SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 - 5 tuổi ỏ lớp chồi 2, trường Mầm non Họa Mi

SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 - 5 tuổi ỏ lớp chồi 2, trường Mầm non Họa Mi

Khi xây dựng môi trường và cảnh quan cho lớp học phải luôn kéo trẻ vào các hoạt động này để trẻ trực tiếp trải nghiệm khi đó trẻ sẽ thấy được lợi ích của những việc đó và những lần sau đó trẻ sẽ yêu thích được tham gia cùng cô và trẻ ghi nhớ những công việc đó một cách tốt hơn.

Cô tạo các góc thiên nhiên và yêu cầu trẻ chăm sóc như tưới cây, lau lá, làm đất qua việc làm này trẻ được gần gũi hơn với thiên nhiên, biết yêu thiên nhiên.

Cuối tuần cô cùng trẻ dọn dẹp lớp học sắp xếp lại các góc chơi, qua đây cho trẻ làm quen với lao động, giáo dục trẻ người nhỏ làm việc nhỏ góp một phần công sức vào sự phát triển của xã hội. Ngoài ra trẻ còn có thể giúp cô một số công việc nhỏ như sắp xếp lại sách vở, đồ dùng học tập, khi trẻ được làm trẻ hiểu được sự gọn gàng ngăn nắp là thật sự cần thiết.

Cuối tuần cô bình cờ, nêu gương từng trẻ khi tham gia hoạt động , cô phải nhận xét từng cá nhân trẻ, trẻ này vì sao chưa ngoan? tuần sau con đi học phải như thế nào? khi trẻ được cô và các bạn nhận xét trẻ thấy vì sao mình chưa ngoan, khuyến khích động viên trẻ cho tuần học tới ngoan hơn.

 

doc 15 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1228Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 - 5 tuổi ỏ lớp chồi 2, trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là lứa tuổi mầm non.
	Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi. Muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ lứa tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.
	Nhưng nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức, thích gì có nấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có điều kiện về kinh tế nên giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho người giúp việc. Việc đưa trẻ đến trường mầm non chưa được chú trọng, còn để trẻ ở nhà chơi tự do, tiếp xúc với môi trường chưa lành mạnh, mà trẻ mầm non còn đang ở độ tuổi tập ăn, tập nói.
	Trẻ mầm non ban đầu trẻ chưa biết kính trọng, thưa gửi lễ phép, còn trả lời trống không với người lớn tuổi, với bạn bè, với cô giáo. Trước thực trạng đó là người giáo viên tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo. Đây là vấn đề của toàn xã hội, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi ở lớp chồi 2, trường Mầm non Họa Mi.”
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu
Giúp cho trẻ có được nhiều vốn kinh nghiệm sống, biết được những điều gì nên làm và điều gì không nên làm, biết xử lý tình huống khi gặp khó khăn, giúp trẻ tự tin chủ động hơn, khơi gợi sự tư duy, sáng tạo để xử lý tình huống giúp trẻ có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, hình thành một số kỹ năng cơ bản trong cách ứng xử với mọi người như: nhẹ nhàng, khéo léo, tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ...
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã· đúc kết, nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là "Tiên học lễ, hậu học văn" lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu. Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo của con người, việc mà tôi và mọi người đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày.
Trong Văn kiện đai hội Đảng lần thứ VII, đại hội đảng lần thứ VIII và Nghị quyết Trung ương II, Đảng đã khẳng định phát triển sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước, của cộng đồng, của gia đình và của mọi công dân, kết hợp tốt giáo dục trường học và giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh người lớn làm gương cho trẻ em noi theo.
Theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình giáo dục mầm non, thì giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, qua sự quan sát đánh giá trẻ của giáo viên thông qua các hoạt động trong ngày, nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ, qua tiếp xúc với câu chuyện, bài thơ có nội dung giáo dục lễ giáo tác động đến sự giáo dục lễ giáo cho từng cá nhân trẻ về tình cảm, ý chí nhằm mục đích phát triển nhân cách cho trẻ.
