Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trước những khó khắn gặp phải trong quá trình giảng dạy, thực trạng của vấn đề tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp, áp dụng một số bài tập nhằm giúp học sinh hoàn thiện được kĩ thuật động tác và phát triển các yếu tố thể lực trong mỗi buổi tập với nội dung tương ứng từ đó nâng dần thành tích học tập của các em.
Bài tập 1: Trang bị và hoàn thiện kĩ thuật động tác ở mỗi nội dung.
Kĩ thuật động tác là cách thức sắp xếp, tổ chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiện vụ vận động. Kĩ thuật động tác chạy tuy rất đơn giản và tự nhiên nên bất cứ ai cũng có thể thực hiện được, song để khi chạy đạt hiệu quả nhất thì không phải ai cũng thực hiện được, chính vì thế cần trang bị cho các em những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật chạy ngắn và chạy bền và từng bước hoàn thiện kĩ thuật động tác bằng các biện pháp:
+ Khi dạy nội dung ôn tập cần đi sâu vào chi tiết của động tác. Nhằm uốn nắn, chỉnh sửa để học sinh thực hiện chính xác và hoàn thiện hơn.
+ Khi học kĩ thuật động tác mới giáo viên cần tập trung giải quyết kĩ thuật bước chạy thông qua các giai đoạn kĩ thuật như giai đoạn xuất phát, giai đoạn chạy lao, giai đoạn chạy giữa quãng, giai đoạn về đích của chạy ngắn, cũng như cách chạy và cách phân phối sức trong chạy bền, biện pháp khắc phục một số tình trạng thường xuất hiện trong chạy bên như thở dốc, đau sóc , vì thế giáo viên chỉ cần phân tích kĩ thuật động tác ngắn gọn, chính xác, xúc tích, dễ hiểu, có thể kết hợp tranh để minh họa làm tăng sự chú ý trong các em. Bước đầu giúp học sinh hình dung được kĩ thuật động tác, tận dụng thời gian cho học sinh tập luyện.
à thể lực chuyên môn cho học sinh, hai yếu tố thể lực này có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi học sinh có thể lực chung tốt thì mới làm nền tảng cho phát triển thể lực chuyên môn. Mà thể lực bao gồm các tố chất như sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền chuyên môn, tính linh hoạt khéo léo, mềm dẻo, Trong đó những yếu tố sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền chuyên môn là yếu tố cần thiết trong quá trình học tập nội dung chạy ngắn và chạy bền của học sinh. Bên cạnh hình thành kĩ thuật động tác, nâng cao thể lực cho học sinh cũng cần chú ý về mặt tâm sinh lí của học sinh tuổi 13 – 14, ở lứa tuổi này là giai đoạn giao thời từ trẻ em thành người lớn nên các em luôn muốn thể hiện mình là người lớn, mọi hành động của các em đều bắt chước người lớn, điều này đã tạo ra động lực muốn khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Và cũng ở lứa tuổi này quá trình nhận thức các vấn đề được nâng cao rõ rệt. Các em biết tập trung chú ý, nhìn nhận sự đúng sai của một sự việc, một kĩ thuật động tác một cách bản chất hơn. Nên việc hình thành kĩ thuật động tác trong giai đoạn lứa tuổi này khá thuận lời. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy đòi hỏi mỗi giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lí cũng như thể lực của học sinh qua từng giai đoạn mà sử dụng các phương pháp, các bài tập phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn cũng như nâng cao kết quả của học sinh dự thi học sinh giỏi TDTT hay hội khỏe phù đổng cấp THCS. II. Thực trạng vấn đề Trường THCS Tô Hiệu nằm trên địa bàn xã Eabông, một xã thuộc vùng khó khăn của huyện, học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo còn chiếm tỉ lệ cao, chính vì thế nhiều hộ gia đình chưa thật sự chú trọng vào chất lượng bữa ăn hằng ngày của các em, các em chỉ ăn có lượng mà không có chất. Vì thế tuy cùng một độ tuổi nhưng chiều cao, cân nặng