SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên trường mầm non Sao Mai

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên trường mầm non Sao Mai

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng năm học. Nhà trường cần xác định các nội dung, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Từng nội dung được cụ thể hóa và phân định theo học kỳ, tháng, những nội dung nào thuộc nhiệm vụ của BGH, nội dung nào thuộc tổ chuyên môn và của cá nhân,

Tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các qui định của ngành, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính quyền, ngành các cấp về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03/CT-TW của Bộ Chính trị.

Đội ngũ giáo viên là người tác động trực tiếp đến quá trình nhận thức, tiếp thu của trẻ, nhưng thực tế ở trường tôi đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn không đồng đều (người thì nhiều năm công tác nên có tay nghề vững hơn nhưng việc tiếp thu chương trình giáo dục mầm non mới bây giờ rất hạn chế, còn giáo viên mới ra trường thì kinh nghiệm còn ít).

 

doc 27 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1097Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên trường mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiêm túc.	
Đội ngũ giáo viên đoàn kết, thống nhất cao trong mọi công tác, có tâm huyết với nghề, có tinh thần tương thân - tương ái, thực hiện tốt quy chế chuyên môn của ngành, nhiệt tình, năng động luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn của giáo viên ngày càng được nâng cao. Từ những kinh nghiệm tại trường chúng tôi đã áp dụng và thực hiện 2 năm qua đến nay đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, giáo viên nắm vững phương pháp dạy các bộ môn,  hình thức tổ chức các tiết dạy linh hoạt sáng tạo, có tác phong sư phạm tốt.
3. Biện pháp
3.1. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp
Mục tiêu của tôi khi nghiên cứu đề tài này là đưa ra một số giải pháp chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường tôi để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy học ở đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức vai trò trách nhiệm trong đội ngũ giáo viên.
Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả cán bộ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường. 
Giúp giáo viên có kỹ năng đánh giá đồng nghiệp và tự đánh giá bản thân tốt hơn.
Đưa ra một số số biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình đội ngũ để nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường.
Giáo viên tự tin, biết lựa chọn nội dung phương pháp áp dụng trong công tác phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là quá trình tác động tới tập thể, cá nhân giáo viên. Tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào các hoạt động dạy học, học tập trong và ngoài nhà trường để giáo viên bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp, giải pháp
* Biện pháp 1: Phân loại, sắp xếp, bố trí đội ngũ
Bên cạnh việc nắm bắt năng lực và khả năng của từng thành viên để bố trí lớp chúng tôi còn phân công, công việc hợp lý, mỗi người với những đặc điểm khác nhau sẽ phù hợp với từng công việc khác nhau.
Ví dụ: Giáo viên có năng khiếu âm nhạc thì bố trí phụ trách nghiên cứu về hoạt động Giáo dục âm nhạc và tổ chức các phong trào văn thể mỹ cho các khối như: (Cô Trần Thị tỷ phụ trách khối Lớn, Cô Văn Thị Kim Tuyền phụ trách khối Nhỡ).
Những giáo viên linh hoạt có khả năng về công nghệ thông tin phân công chuyên tìm hiểu về các chương trình phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử để tập huấn lại cho các giáo viên trường như: (Cô giáo Trần Thị Tỷ, Cô giáo Hồ Thị Thục Oanh).
Việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ sao cho mặt tích cực luôn được phát huy tối đa, mặt tiêu cực hạn chế tối thiểu đồng thời cũng phải biết tổ chức phân công theo từng nhóm tùy từng nhiệm vụ tạo cho giáo viên có tinh thần tập thể, làm việc theo nhóm.
* Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
 Xác định rõ mục tiêu đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ theo từng giai đoạn: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của Trường Mẫu giáo Sao Mai đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú ý bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và quyết tâm góp phần xây dựng xã Bình Hòa đạt xã nông thôn mới của huyện Krông Ana tỉnh DakLak.
 Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cụ thể theo từng giai đoạn 
* Bồi dưỡng dài hạn
- Đối với giáo viên tham gia học CĐ, ĐH trường sẽ phân công, phân nhiệm hợp lý để tạo điều kiện cho giáo viên đó tham gia học nâng chuẩn, không bố trí những công việc kiêm nhiệm nhiều, để khỏi chồng chéo thời gian học tạo điều kiện về thời gian và bản thân nhân viên đó cố gắng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Dự kiến thời gian: từ tháng 09/2015 đến 06/2015
+ 2 giáo viên đang theo học lớp liên thông từ cao đẳng lên đại học và 5 giáo viên tham gia lớp liên thông từ Trung cấp lên đại học tại trung tâm giáo dục thường xuyên.