Giáo dục lễ giáo là chuẩn mực của quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ, nó đóng một vai trò to lớn trong việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Có thể nói: không thể thiếu được giáo dục lễ giáo trong vệc giúp trẻ trở thành con người mới của xã hội chủ nghĩa. Giáo dục lễ giáo chính là hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân, có những hành vi, cách ứng xử phù hợp, có văn hoá trong gia đình, trường lớp và ngoài xã hội.
Bác Hồ đã từng nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Giáo dục lễ giáo cho trẻ nói chung, cho trẻ mầm non nói riêng là vô cùng quan trọng . Trẻ mầm non giống như một trang giấy trắng. Người lớn chúng ta viết vào đó thế nào sẽ thành thế đó. Những tính cách, thói quen được hình thành cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non sẽ theo trẻ trong suốt cuộc đời và rất khó thay đổi.
II. Thực trạng vấn đề
Năm học 2018- 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp chồi 2, phân hiệu lẻ trường Mầm non Họa Mi
Tình hình của lớp:
+ Tổng số học sinh: 33. Nữ: 9
+ Giáo viên: 2 giáo viên, trình độ đại học
1. Thuận lợi
Bản thân là giáo viên trẻ, nhiệt tình có trình độ chuyên môn và có khả năng tiếp cận với các môn một cách nhẹ nhàng lối cuốn trẻ vào tiết học. Ngoài ra còn tổ chức tốt các hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Số lượng trẻ đi hoc chuyên cần cao.
Một số phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ và đã phần nào nhận thức được nội dung, ý nghĩa của giáo dục lễ giáo cho trẻ.
2. Khó khăn
Lớp tôi chủ nhiệm là lớp ghép, các cháu chưa học qua lớp mầm, nhà trẻ nên nhiều trẻ trong giao tiếp còn nói thiếu chủ ngữ với người lớn tuổi, hay nói trống không, với bạn bè còn nói tục, chửi bậy, chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung.
Nhiều phụ huynh còn quá nuông chiều trẻ, luôn đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu của trẻ. Đa phần phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, nhiều phụ huynh còn chưa gương mẫu trong các hành vi tại gia đình, điều đó dẫn đến việc giáo dục lễ giáo của giáo viên đối với trẻ tại trường gặp nhiều khó khăn.
	- Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Do việc giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên.
Do số lượng trẻ trong lớp đông và ghép nhiều độ tuổi.
Trong quá trình giáo dục lễ giáo cho trẻ giáo viên còn cứng nhắc, máy móc trong việc giáo dục trẻ. Đa phần giáo viên đánh giá về hành vi lễ giáo của trẻ thường dựa vào kiến thức của trẻ, chưa có sự theo dõi, chú ý đến các hành vi của trẻ trong các tình huống để đánh giá.
*Khảo sát năm học 2015 - 2016:
Nội dung khảo sát
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ
Trẻ biết chào hỏi lễ phép
23/33
70%
Trẻ biết nhường nhịn bạn
20/33
61%
Trẻ biết cảm ơn, xin lỗi
21/33
64%
Trẻ biết giúp đỡ cô và bạn trong các hoạt động
19/33
58%
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung
20/33
61%
	III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
	Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế mỗi cô giáo mầm non có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ cho trẻ mẫu giáo.
	Sau đây tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã áp dụng lồng ghép giáo dục lễ giáo vào tất cả các hoạt động:
	1.Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động học .
- Lồng nội dung giáo dục lễ giáo vào các môn học có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá.
Ví dụ: Tiết khám phá khoa hoc “Cây xanh và môi trường sống”.
Cô giáo có thể đàm thoại: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào? Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
Qua lợi ích của cây xanh, cô giáo dục cháu không ngắt ngọn bẻ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích.
Đối với giờ học phát triển thể chất: Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh, trong lúc tập các con không chen lấn, không xô đẩy nhau.
Ví dụ: Tiết học tạo hình: “Vẽ người thân trong gia đình”.
Cô có thể đàm thoại:
- Gia đình cháu gồm có những ai?
- Gia đình cháu thuộc gia đình nhỏ hay gia đình lớn?
- Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau?
Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé.
+ Giờ học làm quen với toán
Nhắc nhở cháu ngồi ngay ngắn, cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, biết giữ  gìn bảo quản đồ dùng.
