SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng môn Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng môn Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non

Các hình thức tổ chức hoạt động Giáo dục âm nhạc cho trẻ

- Tổ chức tiết học hoạt động chung nhẹ nhàng, linh hoạt

+ Dạy hát là hoạt động trọng tâm

Xác định chủ đề nhánh và lựa chọn những bài hát trong chương trình hoặc ngoài chương trình nhưng phù hợp với chủ điểm, bài hát ngắn gọn, vừa phải, dễ thuộc đối với từng độ tuổi.

Xác định thể loại bài hát: trẻ thuộc hoặc trẻ chưa thuộc để cô tổ chức hướng dẫn cho trẻ hát bằng cách thể hiện qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ minh hoạ Có thể tổ chức cho trẻ hát với các hình thức khác nhau như hát to hát nhỏ, nhanh chậm, hát nối đuôi theo tay cô, hát diễn cảm, hát theo nhóm, hát đối đáp nam nữ

Có thể cho trẻ hoá trang thành các con vật và hát theo giọng trầm bổng, to nhỏ của từng con vật. Ví dụ như khi hát đoạn nhà em có con gà trống, gà trống gáy o ó o thì hát to lên, Mèo con luôn rình bắt chuột thì hát nhỏ lại, vì Mèo rình bắt chuột nên phải nhỏ để không cho chuột thấy.

Khi trẻ được dạy hát, hát đúng nhạc, biết thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát bằng hình thức biểu diễn sinh động hồn nhiên, thì từ đó trẻ sẽ có nhiều sáng tạo trong ca hát và trong các hoạt động khác. Giai điệu âm nhạc sinh động, mượt mà, nhẹ nhàng, rộn ràng sẽ là nội dung giáo dục thẩm mỹ cao và làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho trẻ.

 

doc 18 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 894Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng môn Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rẻ công tác đổi mới môn Giáo dục âm nhạc trên cơ sở định hướng phương pháp giảng dạy để áp dụng vào thực tiển có hiệu quả trong chương trình chăm sóc giao dục trẻ.
- Hình thành thói quen, nề nếp, hành vi văn minh, kĩ năng hoạt động âm nhạc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn qua tư duy của trẻ.
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Kiến thức môn giáo dục âm nhạc luôn là những trăn trở đối với những người làm công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn. Có thể nói dạy hay, lối cuốn trẻ vào học môn Giáo dục âm nhạc giáo viên phải có tính kiên trì, linh hoạt và luôn luôn sáng tạo tìm tòi ra những cái hay, cái mới thì mới mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy.
Đối với trẻ trang phục, nhạc cụ đẹp luôn lối cuốn trẻ vào hoạt động học tập sôi động hơn. Thế giới học tập của trẻ là những hình ảnh đẹp với các kiểu dán màu sắc khác nhau, Đặc biệt là cách biểu diện và thiết kế vận động trò chơi luôn mới lạ, sinh động, các câu hỏi đặc ra giúp trẻ phải tư duy, trãi nghiệm...đây là mục tiêu chương trình nâng cao kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại trường lớp mầm non. Chúng ta cần chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ ở tất cả các hoạt động, từ đó giúp cho việc tổ chức hoạt động của giáo viên có những thuận lợi hơn.
Đối với giáo viên trong quá trình tham gia thực hiện chương trình mầm non mới ở môn Giáo dục âm nhạc phần lớn còn lúng túng trong việc xác định loại tiết, nội dung hoạt động của từng loại tiết, còn rập khuôn. Giáo viên chưa linh hoạt xử lý tình huống khi xảy ra, chưa chú ý dạy phát triển theo khả năng của trẻ và nhu cầu thích hoạt động của trẻ. Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy theo cách nghỉ riêng của mình, chưa phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động và chưa thật sự quan tâm đến trẻ học bằng cách nào? Công tác áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục, cách sử sụng đàn, nhạc cụ của trẻ còn là vấn đề mới mẻ và khó khăn đối với một số giáo viên.
