SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số qua môn Đạo đức

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số qua môn Đạo đức

Thông qua những buổi họp phụ huynh hay những lần trao đổi với cha mẹ các em cần đặc biệt quan tâm tôi luôn gợi ý phụ huynh học sinh xây dựng và kiểm tra việc thực hiện thời gian biểu ở nhà. Tôi sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn các em thực hiện thời gian biểu phù hợp. Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn cho phụ huynh và các em chọn sách vở, đồ dùng học tập theo đúng quy định, hướng dẫn, nhắc nhở các em giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, tôi quy định cách sắp xếp sách vở ở lớp cũng như ở nhà. Ở lớp các em được treo cặp rõ ràng, sách vở đồ dùng học tập sử dụng chúng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp đúng nơi quy định, luôn giữ sạch sẽ, không được bôi bẩn, vẽ bậy, viết bậy vào sách vở, không làm rách nát hỏng đồ dùng học tập, ở nhà các em treo đúng nới quy định, soạn sách vở đầy đủ theo từng ngày học trách mang hết sách vở, đồ dùng học tập gây nhàu nát, hư hỏng. Ngày đầu đi học tôi cùng các em phân loại sách vở, ghi nhãn tên, bao bọc gọn gàng, kiểm tra và tuyên dương những em thực hiện tốt trước lớp, động viên giúp đỡ các em còn khó khăn hoàn thành tốt kĩ năng tự phục vụ cho học tập. Nhà trường chỉ quản lí học sinh trong thời gian ở trường còn khi ra đường về nhà thì cha mẹ mới là người thầy, người cô thực sự, việc phối hợp với phụ huynh là cực kỳ quan trọng. Nhà trường và gia đình cùng chung tay chỉ bảo các em đồng thời phụ huynh học sinh cũng phải là tấm gương cho các em noi theo. Phối hợp trong việc tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia Hội khỏe Phù Đổng, biểu diễn văn nghệ mà nhà trường tổ chức, hỗ trợ kinh phí cho việc khen thưởng động viên các phong trào, phối hợp tổ chức lao động định kì. Việc phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh nhằm mục đích cùng chăm lo giáo dục học sinh chưa ngoan về đạo đức, chưa ngoan về học tập. Đặc biệt đối với diện học sinh chưa ngoan, mối quan hệ này lại cần thiết hơn bao giờ hết.

doc 18 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1879Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số qua môn Đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn ngữ: tiếng mẹ đẻ và Tiếng Việt, trong đó ngôn ngữ Tiếng Việt còn hạn chế và có nhiều khó khăn, các em nói tiếng phổ thông chưa rành nên khi giảng dạy Kĩ năng sống cho các em rất khó tiếp cận nhất là các kĩ năng giao tiếp, ứng xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh, kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kĩ năng tự phục vụ về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở nhà trường, ở nhà có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức.. hầu như các em còn hạn chế.
 Nhà trường, đoàn đội chưa tổ chức được nhiều các hoạt động ngoại khóa như: Thi kể chuyện đạo đức, học tập tấm gương người tốt việc tốt để học sinh được thực hành hành vi đã học vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống. Đối với bản thân là giáo viên chủ nhiệm, tôi thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn khá nhiều bỡ ngỡ về nội dung giáo dục, phạm vi giáo dục, chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng nên chưa có được sự phối hợp đồng điệu giữa phụ huynh học sinh. Việc rèn kĩ năng sống qua môn đạo đức còn chưa được chú trọng. Công tác tuyên truyền cho các bậc cha mẹ thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho các em chưa nhiều. Trước những khó khăn trên tôi luôn trăn trở làm thế nào giúp các em có được các kĩ năng cơ bản để vận dụng trong cuộc sống hằng ngày. Sau khi điều tra học sinh tôi tiến hành khảo sát phân các nhóm đối tượng như sau:
Năm
học
TS
HS
Kĩ năng
Biết nói năng lễ phép, tự tin, biết hợp tác
Bạo dạn trong giao tiếp nhưng nói trống không
Ngại giao tiếp, trầm lặng, nhút nhát
Học sinh học hòa nhập, giao tiếp chưa rõ và nhận thức chưa ghi nhớ được.
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu kì I
22
1
4,5
9
41
10
45,5
2
 9
 Điểm qua một số hành vi đạo đức của các em tôi thấy trạng thái chú ý không bền khi giao tiếp với thói quen ngại suy nghĩ, ngại động não, khả năng ghi nhớ chậm hình thành, khả năng tưởng tượng của các em thiếu sinh động nên tỉ lệ học sinh phát triển chưa toàn diện rất là ít, đa phần các em chưa tự tin trong giao tiếp còn rụt rè, nhút nhát, giao tiếp chưa rõ.
 Từ tình hình thực tế trên chúng ta phải biết đặc điểm tình hình của từng đối tượng học sinh và có các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như trang bị cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản thì mỗi giáo viên là một tấm gương sáng mẫu mực cho học sinh noi theo, giáo viên cần phải gần gũi, thường xuyên khuyến khích, tạo môi trường học tập công bằng, tôn trọng, động viên kịp thời để học sinh thích học, ham học. Giáo dục học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội thông qua môn đạo đức. Phối kết hợp với gia đình trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường để quản lý và giáo dục học sinh.
Nhận thức rõ điều này, thấy những khó khăn cơ bản trên tôi đã thực hiện một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số qua môn Đạo đức.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Một bài giáo dục kĩ năng sống thường được thực hiện theo 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khám phá
Tìm hiểu kĩ năng hiểu biết của học sinh về những việc làm hoặc sự kiện diễn ra trong cuộc sống .
Giai đoạn 2: Kết nối
Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái đã biết và “cái chưa biết”.
Giai đoạn 3: Thực hành / Luyện tập
Tạo cơ hội cho người học vận dụng kiến thức và kĩ năng mới học vào hoàn cảnh, điều kiện có ý nghĩa.
Giai đoạn 4: Vận dụng
Nâng cao hơn mức độ vận dụng kiến thức và kĩ năng.
Điều chỉnh hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch.
Luyện tập thực hành kĩ năng.
- Kĩ năng sống là nền tảng để hoàn thiện nhân cách của con người, nhằm đảm bảo cho mọi cá nhân có thể tồn tại, phát triển và khẳng định giá trị của mình trong cộng đồng. Đây không phải là trách nhiệm riêng của thầy cô giáo, ngành giáo dục mà đòi hỏi có sự chung tay góp sức của gia đình và xã hội.
 Môn Đạo đức 1 lồng ghép kĩ năng sống có 10 bài gồm 3 chủ điểm:
* Gia đình : 2 bài 
* Nhà trường : 3 bài
* Xã hội : 5 bài 
Qua quá trình khảo sát thực tế, sử dụng các phương pháp vấn đáp, phương pháp quan sát, tôi xin nêu ra một số biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số qua môn Đạo đức như sau:
1. Biện pháp 1: Giáo viên là tấm gương sáng mẫu mực cho học sinh noi theo
 Rõ ràng, khi tôi được giao trách nhiệm làm chủ nhiệm một lớp, bản thân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường về lớp mình phụ trách, chịu trách nhiệm về mọi quyền lợi cũng như nghĩa vụ học tập, rèn luyện của từng học sinh trong lớp mình. Từ khâu hoạch định kế hoạch cho đến khâu điều hành thực hiện đều từ giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, trước hết bản thân tôi phải có năng lực tổ chức, phải có tình thương và trách nhiệm cao thì mới có thể hoàn thành tốt công tác của mình. Để học sinh nghe và làm đúng những yêu cầu của giáo viên, trước hết các em phải có niềm tin yêu vào thầy cô giáo. Muốn tạo được uy tín