SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Họa Mi

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Họa Mi

Bồi dưỡng kiến thức tích hợp về nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo cho đội ngũ giáo viên dạy lớp 5 tuổi trong trường.

 Bồi dưỡng chuyên môn là một việc thường xuyên và cần thiết phải làm, vì giáo viên là người tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục. Do vậy, muốn có chất lượng giáo dục tốt đòi hỏi trước tiên là đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao, tinh thần trách nhiệm và lòng tâm huyết với nghề nghiệp. Chính vì thế, ngoài việc tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp đào tạo nâng cao trình độ trên chuẩn (hiện nay 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi nhà trường đạt trình độ trên chuẩn), nhiệm vụ của mỗi nhà trường, tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng tại chỗ là rất quan trọng. Là năm thứ ba trường tôi thực hiện tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tuy đã được Sở, Phòng giáo dục mở nhiều lớp tập huấn về cả lý thuyết và thực hành, nhưng do trình độ nhận thức và năng lực của giáo viên trong trường không đồng đều, môi trường để giáo viên tiếp xúc, học hỏi cái mới còn rất hạn chế, dẫn đến kết quả vận dụng vào thực tế giảng dạy chưa cao. Vì vậy, sau mỗi đợt tổ chức cho giáo viên đi tập huấn, về trường tôi đã tổ chức tập huấn lại cho giáo viên trong trường bằng hình thức đổi mới cách bồi dưỡng cả lý thuyết và thực hành

*Đổi mới cách bồi dưỡng lý thuyết

Đổi mới cách bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên là hoạt động nhằm đưa ra các biện pháp giúp giáo viên đơn giản hóa nội dung lý thuyết, từ đó vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt. Bởi vậy, cần phải xây dựng lại bài giảng làm sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, hình ảnh đẹp sống động, lồng ghép một số đoạn phim giáo dục bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Giáo viên được gợi ý cách tích hợp nội dung vào các hoạt động trong các chủ đề, có thể tích hợp toàn bộ hoặc một phần của hoạt động. Nội dung xây dựng theo hướng tích hợp nhẹ nhàng, hợp lí, các hoạt động không gây quá tải, nặng nề.

Trước khi tổ chức chuyên đề lý thuyết tôi thông báo cho giáo viên nội dung bồi dưỡng và yêu cầu giáo viên chuẩn bị các câu hỏi, các vấn đề vướng mắc để giải đáp. Dành 30 phút đầu cho việc thảo luận tôi tổ chức tìm hiểu mức độ hiểu biết của giáo viên về vấn đề bồi dưỡng bằng cách nêu một số câu hỏi và yêu cầu giáo viên trả lời bằng giấy. Như vậy qua cách trả lời này cả Ban giám hiệu, báo cáo viên giảng bài nắm được mức độ hiểu biết của từng giáo viên, biết được họ chưa rõ những vấn đề gì để từ đó cùng tháo gỡ.

 

doc 31 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1326Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo ở Việt Nam. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong vấn đề giáo dục bảo vệ về tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong trường mình. Do vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện công tác giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ như sau: 
- Tổ chức chuyên đề lý thuyết và thực hành về những kiến thức cơ bản và nội dung giáo dục, cách lồng ghép tích hợp về tài nguyên môi trường biển,hải đảo vào chương trình giáo dục mẫu giáo 5 tuổi. 
 	 - Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền của lớp đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường biển, hải đảo cho phụ huynh, học sinh và cộng đồng hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn bảo vệ chủ quyền và tài nguyên môi trường biển, hải đảo quê hương đất nước.
 - Chỉ đạo giáo viên thực hiện lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào dạy trẻ theo chủ đề và các hoạt động trong ngày, giúp trẻ nhận biết về biển, đảo Việt Nam: Tên gọi, vị trí địa lí ,tiềm năng của biển, hải đảo, đặc điểm nổi bật của một số vùng biển nổi tiếng ở Việt Nam. 
 - Tham mưu với Hiệu trưởng mua một số tài liệu có liên quan đến việc hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, trang bị cho giáo viên dạy các lớp 5 tuổi tự nghiên cứu và học tập; bổ sung một số đồ dùng dạy học cho các lớp 5 tuổi như: Ti vi, đầu đĩa, máy tính, bộ tranh, hiện nay đã cũ, hỏng cần được nâng cấp thay thế, để giáo viên sử dụng có hiệu quả hơn trong việc dạy trẻ về nội dung giáo dục môi trường biển, hải đảo.