Xuất phát từ tình hình thực tế qua môn Giáo dục âm nhạc của đơn vị, tôi cần tìm ra các biện pháp tháo gỡ để giáo viên hiểu, thực hiện chương trình đổi mới đạt kết quả tốt và phát triển đúng mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra: Nắm vững tâm sinh lý theo từng lứa tuổi của trẻ; hình thành nhân cách của trẻ thông qua các giờ hoạt động chung, hoạt động góc, đi dạo đi chơi, giờ ngoại khóa để trao đổi, đàm thoại cùng trẻ...để trẻ nắm vững kiến thức hơn qua các giờ học âm nhạc. Tất cả các bài hát chọn ra nhằm khích thích trẻ tư duy, suy nghĩ, tưởng tượng sáng tạo, linh hoạt và hoạt động một cách thích thú. Các giờ học giáo dục âm nhạc phù hợp với khả năng của từng khối lớp nhưng không áp đặt để làm mất đi sự hứng thú của trẻ, tạo cho trẻ có sự tự tin, mạnh dạn, khơi gợi tính tò mò, sáng tạo, ham thích vận động, thể hiện nhằm thúc đẩy trẻ học tập tích cực hơn.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Hình thành cho trẻ các kỹ năng, thói quen qua môn giáo dục âm nhạc, biết yêu mến cái đẹp, cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm giữa con người với con người, con người với mọi cảnh vật xung quanh trẻ.
Xác định rõ mục đích là tìm ra những biện pháp thiết thực để thực hiện chỉ đạo tốt môn Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non Hoa Hồng theo chương trình mầm non mới hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị, tôi cần tìm ra các biện pháp, giải pháp tháo gỡ để giúp tổ khối trưởng cùng giáo viên hiểu và thực hiện đạt kết quả tốt theo đúng mục tiêu của kế hoạch đã đề ra của môn giáo dục âm nhạc nhằm kích thích các hoạt động khác để công tác hoạt động chuyên môn, nuôi dưỡng chăm sóc cũng như các hoạt động phong trào khác đều hoạt động mạnh mẽ và có chiều sâu hơn. 
Hình thành và phát huy vai trò của âm nhạc dưới sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường với các hình thúc tổ chức khác nhau. Thông qua đó từng giáo viên cần nghiên cứu và phát huy vai trò chủ nhiệm của mình đối với chuyên môn. 
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Giáo dục âm nhạc theo chương trình mầm non mới là nâng cao chất lượng giáo dục nhằm giúp trẻ luôn sáng tạo trong cách nghĩ, cách thể hiện qua minh hoạ theo từng đề tài của từng chủ đề, chủ điểm khác nhau. Khơi gợi ở trẻ tính tò mò, sáng tạo và khả năng tư duy trong khi thể hiện.
Là một Cán bộ quản lý ngoài công tác chỉ đạo, chúng ta phải có một trình độ chuyên môn nhất định để nắm bắt, cập nhật kịp thời chương trình mầm non mới nhằm giúp giáo viên lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn từ cảm nhận âm nhạc đến truyền đạt âm nhạc cho trẻ một cách dễ hiểu.
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục âm nhạc
Để dạy tốt môn GDÂN người giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo chương trình mầm non mới trên cơ sở thừa kế chương trình cũ. Trong quá trình giảng dạy cần gây hứng thú cho trẻ, phát huy khả năng tích cực hoạt động của trẻ như: Hát theo cô, vận động minh hoạ, trò chơi âm nhạc, giúp trẻ thể hiện khả năng tự sáng tạo một cách độc lập như trẻ tự biểu diễn minh hoạ theo ý thích của trẻ ứng với bài hát. Tất cả các hoạt động trong giờ hoạt động âm nhạc giúp trẻ cảm nhận giờ học âm nhạc vừa vui vẽ, vừa nhẹ nhàng, vừa thiết thực và mỗi bé đều có thể chiếm lĩnh tri thức của môn GDÂN.