của các em không đồng đều. Mà khi chiều cao, cân nặng không đạt mức yêu cầu theo độ tuổi thì đồng nghĩa thể lực của các em sẽ yếu hơn so với các bạn cùng trang lứa đạt tiêu chuẩn về chiều cao, cân năng, chính vị vậy mà giáo viên rất khó để đưa ra định lượng tập luyện phù hợp mà vẫn phát huy được sự tăng tiến về thể lực. Qua thực tế giảng dạy năm học 2016 – 2017 tôi nhận thấy rằng chất lượng kiểm tra thể lực theo tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên hai nội dung chạy ngắn và chạy bền của học sinh thì thành tích học sinh đạt được ở mức mức tốt chiếm tỉ lệ rất thấp, học sinh chủ yếu ở mức đạt của tiêu chuẩn, thậm chí có nhiều học sinh vẫn ở mức chưa đạt. Cũng như kết quả của học sinh dự thi chạy ngắn, chạy bền của năm đó, cùng với kết quả của những năm học trước dự thi học sinh giỏi thể dục thể thao, hội khỏe phù đổng cấp huyện do tôi bồi dưỡng không có kết quả nên bản thân luôn muốn tìm ra nguyên nhân để có giải pháp khắc phục. Chính vì thế, đến năm học 2017- 2018 để tìm ra nguyên nhân trên tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này trong quá trình giảng dạy cũng như trong quá trình bồi dưỡng học sinh dự thi chạy ngắn, chạy bền, tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến tích cực về thái độ tập luyện, kết quả trong kiểm tra đánh giá và trong tham gia thi đấu cấp huyện của các em đã được nâng lên. Cụ thể để đánh giá hiệu quả của đề tài tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá sức nhanh, sức bền của 62 học sinh lớp 8A1, 8A2 được dạy theo mô hình trường học mới của trường THCS Tô Hiệu với hai nội dung chạy nhanh 30m và chạy tùy sức 5 phút theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh. Sau khi lấy được kết quả hai nội dung trên đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh giúp tôi đánh giá được thực trạng sức nhanh tốc độ và sức bền của các em . Đồng thời qua kết quả giúp tôi phát hiện được một phần nào nguyên nhân dẫn đến thành tích hai nội dung chạy ngắn và chạy bền ở mức thấp đó chính là do yếu tố thể lực, đa phần học sinh mới chỉ có thể lực ở mức trung bình đáp ứng được các bài tập ở lượng vận động thấp, dẫn đến khi đi vào các bài tập đòi hỏi thể lực chung, thể lực chuyên môn cao thì học sinh chưa đáp ứng được. Mặt khác từ kết quả kiểm tra cũng là cơ sở để tôi phân chia số học sinh trong lớp thành các nhóm thể lực khác nhau: Thể lực tốt, thể lực khá, thể lực trung bình, thể lực yếu mỗi nhóm thể lực xếp thành một hàng tập luyện trong mỗi giờ học, qua đó giúp tôi đưa ra định lượng phù hợp với các bài tập cho mỗi nhóm thể lực tương ứng trong lớp. ` Kết quả kiểm tra đánh giá sức nhanh, sức bền Bảng 1A: Thành tích chạy 30m, lớp 8A1, 8A2 theo tiêu chuẩn về đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên . Lớp Số học sinh được khảo sát Kết quả thu được Tốt Tỉ lệ (%) Đạt Tỉ lệ (%) Chưa đạt Tỉ lệ (%) 8A1 31 4 12,9 18 58,1 9 29 8A2 31 5 16,1 16 51,6 10 32,3 Bảng 2A: Thành tích chạy tùy sức 5 phút lớp 8A1, 8A2 theo tiêu chuẩn về đánh giá, xếp loại thể lực học sinh,sinh viên . Lớp Số học sinh được khảo sát Kết quả thu được Tốt Tỉ lệ (%) Đạt Tỉ lệ (%) Chưa đạt Tỉ lệ (%) 8A1 31 1 3,2 17 54,8 13 42 8A2 31 0 0 17 54,8 14 45,2 Kết quả bảng 1A và 2A cho thấy tỉ lệ học sinh đạt kết quả loại tốt chiếm tỉ lệ thấp, học sinh xếp loại chưa đạt còn chiếm tỉ lệ khá cao. Qua kết quả cho thấy mặc dù trong cùng một lớp học tuy cùng một độ tuổi nhưng thể lực không đồng đều, chính vì thế mà một số bài tập đưa ra nhằm phát triển các tố chất thể lực trong học sinh nhiều khi không thực hiện được hoặc chỉ thực hiện được với những em có thể lực trung bình trở lên, còn những em thể