- Trong các tiết học: Có một điều chắc chắn dù chúng ta có trông nom trẻ tốt tới mức nào cũng không thể ở bên cạnh trẻ mãi được. Cái mà chúng ta có thể làm được cho trẻ chính là cung cấp cho trẻ kiến thức, kỹ năng để trẻ tự bảo vệ bản thân mình trước những tình huống nguy hiểm.
VD: Cho trẻ xem tranh ảnh về các tình huống đồ vật có thể gây nguy hiểm. Cho trẻ xem các hình ảnh em bé bị lạc vì tự ý đi chơi không xin phép người lớn, nghịch bếp gas, ổ điện Giải thích cho trẻ hiểu hậu quả của việc làm đó.
Thông qua bài thơ, bài hát, câu chuyện như bài thơ: Bé tập rửa mặt, bài hát: Anh Tý Sún: Giáo dục trẻ chăm chỉ rửa mặt, đánh răng vệ sinh sạch sẽ để luôn có khuôn mặt đẹp và nụ cười tươi. Câu chuyện: Ba chú lợn con thông qua câu chuyện giúp trẻ có thêm bài học về tình cảm anh em, biết xử lý các tình huống xảy ra trong mọi hoàn cảnh.
- Trong hoạt động chơi: Khi ra ngoài trời: Cô cùng trẻ nhổ cỏ, chăm sóc cây cảnh, nhặt rác trong sân trường, tham gia các hoạt động theo nhóm: Để từ đó trẻ nêu cao tính đoàn kết và hợp tác cùng các bạn. Khi chơi tại các góc: Cho trẻ tự nhận vai chơi, nội dung chơi và tự mình liên kết các góc chơi khi cần thiết, từ đó phát huy được những kỹ năng tự lập, kinh nghiệm chơi của trẻ.
- Trong giờ ăn, ngủ, đi vệ sinh: Cần hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ chính bản thân trẻ vì đây là một trong những kỹ năng đầu tiên vô cùng quan trọng và trẻ cần phải có. Vì vậy cô giáo cần rèn trẻ làm tốt những việc sau:
VD: Cho trẻ tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lấy ghế ngồi vào bàn ăn, ăn xong trẻ tự cất bát và ghế, tự lau mặt, xúc miệng, cùng cô giáo chuẩn bị cho giờ ngủ trưa.
- Trong giờ nêu gương: Cùng trẻ nhận xét những hành vi đúng sai trong ngày, khen ngợi những trẻ có hành vi đúng để các bạn học tập và noi theo, nhắc nhở trẻ có hành vi chưa đúng và cần sửa chữa. Ngoài ra cần động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ kịp thời.
được với xã hội và giải quyết được mọi việc trong cuộc sống của trẻ. Là một giáo viên mầm non, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi làm thế nào để giáo dục cho trẻ kỹ năng tự lập cho trẻ. Vì vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, tôi thường cho trẻ tham gia các hoạt động học tập và trải nghiệm để dạy trẻ kỹ năng tự lập cơ bản. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, sẵn sàng hòa nhập và chia sẻ với bạn bè, đặc biệt giúp trẻ thích ứng với những điều kiện sống thay đổi. Trong thực tế tôi thấy rằng: Khi trẻ ở nhà đa số trẻ được bố mẹ hoặc người giúp việc phục vụ trẻ mọi lúc, mọi nơi. Dẫn đến việc khi trẻ đến môi trường mới thường nhút nhát, thụ động, chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh. Dựa vào vấn đề trên giáo viên mầm non đã chú ý đến việc dạy kỹ năng tự lập cho trẻ xong chúng ta vẫn luôn áp trẻ làm theo mẫu, làm theo yêu cầu của cô mà chưa chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng đó cho mỗi trẻ. Xuất phát từ mong muốn đem lại cho trẻ một môi trường giáo dục tốt nhất, để trẻ mạnh dạn, tự tin và có kỹ năng tự lập phục vụ cho bản thân trẻ tôi lựa chọn đề tài:“ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non” nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện và có đủ hành trang, bản lĩnh bước lên cấp học học mới. PHẦN II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO TRONG TRƯỜNG MẦM NON *Biện pháp 1: Xây dựng nội dung dạy kỹ năng tự lập cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Hàng ngày trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tập, sinh hoạt cùng cô giáo và các bạn, trong các hoạt động trẻ được cô giáo dạy rất nhiều để hình thành các kỹ năng. Với lứa tuổi trẻ mẫu giáo thì khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế.Vì vậy việc lựa chọn kỹ năng tự lập dạy trẻ không nên quá khó hay quá dễ. Sau 1 thời gian nghiên cứu tôi đã xác định 1 số nội dung giáo dục kỹ năng tự lập để dạy trẻ như sau: Kỹ năng Nội dung Kỹ năng tự phục vụ - Tự