh thần hợp tác, trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể, đối với cộng đong. Hình thành củng cố và phát triển ở học sinh kĩ năng hoạt động độc lập, tự chủ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể, có nền nếp, đoàn kết gắn bó, sống có trách nhiệm với các hoạt động tập thể. Giúp các em mạnh dạn, tự tin và nhận ra những mặt mạnh của mình để các em phát huy tố chất của mình, đong thời giúp học sinh nhận ra khuyết điểm và hướng
sửa chữa, khắc phục để từng bước hoàn thiện nhân cách, boi dưỡng năng lực, đáp ứng mục tiêu giáo dục. Từ trước tới nay, tiết Sinh hoạt lớp thường theo các khâu bước cứng nhắc, học sinh thường chỉ nghe giáo viên chủ nhiệm cũng như cán bộ lớp trong giờ sinh hoạt nhận xét, thường là phê bình, nêu những khuyết điểm của học sinh nên những em mắc lỗi trong tuần rất sợ tiết Sinh hoạt lớp. Chính vì vậy mà tiết Sinh hoạt lớp chưa phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh, gây sự nhàm chán trong các em. Học sinh tham gia tiết học một cách thụ động, chỉ ngoi nghe là chủ yếu, ít được tham gia các hoạt động. Để phát huy hết vai trò của tiết Sinh hoạt lớp, tôi nhận thấy rằng GVCN cần thiết kế lại tiết sinh hoạt để tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh, thông qua đó long ghép các nội dung giáo dục để các em tự tìm tòi và ghi nhận kiến thức, hình thành năng lực, phẩm chất cần có cho bản thân.
Hằng ngày, trong quá trình tiếp xúc với học sinh chúng ta sẽ nhận ra rất nhiều lỗi vi phạm mà các em mắc phải: từ trang phục, tóc tai, hành xử, ngôn ngữ giao tiếp, ... những lỗi nhỏ này ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa ứng xử của học sinh. Là giáo viên chủ nhiệm chắc hẳn ai cũng sẽ có phương pháp để uốn nắn, sửa đổi cho học sinh, có thể là nhắc nhở trực tiếp, có thể là sử dụng các hình phạt theo quy định, cũng có thể có những quy chế bắt buộc các em không được phép vi phạm. Tuy nhiên, chẳng có phương pháp nào tối ưu bằng việc để các em nhận ra sai lầm và tự bản thân các em tìm cách sửa chữa. Để làm được điều đó tôi nghĩ rằng phải tổ chức các hoạt động để long ghép các nội dung giáo dục thích hợp. Trong quỹ thời gian không nhiều dành cho GV với công tác chủ nhiệm thì có lẽ tiết sinh hoạt lớp chính là thời gian lí tưởng để chúng ta xây dựng các nội dung GDTM để hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh.
Xây dựng kế hoạch GDTM qua các tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm
Xây dựng kế hoạch chung
Nếu như ở các tiết học của các bộ môn văn hóa sẽ có sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo hỗ trợ cho nội dung dạy học thì tiết sinh hoạt lớp GVCN phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp chủ nhiệm, căn cứ vào độ tuổi của học sinh, vào kinh nghiệm của GV, vào xu hướng của xã hội để nghiên cứu nội dung đảm bảo tính chính xác, hợp lí và thiết thực. Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi đã tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
+ Giúp học sinh tìm hiểu về khái niệm cái đẹp đối với học sinh, nhận ra nét đẹp phù hợp trong trang phục, ngôn ngữ, hành động.
+ Tìm hiểu những văn hóa ứng xử cần có của học sinh.
+ Giúp học hình thành năng lực thẩm mỹ, hoàn thiện văn hóa ứng xử của học sinh.
Bước 2: Xác định hình thức
Giáo viên có thể thiết kế đa dạng các hình thức để tạo hứng thú cho tiết sinh hoạt, tuy nhiên vẫn đảm bảo học sinh lớp chủ nhiệm có thể thực hiện được trong điều kiện hoàn cảnh chủ quan và khách quan. Một số hình thức tôi thường sử dụng như: Thuyết trình; Đóng kịch; Xây dựng video; Các trò chơi đong đội như chạy tiếp sức, nên – không nên, ...
Bước 3: Xác định nội dung
Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của học sinh mà giáo viên xây dựng nội dung cho phù hợp, có thể xây dựng về các nội dung có thể sử dụng được cho cả khối 10,11,12 và phù hợp mọi năm học như:
+ Tìm hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ hàng ngày.
+ Tìm hiểu về sử dụng trang phục tuổi học sinh
+ Tìm hiểu về cách ứng xử nơi công cộng.
+ Tìm hiểu về nữ công gia chánh.
+ Tìm hiểu về sức khỏe, tâm lí lứa tuổi.
+ Tìm hiểu về tình yêu quê hương đất nước.
+ Tình cảm gia đình.
+ Kế thừa và phát huy văn hóa dân tộc.
+ Tìm hiểu về các nét đẹp văn hóa quê hương .
+ Cách nhìn nhận, tiếp thu các nền văn hóa thời đại....
Bước 4: Lập khung thời gian chi tiết
Sau khi đã hoàn thành ba bước nêu trên thì cuối cùng giáo viên cần lập khung thời gian chi tiết để lên kế hoạch thực hiện. Chẳng hạn sau đây là khung thời gian của tôi khi chủ nhiệm lớp 11A13 trường THPT Phan Đăng Lưu trong năm học 2020 – 2021:
Tháng