Là một cán bộ quản lý ta cần đầu tư cho giáo viên nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh theo từng độ tuổi, từng nội dung, phương pháp GDÂN theo chương trình mầm non mới trên cơ sở đó xây dựng chuyên đề với các hình thức đa dạng, phong phú cả về lý thuyết và thực hành nhưng mang tính vừa sức dựa trên các yếu tố tâm lý của trẻ. 
Ví dụ: Bài Sắp đến tết rồi, Chủ đề Tết mùa xuân. Cô cho trẻ thể hiện sự vui nhộn và tự biểu diễn minh hoạ của ngày tết Nguyên đán theo cách nghỉ của mình và biết sử dụng những đồ dùng phù hợp với ngày tết như tay cầm hoa đi chúc tết ông, bà và người thân
Gợi ý cho giáo viên xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động theo từng chủ đề, chủ điểm sát với tình hình của lớp và bài hát phù hợp với địa phương. Có thể cô tự sáng tác một số bài hát phù hợp với chủ điểm để lối cuốn trẻ vào tiết học nhưng không nhàm chán.
Phối hợp với Công đoàn phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi để phục vụ cho môn âm nhạc. Trong đó có đồ dùng đồ chơi cô và trẻ cùng làm.
* Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng giáo viên
Chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. 
Triển khai xây dựng mục tiêu phát triển 5 mặt cho trẻ ( Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm-xã hội, phát triển thẩm mỹ) và xác định rõ từng mục tiêu phát triển ở từng môn học nào.
Chọn lớp điểm, bồi dưỡng giáo viên có năng khiếu âm nhạc và biết sử dụng đàn, bước đầu xây dựng các lớp lá, sau đó tiến hành thực hiện đại trà ở các lớp chồi, mầm, nhà trẻ.
Tổ chức chuyên đề với các đề tài khác nhau như: bài Em yêu cây xanh của chủ điểm Thế giới thực vật, trọng tâm là dạy hát; bài Gà trống, Mèo con và Cún con của chủ điểm Thế giới động vật , trọng tâm là vận động minh hoạ; bài Cháu thương chú Bộ đội của chủ điểm Ngành nghề, trọng tâm là nghe hát bài Màu áo chú Bội độiCác trò chơi cũng mang ý nghĩa giáo dục cao, có thể giáo viên tự chọn trò chơi cho phù hợp với chủ đề như trò chơi quen thuộc như: Bao nhiêu người hát, Đoán tên người hát, Nghe nốt đô thỏ đổi chuồngvà một số trò chơi mới cô sưu tầm và sáng tác hoặc nâng cấp theo yêu cầu cao hơn của từng trò chơi. Đồng thời chọn các trò chơi mới lạ như bước nhảy hoangfvux, vũ điệu cây xanh...
Dựa trên kiến thức giáo viên nắm được nhà trường tổ chức tiến hành kiểm tra chuyên đề thông qua thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, dự giờtất cả đều thông qua môn GDÂN. Các tiết thao giảng được Ban giám hiệu đầu tư chặt chẽ về nội dung, phương pháp, hình thức dạy theo chương trình mầm non mới. Sau khi dự giờ thao giảng Ban giám hiệu nhà trường tổ chức rút kinh nghiệm tiết dạy, đặc biệt là đánh giá rút kinh nghiệm sau các chủ đề để giáo viên nắm bắt và làm tiền đề cho các chủ điểm sau. Nhờ vào công tác bồi dưỡng nâng cao chương trình GDMN mới môn GDÂN đã giúp giáo viên năng động, sáng tạo trong cách tổ chức hoạt động GDÂN có hiệu quả hơn.
Đối với môn GDÂN đang được thực hiện với các phương pháp giáo dục trẻ là không áp đặt, gò bó mà cần phải tạo điều kiện cho trẻ để trẻ có nhiều sáng tạo khi tiếp nhận bài mới. Giáo viên cần có nhiều hoạt động gợi mở linh hoạt để trẻ cảm nhận nhẹ nhàng. Vì vậy Hoạt động âm nhạc ở các giờ hoạt động chung cũng như khi kết hợp với các hoạt động khác âm nhạc phải thật sự là nguồn cảm hứng của trẻ.