	 Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức tích hợp về nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo cho đội ngũ giáo viên dạy lớp 5 tuổi trong trường.
 Bồi dưỡng chuyên môn là một việc thường xuyên và cần thiết phải làm, vì giáo viên là người tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục. Do vậy, muốn có chất lượng giáo dục tốt đòi hỏi trước tiên là đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao, tinh thần trách nhiệm và lòng tâm huyết với nghề nghiệp. Chính vì thế, ngoài việc tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp đào tạo nâng cao trình độ trên chuẩn (hiện nay 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi nhà trường đạt trình độ trên chuẩn), nhiệm vụ của mỗi nhà trường, tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng tại chỗ là rất quan trọng. Là năm thứ ba trường tôi thực hiện tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tuy đã được Sở, Phòng giáo dục mở nhiều lớp tập huấn về cả lý thuyết và thực hành, nhưng do trình độ nhận thức và năng lực của giáo viên trong trường không đồng đều, môi trường để giáo viên tiếp xúc, học hỏi cái mới còn rất hạn chế, dẫn đến kết quả vận dụng vào thực tế giảng dạy chưa cao. Vì vậy, sau mỗi đợt tổ chức cho giáo viên đi tập huấn, về trường tôi đã tổ chức tập huấn lại cho giáo viên trong trường bằng hình thức đổi mới cách bồi dưỡng cả lý thuyết và thực hành
*Đổi mới cách bồi dưỡng lý thuyết
Đổi mới cách bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên là hoạt động nhằm đưa ra các biện pháp giúp giáo viên đơn giản hóa nội dung lý thuyết, từ đó vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt. Bởi vậy, cần phải xây dựng lại bài giảng làm sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, hình ảnh đẹp sống động, lồng ghép một số đoạn phim giáo dục bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Giáo viên được gợi ý cách tích hợp nội dung vào các hoạt động trong các chủ đề, có thể tích hợp toàn bộ hoặc một phần của hoạt động. Nội dung xây dựng theo hướng tích hợp nhẹ nhàng, hợp lí, các hoạt động không gây quá tải, nặng nề. 
Trước khi tổ chức chuyên đề lý thuyết tôi thông báo cho giáo viên nội dung bồi dưỡng và yêu cầu giáo viên chuẩn bị các câu hỏi, các vấn đề vướng mắc để giải đáp. Dành 30 phút đầu cho việc thảo luận tôi tổ chức tìm hiểu mức độ hiểu biết của giáo viên về vấn đề bồi dưỡng bằng cách nêu một số câu hỏi và yêu cầu giáo viên trả lời bằng giấy. Như vậy qua cách trả lời này cả Ban giám hiệu, báo cáo viên giảng bài nắm được mức độ hiểu biết của từng giáo viên, biết được họ chưa rõ những vấn đề gì để từ đó cùng tháo gỡ.
	Ví dụ : Bồi dưỡng về những kiến thức cơ bản về tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt Nam, câu hỏi báo cáo viên đặt ra:
	+ Bạn biết gì về biển, hải đảo Việt Nam?
	+ Biển mang lại những tài nguyên nào cho đất nước ta ?
	+Tình hình ô nhiễm biển, đảo Việt Nam hiện nay như thế nào ?
 + Nguyên nhân nào gây ô nhiễm biển, đảo?
 + Bạn có giải pháp gì để hạn chế ô nhiễm biển, đảo?	
	Được trao đổi trực tiếp về các vấn đề trên, giáo viên nắm được ngay những kiến thức tại chỗ và nhớ lâu các kiến thức bởi bài giảng sinh động có nhiều hình ảnh kèm theo. Sau khi báo cáo viên giảng bài đã hệ thống lại, giảng nội dung của bài, thời gian còn lại, cho giáo viên tiếp tục hỏi những vẫn đề chưa rõ, những vấn đề còn vướng mắc, cùng nhau làm rõ những vấn đề đó. Để giáo viên có thêm kiến thức về biển, hải đảo, nhà trường yêu cầu mỗi giáo viên tích cực trang bị kiến thức cho bản thân bằng nhiều hình thức: Tham khảo sách báo; Thông tin đại chúng; Tìm hiểu các nội dung qua mạng Internet, 
 * Đổi mới cách bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho giáo viên
	Nhân dân ta có câu: "Trăm nghe không bằng một thấy"; "Học đi đôi với hành". Có lý thuyết mà không có thực hành thì cũng chỉ là lý thuyết suông. Chính vì vậy, mà kỹ năng thực hành vận dụng được giáo viên đặc biệt quan tâm. Vậy làm thế nào để giáo viên đã nắm chắc lý thuyết, lại có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành một cách tốt nhất? Đó là câu hỏi đặt ra cho người quản lý chuyên môn cần có cách bồi dưỡng, đổi mới hình thức tổ chức để giáo viên chủ động, sáng tạo đưa ra những hình thức tổ chức phù hợp.
	*Thực trạng cũ: Trước đây các chuyên đề mới, sau khi tập huấn lý thuyết phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, cùng tổ trưởng chuyên môn xây dựng một số tiết mẫu để giáo viên có kinh nghiệm, có kỹ năng sư phạm tốt lên tiết cho mọi người học tập ghi chép và làm theo. Nhưng qua một số chuyên đề tôi nhận thấy: Nếu cứ dùng cách đó để bồi dưỡng thực hành thì giáo viên rất thụ động, không chủ động tìm tòi cái mới lạ, phù hợp với khả năng của mình và khả năng của trẻ lớp mình. Nó chỉ hiệu quả với giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm. Còn giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường ghi chép đầy đủ nhưng khi thực hiện rất lúng túng, không chủ động sáng tạo và không dám thử nghiệm các hình thức mới lạ.
	*Cách chỉ đạo mới : 
 	- Khi tổ chức chuyên đề và thấy rõ giáo viên đã nắm chắc lý thuyết, tôi đã giao cho giáo viên nhiều kinh nghiệm và giáo viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm tự xây dựng một số tiết theo cách hiểu của giáo viên.
 	- Khi dự các tiết dạy của giáo viên, tổ chuyên môn cùng nhận xét ưu điểm, các mặt chưa được, chưa hợp lý của tiết học nên thêm hoặc bớt những phần nào để tiết học hay, hấp dẫn, kiến thức vừa phải với trẻ.
VD1: Trong chủ đề thế giới động vật: tôi đã tôi đã giao cho đồng chí Trịnh Thị Ngọc Hân lên tiết dạy chuyên đề cấp trường với đề tài “Cho trẻ khám phá một số động vật sống dưới biển” như:  Tôm cua, ghẹ, mực, Qua đề tài, trẻ biết được ích lợi của động vật biển: cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh. Từ đó trẻ được giáo dục ý thức bảo vệ, tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Trong hoạt động đồng chí đã tích hợp giới thiệu tên quần đảo Hoàng Sa có 400 loài cá cư ngụ quanh các rặng san hô và sâu dưới lòng đại dương như rùa biển, bào ngư và những sản vật quý giá khác. 
 VD2: Tôi đã giao cho đồng chí Phạm Thị Kim Phượng lên tiết dạy chuyên đề cấp trường chủ đề " Nghề Nghiệp". Trong hoạt động khám phá khoa học đồng chí đã lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo với đề tài: “Một số nghề phát triển từ biển” ( Nghề đánh cá, nghề làm muối, nghề chế biến hải sản). Nội dung bài học hướng đến giúp trẻ nhận biết được một số nghề của ngư dân, hiểu hơn về một số nghề nơi biển đảo và nhận thức được sự phong phú tài nguyên của biển. Trẻ được giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển, từ đó vận dụng qua các hành động như: quan tâm đến môi trường biển, hiểu biết hành vi tốt xấu để có ý thức bảo vệ, biết các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển hải đảo (do rác thải, do tràn dầu, do chặt phá cây, do con người khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên biển,) 
 Khi tham gia dự giờ đồng nghiệp, các giáo viên có thể cùng nhau phân tích, nhận xét những tồn tại mà đồng nghiệp mình đã mắc phải và qua đó rút kinh nghiệm cho bản thân. Nhờ vậy, giáo viên sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong phương pháp, hình thức, nội dung tích hợp, giúp hoạt động dạy ở lớp không còn lặp lại sai sót. Ngoài ra, qua việc tự xây dựng các tiết chuyên đề, giáo viên phát huy tính sáng tạo trong hình thức tổ chức. Quá trình tự tìm tòi xây dựng các tiết học sẽ giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, bởi những kiến thức được tự nghiên cứu tỉ mỉ sẽ tồn tại lâu bền trong tư duy mỗi người. Từ những tài liệu thu thập được ấy, giáo viên xây dựng được nhiều giáo án, bài giảng điện tử ở các chủ đề có lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Đó là nguồn tư liệu dạy học hữu ích cho những năm học tiếp theo. 	
Nếu như thông thường tôi và các đồng chí tổ trưởng chuyên môn xây dựng giáo án mẫu để giáo viên đến ghi chép và thực hiện thì sẽ không thể biết giáo viên hiểu vấn đề đó như thế nào. Tuy nhiên, thông qua những hoạt động kiến tập mà tôi lấy ví dụ ở phía trên, tôi thấy rõ được: giáo viên hiểu nội dung như thế nào? giáo viên vận dụng lý thuyết vào thực hành ra sao?, để có hướng bồi dưỡng, giúp đỡ những phần giáo viên còn yếu, còn chưa hiểu. 
 	Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào một số hoạt động trong ngày phù hợp với từng chủ đề.
        Các hoạt động trong ngày diễn ra tại trường mầm non được bắt đầu từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ về với bố mẹ. Trong từng thời điểm diễn ra hoạt động trong ngày, giáo viên cần linh hoạt sáng tạo trong việc lồng ghép các hoạt động có nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo một cách hợp lí tự nhiên nhằm giúp trẻ hình thành thái độ, thói quen và kĩ năng sống tích cực.
       Với biện pháp này tôi đã chỉ đạo giáo viên nghiên cứu những nội dung phù hợp với các hoạt động trong ngày phù hợp với từng chủ đề để đưa vào dạy trẻ. 
 * Giờ đón trẻ
 Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề đang học, lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo một cách nhẹ nhàng, phù hợp.
VD: Ở chủ đề giao thông cô có thể gợi ý hỏi trẻ: Tàu thủy trông như thế nào? Bé nhìn thấy tàu thủy ở đâu? Khi đi tàu thủy phải như thế nào? (Không chạy, đùa nhau trên boong tàu, không vứt rác xuống biển). Nhiều phương tiện giao thông cần động cơ để hoạt động, do vậy khi ôtô, xe máy, xe đạp máy chạy trên đường thường xả ra khí thải, khói khiến không khí bị ô nhiễm. Vì vậy, bé cần làm gì để không phải hít thở khói xe xả ra?(đi đường phải đeo khẩu trang, nên đi xe buýt...). 
    	VD: Với chủ đề “Động vật”, cô có thể trò chuyện với trẻ về một số động vật sống ở dưới biển, cho vào góc chơi tự chọn để vẽ, nặn, ghép hình con vật ở biển mà trẻ thích .
Tranh vẽ của trẻ về biển
 	Với chủ đề “Nước và một số hiện tượng tự nhiên” cô có thể gợi ý trẻ chơi trò chơi tự chọn “Tạo sóng biển bằng tay”. 
*Hoạt động ngoài trời: 
- Cho trẻ quan sát các phương tiện chạy trên đường, giáo viên đàm thoại với trẻ về chất thải của các phương tiện: Khi ôtô, xe máy chạy trên đường, những gì gây ô nhiễm môi trường? (khí thải- khói, xe chạy làm bụi bay lên,tiếng còi của các phương tiện giao thông) Vì sao? Hoặc cô trò chuyện với trẻ về những hình ảnh chưa đẹp xuất hiện trên đường như: Rác thải, tiếng động cơ ầm ĩ...
- Quan sát và nhận xét sân trường hôm nay sạch hay bẩn? Vì sao? Mỗi bạn cần làm gì để sân trường sạch?
 - Cùng trẻ phân loại rác khi tham gia dọn vệ sinh ở sân trường.
 * Hoạt động học: 
Nội dung giáo dục giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong trường mầm non được lồng ghép, tích hợp phù hợp với trẻ trong các môn học. Tùy theo nội dung, đặc điểm, khả năng tích hợp giáo dục biển, hải đảo, giáo viên có thể lựa chọn mức độ tích hợp với hai cấp độ: toàn phần hoặc một phần.