lực yếu lại không đáp ứng được, hoặc những em có thể lực tốt lại quá nhẹ nhàng nên không muốn tập. Và với kết quả trên nếu trong quá trình lên lớp mà chỉ đưa ra các bài tập cùng với định lượng ở mức cơ bản áp dụng kế hoạch tập luyện chung cho cả lớp thì việc nâng cao thể lực và thành tích cho học sinh sẽ không thực hiện được nhất là những học sinh có thể lực yếu và xếp loại chưa đạt sẽ khó đáp ứng được yêu cầu của các bài tập dẫn đến các em dễ xảy ra tình trạng chán nản trong tập luyên. Cũng như không thể phát huy tối đa khả năng của những học sinh có tố chất thể lực tốt. Mà trong thể thao chỉ nắm được kĩ thuật mà không có thể lực để tham gia tập luyện thì việc nâng cao thành tích là điểu không thể. Cũng thông qua kết qủa giúp tôi rút ra được những thiếu sót còn mắc phải trong qua trình giảng dạy trên lớp cũng như trong công tác bồi dưỡng học sinh nội dung chạy ngắn, chạy bền, đó là trong quá trình lên lớp chưa nắm rõ thể lực chung của từng đối tượng học sinh để đưa ra các định mức tập luyện phù hợp, cũng như trong quá trình bồi dưỡng thì còn dành quá ít thời gian để rèn luyện thể lưc cho các em mà nóng vội đi vào chuyên môn hóa vì muốn có thành tích ngay. Vì vậy, để khắc phục những thiếu sót đó bản thân tôi đã vạch ra những nhiệm vụ cụ thể sau: - Khi đảm nhận giảng dạy môn thể dục ở lớp nào hay lựa chon học sinh để bồi dưỡng thì cần nắm chắc về tình trạng thể lực của học sinh, bằng cách ngay từ những tiết học đầu tiên cần tiến hành kiểm tra thể lực học sinh thông qua một số bài kiểm tra như chạy, nhảy, bật xa, đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá, từ đó làm cơ sở phân chia học sinh trong lớp thành các nhóm thể lực tương ứng, để đưa ra các định lượng tập luyện phù hợp với những nội dung học liên quan đến các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền với từng nhóm thể lực cụ thể. - Phân phối thời gian hợp lí trong mỗi buổi tập để trang bị và hoàn thiện kĩ thuật và tập các bài tập giúp phát triển thể lực. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trước những khó khắn gặp phải trong quá trình giảng dạy, thực trạng của vấn đề tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp, áp dụng một số bài tập nhằm giúp học sinh hoàn thiện được kĩ thuật động tác và phát triển các yếu tố thể lực trong mỗi buổi tập với nội dung tương ứng từ đó nâng dần thành tích học tập của các em. Bài tập 1: Trang bị và hoàn thiện kĩ thuật động tác ở mỗi nội dung. Kĩ thuật động tác là cách thức sắp xếp, tổ chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiện vụ vận động. Kĩ thuật động tác chạy tuy rất đơn giản và tự nhiên nên bất cứ ai cũng có thể thực hiện được, song để khi chạy đạt hiệu quả nhất thì không phải ai cũng thực hiện được, chính vì thế cần trang bị cho các em những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật chạy ngắn và chạy bền và từng bước hoàn thiện kĩ thuật động tác bằng các biện pháp: + Khi dạy nội dung ôn tập cần đi sâu vào chi tiết của động tác. Nhằm uốn nắn, chỉnh sửa để học sinh thực hiện chính xác và hoàn thiện hơn. + Khi học kĩ thuật động tác mới giáo viên cần tập trung giải quyết kĩ thuật bước chạy thông qua các giai đoạn kĩ thuật như giai đoạn xuất phát, giai đoạn chạy lao, giai đoạn chạy giữa quãng, giai đoạn về đích của chạy ngắn, cũng như cách chạy và cách phân phối sức trong chạy bền, biện pháp khắc phục một số tình trạng thường xuất hiện trong chạy bên như thở dốc, đau sóc, vì thế giáo viên chỉ cần phân tích kĩ thuật động tác ngắn gọn, chính xác, xúc tích, dễ hiểu, có thể kết hợp tranh để minh họa làm tăng sự chú ý trong các em. Bước đầu giúp học sinh hình dung được kĩ thuật động