Ví dụ: bài Em yêu cây xanh cô tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời và cho trẻ trò chuyện về cây xanh. Trẻ thể hiện bài hát và minh hoạ vẫy tay giống cây xanh đu đưa và trò chơi vũ điệu về cây xanh. Có thể bài Em yêu cây xanh trọng tâm là dạy hát hoặc trọng tâm là vận động minh hoạ.
* Biện pháp 3: Các hình thức tổ chức hoạt động Giáo dục âm nhạc cho trẻ
- Tổ chức tiết học hoạt động chung nhẹ nhàng, linh hoạt 
+ Dạy hát là hoạt động trọng tâm
Xác định chủ đề nhánh và lựa chọn những bài hát trong chương trình hoặc ngoài chương trình nhưng phù hợp với chủ điểm, bài hát ngắn gọn, vừa phải, dễ thuộc đối với từng độ tuổi.
Xác định thể loại bài hát: trẻ thuộc hoặc trẻ chưa thuộc để cô tổ chức hướng dẫn cho trẻ hát bằng cách thể hiện qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ minh hoạCó thể tổ chức cho trẻ hát với các hình thức khác nhau như hát to hát nhỏ, nhanh chậm, hát nối đuôi theo tay cô, hát diễn cảm, hát theo nhóm, hát đối đáp nam nữ
Có thể cho trẻ hoá trang thành các con vật và hát theo giọng trầm bổng, to nhỏ của từng con vật. Ví dụ như khi hát đoạn nhà em có con gà trống, gà trống gáy o ó o thì hát to lên, Mèo con luôn rình bắt chuột thì hát nhỏ lại, vì Mèo rình bắt chuột nên phải nhỏ để không cho chuột thấy.
Khi trẻ được dạy hát, hát đúng nhạc, biết thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát bằng hình thức biểu diễn sinh động hồn nhiên, thì từ đó trẻ sẽ có nhiều sáng tạo trong ca hát và trong các hoạt động khác. Giai điệu âm nhạc sinh động, mượt mà, nhẹ nhàng, rộn ràngsẽ là nội dung giáo dục thẩm mỹ cao và làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho trẻ.
Ví du: bài Thương con mèo thì khi hát trẻ đưa tay làm động tác vuốt râu mép giả làm con mèo kêu. Hình thức phong phú này sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú và cảm nhận nghệ thuật cao.
+ Dạy vận động là trọng tâm
Vận động theo nhạc là họat động mang tính sáng tạo, chính vì vậy trong chương trình giáo dục âm nhạc được thể hiện qua các hình thức tổ chức:
Hoạt động múa minh hoạ
Hát kết hợp thể hiện bằng vận động minh hoạ sẽ giúp trẻ cảm nhận nhịp điệu âm nhạc một cách sâu sắc.Ví dụ: bài Ngày đầu tiên đi học trẻ vận động minh hoạ cùng cô kết hợp các động tác tay chân, thân hình phù hợp với bài hát. Đối với những động tác minh hoạ theo bài hát đã làm cho trẻ có những ấn tượng sâu sắc vào ngày đầu tiên được đến trường và sau khi được học ở trường mầm non.
Ví dụ: bài Nhớ ơn Bác trẻ thể hiện tình cảm thắm thiết của Bác Hồ dành cho thiếu niên, nhi đồng. Tất cả các hình thức vận động theo nhạc cô tổ chức hát xen kẻ tổ, nhóm, các nhân, nam, nữ. Điều này sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hoà đồng cùng tập thể.
Ví dụ: bài Thương con mèo (TGĐV) trọng tâm là minh hoạ. Cô cùng trẻ hoá thân thành con mèo để gây hứng thú cho trẻ, cô cho trẻ minh hoạ bằng các hình thức khác nhau theo lời bài hát như: kìa con mèo kêu meo meo, cô làm điệu bộ con mèo đang kêu. Con mèo trèo ngã lăn queo, làm động tác mèo trèo và ngã ra. Những động tác minh hoạ này đã làm tăng thêm sự hài hước của bài hát nhưng không làm mất đi nội dung bên trong của đề tài.