Chủ đề

Nội dung thực hiện

Hình thành văn hóa ứng xử
Thành phần TG

Ghi chú
9/2020
Nét đẹp văn hóa của lời chào
HS tìm hiểu về ý nghĩa của lời chào.
HS tìm hiểu chào hỏi tạo nên nét đẹp gì.
- Hình thành cho học sinh văn hóa chào hỏi, thái độ lễ phép khi gặp
GVCN; HS;	HT
hội	phụ
huynh; Khách




HS tìm hiểu ngôn ngữ, hành động đẹp cần thực hiện khi chào hỏi.
Liên hệ cách chào hỏi của 1 số nước trên thế giới.
người lớn tuổi.
mời

10
Trang phục đến trường
HS tìm hiểu về đong phục của học sinh trong nước và các nước trên thế giới.
HS tìm hiểu về ý nghĩa của việc mặc đong phục.
HS trình bày suy nghĩ của bản thân về trang phục đẹp của học sinh.
Hình thành cho HS thói quen chấp hành quy định về đong phục.
Thực hiện trang phục phù hợp khi tham gia học tập, hoạt động ở trường.


11
Tri	ân thầy cô
Tìm hiểu về lịch sử ngày 20/11.
Trình bày suy nghĩ về những hành động, việc làm đẹp để tri ân thầy cô.
- HS biết gìn giữ và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
GVCN; HS;	HT
hội	phụ huynh; Khách mời

12
Phương pháp làm đẹp tuổi học trò
Tìm hiểu sự thay đổi của cơ thể ở độ tuổi của HS.
Tìm hiểu tác hại của mỹ phẩm đối với lứa tuổi HS.
Tìm hiểu về phương pháp ăn uống khoa học, các bài tập thể dục phù hợp với lứa tuổi, cách chăm sóc da và tóc từ thiên nhiên.
HS nhận ra nét đẹp đơn thuần của tuổi HS.
HS có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, tránh xa các loại mỹ phẩm chưa phù hợp.
GVCN; HS;	HT
hội	phụ huynh; Khách mời


1/2021
Trang trí	cho ngày Tết
- Tìm hiểu về nguon gốc ngày Tết ở Việt Nam, ý nghĩa của việc trang trí nhà ngày Tết.
- Có trách nhiệm với gia đình, biết giúp đỡ bố mẹ, gắn kết tình cảm gia đình.
GVCN; HS;	HT
hội	phụ huynh; Khách mời

2
Tình yêu tuổi học trò
Tìm hiểu về kiến thức giới tính.
Trình bày suy nghĩ về việc nên hay không nên có tình yêu ở tuổi học trò,
Làm sao để đảm bảo có tình yêu tuổi học trò đẹp, hỗ trợ các em trong học tập.
HS trách nhiệm với bản thân, tự giác với nhiệm vụ học tập của mình.
HS có thể điều chỉnh cảm xúc để không ảnh hưởng đến kết quả học tập.
GVCN; HS;	HT
hội	phụ huynh; Khách mời

3
Vấn đề sử dụng điện thoại trong trường học
Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân của việc sử dụng điện thoại ở HS.
Trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề sử dụng điện thoại của HS hiện nay.
Nêu những thông điệp để sử dụng điện thoại đúng cách, phù hợp.
HS có ý thức không sử dụng điện thoại trong giờ học.
HS có trách nhiệm với các nội dung đăng tải lên mạng xã hội để không làm ảnh hưởng đến bản thân và mọi người.
GVCN; HS;	HT
hội	phụ huynh; Khách mời

4
Giữ gìn và phát huy truyền th

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tham_my_de_hinh_thanh_van_hoa.docx
  • pdfNguyễn Thị Quỳnh Hoa _THPT Phan Đăng Lưu _Chủ nhiệm.pdf