tác, tận dụng thời gian cho học sinh tập luyện. + Qua lí thuyết giáo viên làm mẫu động tác hoàn thiện, chính xác và đẹp. Sau đó gọi 1 – 2 học sinh lên thực hiện lại kĩ thuật động tác đó. Giúp gây ấn tượng sâu trong trí nhớ của học sinh, đồng thời thông qua động tác thực hiện của học sinh giáo viên sẽ nắm được khả năng bắt chước để thực hiện kĩ thuật động tác của các em đang ở mức độ nào. + Tùy theo độ phức tạp của kĩ thuật động tác mà giáo viên phân tách thành các giai đoạn phù hợp để hướng dẫn học sinh tập kĩ thuật động tác và bài tập bổ trợ cho các giai đoạn của động tác tương ứng. Hoàn thiện kĩ thuật động tác khi học sinh đã thực hiện thuần thục các động tác đơn lẻ. Qua đó, học sinh nắm và thực hiện được kĩ thuật động tác dễ giàng hơn. Tạo động lực cho sự tích cực trong tập luyện để hoàn thiện kĩ thuật động tác. + Cần tổ chức cho học sinh tập luyện một cách hợp lí, bố trí đội hình tập luyện động tác kĩ thuật và bổ trợ chuyên môn ở vị trí thích hợp khi phân nhóm tập luyện. Sẽ giúp giáo viên dễ quan sát để sửa sai cho các em. Hình ảnh: Học sinh đang tập giai đoạn xuất phát với bàn đạp. Bài tập 2: Một số bài tập phát triển thể lực chung. Trong mỗi buổi học cần đưa ra các dạng bài tập phát triển chung với những yêu cầu khác nhau theo nhóm thể lực tương ứng như : Chạy việt dã tùy sức, chạy biến tốc: 20m nhanh + 20m chậm với những học sinh có thể lực yếu, 30m nhanh + 30m chậm đối với những học sinh có thể lực trung bình, 40m nhanh + 40m chậm với những học sinh có thể lực khá, 50m nhanh + 50m chậm với những học sinh có thể lực tốt, bài tập chạy lặp lại trong khoảng cự li 100 – 500m với cường độ 50 – 60% cường độ tối đa. Khi áp dụng bài tập này giúp cho học sinh làm quen dần với các bài tập phát triển sức nhanh tốc độ cũng như sức bền chuyên môn. Từng bước nâng dần thể lực. Bài tập 3: Phát triển sức nhanh. Để phát triển tối đa sức nhanh trong mỗi học sinh đáp ứng yêu cầu chạy hết cự li quy định trong thời gian ngắn nhất tôi sử dụng các biện pháp sau: + Đưa ra và hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập phát triển tốc độ như: chạy đoạn ngắn 30 – 60m theo nhóm thể lực dưới hình thức chạy tăng tốc, chạy tốc độ cao. Để có hiệu quả cao, các bài tập đều được yêu cầu người tập thực hiện trong thời gian ngắn nhất và thời gian nghỉ giữa các lần tập phải đủ để hồi phục trở lại gần mức ban đầu mới cho chạy lặp lại. Qua đó, học sinh phát huy được tối đa sức nhanh của bản thân thông qua bài tập. + Đưa ra và hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập phản ứng nhanh. Trong chạy ngắn bên cạnh sức nhanh thì phản ứng nhanh cũng là một ưu thế giúp người tập thực hiện tốt giai đoạn xuất phát tạo tâm thế cho các giai đoạn còn lại trong chạy ngắn. Để rèn luyện phản ứng nhanh tôi sử dụng các bài tập rèn luyện phản xạ, thực hiện xuất phát với nhiều tư thế khác nhau như: Mặt hướng chạy xuất phát, vai hướng chạy xuất phát, lưng hướng chạy xuất phát, ngồi xuất phát, xuất phát cao và xuất phát với bạn đạp. Giúp học sinh thấy được vai trò quan trong của sự phản ứng nhanh trong chạy ngắn, tạo động lực cho sự tập luyện. + Lồng ghép rèn luyện sức nhanh và phản ứng nhanh dưới hình thức trò chơi có tinh thi đua như chạy tiếp sức, chạy tiếp sức chuyển vật, chạy thoi tiếp sức, Giúp học sinh không nhàm chán trong tập luyện, tạo tính hứng thú. Rèn luyện được khả năng phát huy tối đa phản ứng nhanh, sức nhanh. Hình ảnh: Học sinh thực hiện bài tập chạy tốc độ cao. Bài tập 4: Phát triển sức mạnh tốc độ, sức mạnh đôi chân, sức bền tốc độ. Để đạt được thành tích trong chạy ngắn và chạy bền đòi hỏi người tập phải phát huy tốt yếu tố sức mạnh và sức bền nên