đó thì không chỉ có năng lực là đủ mà phải thực sự gương mẫu, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tất cả những cử chỉ, hành động của chúng ta trong con mắt trẻ thơ luôn là khuôn mẫu. Mọi vấn đề thầy cô giải quyết, mọi việc thầy cô làm, mọi điều thầy cô nói với các em luôn là đúng. Đặc biệt với học sinh lớp 1 các em nghe, làm theo thầy cô còn hơn ông bà, cha mẹ. Các em thường rất hay bắt chước thầy cô của mình từng nét chữ, lời nói đến cả cử chỉ, điệu bộ và nhất là cách ứng xử của cô trước các tình huống. Vì thế bản thân phải luôn mẫu mực trong mọi cử chỉ, hành động, lời nói, phải nghiêm minh, công bằng khách quan trong đánh giá học sinh, cần cụ thể gương mẫu về mọi mặt như: về trang phục và thời gian làm việc; về chào hỏi, xưng hô, xã giao, khi tiếp đón khách, tiếp dân, ứng xử trong sử dụng điện thoại, ứng xử trong liên hoan, chiêu đãi, ứng xử trong nhận và tặng vật lưu niệm, ứng xử đối với những bất đồng, mâu thuẫn, ứng xử trong công bố, tiếp nhận thông tin... Đặc biệt là trong cách xử lý công việc hàng ngày, bản thân tôi không dám tuỳ tiện theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đuôi chuột”; mà phải thấu đáo, đã nói là làm, làm đến nơi đến chốn và thật thấu tình đạt lý. Có như thế mới thuyết phục được học sinh, mới tập hợp được các em xung quanh mình cùng hoàn thành tốt kế hoạch đã định.
 Việc đánh giá học sinh cũng cần khách quan và công bằng.Với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số nói riêng, việc các em được khen trước bạn bè, được cô giáo động viên kịp thời đúng lúc sẽ là động lực rất lớn giúp các em mạnh dạn, tự tin và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện kĩ năng, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch rèn luyện cho các em, hằng ngày các em được phân công theo dõi các bạn, ghi vào sổ đến cuối tuần, cuối tháng bình chọn ra những bạn thực hiện tốt, những bạn ngoan, luôn được tôi tuyên dương, khen thưởng. Cuối tháng, tôi luôn dành những phần quà nho nhỏ, bất ngờ cho các em. Khi thì chiếc bút chì hay những viên kẹo, những cục tẩy, viên phấn Tất cả chỉ là sự động viên, khích lệ các em và đó là động lực để các em có sự tiến bộ. Những học sinh chưa biết vâng lời tôi luôn nhắc nhở bằng cử chỉ nhẹ nhàng và cả tình thương yêu. Tôi cho các em thấy sự gần gũi trong mỗi việc làm. Khi đã xóa dần khoảng cách, việc giáo dục sẽ nhẹ nhàng hơn.
 Ví dụ: Vào đầu năm học hầu hết các em rất rụt rè khi vào lớp cũng như khi ra về chỉ im lặng không chào hỏi, xin phép cô giáo, cô hỏi cũng không nói. Trước những khó khăn đó, trong tiết học đầu tiên, tôi tổ chức cho các em làm quen nhau. Đầu tiên tôi tự giới thiệu mình với cả lớp sau đó cho từng em giới thiệu, hướng dẫn cho các em tỉ mỉ từng chi tiết khi đến lớp, khi đến nhà người khác, khi gặp nhau thì chào hỏi, khi nào ra về, khi muốn nghỉ học thì xin phép. Còn khi được giúp đỡ thì nói cảm ơn, khi mắc lỗi nói lời xin lỗi. Cứ như vậy cho từng cặp thực hiện các em quen dần dần. Và từ buổi học lần sau tôi đã được nghe lời chào hỏi xin phép của các em.
 2. Biện pháp 2: Giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn đạo đức
 Khi học sinh bắt đầu bước vào môi trường giáo dục ở nhà trường thì thầy cô giáo chính là người đặt nền móng đầu tiên, người tạo nên những kĩ năng quan trọng cho trẻ sau này.