+ Giờ làm quen văn học: Qua chuyện “Tích Chu”.
Cô đàm thoại cùng trẻ:
Tích Chu sống với bà, bà đối xử như thế nào?
Khi bà bị ốm Tích Chu có biết giúp đỡ bà không?
Tích Chu làm gì mà không lấy nước cho bà uống?
Khi bà bị hóa thành chim bay đi Tích Chu thế nào?
Tích chu hối hận và làm gì để giúp bà trở thành người lại?
Cô giáo dục cháu phải thật thà, biết chăm lo, thương yêu giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, không được ham chơi, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh.
Ví dụ: Trong môn Giáo dục âm nhac: Dạy hát “Cô giáo em”
Trong tiết học này cô giáo giới thiệu về nghề giáo viên và hỏi trẻ trên lớp được học những gì? Ai là người chăm sóc các con? Cô giáo phải làm các công việc gì?
Qua đó giáo dục trẻ về “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, ngoài ra trẻ phải biết kính trọng, lễ phép, yêu thương cô giáo của mình.
Tóm lại hoạt động học cô giáo cần tận dụng tất cả các tiết học phù hợp để lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ. Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo chất lượng lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa trình, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè, tôi thấy vui mừng và tiếp tục áp dụng.
2. Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi.
Đối với trẻ mẫu giáo “Học mà chơi, chơi mà học” trong giờ chơi trẻ được trải nghiệm thực tế qua các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, cũng chính trong giờ chơi, trẻ bộc lộ tính cách một cách rõ nhất bằng cách chơi cùng bạn, chơi theo nhóm, những lúc trẻ chơi cô cần quan sát để uốn nắn kịp thời.
Ví dụ: Qua trò chơi phân vai – y tá – bác sĩ.
Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau chỗ nào? Đau ra sao?...
Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ.
 + Trẻ chơi bán hàng:
Người bán hàng: Cô, chú mua gì ?
Người mua: Bao nhiêu một cân cá vậy cô?
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.
Ví dụ: Qua trò chơi xây dựng: trẻ xây “Trang trại chăn nuôi” qua góc chơi này cô cần giáo dục trẻ biết ơn những bác nông dân đã tạo ra các sản phẩm ngon, sạch cho chúng ta, chúng ta phải biết ơn công sức lao động của mọi người.
Trẻ mầm non vui chơi là hoạt động diễn ra hằng ngày, là một giáo viên tôi luôn có gắng lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các hoạt động vui chơi nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn mà không gây nhàm chán. Trẻ biết nhường nhịn nhau khi chơi, biết xin lỗi bạn khi làm bạn đau, biết đoàn kết trong quá trình chơi nhóm, tôi thấy vui mừng và tiếp tục áp dụng.
3.Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi.
Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học.
Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời. nếu cháu làm việc gì sai đối với bạn, với cô thì phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho gì thì nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn.
Giờ chơi cháu đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơi.
Giờ dạo chơi sinh hoạt ngoài trời.
Ví dụ: Tham quan vườn cây ăn quả.
Đàm thoại: 
Muốn có nhiều quả ngon ta phải làm gì?
Khi ăn quả các con nhớ đến ai?
 Giáo dục cháu kính trọng, yêu những người lao động, khi ăn phải từ tốn, chậm rãi không vứt vỏ và hạt bừa bãi. Các cháu biết giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh nên tôi đã tiếp tục áp dụng.
4.Xây dựng môi trường lớp học để giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Cùng với toàn trường thực hiện chủ đề năm học, xây dựng: “trường học thân thiện” tạo cảnh quan môi trường cũng như tạo môi trường cho trẻ hoạt động và khám phá, luôn chú trọng việc tạo môi trường học phù hợp với độ tuổi, môi trường học là môi trường mở để trẻ có thể tham gia tích cực và vận dụng khả năng sáng tạo của mình.
Khi xây dựng môi trường và cảnh quan cho lớp học phải luôn kéo trẻ vào các hoạt động này để trẻ trực tiếp trải nghiệm khi đó trẻ sẽ thấy được lợi ích của những việc đó và những lần sau đó trẻ sẽ yêu thích được tham gia cùng cô và trẻ ghi nhớ những công việc đó một cách tốt hơn.
