SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả

Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp: Huy động liên đội chăm sóc và bảo vệ hệ thống cây xanh trong trường. Chỉ đạo đoàn thanh niên bố trí sắp xếp ghế đá thành những ô vuông giữa những tán cây bàng, cây phượng xanh tốt. Bố trí lao động vệ sinh thường xuyên, sắp xếp thùng đựng rác đúng vị trí để đảm bảo “Thư viện xanh” lúc nào cũng sạch sẽ. Các ống nhựa làm “tủ sách lưu động” được bộ phận thư viện trang trí ngộ nghĩnh và đẹp mắt. Cuối mỗi góc các lớp học được bố trí 01 kệ đựng sách báo để phục vụ tốt hơn nhu cầu bạn đọc. Đầu mỗi buổi học, nhân viên thư viện phân công đội cộng tác viên treo các “tủ sách lưu động” ở các hàng cây gần ghế đá hoặc đưa sách báo đến tận các lớp học phục vụ bạn đọc trong các giờ ra chơi. Cuối buổi, cán bộ thư viện thu dọn, sắp xếp ngăn nắp lại cho buổi đọc ngày mai. Sách báo trong ống, trên kệ được để cố định, mỗi tuần thay đổi chủng loại một lần.

Môi trường sạch sẽ, không gian thoáng mát lại được đọc sách, báo vừa giúp các em ham thích hơn trong phong trào đọc và làm theo sách vừa tạo cho khuôn viên trường thêm xanh - sạch - đẹp.

- Tạo cho học sinh môi trường thân thiện khi đến trường: Môi trường xanh, sạch, đẹp; thầy cô giáo mẫu mực, yêu thương, tận tuỵ; học sinh hoà đồng thân thiện giữa các lớp với nhau, giúp đỡ lẫn nhau.Từ đó các em có niềm vui khi đến trường và tự nguyện thm gia các hoạt động thư viện. Hằng ngày cán bộ thư viện hướng dẫn cho các em cách lựa chọn sách mình thích, bố trí học sinh lớp 5 hướng dẫn học sinh lớp 1, lớp 2 chọn truyện đọc phù hợp lứa tuổi, đọc xong trả lại chỗ cũ để các em quen dần cách tự quản khi phụ trách thư viện bận công tác khác. Điều đó cũng làm cho các em học sinh hình thành thói quen ý thức đọc sách và sắp xếp khoa học trong hoạt động thư viện. Kết hợp hài hòa giữa thư viện ngoài trời và thư viện trong nhà nhằm giảm bớt sự tập trung của giáo viên và học sinh khi không gian phòng đọc của thư viện không đáp ứng nhu cầu.

 

doc 22 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2598Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý thức xây dựng tập thể ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành sự phân công của tổ chức. Cán bộ thư viện, tổ nghiệp vụ có năng lực, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động, gương mẫu trong công tác.
- Mặt yếu: Học sinh học 2 buổi/ngày nên thời gian đến đọc sách cũng như tham gia các hoạt động của thư viện còn ít. Một số ít giáo viên chưa hào hứng trong việc đến thư viện để tự học, tự nghiên cứu. 
 Nhiều học sinh chưa hiểu hết vai trò và tầm quan trọng của thư viện trong việc nâng cao chất lượng học tập; các dịch vụ trò chơi, internet,... ngày càng nhiều cuốn hút sự ham mê nên một số học sinh còn thờ ơ với việc đọc sách.
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động
Đa số cán bộ giáo viên ở trường tiểu học Krông Ana có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề vững vàng, có sự đầu tư vào chất lượng và hiệu quả công tác.
Nhà trường thành lập tổ nghiệp vụ thư viện trong đó có 01 phó hiệu trưởng làm tổ trưởng, 01 nhân viên thư viện, 01 nhân viên thiết bị cùng các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, trưởng đoàn thể làm thành viên. Tổ nghiệp vụ có năng lực, có ý thức trách nhiệm, bố trí sắp xếp thời gian và công việc phù hợp, hoạt động tương đối hiệu quả. 
Quá trình quản lí chỉ đạo chặt chẽ, đúng mục đích, coi trọng việc kiểm tra góp ý vì sự phát triển. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, khoa học, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung.