Giáo viên cũng có thể tập dần cho các em kĩ năng đặt mục tiêu từ những việc nhỏ như thói quen dậy sớm tập thể dục, đi học đúng giờ, phụ mẹ việc nhà, giữ lời hứa với mọi người
Kĩ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Muốn vậy, giáo viên phải linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để lôi cuốn số đông học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục. Cụ thể qua các bài học trong môn Đạo đức 1 như sau:
 Bài 3: Gia đình em
 Qua bài học “Gia đình em” giáo viên giúp học sinh hiểu trong gia đình thường có ông bà, cha mẹ, anh chị em. Ông bà, cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, rất yêu quý con cháu nên các em cần phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị để mau tiến bộ cho ông bà, cha mẹ vui lòng. 
 Thông qua bài học tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng giới thiệu về những người thân trong gia đình; kĩ năng giao tiếp, ứng xử với những người thân trong gia đình, kĩ năng giải quyết vấn đề để thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà, cha mẹ. Ví dụ: Qua bài tập 1 tôi yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về gia đình mình ( gia đình em có những ai? Thường ngày những người trong gia đình em làm gì? Mọi người trong gia đình yêu quý nhau như thế nào?...) Tôi nhận thấy các em rất vui khi nói về các thành viên trong gia đình mình, kể cả những em ngại giao tiếp, rụt rè nhút nhát cũng thấy được những nụ cười, ánh mắt khi nói về gia đình em. Mỗi bài tập tôi lại dạy bảo các em những điều hay, lẽ phải như: đi phải xin phép, về phải chào hỏi, ăn nói nhẹ nhàng, phải có thưa gửi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, nghe theo lời chỉ bảo của người lớnCó như vậy các em mới là người con ngoan, cháu ngoan, ông bà cha mẹ vui lòng. 
 Bài 11: Đi bộ đúng quy định
 Qua bài học “ Đi bộ đúng quy định” giúp học sinh hiểu đi bộ đúng quy định là đi trên vỉa hè, theo tín hiệu giao thông, theo vạch sơn quy định; ở những đường giao thông khác thì đi sát lề đường phía bên tay phải.
 Thông qua bài học tôi lồng ghép kĩ năng an toàn khi đi bộ. Ví dụ: Qua bài tập 5 tôi lồng ghép kĩ năng sống qua phần tham gia trò chơi. Tôi phổ biến luật chơi, tổ chức cho các em đứng tại chỗ khi cô hô “Đèn xanh” học sinh cho hai tay quay nhanh, khi cô hô “Đèn vàng” học sinh cho hai tay quay từ từ, khi cô hô “Đèn đỏ” học sinh tay không chuyển động. Kết thúc trò chơi tôi luôn tuyên dương những em thực hiện đúng đồng thời nhắc nhở các em về việc đi lại hằng ngày, trong đó có việc đi học, luôn lưu ý những đoạn đường nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn giao thông.
 Đối với học sinh dân tộc thiểu số lớp tôi đa số các em sống gần trường nên thường đi bộ đi học, các em sang đường thường thiếu quan sát, cũng chính bởi các em còn quá nhỏ chưa ý thức được hành vi của mình, gia đình điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu thốn nên có những hôm không thể đưa đón con đi học bởi vậy tôi luôn nhắc nhở các em hằng ngày, hàng giờ: đi học phải chú ý quan sát khi sang đường, khi đi nhớ đi vào phía bên phải, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Ngoài các các bài học đã nêu ở trên thì tùy vào tình hình thực tế ở địa phương, tôi còn lồng ghép một số kỹ năng phòng đuối nước, hỏa hoạn, biết tự bảo vệ mình và an toàn giao thông... cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi. 
3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với gia đình trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
 Trong thực tế, trong môi trường mà trẻ sống, học tập và phát triển; bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luôn luôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ và với đặc điểm hiếu động và ít vốn sống trẻ dễ bắt chước theo, dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất giáo dục giữa nhà trường và gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu quả sẽ rất tai hại. Ngay từ khi trẻ bắt đầu nhận thức về hành vi đạo đức của mình thì gia đình đã góp phần vào nhận thức giáo dục và hình thành những kĩ năng ban đầu cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ học sinh cần biết những kĩ năng nào được giáo dục ở gia đình, những kĩ năng được hình thành và phát triển ở trường học để kết hợp với nhà trường và xã hội.
 Tuy nhiên, trong thực tế tiếp xúc với cha mẹ học sinh, tôi nhận thấy rõ một điều là: Không phải quý vị phụ huynh nào cũng nhiệt tình, tận tâm với công việc phối hợp này, họ có đủ muôn vàn lí do để “xin lỗi” hoặc “phó thác” thậm chí một số phụ huynh còn không quan tâm tới việc học của con em mình, có em không có nổi một bộ quần áo mới để đi học, sách vở đồ dùng học tập chưa đầy đủ, có em thì nghỉ học không lí do nhất là vào ngày mùa. Vì vậy mà đa phần học sinh có sai phạm đều do giáo viên chủ nhiệm phát hiện rồi tìm cách tháo gỡ chứ không phải do gia đình nhận biết để nhờ nhà trường quan tâm giúp đỡ cùng giáo dục con em mình. Đây cũng là một khó khăn lớn mà tôi phải luôn trăn trở để tìm giải pháp khắc phục tốt nhất nhằm nâng cao không ngừng chất lượng toàn diện cho các em học sinh.
 Thông qua những buổi họp phụ huynh hay những lần trao đổi với cha mẹ các em cần đặc biệt quan tâm tôi luôn gợi ý phụ huynh học sinh xây dựng và kiểm tra việc thực hiện thời gian biểu ở nhà. Tôi sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn các em thực hiện thời gian biểu phù hợp. Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn cho phụ huynh và các em chọn sách vở, đồ dùng học tập theo đúng quy định, hướng dẫn, nhắc nhở các em giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, tôi quy định cách sắp xếp sách vở ở lớp cũng như ở nhà. Ở lớp các em được treo cặp rõ ràng, sách vở đồ dùng học tập sử dụng chúng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp đúng nơi quy định, luôn giữ sạch sẽ, không được bôi bẩn, vẽ bậy, viết bậy vào sách vở, không làm rách nát hỏng đồ dùng học tập, ở nhà các em treo đúng nới quy định, soạn sách vở đầy đủ theo từng ngày học trách mang hết sách vở, đồ dùng học tập gây nhàu nát, hư hỏng. Ngày đầu đi học tôi cùng các em phân loại sách vở, ghi nhãn tên, bao bọc gọn gàng, kiểm tra và tuyên dương những em thực hiện tốt trước lớp, động viên giúp đỡ các em còn khó khăn hoàn thành tốt kĩ năng tự phục vụ cho học tập. Nhà trường chỉ quản lí học sinh trong thời gian ở trường còn khi ra đường về nhà thì cha mẹ mới là người thầy, người cô thực sự, việc phối hợp với phụ huynh là cực kỳ quan trọng. Nhà trường và gia đình cùng chung tay chỉ bảo các em đồng thời phụ huynh học sinh cũng phải là tấm gương cho các em noi theo. Phối hợp trong việc tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia Hội khỏe Phù Đổng, biểu diễn văn nghệ mà nhà trường tổ chức, hỗ trợ kinh phí cho việc khen thưởng động viên các phong trào, phối hợp tổ chức lao động định kì. Việc phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh nhằm mục đích cùng chăm lo giáo dục học sinh chưa ngoan về đạo đức, chưa ngoan về học tập. Đặc biệt đối với diện học sinh chưa ngoan, mối quan hệ này lại cần thiết hơn bao giờ hết.
 Trong nhà trường học sinh thường mắc những sai lệch mà chúng ta cùng với phụ huynh phải lo toan cần giáo dục. Theo tôi các em thường có những biểu hiện sai lệch sau:
- Ý thức tự giác học tập chưa cao.