lấy, cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định - Tự đi giày dép, thay trang phục. - Tự xúc cơm ăn - Tự lấy nước khi khát nước. Kỹ năng vệ sinh cá nhân - Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. - Xúc miệng sạch sẽ sau khi ăn xong. - Đánh răng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. - Không nghịch bẩn, không vứt rác bừa bãi. - Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết xin phép, gọi người lớn khi muốn đi vệ sinh. Kỹ năng bảo vệ bản thân - Không tự ý đi ra khỏi trường, khỏi nhà, khỏi lớp. - Không trêu đùa, lại gần những nơi, những vật gây nguy hiểm. - Không đi theo người lạ. - Bảo vệ các giác quan: Không nhét các vật thể lạ vào mũi, tai... Kỹ năng giao tiếp - Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. - Biết cách giao tiếp với người xung quanh. - Không nói leo, có ý kiến phải giơ tay phát biểu. Kỹ năng làm việc nhóm - Biết hợp tác chia sẻ, vui chơi đoàn kết với bạn bè. - Biết lắng nghe và thực hiện công việc, nhiệm vụ khi được phân công. Kỹ năng thích nghi - Thích nghi với môi trường lớp học mầm non. - Thích nghi với đám đông. Kỹ năng xử lý các tình huống - Xử lý, giải quyết các tình huống khi tham gia các hoạt động. Qua việc xác định những kỹ năng tự lập cơ bản. Tôi chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ. * Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ trong mọi hoạt động hàng ngày. - Đón trẻ: Kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến nhà trường và xã hội. Thông qua giờ đón trẻ cô nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng cá nhân của mình gọn gàng từ đó dần hình thành cho trẻ thói quen chào hỏi lễ phép và tính gọn gàng ngay từ đầu. - Thể dục sáng, điểm danh: Cho trẻ xếp hàng ra sân thể dục cũng như xếp hàng ngồi ngay ngắn trong giờ điểm danh: Tạo cho trẻ 1 tinh thần thoải mái, nền nếp, thói quen biết quan tâm, hỏi thăm khi bạn vắng mặt không đến lớp. - Trong các tiết học: Có một điều chắc chắn dù chúng ta có trông nom trẻ tốt tới mức nào cũng không thể ở bên cạnh trẻ mãi được. Cái mà chúng ta có thể làm được cho trẻ chính là cung cấp cho trẻ kiến thức, kỹ năng để trẻ tự bảo vệ bản thân mình trước những tình huống nguy hiểm. VD: Cho trẻ xem tranh ảnh về các tình huống đồ vật có thể gây nguy hiểm. Cho trẻ xem các hình ảnh em bé bị lạc vì tự ý đi chơi không xin phép người lớn, nghịch bếp gas, ổ điệnGiải thích cho trẻ hiểu hậu quả của việc làm đó. Thông qua bài thơ, bài hát, câu chuyện như bài thơ: Bé tập rửa mặt, bài hát: Anh Tý Sún: Giáo dục trẻ chăm chỉ rửa mặt, đánh răng vệ sinh sạch sẽ để luôn có khuôn mặt đẹp và nụ cười tươi. Câu chuyện: Ba chú lợn con thông qua câu chuyện giúp trẻ có thêm bài học về tình cảm anh em, biết xử lý các tình huống xảy ra trong mọi hoàn cảnh. - Trong hoạt động chơi: Khi ra ngoài trời: Cô cùng trẻ nhổ cỏ, chăm sóc cây cảnh, nhặt rác trong sân trường, tham gia các hoạt động theo nhóm: Để từ đó trẻ nêu cao tính đoàn kết và hợp tác cùng các bạn. Khi chơi tại các góc: Cho trẻ tự nhận vai chơi, nội dung chơi và tự mình liên kết các góc chơi khi cần thiết, từ đó phát huy được những kỹ năng tự lập, kinh nghiệm chơi của trẻ. - Trong giờ ăn, ngủ, đi vệ sinh: Cần hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ chính bản thân trẻ vì đây là một trong những kỹ năng đầu tiên vô cùng quan trọng và trẻ cần phải có. Vì vậy cô giáo cần rèn trẻ làm tốt những việc sau: VD: Cho trẻ tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lấy ghế ngồi vào bàn ăn, ăn xong trẻ tự cất bát và ghế, tự lau mặt, xúc miệng, cùng cô giáo chuẩn bị cho giờ ngủ trưa. - Trong giờ nêu gương: Cùng trẻ nhận xét những hành vi đúng sai trong ngày, khen ngợi những trẻ có hành vi đúng để các bạn học tập và noi theo, nhắc nhở trẻ có hành vi chưa đúng và cần sửa chữa. Ngoài ra cần động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ kịp thời. * Biện pháp3: Tạo môi trường rèn luyện kỹ năng tự lập cho trẻ Cùng với toàn nghành thực hiện phong trào: “ Xây dựng trường học an toàn, thân thiện học sinh tích cực”. Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sư phạm trong lớp học đặc biệt tại các góc chơi như: Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, góc nào cũng đa dạng và phong phú về đồ chơi. Chủ yếu các góc chơi mang tính mở để kích thích rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự lập cơ bản. VD: Góc phân vai: Rèn cho trẻ biết tự làm mọi việc: Trẻ có thể tự chăm sóc búp bê, tự đưa người đi khám bệnh, tự nấu những món ăn cho bữa tiệc, tự tạo những kiểu tóc theo yêu cầu của khách hàng. - Góc xây dựng- lắp ghép: Rèn cho trẻ kỹ năng làm việc nhóm: Trẻ tự bàn bạc, phân công nhiệm vụ và hợp tác với nhau để xây công viên, vườn bách thú, lắp ghép toàn nhà cao tầng.... - Góc học tập: Rèn cho trẻ kỹ năng: Tự làm 1 bài tập trong vở hay tự hoàn thiện 1 bức tranh mà không cần ai giúp đỡ. - Góc thiên nhiên được trang trí trồng nhiều cây cảnh để tạo một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự chăm sóc cây. Qua hoạt động này kích thích trẻ biết yêu lao động, khi trẻ được tự làm và cùng nhau làm trẻ sẽ thấy mình là người có ích. Từ đó trẻ thích làm việc hơn và làm tốt hơn. - Đối với giá góc đồ chơi, cuối tuần tôi thường tổ chức cho trẻ thi đua lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi, trẻ chơi xong biết thu dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. - Trang trí các mảng tường có nội dung giáo dục kỹ năng tự lập như: Treo hình ảnh các bước rửa tay đúng cách ngay dưới vòi nước rửa tay của trẻ. * Biện pháp4: Kết hợp với gia đình. Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, tôi luôn chú trọng đến việc trao đổi và phối hợp với phụ huynh dạy kỹ năng tự lập cho trẻ. Để trẻ ở nhà có thể giúp được bố mẹ những công việc vừa sức. VD: Bỏ rác đúng nơi quy định, cùng bố mẹ lau nhà, cho quần áo bẩn vào máy giặt, dọn đồ sau khi bày ra nhà hoặc cùng trẻ chuẩn bị cho bữa ăn... Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Cha mẹ bao bọc con mình quá kỹ, thường xuyên làm hộ trẻ sẽ khiến khả năng tự lập của trẻ sẽ kém và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức cũng như hành động. Phụ huynh cần tôn trọng ý kiến của trẻ, kích thích trẻ tự suy nghĩ, khen ngợi và động viên trẻ kịp thời, để trẻ tự giúp bố mẹ những công việc vừa sức của mình: Gợi ý cho trẻ làm việc bằng các câu hỏi và dành cho trẻ những lời khen ngợi xứng đáng. VD: Theo con phải làm gì để nhà mình sạch sẽ và gọn gàng hơn? Làm thế nào để những chiếc váy và những đôi tất của con ở trong tủ ngay ngắn, gọn gàng. Hay khen trẻ: Con rất giỏi, con đã làm được rồi. Con đúng là 1 người thông minh. PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1, Kết quả đạt được Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự giúp đỡ của ban giám hiệu, của đồng nghiệp cũng như sự hỗ trợ của các phụ huynh, tôi đã đạt được một số kết quả trong việc giáo dục trẻ các kỹ năng tự lập như sau: * Đối với trẻ: - 100% trẻ có kỹ năng tự lập cơ bản. - Kỹ năng tự lập của trẻ được thể hiện trong các hoạt động rất tốt: Trẻ biết chào hỏi lễ phép. Trẻ biết tự thay và mặc trang phục phù hợp. Biết vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Biết giúp cô và bạn chia sẻ những công việc vừa sức, trẻ có thói quen lao động và trẻ có thể tự giải quyết được các tình huống xảy ra. Quan trọng là trẻ có thể tự mình làm mọi việc và hòa mình với môi trường mới. * Đối với giáo viên - Cô giáo chủ động, linh hoạt hơn trong tổ chức các hoạt động giáo dục lồng ghép kỹ năng tự lập cho trẻ ở lớp. - Trong giáo dục chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ. * Đối với phụ huynh. - Phụ huynh đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng tự lập cho trẻ ở nhà. - Phụ huynh nhận thức đúng đắn về việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng tự lập cho trẻ và thay đổi hoàn toàn nhận thức đến hành động làm hộ trẻ khi ở nhà. KẾT LUẬN Với những kết quả và biện pháp trên, tôi nhận thấ
Tài liệu đính kèm: