SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm

SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm

Như mỗi chúng ta đã biết, một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, từ đó thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “Ngôi nhà thứ hai” của mình. Trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo nhưng phải phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh trung học phổ thông. Giúp học sinh cảm nhận được cái đẹp và có ý thức giữ gìn trường lớp của mình sạch sẽ. Lớp học thân thiện phải là một lớp học không những trang trí đẹp mà phải có ý nghĩa và mang tính giáo dục cao. Ngoài những qui định về trang trí của ngành, giáo viên chủ nhiệm có thể sáng tạo thêm sao cho hài hòa, đẹp. Việc giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh cũng là một việc làm hết sức quan trọng. Việc làm này phải thực hiện thường xuyên, liên tục nhưng lại không có một tiết học riêng biệt mà cần phải có sự linh hoạt trong việc tích hợp hài hòa của giáo viên trong các môn học, tiết học. Giáo dục các em những kĩ năng sống cơ bản như biết quan tâm, chia sẻ, động viên, thăm hỏi lẫn nhau. Hình thành cho các em giá trị sống: trách nhiệm, đoàn kết, yêu thương, hạnh phúc và luôn có thái độ thân thiện trong giao tiếp với mọi người.

Khi các lớp học đã học đã thực sự thân thiện, học sinh thực sự tích cực thì sẽ góp phần tạo nên một trường học thân thiện – học sinh tích cực. Mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, nhà trường với cha mẹ học sinh ngày một tăng thêm. Giúp các em không những nắm được kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng mà còn rèn cho các em nhiều kĩ năng khác góp phần giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện.

Để thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thì mỗi giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học hạnh phúc”. Việc trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh. Nó giúp các em nhận thức về cái đẹp và ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học góp phần lớn trong rèn giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh.

 

docx 58 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân vai; chơi trò chơi, thảo luận nhóm, kỹ thuật trình bày một phút... Những kiến thức cơ bản học sinh được học thông qua việc giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chúng tôi nhận thấy các em thấy hứng thú và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, đồng thời tính cách của các em được bộc lộ rõ ràng hơn. Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng phản ứng nhanh trước những tình huống của cuộc sống, kĩ năng mạnh dạn, tự tin, kĩ năng thể hiện bản thân... Cũng nhờ vậy, các tiết học trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả, lại vừa giúp các em thêm mạnh dạn, tự tin, rèn luyện thêm kỹ năng điều hành lớp vui chơi, văn nghệ, vừa giúp các em thể hiện sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ và các em càng thân thiết, quý mến nhau hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học, chúng tôi luôn chú trọng đến việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh, như trong quá trình học, học sinh được tự tìm tòi, khám phá kiến thức, sau đó chia sẻ tương tác với bạn trong nhóm và trước lớp, qua đó đã hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp hợp tác với bạn, với cô, kĩ năng chia sẻ mọi vấn đề một cách mạnh dạn, tự tin, các em có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Học sinh thảo luận và chia sẻ trong giờ học môn GDCD
Giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống thông qua xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
Như mỗi chúng ta đã biết, một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, từ đó thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “Ngôi nhà thứ hai” của mình. Trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo nhưng phải phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh trung học phổ thông. Giúp học sinh cảm nhận được cái đẹp và có ý thức giữ gìn trường lớp của mình sạch sẽ. Lớp học thân thiện phải là một lớp học không những trang trí đẹp mà phải có ý nghĩa và mang tính giáo dục cao. Ngoài những qui định về trang trí của ngành, giáo viên chủ nhiệm có thể sáng tạo thêm sao cho hài hòa, đẹp. Việc giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh cũng là một việc làm hết sức quan trọng. Việc làm này phải thực hiện thường xuyên, liên tục nhưng lại không có một tiết học riêng biệt mà cần phải có sự linh hoạt trong việc tích hợp hài hòa của giáo viên trong các môn học, tiết học. Giáo dục các em những kĩ năng sống cơ bản như biết quan tâm, chia sẻ, động viên, thăm hỏi lẫn nhau. Hình thành cho các em giá trị sống: trách nhiệm, đoàn kết, yêu thương, hạnh phúcvà luôn có thái độ thân thiện trong giao tiếp với mọi người.
Khi các lớp học đã học đã thực sự thân thiện, học sinh thực sự tích cực thì sẽ góp phần tạo nên một trường học thân thiện – học sinh tích cực. Mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, nhà trường với cha mẹ học sinh ngày một tăng thêm. Giúp các em không những nắm được kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng mà còn rèn cho các em nhiều kĩ năng khác góp phần giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện.
Để thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thì mỗi giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học hạnh phúc”. Việc trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh. Nó giúp các em nhận thức về cái đẹp và ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học góp phần lớn trong rèn giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh.
Theo chúng tôi, lớp học thân thiện là lớp học phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp mắt, mang tính thẩm mĩ và có tính giáo dục cao. Chúng tôi đã vận dụng tốt cách trang trí lớp học theo mô hình trường học mới và cùng với học sinh trồng cây xanh trong các chậu nhựa treo lên cửa sổ, trưng bày các loại cây hoa như: hoa mười giờ, cây sống đời, và nhiều loại cây hoa khác vào góc thiên nhiên. Trên tường của lớp học đã cũ theo thời gian, chúng tôi tư vấn và kêu gọi sự ủng hộ của phụ huynh để sơn mới tạo không gian thoáng mát cho các em học tập. Ngoài ra còn dán những tranh ảnh mà các em sưu tầm được có liên
quan đến các môn học khác như: Lịch sử, Địa lí, Văn học, Toán học, ... để trưng bày ở góc văn hóa nghệ thuật.
Chúng tôi còn cùng các em gấp các bìa giấy màu A4 để làm hộp thư vui. Thông qua hộp thư vui, chúng tôi khuyến khích, động viên học sinh mạnh dạn chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của bản thân. Những điều mà các em còn e ngại không dám nói trước tập thể để chúng tôi hiểu các em hơn, có hướng giải quyết và giúp đỡ các em.
Vậy việc trang trí xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” phải được cô và trò cùng bắt tay vào làm, vừa trang trí cho lớp học thêm thân thiện, vừa giáo dục cho học sinh tính tự giác, tích cực tham gia vào công việc chung của lớp, ngoài ra còn phát triển năng khiếu, sự ham tìm tòi, học hỏi, kỹ năng giao tiếp, chia sẻ, tự tin, hợp tác cho các em.
Trang trí lớp học đón Tết Nguyên đán
Học sinh trang trí lớp học
Giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua cơ cấu tổ chức, phân công trực nhật hàng ngày và các buổi lao động công ích.
Làm giáo viên chủ nhiệm tốt cần cả một nghệ thuật, trong đó bao gồm cả “nghệ thuật sử dụng” ban cán sự lớp- bộ khung của một ngôi nhà. Với gần mười tám năm làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi nhận thấy rằng việc phát huy vai trò nòng cốt của ban các sự lớp có quyết định rất nhiều đến thành công hay thất bại trong công tác giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm nói chung và công tác giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng.
Để ổn định tổ chức lớp học, sau khi tiếp nhận công tác chủ nhiệm chúng tôi đã cử ra ban cán sự. Ban cán sự gồm: lớp trưởng, lớp phó phụ trách học tập, lớp phó phụ trách lao động, lớp phó phụ trách văn thể, các tổ trưởng.
Nhiệm vụ của lớp trưởng: lớp trưởng là người điều hành, quán lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy định, nội quy về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong học sinh.
Tổ chức, động viên giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống.
Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân học sinh trong lớp.
Nhiệm vụ của lớp phó học tập: đôn đốc các bạn học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ, bảo đảm học tập nghiêm túc.
Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập tốt, tổ chức các giờ tự học khi vắng giáo viên.
Phụ trách, điều hành nhóm cán sự các môn học hoạt động có hiệu quả. Có kế hoạch giúp đỡ các bạn học yếu vươn lên.
Theo dõi, đánh giá kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng báo cáo cho lớp trưởng.
Nhiệm vụ của lớp phó lao động: nhận nhiệm vụ, phân công công việc, điều khiển các hoạt động lao động, vệ sinh của lớp.
Điều hành, theo dõi công việc thường xuyên thông qua các tổ phó phụ trách lao động các tổ. Tổng hợp kết quả hàng tháng về các mặt và báo cáo lớp trưởng.
Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách văn thể: điều hành và theo dõi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của lớp một cách trực tiếp hoặc thông
qua các tổ phó phụ trách văn thể các tổ. Hàng tháng, tổng hợp, đánh giá kết quả công việc mình phụ trách, báo cáo cho lớp trưởng.
Nhiệm vụ của các tổ trưởng: theo dõi, điều khiển chung các hoạt động và sinh hoạt của tổ. Nắm được kết quả cụ thể về từng môn học của mỗi bạn trong tổ, tổng hợp đánh giá kết quả hàng tuần, hàng tháng, báo cáo số liệu cho lớp phó phụ trách học tập.
Ban cán sự lớp đại diện cho lớp của mình chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm và Nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học tập. Công việc của ban cán sự thường do giáo viên chủ nhiệm phân công, đôn đốc các bạn trong lớp thực hiện đúng nội quy, nề nếp.
Căn cứ vào sĩ số học sinh của mỗi lớp, chúng tôi chia thành 4 tổ ứng với mỗi dãy bàn trong lớp, mỗi tổ có một tổ trưởng, một tổ phó. Tổ trưởng và tổ phó chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong tổ làm trực nhật, theo dõi thi đua tuần của các thành viên trong tổ. Vào những tuần đầu của năm học, chúng tôi phải đi sớm để hướng dẫn các em làm vệ sinh lớp như: quét lớp từ trong ra ngoài, từ trên cửa sổ, trên bục giảng xuống dưới; cách quét sao cho nhanh sạch nhưng không bụi; cách trải khăn bàn, cách lau bảng, cách sắp xếp bàn ghế,... Mỗi khi làm trực nhật hay làm vệ sinh khu vực trường xong, tổ trực phải đổ rác và rửa sạch sọt rác rồi cất vào lớp. Hướng dẫn học sinh sử dụng máy đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, rửa cốc uống nước thường xuyên theo buổi học. Sang tuần thứ hai, chúng tôi mới giao cho Ban cán sự lớp kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày. Tổ nào không làm tốt, tổ đó sẽ được nhắc nhở. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học.
Học sinh vệ sinh lớp học
Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội, với công cuộc xây dựng đất nước. Ngoài r

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_gia_tri_song_va_ren_luyen_ky.docx
  • pdfThái Thị Mùi-Nguyễn Thị Hồng Nhung - THPT Diễn Châu 4-Chủ nhiệm.pdf