- Tích hợp mức độ toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục bảo vệ biển - đảo. Ví dụ: chủ đề phương tiện giao thông ta có thể tích hợp chọn đề tài: Một số phương tiện giao thông trên biển
- Tích hợp mức độ một phần: Khi chỉ có một phần bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ biển - đảo. Ví dụ: dạy trẻ bài thơ “Bến cảng Hải Phòng”
Ngoài ra, giáo viên nên thêm những kiến thức liên hệ thực tế, liên hệ bài học liên quan để tiết học thêm hấp dẫn. Những bài học tích hợp này giúp trẻ biết được vị trí địa lí, chủ quyền của biển đảo nước ta. Thêm vào đó, trẻ hiểu được tầm quan trọng của biển đảo đối với chủ quyền lãnh thổ, đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, giáo dục lòng yêu biển đảo quê hương, có ý thức cố gắng học tập để góp phần bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. 
 VD: Trong chủ đề Quê hương, đất nước- Bác Hồ, cho trẻ Khám phá khoa học: “Du lịch dưới lòng đại dương” Cô cho trẻ quan sát, nhận xét các hình ảnh các loài cá, tôm, cua, sò, rong, rặng san hô, đưa ra những hình ảnh rặng san hô bị tàn phá, đáy biển bị đổ rác, hỏi trẻ làm thế nào để biển trở nên trong sạch, đẹp đẽ (không đổ rác xuống biển, không đổ nước thải trực tiếp xuống biển, không đánh bắt cá bằng thuốc nổ.)
 * Hoạt động các góc
Với chủ đề “ phương tiện giao thông”, trong hoạt động góc có thể dạy trẻ chơi góc nghệ thuật bằng cách dùng nguyên liệu là các loại giấy để tạo thành bức tranh gấp và dán thuyền trên biển. Trong quá trình cho trẻ hoạt động góc, cô đưa ra một số lưu ý cho trẻ:
- Tiết kiệm trong sử dụng các nguyên vật liệu (sử dụng giấy cả 2 mặt, sử dụng vừa đủ hồ dán ...) 
- Khi sử dụng đồ dụng cần nhẹ nhàng, lấy cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ, không vứt,ném đồ chơi để nhiều bạn được chơi và chơi được lâu, tránh gây tiếng ồn (không nói to, không kéo lê bàn, ghế tránh gây ra tiếng ồn và làm cho ghế, bàn mau hỏng). 
 Ở góc đọc sách:
 	- Chú ý dạy trẻ cách cầm sách xem đúng cách để không làm hỏng sách (không cuộn sách khi xem, không gạch, tẩy xoá trong sách, giở sách nhẹ nhàng từng trang )
 	- Cho trẻ xem sách tranh, học cách phân biệt những hành vi làm ô nhiễm môi trường (đi xe ôtô, xe máy...) và những hành vi bảo vệ môi trường: đi xe đạp, đi bộ, vứt rác vào nơi quy định...
Chơi với cát, nước, tạo sóng biển, thả thuyền, làm tàu thủy.
Từ định hướng trên, giáo viên đã lồng ghép các nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào các hoạt động trong ngày của trẻ tại trường mầm non một cách hợp lí, tự nhiên, giúp trẻ hình thành thái độ, thói quen và kĩ năng sống tích cực.
	Biện pháp 4: Phát động phong trào thi đua trang trí lớp học và làm đồ dùng sáng tạo phục vụ cho việc tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào dạy trẻ mầm non 5 tuổi.
Xây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động trong và ngoài lớp rất quan trọng bởi qua các môi trường giáo dục này, sự tìm tòi khám phá, bộc lộ khả năng sẽ được kích thích trong mỗi trẻ. Nhằm tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình. Việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết, dựa vào những điều nhận thấy ở lớp học, trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng được củng cố và bổ sung.Vì vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên dành một mảng tường trang trí lớp học tích hợp nội dung giáo dục môi trường biển, hải đảo để trẻ cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi với biển, hải đảo, vừa kích thích trẻ hoạt động tích cực và điều quan trọng hơn cả là tạo cho trẻ sự hứng thú yêu thích lớp học. Môi trường học tập của trẻ cần được đảm bảo sắp xếp một cách hợp lý, dẫn dắt trẻ tích cực phát huy trí tưởng tượng, chẳng hạn như từ góc trang trí vẽ về biển đảo Trường Sa, trẻ sẽ hình dung về biển như thế nào và trên đảo có những ai, đang làm nhiệm vụ gì Nhờ đó trẻ sẽ yêu biển hơn và nhận thấy trách nhiệm của mình với tài nguyên môi trường biển đảo.