Cô tạo các góc thiên nhiên và yêu cầu trẻ chăm sóc như tưới cây, lau lá, làm đất qua việc làm này trẻ được gần gũi hơn với thiên nhiên, biết yêu thiên nhiên.
Cuối tuần cô cùng trẻ dọn dẹp lớp học sắp xếp lại các góc chơi, qua đây cho trẻ làm quen với lao động, giáo dục trẻ người nhỏ làm việc nhỏ góp một phần công sức vào sự phát triển của xã hội. Ngoài ra trẻ còn có thể giúp cô một số công việc nhỏ như sắp xếp lại sách vở, đồ dùng học tập, khi trẻ được làm trẻ hiểu được sự gọn gàng ngăn nắp là thật sự cần thiết.
Cuối tuần cô bình cờ, nêu gương từng trẻ khi tham gia hoạt động , cô phải nhận xét từng cá nhân trẻ, trẻ này vì sao chưa ngoan? tuần sau con đi học phải như thế nào? khi trẻ được cô và các bạn nhận xét trẻ thấy vì sao mình chưa ngoan, khuyến khích động viên trẻ cho tuần học tới ngoan hơn.
5. Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các sự kiện, ngày lễ.
Như chúng ta đã biết truyền thống của người Việt chúng ta luôn tôn sư trọng đạo. Vì vậy thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội như ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 20/11 Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết kính trọng những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Nhằm hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với người lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con người có ích cho xã hội.
6. Giáo viên phải rèn luyện bản thân là tấm gương cho trẻ.
Một ngày thời gian trẻ ở trên trường với cô rất nhiều vì vậy trẻ quan sát từng việc làm của cô, trẻ coi cô là thần tượng, cô phải thật là nhẹ nhàng, cư xử đúng mực khi giao tiếp với trẻ, cô phải tôn trọng trẻ, luôn coi trẻ là bạn vì như vậy giao tiếp với trẻ trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả.
Cô giáo phải ý thức được việc mình là hình mẫu của trẻ để có những việc làm chuẩn mực khiến trẻ cảm thấy cô thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ, yêu thương trẻ bằng cả tấm lòng.
Ví dụ: Trong giờ ăn trẻ ăn chậm hay nói chuyện cô cần nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng cũng như động viên trẻ để trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình, qua việc làm đó của cô giáo trẻ nhận thấy được tình yêu thương của cô dành cho mình, cũng chính từ cách cư xử đó trẻ cũng sẽ cư xử nhẹ nhàng với các bạn của mình.
Trong lớp trẻ đánh nhau cô là người phân xử, cô phải thật nhẹ nhàng khuyên bảo tìm ra nguyên nhân hai bạn đánh nhau, nhắc nhở trẻ có hành vi sai, nói với trẻ đánh nhau là hành động không tốt và khiến cho bạn đau và yêu cầu trẻ xin lỗi nếu trẻ làm sai từ đó trẻ nhận thấy rằng làm sai phải xin lỗi và đánh bạn là hành động không tốt. Cô luôn luôn gương mẫu trước trẻ trong tất cả các hoạt động khi trẻ ở cùng cô tại trường.
7. Tuyên truyền tới bậc phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo tới gia đình trẻ.
Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ và mẹ là cô giáo đầu tiên của trẻ, như vậy chúng ta phải tuyên truyền tới phụ huynh tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo để phụ huynh cùng với giáo viên giúp trẻ phát triển hoàn thiện về nhân cách.
Ngoài ra cô cũng cần trao đổi với phụ huynh khi ở nhà ngay từ những hành động nhỏ như ăn, uống , mặc quần áo, phụ huynh nên để trẻ tự làm trẻ sẽ có những trải nghiệm thực tế vậy sẽ tốt cho trẻ sau này.
Trẻ cần phải được tự lập làm những công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình, cha mẹ không nên làm thay con vì sẽ hình thành cho trẻ thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác có tác động tiêu cực tới trẻ.
Cha mẹ trẻ cũng cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi nói chuyện tập thể hoặc trao đổi với giáo viên tham gia các buổi họp của nhà trường. Qua đây giúp phụ huynh hiểu rằng học là một quá trình xuyên suốt và bậc học mầm non là bậc học quan trọng làm nền tảng cho các bậc học khác.