Vận động theo nhạc: vỗ tay theo nhịp, phách của lời bài hát
Cô có thể dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng phách tre, trống lắc và một số nhạc cụ khác để vận động theo nhịp, phách của lời bài hát.
Ví dụ: vỗ tay theo nhịp bài hát Cháu đi mẫu giáo
Cách vỗ tay: Cháu lên ba, cháu đi mẫu giáo
	 V vv v nghỉ v vv v
Hoặc bài: Những khúc nhạc hồng
Cách vỗ tay: Có con chim xinh nó hót đầu cành
	 V vv v nghỉ v vv v
+ Nghe nhạc, nghe hát là trọng tâm
Nghe hát- nghe nhạc là hoạt động mang tính đặc thù của nghệ thuật âm nhạc. Nghe nhạc, nghe hát là giúp trẻ thưởng thức âm nhạc, khi được nghe nhạc ở các thể loại của dân tộc như hát ru các làn điệu dân ca của các vùng miền như: dân ca Bắc bộ, Nam bộ, Trung bộ, dân ca quan họ Bắc Ninhvà một số bài hát ở các thể loại khác sẽ giúp trẻ cảm nhận phần nào nền văn hoá nghệ thuật dân gian, khơi gợi cho trẻ tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của dân tộc Việt Nam. 
Có thể cô hát cho trẻ nghe, hay nghe hát qua băng, hoặc nghe nhạc không lờicô và trẻ thể hiện tình cảm và minh hoạ lại tình cảm, điệu bộ qua từng lời ca trong tác phẩm.
Ví dụ: bài Ru con Dân ca Nam bộ, cô thể hiện lại tình cảm âu yếm của người mẹ hát ru cho con ngủ khi chồng phải đi xa nhà.
Ví dụ: bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, cô hát trẻ thể hiện minh hoạ tình cảm của Bác dành cho các cháu, hoặc nghe băng cô và trẻ cùng minh hoạ với các đội hình khác nhau.
+ Biểu diễn văn nghệ là trọng tâm
Sau mỗi chủ điểm cô có thể tổ chức các tiết học ôn tập bằng các hình thức biểu diễn văn nghệ. Biểu diễn văn nghệ giúp trẻ ôn lại tất cả những kiến thức âm nhạc, qua đó gợi ý hướng dẫn trẻ phong cách biểu diễn và hình thức biểu diễn như hát đơn ca, song ca, tóp ca, hát đối, hát to, hát nhỏSau đó vừa hát trẻ vừa có động tác phụ hoạ theo nhịp điệu hoặc theo cử chỉ minh hoạ của nội dung lời ca. Có thể xen kẻ các trò chơi, bài thơ, cấu đố có trong chủ đề để trẻ thể hiện lại.
Ví dụ: 
Biểu diễn theo bài hát Nhớ ơn bác; Ánh trăng hoà bình, Múa với bạn Tây nguyên
Hát đối đáp như bài Đường và chân; Em đi chơi thuyền
Hát to nhỏ, nối đuôi như bài Múa với Tây nguyên; Cháu thương chú Bội đội
Trong quá trình biểu diễn văn nghệ cô tổ chức cho trẻ thể hiện hết khả năng của mình bằng hình thức ôn luyện nhưng tự nhiên, vui vẽ và tích cực tham gia. Những khả năng biểu diễn của trẻ, cô tổ chức như một ngày Hội hoặc một đêm văn nghệ mà cô là người dẫn chương trình. Nếu trong lớp những trẻ có năng khiếu làm MC thì cô hướng dẫn để trẻ cùng nhau thể hiện.
- Âm nhạc kết hợp với các môn học khác
+ Âm nhạc trong làm quen văn học
Tuỳ vào tình hình của lớp mà cô đưa ra một số đề tài văn học và tích hợp âm nhạc một cách thích hợp mang tính giáo dục cao. Văn học giúp trẻ diễn đạt những lời hay ý đẹp của bài thơ thì âm nhạc cùng tạo ra những cảm xúc hổ trợ cho tiết Làm quen văn học thêm sóng động, nhẹ nhàng vào dầu giờ hoạt động, kết thúc hoạt động nhưng phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm.