Ngoài việc trang trí lớp học, đồ dùng dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết cho giáo viên thực hiện các hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống. Qua những đồ dùng trực quan, trẻ hình thành và phát triển tư duy, ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. Đồ dùng đưa vào dạy trẻ phải phong phú về nội dung, đảm bảo tính thẩm mỹ, áp dụng có hiệu quả trong các hoạt động. Thực tế đồ dùng dạy học của các lớp mẫu giáo 5 tuổi trong nhà trường đã được đầu tư từ những năm học trước như: Ti vi, đầu đĩa, máy tính có nối mạng intenet, tranh ảnhTuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng, những đồ dùng nay đã cũ, hỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành. Vì vậy, việc bổ sung đồ dùng dạy học bằng hình thức phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học sáng tạo là việc làm cần thiết, giúp giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục tài nguyên môi truờng biển, hải đảo cho trẻ đạt hiệu quả. Ngay từ đầu năm học khi triển khai thực hiện tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi, tôi đã phát động giáo viên thi đua làm đồ dùng dạy học sáng tạo phục vụ cho việc giáo dục tích hợp như: Sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, vận động phụ huynh ủng hộ các phế liệu vỏ hộp, vỏ trai, vỏ sò, mút xốp. Giáo viên đã sáng tạo ra mô hình nội dung giáo dục về biển, hải đảo và rất nhiều loài động vật sống ở biển bằng các, vỏ sò, vỏ hến, lọ, xốp ứng dụng dạy trẻ trong các hoạt động.
Mô hình quần đảo Trường Sa do các giáo viên trong trường cùng thực hiện
	Biện pháp 5: Khuyến khích giáo viên sưu tầm các bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Nhà trường đã phát động phong trào thi đua, khích lệ giáo viên sưu tầm các bài hát, bài thơ, vè, câu chuyện có nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ phù hợp với lứa tuổi. Nguồn tư liệu sách báo đa dạng và nhất là sự hỗ trợ hiện đại của công nghệ thông tin như internet đã tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho quá trình tìm kiếm, sưu tầm của giáo viên. Một số bài thơ, câu chuyện, bài hát,.. sau khi sưu tầm, giáo viên đã đưa ra giới thiệu trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để mọi người cùng đánh giá, thảo luận. Đó là những thành quả quý báu đáng được khích lệ của mỗi giáo viên, góp phần làm phong phú thêm các chủ đề của hoạt động dạy trẻ. 
Giáo viên đã sưu tầm được rất nhiều bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào dạy trẻ 5 tuổi. Ví dụ như: Bài Thơ:  Bến cảng Hải Phòng, Rong và Cá, Chú hải quân 
Truyện: Con Ốc Biển; Vì sao nước biển lại mặn,
	Thêm vào đó, những câu ca dao mang đậm tính dân tộc, dễ nhớ, dễ thuộc đưa trẻ lại gần hơn với biển đảo quê hương. Đã đến lúc những câu ca dao thân thương cần bàn tay bé nhỏ của thế hệ mầm non mới bảo tồn và phát huy: 
“Hoàng Sa trời nước mênh mông
Hoàng Sa mây nước bốn bề”
Ngoài ra, một số giáo viên đã linh hoạt tìm tòi và sưu tầm những cuốn sách, truyện tranh hấp dẫn để làm tư liệu tham khảo trong việc dạy- học chính khóa hoặc ngoại khóa. Một số tác phẩm như: “Đất trời Việt Nam” của Lê Văn Lợi nhà xuất bản Thanh niên; “Chính nghĩa Việt Nam về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa” của nhà xuất bản Văn học; “Những điều cần biết về hải đảo Việt Nam” nhà xuất bản Thanh niên; “Kể chuyện biển, đảo Việt Nam” (4 tập) do những chuyên gia có thâm niên nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí như GS. Lê Thông, GS. Đặng Huy Lợi, PGS. Nguyễn Minh Tuệ... biên soạn; bộ truyện tranh “Thần đồng Đất Việt Hoàng Sa- Trường Sa” (3 tập) do nhóm tác giả trẻ từ công ty Phan Thị sáng tác với những nét vẽ dễ thương đã tái hiện sinh động vùng biển nước ta cho trẻ em, Từ những tài liệu đã sưu tầm, cô giáo cần chọn lọc những nội dung dễ hiểu nhất, thêm gia vị hài hước để truyền đạt đến trẻ 5 tuổi một cách nhẹ nhàng, tươi mới. Mạng internet đã cung cấp vô vàn những bài hát dễ

Tài liệu đính kèm:

  • doc_SKKN_HANG.doc