Cha mẹ học sinh quan tâm đến công tác giáo dục trong nhà trường nên đã chú ý phối hợp đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, các loại sách phục vụ hoạt động thư viện đạt hiệu quả.
Bên cạnh các yếu tố tác động tích cực nêu trên thì trong quá trình tổ chức hoạt động thư viện vẫn còn một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế như: Cán bộ thư viện chưa có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động thư viện, hơn nữa nhà trường chưa có hệ thống máy vi tính và mạng internet phục vụ riêng cho hoạt động thư viện. Cách tổ chức một số hoạt động chưa thực sự phù hợp, việc tuyên truyền vận động độc giả đến với thư viện chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn. Cán bộ thư viện còn phải kiêm thêm một số công việc của nhà trường nên đôi lúc chưa chú ý đầu tư nội dung tổ chức các hoạt động thư viện. 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng.
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động thư viện đó là: Trường đóng trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp - trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của huyện. Học sinh trong trường số nhiều là con em cán bộ công chức. Đa số các em chăm ngoan, ý thức học tập nghiêm túc, số lượng học sinh khá, giỏi tương đối đông nên các em ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách nói riêng và tham gia các hoạt động thư viện nói chung. Cha mẹ học sinh quan tâm, thường xuyên phối kết hợp với thầy giáo, cô giáo chăm lo cho việc giáo dục, bồi dưỡng vì sự tiến bộ của học sinh; đầu tư đầy đủ các loại sách phù hợp với việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức môn học và các hoạt động giáo dục khác.
Công tác xã hội hóa giáo dục trong trường đã được chú trọng, huy động được nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, tạo được sự đồng thuận cao đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường. 
Tổ trưởng tổ nghiệp vụ (Phó Hiệu trưởng) chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động thư viện, vì vậy đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đồng bộ, xuyên suốt cả năm học. Phát huy được các điều kiện thuận lợi của trường, tích cực tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, thời gian, nhân lực, tài lực,... phục vụ cho thư viện. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, hội ý, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện. 
Tuy vậy, cũng như một số trường tiểu học khác trong huyện, mặc dù đã được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị nhưng hoạt động thư viện tại trường Tiểu học Krông Ana vẫn còn một số bất cập nêu trên mà nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động của công tác thư viện mới chỉ đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của một trường chuẩn; chưa có phòng máy vi tính riêng phục vụ công tác tự học tập, nghiên cứu của học sinh và giáo viên; phòng đọc và kho sách dùng chung; một số đồ dùng trong thư viện đã xuống cấp, còn thiếu một số loại sách tham khảo giành cho giáo viên, sách chưa đủ đáp ứng nhu cầu mượn của học sinh; cách tổ chức một số hoạt động chưa thực sự phù hợp; việc tuyên truyền vận động độc giả đến với thư viện chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn, chưa thực hiện triệt để các nội quy quy chế của thư viện, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác của cán bộ thư viện còn hạn chế. Mặt khác do trường dạy học 2 buổi/ngày, công việc của giáo viên ở trường lớp còn quá tải nên thời gian để đến thư viện tìm hiểu, nghiên cứu còn ít; học sinh phải dành thời gian cho việc học tập trên lớp quá nhiều, hơn nữa nhiều em còn ham mê các trò chơi khác hơn việc đọc sách nên chưa thật sự quan tâm đến việc học tập tại...tất cả các yếu tố đó đã phần nào ảnh hưởng đến các hoạt động thư viện nói riêng và hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung.
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm mục đích định hướng một số cách tổ chức các hoạt động thư viện đạt hiệu quả.
 Khi vận dụng giải pháp này, giáo viên và học sinh đã phần nào hiểu được vai trò và tầm quan trọng của thư viện trong việc nâng cao chất lượng dạy học, thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b.1) Thành lập Tổ nghiệp vụ thư viện
Ngay từ đầu năm học, đề xuất Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập Tổ nghiệp vụ thư viện bao gồm 01 lãnh đạo nhà trường làm tổ trưởng cùng các thành viên là tổ trưởng chuyên môn, trưởng đoàn thể và cán bộ làm công tác thư viện, thiết bị. Tổ nghiệp vụ có trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động của thư viện trong năm học: xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, tổ trưởng tổ nghiệp vụ quán triệt Quy chế công tác thư viện cùng các văn bản chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên phù hợp với chức năng và nhiệm vụ, đồng thời kiểm tra giám sát đôn đốc các thành viên tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, làm tốt công tác phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để hỗ trợ đắc lực trong công tác tuyên truyền hưởng ứng kế hoạch hoạt động tác thư viện của Ban giám hiệu và tổ nghiệp vụ thư viện đề xuất và xây dựng.
Tổ nghiệp vụ quản lý thư viện theo đúng nghiệp vụ thư viện trường học. Sách, báo, tạp chí nhập về đều phân loại, mô tả, tổ chức mục lục và giới thiệu. Xây dựng hệ thống sổ sách, cấp thẻ cho học sinh vào đầu năm học để quản lý. Hàng năm, cán bộ thư viện biên soạn thư mục các loại sách để phục vụ dạy và học.
b.2) Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động thư viện
 Chỉ đạo Tổ nghiệp vụ mà vai trò chính là cán bộ thư viện căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ năm học, các văn bản chỉ đạo của cấp trên cũng như tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp. 
Các kế hoạch thư viện bao gồm: Kế hoạch hoạt động chung cho năm học theo năm, kỳ, tháng, tuần; kế hoạch xây dựng mô hình thư viện xanh, kế hoạch tuyên truyền giới thiệu sách,...
Hướng dẫn tiến hành tổ chức một số hoạt động thư viện:
- Phục vụ nhu cầu mượn sách và đọc sách của cán bộ giáo viên và học sinh:
Hằng năm cứ vào đầu năm học cán bộ thư viện phân loại sách, lập kế hoạch cho giáo viên mượn sách theo đúng nhu cầu. Đối với học sinh, đa số các em được gia đình mua sắm đầy đủ các loại sách vở nên ít khi có học sinh đến thư viện để mượn sách. Tuy nhiên, nhà trường vẫn có kế hoạch cho mượn sách đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có nhu cầu mượn các loại sách tham khảo hoặc các tài liệu học tập liên quan. Để làm được việc này, Tổ nghiệp vụ thông báo đến tất cả giáo viên chủ nhiệm, cho học sinh đăng kí mượn và cam kết giữ gìn bảo quản sách cẩn thận. Cuối mỗi học kì, cán bộ thư viện làm thủ tục thu sách từ giáo viên và học sinh.
Đối với học sinh thuộc con gia đình chính sách hoặc đồng bào dân tộc, thư viện làm hồ sơ cấp phát sách miễn phí theo quy định Nghị định 74 của Chính phủ.
Phòng đọc mở cửa thường xuyên vào các ngày trong tuần. Cán bộ thư viện lên kế hoạch từng tuần, lên lịch đọc sách cụ thể cho các lớp để giữ cho thư viện được yên lặng, tránh tình trạng quá tải học sinh vào các giờ ra chơi. 
Để tăng thêm vốn tài liệu của bạn đọc, thư viện nhà trường phát động phong trào quyên góp sách, báo, tạp chí đưa về “tủ sách dùng chung” của thư viện. Hoạt động này tạo được sự hứng thú cho giáo viên và học sinh tham gia, thúc đẩy phong trào đọc sách báo của nhà trường ngày một phát triển. 
	- Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách:
Tuyên truyền, giới thiệu sách là hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong các thư viện trường học. Hoạt động này nhằm lôi cuốn bạn đọc đến thư viện một cách nhanh chóng và hữu hiệu nhất. 
Để việc tuyên truyền, giới thiệu sách đạt hiệu quả đòi hỏi người cán bộ thư viện phải biết kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa nghiệp vụ thư viện, kĩ năng sư phạm, khả năng viết, khả năng tổ chức và trình bày. Mục đích tuyên truyền, giới thiệu sách báo trong thư viện nhà trường nhằm khai thác hiệu quả vốn tài liệu thư viện phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh; giúp thầy và trò nắm được nội dung cuốn sách, báo để có nhu cầu sử dụng, phục vụ việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. 
Có nhiều cách để giới thiệu sách đến với bạn đọc. Đối với giáo viên có thể giới thiệu trong các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn; giới thiệu trên bảng thông báo của thư viện, phòng giáo viên...Với học sinh giới thiệu sách trên bảng thông báo của thư viện, giới thiệu với giáo viên chủ nhiệm, giới thiệu trong các buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể toàn trường... 
Một hình thức giới thiệu sách mà tổ nghiệp vụ hướng dẫn cán bộ thư viện thường làm và đạt hiệu quả cao, thu hút được sự chú ý của nhiều bạn đọc góp phần thu hút sự ham thích tham gia các hoạt động thư viện đó là thực hiện hoạt động giới thiệu thông qua buổi sinh hoạt chủ điểm, qua tiết chào cờ đầu tuần.
Để chuẩn bị cho một chương trình giới thiệu sách, tổ nghiệp vụ định hướng cho cán bộ thư viện các bước tổ chức như sau:
+ Xác định đề tài phù hợp với chủ điểm để giới thiệu
+ Tìm sách phù hợp với nội dung chủ điểm
+ Nêu vị trí, tầm quan trọng của vấn đề chính được trình bày trong tác phẩm. 
+ Nêu một số thông tin của sách: Lời nói đầu, tóm tắt giới thiệu về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang, khổ sách, giá tiền.
+ Nêu và phân tích vài nét về nội dung của tác phẩm để gây sự tò mò, lòng say mê hứng thú cho độc giả.
+ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật, tính giáo dục.
+ Hướng dẫn độc giả có thể tìm đọc sách ở đâu, thời gian nào.
Như vậy, thông qua chương trình giới thiệu sách, tùy vào nội dung sách để người giới thiệu muốn giáo dục học sinh điều gì (ví dụ: lý tưởng sống cao đẹp, lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước, tình yêu biển đảo quê hương,...) hoặc muốn gửi gắm thông tin, sự kiện gì đến toàn thể độc giả.
 Ngoài ra, cán bộ thư viện còn hướng dẫn học sinh cách sử dụng, giữ gìn và bảo quản sách, biết tìm tòi khám phá những điều mới mẻ và bổ ích mà sách đem lại, biết trân trọng và yêu quý những cuốn sách mình đang đọc vì “Sách là nguồn tri thức vô tận”. Qua đó các em có thêm niềm tin cũng như sự yêu thích khi đến với thư viện để đọc sách.
Hình ảnh cán bộ thư viện giới thiệu sách mới
b.3) Bổ sung thường xuyên nguồn tài liệu cho thư viện
Để thư viện phục vụ đúng với yêu cầu giảng dạy, học tập gắn với thực tế của nhà trường, thu hút được nhiều giáo viên và học sinh đến đọc sách, học tập, nghiên cứu đòi hỏi phải nâng cao chất lượng kho sách sao cho đa dạng về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phong phú về nội dung, hơn nữa cách sắp xếp, bài trí cũng phải khoa học, hợp lý. Muốn vậy cần phải bổ sung thường xuyên các loại tài liệu theo từng tháng, từng quý, từng năm học. Người cán bộ thư viện phải có sự nhạy bén, tính sáng tạo và óc thẩm mỹ. Làm thế nào để ít nhất lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo đủ theo danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; số lượng và chất lượng các loại sách báo khác đảm bảo nhu cầu phục vụ bạn đọc tại thư viện, đáp ứng với hoạt động của thư viện trong năm học ? Từ suy nghĩ đó tôi tham mưu Hiệu trưởng nhà trường lập dự trù kinh phí mua sắm trang thiết bị, sách, báo, tạp chí phù hợp với yêu cầu thực tế; đề nghị đầu tư, tổ chức phát động các phong trào để tăng thêm số lượng sách báo, tài liệu cho thư viện từ một số nguồn:
- Trích một phần kinh phí chi thường xuyên để mua và trang bị thêm nguồn sách phục vụ cho công tác thư viện.
- Phát động phong trào xã hội hóa từ sự hỗ trợ của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, từ cha mẹ học sinh.
 - Xây dựng Tủ sách dùng chung từ việc phát động giáo viên và học sinh quyên góp mỗi người một cuốn sách.
- Đặt mua các loại báo, tạp chí phù hợp với yêu cầu của cấp học, của giáo viên và học sinh.
Để mua được các loại sách cần thiết, phù hợp với nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh, hàng năm tổ nghiệp vụ có trách nhiệm khảo sát, kiểm kê lại toàn bộ các loại sách hiện có, cho các tổ chuyên môn đăng kí nhu cầu các loại sách cần dùng trong năm học, thống kê toàn bộ số lượng, đề xuất với lãnh đạo nhà trường mua bổ sung.
Nguồn sách của thư viện
b.4) Trang trí thư viện
Đối với học sinh tiểu học, ở lứa tuổi này với các em “học mà chơi, chơi mà học”, vì vậy cách tổ chức sắp xếp và trang trí thư viện sao cho thuận tiện và đẹp mắt, phù hợp với tâm lý lứa tuổi là một việc làm cần thiết để thu hút học sinh đến với thư viện. Nắm bắt được điều đó, Tổ nghiệp vụ thư viện đề xuất mua các loại tủ, kệ, giá đựng sách, các loại tranh ảnh, hệ thống biểu ngữ với những câu danh ngôn phù hợp, làm các loại bảng nội quy quy chế thư viện. Trên các kệ sách sử dụng các tiêu đề dễ hiểu, dễ nhớ, được phân loại theo nội dung các loại sách như “Văn học trong em” (các tập truyện ngắn), “Vườn cổ tích” (các loại truyện cổ tích Việt Nam và thế giới), “Thế giới truyện tranh” (các loại truyện tranh thiếu nhi), “Em yêu khoa học” (các loại sách về khoa học tự nhiên), “Việt Nam trong trái tim em” (loại sách truyện lịch sử nước nhà), “Em yêu biển, đảo quê em” (tập sách giới thiệu biển, đảo Việt Nam),...Hoặc các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách giáo viên, sách giáo dục đạo đức và sách pháp luật... cũng được phân loại rõ ràng, có tên mục cụ thể. Đây là một công việc rất quan trọng vì nó góp phần nâng cao việc sử dụng sách báo được thuận tiện, giúp cho cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng. 
Một góc phòng đọc
b.5) Xây dựng mô hình thư viện Thư viện xanh
Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, một trong những hoạt động thu hút được đông đảo học sinh tham gia đó là hoạt động đọc sách tại “Thư viện xanh” của nhà trường. “Thư viện xanh” bao gồm Thư viện ngoài trời và Thư viện góc lớp. Xuất phát từ thực trạng thư viện nhà trường đầu sách nhiều, phòng đọc có đầy đủ trang thiết bị nhưng diện tích phòng chưa đáp ứng được số đông học sinh, thói quen đọc sách ở thư viện chưa phổ biến,Với mong muốn đưa hoạt động thư viện hòa nhập với môi trường, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo tổ nghiệp vụ thư viện xây dựng mô hình “Thư viện xanh”. 
Để xây dựng được mô hình này, tổ nghiệp vụ thực hiện bằng nhiều cách:
- Tuyên truyền, vận động: Tổ chức tuyên truyền, vận động đến các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các bậc cha mẹ học sinh và đăc biệt là các em học sinh với nội dung; xây dựng “Thư viện xanh” là tạo không gian thoáng mát, tiết kiệm điện mà có đầy đủ ánh sang, góp phần rèn luyện thói quen đọc sách để mở rộng kiến thức. Từ đó, trường đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm, các lớp: mua ghế đá, trồng cây bong mát và cây cảnh, các loại sách,Thành lập đôi cộng tác viên thư viên bao gồm lớp trưởng hoặc lớp phó của các lớp. Đội công tác viên có nhiệm vụ hỗ trợ cán bộ thư viện trong việc phục vụ bạn đọc, giới thiệu sách, trang trí thư viện,
- Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp: Huy động liên đội chăm sóc và bảo vệ hệ thống cây xanh trong trường. Chỉ đạo đoàn thanh niên bố trí sắp xếp ghế đá thành những ô vuông giữa những tán cây bàng, cây phượng xanh tốt. Bố trí lao động vệ sinh thường xuyên, sắp xếp thùng đựng rác đúng vị trí để đảm bảo “Thư viện xanh” lúc nào cũng sạch sẽ. Các ống nhựa làm “tủ sách lưu động” được bộ phận thư viện trang trí ngộ nghĩnh và đẹp mắt. Cuối mỗi góc các lớp học được bố trí 01 kệ đựng sách báo để phục vụ tốt hơn nhu cầu bạn đọc. Đầu mỗi buổi học, nhân viên thư viện phân công đội cộng tác viên treo các “tủ sách lưu động” ở các hàng cây gần ghế đá hoặc đưa sách báo đến tận các lớp học phục vụ bạn đọc trong các giờ ra chơi. Cuối buổi, cán bộ thư viện thu dọn, sắp xếp ngăn nắp lại cho buổi đọc ngày mai. Sách báo trong ống, trên kệ được để cố định, mỗi tuần thay đổi chủng loại một lần. 