Ví dụ: Bài thơ Chú Bộ đội hành quân trong mưa cô có thể hát tích hợp bài Cháu thương chú Bộ đội; bài thơ Ảnh Bác kết hợp hát Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ;bài thơ Chiếc cầu mới hát kết hợp bài Cháu yêu cô chú công nhân. Qua đó giúp trẻ hiểu được tình cảm của Bác hồ với thiếu niên nhi đồng, các chú Bộ đội và công việc của các cô chú công nhân nhằm bổ sung cho tiết văn học thêm sinh động.
Có một số bài thơ hay được phổ nhạc sang để dạy cho trẻ như bài Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa. Cô có thể phổ nhạc một số bài thơ sang cho trẻ hát
+ Âm nhạc trong hoạt động tạo hình
Trong giờ hoạt động tạo hình cô có thể sử dụng một bài hát dẫn dắt trẻ vào hoạt động trò chuyện, đàm thoại trước khi vào hoạt động trọng tâm. Những câu hỏi trò chuyện dựa vào nội dung bài hát để giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quá trình vẽ để trẻ có thêm một sản phẩm sáng tạo.
Ví dụ: Vẽ đề tài Người thân trong gia đình chủ điểm Gia đình. Khi vào bài cô cho trẻ hát bài Cả nhà thương nhau, sau đó cô hỏi trẻ trong bài hát có những ai? (bố, mẹ, con). Cô có thể đàm thoại theo tranh qua nội dung bài hát rồi gợi ý để trẻ vẽ người thân trong gia đình. 
Cũng có thể cô hát cho trẻ nghe một bài hoặc một đoạn dân ca có giai điệu nhẹ nhàng, ngắn gọn, dễ nhớ để gây sự tập trung chú ý của trẻ sau đó cô cùng trẻ đàm thoại một cách nhẹ nhàng theo nội dung bài hát. Qua đó kích lệ sự sáng tạo tích cực để trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp, hấp dẫn.
+ Âm nhạc trong Khám phá khoa học
Khám phá khoa học trọng tâm là phương pháp quan sát, đàm thoại, so sánh, giải thích, thí nghiệm, trò chơithì việc sử dụng âm nhạc không kém phần quan trọng nó cũng góp phần tạo cho trẻ có những cảm xúc hào hứng trong quá trình trãi nghiệm, khám phá kiến thức mới.
Ví dụ: đề tài Những con vật đáng yêu quanh bé trong chủ đề nhánh Những con vật nuôi trong gia đình là yêu cầu bé phân biệt một số con vật gần gủi, so sánh nhận xét sự giống và khác nhau, lợi ích của các con vật. Sau đó các trò chơi ôn luyện cho trẻ hát tích hợp như bài Gà trống, Mèo con và Cún con, Thương con mèo
Ngoài ra âm nhạc còn còn tích hợp ở nhiều môn học khác để dẫn dắt vào bài và thực hiện ở giờ hoạt động góc, giờ đón trẻ, sinh hoạt ngoài trờiđể làm tăng thêm phần sôi động, vui tươi, hào hứng trong tiết học.
- Một số trò chơi phục vụ cho môn âm nhạc
Trò chơi âm nhạc là một hoạt động ôn luyện không thể thiếu được trong giờ Hoạt động âm nhạc. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tuệ, khả năng tư duy tốt, phản xạ nhanh, kỷ năng thông thạo, đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ kỹ năng thông qua tai nghe.