* Bồi dưỡng ngắn hạn
- Nhà trường phân công dạy thay và kêu gọi sự hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp để tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về chuyên môn cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Tham gia các lớp bồi dưỡng khi phòng tổ chức, nhà trường sắp xếp thời gian tạo điều kiện cho đội ngũ tham gia .
a) Bồi dưỡng giáo viên mới
- Tháng 10/2015: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới: cô Nguyễn Thanh, cô Hóa, cô Lan Hương về thực hiện chương trình mầm non, bộ chuẩn 5 tuổi.
- Tháng 11/2015: Bồi dưỡng chuyên môn cho cô Lê Thanh về hoạt động nhận thức.
- Tháng 12/2015 : Bồi dưỡng cho cô Kim Tuyền, cô Hoa, cô Hương về thiết kế bài giảng điện tử.
- Tháng 1 & 2/2016: Bồi dưỡng cho cô Phương về hoạt động dạy văn học cho trẻ 3 tuổi.
* Bồi dưỡng thường xuyên
- Nhà trường tăng cường bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ với nhiều hình thức như sau:
+ Tăng cường việc dự giờ thăm lớp.
+ Tạo điều kiện cho tất cả các giáo viên mới được dự giờ học tập rút kinh nghiệm qua các chuyên đề do tổ cũng như nhà trường, phòng tổ chức.
+ Tạo mọi điều kiện cho giáo viên được đi tham quan học tập, tham gia dự giờ học tập, rút kinh nghiệm ở các trường bạn trong huyện.
	Tiếp tục chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, lấy đơn vị tổ nhóm chuyên môn nhà trường là nơi chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học.Tiếp tục tăng cường hoạt động của tổ chuyên môn, tổ cốt cán trong kiểm tra, bồi đưỡng cho đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lượng nội dung về việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại các tổ chuyên môn, cấp trường và giao lưu học tập các trường bạn. 
 * Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng năm học. Nhà trường cần xác định các nội dung, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Từng nội dung được cụ thể hóa và phân định theo học kỳ, tháng, những nội dung nào thuộc nhiệm vụ của BGH, nội dung nào thuộc tổ chuyên môn và của cá nhân,
Tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các qui định của ngành, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính quyền, ngành các cấp về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03/CT-TW của Bộ Chính trị.
Đội ngũ giáo viên là người tác động trực tiếp đến quá trình nhận thức, tiếp thu của trẻ, nhưng thực tế ở trường tôi đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn không đồng đều (người thì nhiều năm công tác nên có tay nghề vững hơn nhưng việc tiếp thu chương trình giáo dục mầm non mới bây giờ rất hạn chế, còn giáo viên mới ra trường thì kinh nghiệm còn ít).
 * Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn qua việc tổ chức chuyên đề, thao giảng, tham quan học tập
 Trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn tôi đặc biệt chú ý đến hoạt động như tổ chức chuyên đề, thao giảng có thể nói đây là một việc làm rất cần bởi vì các hoạt động với các đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho giáo viên mắt thấy, tai nghe những gì mình được học ở lý thuyết và nghe qua hội thảo. Nhận thức vấn đề này tôi thường xuyên chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổ chức chuyên đề, giáo dục mầm non mới theo kế hoạch định hình chuyên đề đầu năm của trường, tổ đề ra như: Khám phá khoa học, Hoạt động làm quen với toán, Hoạt động âm nhạc,  cho toàn giáo viên được dự và đúc kết rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, tiếp tục cho giáo viên thực hiện đại trà đồng thời tiến đến công tác kiểm tra và đánh giá chuyên đề, để bổ sung những khiếm khuyết giáo viên kịp thời chỉnh sửa những sai sót của mình. Ngoài việc tổ chức chuyên đề, BGH đề ra kế hoạch cho tổ mỗi tháng tổ chức chuyên đề tại tổ. Trước đây mỗi khi thao giảng thường chỉ định một giáo viên giỏi dạy cho cả tổ cùng dự, sau khi dự giờ mức độ tiếp thu của mỗi giáo viên chưa rõ, một số giáo viên đi dự giờ chưa có ý thức nghiêm túc ghi chép không đầy đủ nên kết quả qua buổi thao giảng không cao. BGH đã cải tiến lại cách tổ chức như sau: Mỗi khi thao giảng mỗi hoạt động nào đó từng giáo viên ai cũng tổ chức hoạt động và được góp ý giáo viên nào chưa mạnh dạn thì được góp ý giúp đỡ để lần sau dạy tiếp cho đến khi có hoạt động đạt yêu cầu cao hơn. Với biện pháp này giúp giáo viên học tập lẫn nhau rất nhiều. Khi dự giờ, giáo viên đã có ý thức tốt hơn, chuẩn bị chu đáo, theo dõi ghi chép đầy đủ để tham gia ý kiến.