Ngoài ra trẻ có được thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác thuần thục khéo léo không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, thực hành mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu đó ở trẻ, cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ.
Giải pháp này vô cùng quan trọng và sẽ đạt được hiệu quả cao nếu có mối liên kết chặt chẻ từ các bậc phụ huynh và nhà trường, phụ huynh và giáo viên.
IV. Tính mới của giải pháp
So với những giáo viên trước đây cũng từng dạy tích hợp lễ giáo vào các hoạt động thì tôi thấy được rằng khi tôi sử dụng các giải pháp này vào bài dạy thì có hiệu quả rõ rệt hơn khi chưa sử dụng. Điển hình như: Trẻ ngoan hơn, biết chào hỏi lễ phép, biết giữ gìn vệ sinh chung, biết nhường nhịn bạn, biết cảm ơn, xin lỗi.
V. Hiệu quả SKKN
Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục về lễ giáo tăng lên rõ rệt, đó là điều làm tôi phấn khởi, yêu nghề, yêu trẻ càng nhiều. Giúp tôi có nghị lực trong công tác. Cụ thể dưới đây là kết quả khảo sát mức độ đạt được về giáo dục lễ giáo cho trẻ 4- 5 tuổi.
* Kết quả khảo nghiệm:
Năm học 2016 – 2017
Năm học 2017 - 2018
Nội dung khảo sát
Kết quả
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Trẻ biết chào hỏi lễ phép
31/33
94,%
32/33
97%
Trẻ biết nhường nhịn bạn
26/33
79%
28/33
85%
Trẻ biết cảm ơn, xin lỗi
29/33
88%
31/33
94%
Trẻ biết giúp đỡ cô và bạn trong các hoạt động
27/33
82%
30/33
91%
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung
29/33
88%
31/33
94%
Có thể thấy khi áp dụng phương pháp này giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn 
khi giao tiếp. Những thói quen và hành vi tốt được tăng lên rõ rệt, sự thay đổi của
trẻ được biểu hiện mới qua từng ngày khi thực hiện nghiên cứu đề tài nói trên.
Phần thứ 3: Kết luận, kiến nghị
I. Kết luận
Việc giáo dục lễ giáo có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ, việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những hành vi phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc dạy trẻ của mỗi chúng ta, trình độ nhận thức và tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều. Vì vậy qua quá trình thực hiện bản thân nhận thấy muốn thực hiện tốt việc này thì cha mẹ trẻ và giáo viên cần có lòng quyết tâm, sự bền bỉ, thường xuyên nỗ lực cố gắng, phải tận tâm, tận lực. Và phải luôn cố gắng là tấm gương sáng để trẻ học và noi theo, vì trẻ trong lứa tuổi này chủ yếu là bắt chước các hành vi ứng xử để trẻ học theo, những hành vi tốt đó được trẻ thực hành, rèn luyện hằng ngày sẽ trở thành những thói quen tốt giúp ích cho trẻ sau này. Qua các hoạt động lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: “Đức- trí- thể- mỹ- lao động”
Qua việc nghiên cứu, điều tra, phân tích tôi nhận thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ tại lớp có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trẻ đến trường ngày một ngoan hơn, do có nhiều trò chơi mang tính giáo dục cao, việc học mà chơi- chơi mà học trong trường đã làm cho trẻ hứng thú trong việc học và ham thích đến trường, tỷ lệ chuyên cần năm nay cao hơn năm trước.
Chính vì vậy, giáo dục lễ giáo cho trẻ hằng ngày giúp trẻ hình thành những thói quen tốt ngay từ nhỏ là tiền đề cho sự phát triển nhân cách sau này và để thế giới ngày mai được tốt đẹp hơn, con người sống có trách nhiệm hơn, có sự tự tin, tự lập, người với người sống với nhau có tình, có nghĩa hơn, biết ứng xử phù hợp Chúng ta hãy bắt đầu giáo dục lễ giáo cho trẻ ngay từ bây giờ, ngay từ lúc này.
Trên đây là một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4- 5 tuổi ở lớp chồi 2 trong trườn

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN NGUYỄN THỊ DUYÊN.doc