Ví dụ như trò chơi Tai ai tinh, Bao nhiêu người hát, Nghe nốt đô thỏ đổi chuồngnhững trò chơi này đòi hỏi trẻ tập trung cao độ, chú ý lắng nghe lời hát của ai, giọng hát của từng bạn, âm thanh của nhạc cụ nào
Ngoài những trò chơi quen thuộc tôi còn gợi ý cho giáo viên sưu tầm và sáng tạo ra một số trò chơi cần phải tập trung chú ý ghi nhớ bằng mắt sau khi hát và vận động. Đó là những trò chơi kết hợp giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt và mạnh dạn khám phá những điều bí ẩn trong trò chơi âm nhạc.
Ví dụ trò chơi Ghi nhớ dấu chân ngoài phát triển tai nghe, trẻ còn có phản ứng nhanh với các loại tiết tấu khác nhau và ghi nhớ có chủ định. Cách chơi: Có thể chơi theo hai nhóm nếu lớp đông, trước hết cô vẽ một vòng tròn lớn, cô dùng phấn vẽ hình bàn chân của từng trẻ vào đó ứng với số trẻ. Sau đó cho trẻ đi vòng tròn và nghe tiết tấu của nhạc cụ hoặc bài hát, khi tiết tấu thay đổi hoặc khi chuyển bài hát trẻ chạy vào vòng tròn và ướm bàn chân mình. Nếu bạn nào không vừa với dấu chân đã vẽ thì bạn đó thua.
Ví dụ trò chơi Ngôi nhà bí ẩn sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin muốn khám phá những điều bí ẩn trong ngôi nhà mà cô đã chuẩn bị cho trẻ những điều bất ngờ trước khi trẻ chơi. Cô chuẩn bị nhiều ngôi nhà và mỗi ngôi nhà có một loại đồ chơi hoặc một bức tranh theo từng chủ đề cụ thể. Sau đó cô cho trẻ đi vòng tròn theo tiếng trống lắc hoặc tiết tấu của nhạckhi cô nói bằng các hiệu lệnh khác nhau như: Vừng ơi mở ra hay rung mạnh nhịp trống lắc lên cao thì trẻ tìm chọn một ngôi nhà và mở cửa lấy đồ chơi ra. Trong ngôi nhà có đồ chơi hoặc tranh ảnh gì thì trẻ hát đúng, ứng với đồ chơi đó như: ngôi nhà bạn A có đồ chơi Con Vịt thì trẻ hát bài Một con Vịt, nếu ngôi nhà bạn B có tranh Con Heo thì trẻ hát bài Con Heo đấtMỗi lượt chơi có thể từ 6 đến 8 bạn và chơi nhiều lượt.
Ví dụ trò chơi Bước nhảy hoàn vũ, vũ điệu cay xanh... giáo viên có thể chọn những bài hát phù hợp với chủ đề từ nhạc nhẹ đến nhạc mạnh (có thể chọn nhạc không lời) để trẻ có thể thể hiện mình một cách tự nhiên.
- Sưu tầm, sáng tạo trong cách làm đồ dùng đồ chơi, nhạc cụ âm nhạc phục vụ cho môn Hoạt động âm nhạc
Xây dựng kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học để mua sắm, sưu tầm và làm một số đồ dùng tự tạo phục vụ cho môn hoc.
Mỗi giáo viên phải là một cộng tác viên với nhà trường, các bậc cha mẹ học sinh để tận dụng các nguyên vật liệu mở có ở địa phương như: lon bia, thanh tre, hộp sữa, hạt sỏi để tạo ra những những loại nhạc cụ phục vụ cho hoạt động âm nhạc.
Ví dụ: 
Nhạc cụ âm nhạc: Lon bia cắt đôi bỏ sỏi vào và nén lại khi đập nhẹ vào tay sẽ phát ra những âm thanh vui nhộn. Thanh tre chẻ thành miếng dẹp rồi trang trí màu sắc sẽ tạo thành đệm gõ. Ngoài ra còn làm ra một số trống nhỏ, đàn bằng xốp
Trang phục cho âm nhạc: ống hút, mút bitít, giấy báo, dây may baotạo ra mũ múa, mặt nạ các con vật để thu hút trẻ hoạt động một cách hứng thú không nhàm chán.
- Rút kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu
Giáo

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN _Lê Thị Kim Hương_2016.doc