Hơn thế nữa, để mở rộng tầm nhìn và tạo cơ hội học tập cho giáo viên, chúng tôi còn tổ chức các đợt tham quan, học tập tại các trường trong thành phố từ đây giáo viên đã học hỏi được nhiều điều mới mẻ mà mình chưa có, BGH có điều kiện so sánh, bổ sung và học tập những vấn đề mà trường chưa tổ chức, thực hiện. Sau mỗi đợt tham quan học tập nhà trường có thêm diện mạo mới về cách trang trí, về đồ dùng đồ chơi, về phương pháp đổi mới trong các hoạt động.
Trước khi tổ chức triển khai các chuyên đề chúng tôi cần phải lên kế hoạch cụ thể. Tổ chức các chuyên đề mà nội dung bồi dưỡng ở đây nhằm củng cố lại các kiến thức cho cán bộ giáo viên thực hiện tốt hơn tại cơ sở. Giúp cán bộ giáo viên có ý thức trong việc tự bồi dưỡng. Trong các buổi tổ chức chuyên đề cần kiểm tra việc lập kế hoạch của mỗi cán bộ giáo viên theo từng chuyên đề, thảo luận, góp ý, giúp đỡ, hỗ trợ nhau lập kế hoạch phù hợp, xác định đúng mục tiêu.
Xây dựng tiết dạy mẫu cho cán bộ giáo viên dự giờ: Giúp cán bộ giáo viên có cơ hội trực tiếp quan sát, học tập về xây dựng môi trường, hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy theo chương trình mới, lập kế hoạch, đánh giá trẻ theo từng độ tuổi. Tổ chức thi làm đồ dùng tự tạo bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên, vật liệu phế thải, vật liệu rẻ tiền và thi về thiết kế, trang trí nhóm lớp theo từng chủ điểm phù hợp với yêu cầu chung. 
 	Thông qua chuyên đề mỗi cán bộ giáo viên tự xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng chuyên đề để thực hiện có hiệu quả hơn, tiến hành sơ kết đánh giá và phương hướng tiếp theo để nâng cao chất lượng của mỗi chuyên đề.
Tham gia bồi dưỡng qua chuyên đề, hội thảo, hội giảng là biện pháp tích cực và có tính hiệu quả cảo trong việc nâng cao tay nghề cho giáo viên. Muốn tổ chức tốt chuyên đề người quản lý phải lập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể theo tháng, kì, năm học và từng thời điểm tích hợp.
Nội dung chuyên đề, hội thảo tập ttrung chủ yếu vào bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Khi tổ chức chuyên đề tôi chỉ đạo giáo viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể, đảm bảo các yêu cầu sau    
+ Mục tiêu của chuyên đề
+ Nội dung hoạt động.
+ Các biện pháp .
+ Thời gian thực hiện và kiểm tra sau chuyên đề
+ Kinh phí tổ chức thực hiện chuyên đề.
Tổ chức triển khai lần lượt từng chuyên đề, hội thảo đến giáo viên theo đúng kế hoạch đề ra.
Hình thức tổ chức: Tập trung toàn trường hoặc cấp tổ.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề phải coi trọng khâu soạn giáo án, chuẩn bị các thiết bị phương tiện hỗ trợ dạy học. Giáo án chuyên đề phải được Ban giám hiệu duyệt trước khi dạy chuyên đề.