Môi trường sạch sẽ, không gian thoáng mát lại được đọc sách, báo vừa giúp các em ham thích hơn trong phong trào đọc và làm theo sách vừa tạo cho khuôn viên trường thêm xanh - sạch - đẹp.
- Tạo cho học sinh môi trường thân thiện khi đến trường: Môi trường xanh, sạch, đẹp; thầy cô giáo mẫu mực, yêu thương, tận tuỵ; học sinh hoà đồng thân thiện giữa các lớp với nhau, giúp đỡ lẫn nhau...Từ đó các em có niềm vui khi đến trường và tự nguyện thm gia các hoạt động thư viện. Hằng ngày cán bộ thư viện hướng dẫn cho các em cách lựa chọn sách mình thích, bố trí học sinh lớp 5 hướng dẫn học sinh lớp 1, lớp 2 chọn truyện đọc phù hợp lứa tuổi, đọc xong trả lại chỗ cũ để các em quen dần cách tự quản khi phụ trách thư viện bận công tác khác. Điều đó cũng làm cho các em học sinh hình thành thói quen ý thức đọc sách và sắp xếp khoa học trong hoạt động thư viện. Kết hợp hài hòa giữa thư viện ngoài trời và thư viện trong nhà nhằm giảm bớt sự tập trung của giáo viên và học sinh khi không gian phòng đọc của thư viện không đáp ứng nhu cầu.
Ngoài ra, nhân viên thư viện tham mưu, phối hợp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: thi viết chữ đẹp, thi kể chuyện theo sách, kể chuyện đạo đức Bác Hồ, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh qua tìm hiểu ngày lễ trong tháng, tìm hiểu về truyền thống lịch sử, tuyên truyền chống tệ nạn xã hội, giáo dục môi trường, an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn thương tích
Đơn giản, dễ làm, hiệu quả cao, mô hình “Thư viện xanh” đã làm cho học sinh thực sự thích thú khi tham gia đọc sách, báo, truyện tranh vào những giờ ra chơi hay sinh hoạt ngoài trời.
Một số hình ảnh hoạt động của Thư viện xanh
b.6) Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ thư viện
Từ thực trạng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, các năm học qua, ban giám hiệu nhà trường động viên và tạo điều kiện cho cán bộ thư viện tham gia học tập để nâng cao trình độ, tham quan học hỏi kinh nghiệm của các thư viện trường bạn, tham gia các hội thi về cán bộ thư viện giỏi để học tập và hoàn thành tốt công tác của mình. Mặt khác yêu cầu cán bộ thư viện phải nắm được kế hoạch giảng dạy của nhà trường theo từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm học để từ đó có kế hoạch tổ chức các hoạt động thư viện theo từng giai đoạn cho phù hợp với hoạt động chung của trường. Thực hiện nội quy về chuyên môn nghiệp vụ do nhà trường đề ra như: hồ sơ chuyên môn, kế hoạch hoạt động thư viện hàng năm...
Tích cực phát huy vai trò của cán bộ thư viện trong trường học, thái độ phục vụ giáo viên và học sinh vui vẻ hoà nhã, nhiệt tình, có phong cách phục vụ tốt, nhanh gọn, thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh.
b.7) Công tác kiểm tra, giám sát
Trong quá trình tổ chức các hoạt động thư viện, Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ nghiệp vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát các nội dung và hình thức hoạt động, kiểm tra xem cách thực hiện đó có hiệu quả không, cần điều chỉnh những vấn đề gì để hiệu quả hơn. Phó hiệu trưởng là tổ trưởng của tổ nghiệp vụ, vì vậy việc tự nghiên cứu, tự học hỏi các kiến thức và nghiệp vụ thư viện, kĩ năng sư phạm, kĩ năng tổ chức hoạt động là việc làm thường xuyên để từ đó có 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYENTHITHU_QUANLY_THKRONGANA.doc