- Không học bài, làm bài trước khi đến lớp.
 - Nói chuyện trong giờ học.
- Gây gổ đánh nhau, nói tục, nói dối.
- Gian dối trong học tập (kiểm tra thi cử...)
- HS chưa mạnh dạn còn rụt rè, nhút nhát.
 Vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi phải tìm hiểu kỹ học sinh lớp của mình, tìm hiểu qua học sinh để báo phụ huynh biết ngay buổi họp phụ huynh tất cả những sai lệch, những biểu hiện tiêu cực mà học sinh dễ mắc phải để họ soi vào con em mình mà có giải pháp kịp thời ngăn chặn, sửa chữa.
 Ví dụ: Trong lớp tôi chủ nhiệm có em Y Pham Niê những buổi đầu tiên đến lớp em thường xuyên khóc mà phải có bố mẹ ngồi bên thì mới chịu ngồi học, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ổn định nề nếp cũng như chất lượng dạy học chính vì vậy tôi đã trực tiếp gặp bố của em trao đổi về việc em còn sợ sệt, nhút nhát, chưa quen với môi trường có bạn mới, thầy cô mới và nêu ra hướng khắc phục. Còn có trường hợp em H Xuân Mai Adrơng hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà đông anh chị em nên đến lớp em chỉ có mỗi bộ quần áo cũ mặc đi mặc lại nhiều lần, thường thiếu đồ dùng học tập rất ngại giao tiếp với các bạn và thầy cô nên tôi đã đến trực tiếp gặp mẹ của em trao đổi về việc học cũng như mua cho em bộ quần áo mới dù món quà không lớn nhưng cũng góp một phần nào đó giúp em tự tin hơn, cởi mở hơn trong giao tiếp. Chính bởi vậy cha mẹ hãy cùng giáo viên quan tâm chăm sóc, nhắc nhở các em các kĩ năng trong cuộc sống như: biết sắp xếp ngăn nắp góc học tập, đi học đúng giờ không la cà dọc đường, soạn sách vở đồ dùng học tập, vệ sinh thân thể ăn mặc gọn gàng trước khi đến lớp. Mỗi ngày một ít sẽ tập được cho các em thói quen tự phục vụ cho bản thân, phục vụ cho học tập, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. 
 Tóm lại bằng nhiều hình thức khác nhau, bản thân luôn cố gắng rèn cho các em những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong nhận thức. Trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong mọi tình huống. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học tập sinh hoạt ở nhà trường là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, bản thân tôi cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy, nâng dần kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức cho các em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi,  Biết cảm thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi người . Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số lại càng cần thiết bởi hầu hết các em chưa có khả năng: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề hiệu quả; Chăm học, chăm làm, tích Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỷ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn bè và những người khác. Bên cạnh đó cần trang bị cho học sịnh các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hiện nay: đề phòng hỏa hoạn, phòng đuối nước, tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại, phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn thương tích.....Giúp những em có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này.
4. Biện pháp 4: Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đội, trong và ngoài nhà trường để quản lý và giáo dục học sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGD NGLL) là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hoá ở trên lớp. HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là cầu nối gắn lí thuyết với thực tiễn và đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh. 
 Các nghiên cứu về tâm lí - giáo dục cũng cho thấy, nhiều nét tính cách cơ bản của con người được hình thành trước và trong tuổi học đường. Việc tham gia vào nhiều hoạt động GDNGLL phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho HS được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh; tạo cơ hội thuận lợi cho HS được tham gia một cách tích cực vào đời sống cộng đồng  Từ đó sẽ tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của HS, giúp các em phát triển nhiều phẩm chất tích cực như: tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, sự cảm thông, tính kỉ luật, trung thực, mạnh dạn, tự tin,và giúp các em phát triển những kĩ năng hoạt động tập thể và kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng thương lượng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng lập 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_HANG_2019.doc
  • docxBìa SKKN.docx
  • docxMỤC LỤC.docx