Tổ chức cho giáo viên dạy mẫu cho giáo viên khác dự giờ. Tổ nghiệp vụ và tổ chuyên môn của nhà trường phải có sự chuẩn bị kỹ càng trong tiết dạy chuyên đề. Sau khi dự xong Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn thống nhất quy trình, phương pháp dạy học cho từng môn học cụ thể, chi tiết, để người dự được học tập, rút kinh nghiệm và vận dụng vào lớp giảng dạy hiệu quả
Xây dựng lớp chất lượng cao, lớp toàn diện về mọi mặt nề nếp học tập, vệ sinh chất lượng đồ dùng, đồ chơi tự tạo phong phú đa dạng ...
Bồi dưỡng chuyên môn qua lớp điểm, thông qua đó bồi dưỡng cá nhân . Phân công giáo viên dạy lớp điểm là giáo viên có năng lực, nhiệt tình, nhà trường đầu tư cơ sở vật chất cho lớp điểm đầy đủ.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm sau tổ chức chuyên đề, hội thảo. Kết thúc chuyên đề có tổng kết, tổ chức thi giáo viên giỏi chuyên đề đồ dùng, đồ .  
Quốc tế phụ nữ 08/03
* Bồi dưỡng qua phong trào thi đua
Hàng năm trường đã tổ chức các hội thi: thi trang trí lớp, thi thiết kế giáo án điện tử, thi hội giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, thi giáo viên giỏi cấp trường, thi làm đồ dùng dạy hoc đều đạt kết quả tốt
Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi, họ có điều kiện khẳng định mình trước tập thể. Song bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ.
Trong các đợt thi, giáo viên luôn có sự chuẩn bị và nỗ lực phấn đấu để đạt kết quả cao nhất. Sau hội thi, trường có tổng kết rút kinh nghiệm khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc. Chính vì làm tốt vấn đề trên nên phần nào cũng đã động viên tinh thần của chị em, nâng dần chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường . 
* Công tác bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong nhà trường
Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch, phổ biến cho giáo viên toàn trường đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và dạy học. BGH tổ chức tập huấn cho tất cả CBGV-CNV toàn trường bồi dưỡng và bổ sung về kĩ năng vi tính, đồng thời khuyến khích tinh thần tự học ở mỗi CBGV, Chính quyền và Công đoàn đã phối hợp tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí 50% cho đội ngũ tham gia lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin ngoài giờ. Qua đó tổ chức thi đua dạy và soạn giáo án điện tử ở tất cả các khối lớp, mỗi giáo viên xây dựng cho mình một thư viện bài giảng điện tử và tư liệu dạy học nhằm trao đổi thông tin lẫn nhau, đối với trường lưu trữ kho tư liệu dùng chung và thiết lập cây thư mục khoa học dễ dàng truy tìm.
Chỉ đạo và động viên cho số giáo viên trẻ giảng dạy bằng giáo án điện tử, được BGH, ban CNTT trường học và các bạn đồng nghiệp trong toàn trường dự giờ, rút kinh nghiệm.
* Biện pháp 4: Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là tế bào cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai công tác quản lí đổi mới PPDH; là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương của hiệu trưởng; là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lí luận về PPDH mới thông qua việc học tập các chuyên đề, tổng kết kinh nghiệm dạy học, tổ chức thực tập, kiến tập, hội thảo, Vì vậy, quản lí hoạt động của tổ chuyên môn là nội dung đầu tiên, quan trọng nhất của quản lí PPDH
Để quản lí hoạt động của tổ chuyên môn, trước hết cần cụ thể hoá các chủ trương về đổi mới PPDH của các cấp quản lí thành qui định nội bộ để tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng cần giao trách nhiệm cho hiệu phó hoặc trực tiếp hưóng dẫn tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH cho từng năm học, yêu cầu phải đổi mới được một số vấn đề nào đó. Kế hoạch của tổ phải rất cụ thể, chi tiết, ưu tiên đổi mới cái gì trong mỗi năm học, xác định được ai làm? Làm vào khi nào? Dự kiến kết quả đạt được,
Đặc biệt cần đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, phải chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên những vấn đề cụ thể của từng môn học.
Đồng thời, hiệu trưởng cần phải kiểm tra tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ.
* Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên.
Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra hình thức tổ chức, phương pháp thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất...
Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với tình tình thực tế của đơn vị về điều kiện tổ chức các hoạt động như cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học, khả năng vận dụng của giáo viên để đạt kết quả.
Thời gian kiểm tra: hàng tháng, tuần lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ tùy theo từng đối tượng.
Công tác kiểm tra nội bộ trường học là một việc làm rất quan trọng. Kiểm tra vừa là điều tra xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã kết thúc, vừa là chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình quản lý chỉ đạo tiếp theo. Kiểm tra trước hết là vì sự tiến bộ của cá nhân và tập thể trong công tác, phát huy những mặt tốt, mặt tích cực, ngăn chặn uốn nắn những lệch lạc của cá nhân và tập thể khi tiến hành công việc.
Kiểm tra tác động đến hành vi con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ, kiểm tra phải thúc đẩy tự kiểm tra. Một thực tiễn đặt ra trong nhà trường là dù mạng lưới kiểm tra có sát sao đến đâu thì người quản lý cũng không thể theo sát từng việc làm của giáo viên. Vấn đề đặt ra là phải làm sao cho mỗi cán bộ giáo viên phải biết tự giác, chủ động thực hiện phương pháp và mực tiêu giáo dục và chính quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên. Trong thời gian qua, nhà trường đã tập trung làm tốt công tác kiểm tra theo các nội dung sau:
Kiểm tra kế hoạch (kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch tự bồi dưỡng).
Kiểm tra việc tổ chức giờ dạy.
Khâu chăm sóc của giáo viên bao gồm: Việc thực hiện vệ sinh như vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh phòng học, phòng ăn, vệ sinh đồ dùng đồ chơi; việc tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ, kiểm tra việc phát triển thể lực, phát triển của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng...
Kiểm tra chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục khác như hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, việc thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục ngày hội, ngày lễ vào chương trình. Qua công tác kiểm tra, theo dõi, góp ý, đã góp phần quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế, tồn tại kịp thời. Giáo viên đã biết khai thác mạng nội dung, mạng hoạt động một cách phù hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động ngày một cách lôgíc, sáng tạo, mục tiêu đề ra cho từng hoạt động phù hợp với trẻ ở từng lớp, việc xây dựng kế hoạch cho mỗi chủ đề giáo viên biết cân đối các đề tài theo 5 lĩnh vực phát triển, cân đối giữa truyện và thơ và đặc biệt chú trọng những câu chuyện ngắn nhưng nội dung mang tính giáo dục cao đối với trẻ. Xây dựng kế hoạch vui chơi phù hợp và tổ chức hoạt động vui chơi thường xuyên đảm bảo theo yêu cầu, trẻ có sự hứng thú trong giờ chơi. Tổ chức đầy đủ các giờ hoạt động ngoài trời theo kế hoạch với nhiều nội dung khác nhau, không gây nhàm chán đối với trẻ. 
Hướng dẫn cho giáo viên cách đánh giá sự phát triển của trẻ. Như chúng ta đã biết đánh giá trong giáo dục mầm non có liên quan đến nhiều mặt nhưng nhìn chung chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo phải được phản ánh qua những kết quả đạt được ở trẻ, còn những khâu khác chỉ là điều kiện đem lại kết quả đó. Vì vậy đánh giá trẻ là khâu được quan tâm hơn cả trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, thực trạng việc đánh giá trẻ của giáo viên trong nhà trường còn những hạn chế, đánh giá chưa kịp thời, chưa nắm được nội dung, hình thức, phương pháp về đánh giá trẻ, do đó qua công tác kiểm tra, phát hiện và đã chỉ ra cho giáo viên biết về những điểm mới trong việc đánh giá trẻ hiện nay đó là:
Về mục đích đánh giá: Đánh giá mức độ đạt được, chưa đạt được về khả năng nhận thức, kỹ năng hành động, thái độ ứng xử của trẻ làm cơ sở lập kế hoạch hoạt động giáo dục một cách linh hoạt phù hợp với khả năng của đa số trẻ trong lớp theo từng độ tuổi.
Nội dung đánh giá: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tổng quá đối với trẻ ở từng độ tuổi mà cụ thể là theo các lĩnh vực phát triển của trẻ.
Hình thức đánh giá: Đánh giá được thực hiện theo 2 cách:
+ Đánh giá thườ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN PHƯƠNG CHI 2016.doc