tôi sử dụng biện pháp sau: + Đưa ra và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng bài tập phát huy tối đa sức mạnh tốc độ và sức mạnh chân hay một số bài tập vừa mang tính chất bổ trợ cho kĩ thuật động tác vừa khắc phục trọng lượng cơ thể như: Đạp chân vào bàn đạp xuất phát, đạp chân khi chạy tăng tốc sau xuất phát, bật xa tại chỗ, bật cao liên tục, nhảy lò cò, chạy đạp sau, Từ đó, học sinh phát huy tốt sức mạnh tốc độ của bản thân đồng thời phát triển sức mạnh cho đôi chân. Từng bước nâng cao được sức mạnh tốc độ cũng như sức mạnh của đôi chân. Hình: Bật xa tại chỗ Hình: Nhảy lò cò Hình ảnh: Học sinh thực hiện bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh đôi chân. + Đưa ra và hướng dẫn học sinh thực hiện một số bài tập rèn luyện sức bền tốc độ: Ở giai đoạn về đích của chạy ngắn, chạy bền học sinh thường hay mắc tình trạng giảm tốc độ vì thế để khắc phục tôi áp dụng bài tập gắng sức chạy 10 – 20m cuối trước khi về đích với tốc độ cao nhất có thể. Qua đó giúp học sinh khắc phục được tình trạng giảm tốc độ ở cuối đoạn về đích. Hình ảnh: Học sinh chạy gắng sức 10- 20m cuối khi về đích Bài tập 5: Phát triển sức bền chuyên môn. Sức bền của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở rất kém do các em không chịu khó tập luyện. Sức bền kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tập luyện của các em, để nâng cao sức bền chuyên môn tôi sử dụng biện pháp sau: + Đưa ra các bài tập phù hợp và hướng dẫn học sinh thực hiện theo nguyên tắc hệ thống, tăng tiến, vừa sức như: Nhảy dây bền, kết hợp chạy với đi bộ và rút ngắn dần cự li đi bộ tăng cự li chạy, chạy trên địa hình tự nhiên theo nhóm sức khỏe bắt đầu từ 300m và qua mỗi buổi tập nâng dần lên 350m, 400m, 450m, 500m. Với bài tập này giúp tôi đánh giá được sự tiến bộ về yếu tố thể lực trong mỗi nhóm học từ đó có sự điều chỉnh nhóm tập luyện cũng như đưa ra các định mức tập luyện phù hợp qua mỗi buổi học. + Chạy với cự li quy định có tính thời gian. Hay chạy trong thời gian quy đinh phải đạt được số mét yêu cầu. Giúp học sinh tự đánh giá được khả năng thực hiện bài tập, từ đó các em có sự cố gắng tự tập luyện để nâng dần thể lực bản thân bắt kịp với yêu cầu tập luyện của giáo viên đề ra. Hình ảnh: Học sinh đang tập chạy bền trên địa hình tự nhiên. Bài tập 6: Rèn kĩ năng thi đấu. Điền kinh là môn có tinh tranh đua rất cao, vì mỗi nội dung yêu cầu người tập phải phát huy những khả năng khác nhau như nội dung chạy ngắn thì phải phát huy tối đa sức nhanh, chạy bền thì phát huy sức bền cơ thể, nên ở bài tập này tôi sử dụng biệp pháp sau: Sau khi học sinh đã thực hiện được các giai đoạn của kĩ thuật và bước vào giai đoạn hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích, thay vì cho học sinh lần lượt vào chạy với cự li đã đề ra thì tôi tổ chức cho học sinh thi đấu với nhau theo nhóm thể lực để lựa chọn nhất, nhì ở mỗi nhóm. Tiếp đó lấy nhất nhì ở nhóm thể lực tốt và khá chạy tranh đua nhất, nhì với nhau, rồi nhóm thể lực trung bình và yếu chạy tranh đua nhất nhì với nhau. Sau cùng tổ chức thi đấu giữa các nhất, nhì trong lớp để chọn học sinh chạy nhanh nhất, học sinh có sức bền tốt nhất trong lớp. Qua thi đấu giúp học sinh củng cố kĩ thuật, rèn luyện tâm lí thi đấu. Giúp lớp lựa chọn được học sinh tham gia hội thi học sinh giỏi thể dục thể thao cấp trường được tổ chức vào đầu tháng 12 của năm học. Cũng như giúp giáo viên phát hiện và lựa chọn học sinh vào đội tuyển điền kinh chuyên sâu nội dung chạy gắn, chạy bền để bồi dưỡng chuẩn bị cho dự thi cấp huyện. Bài tập 7: Lựa chọn đội tuyển điền kinh chuyên sâu nội dung chạy ngắn, chạy bền chuẩn bị cho hội khỏe phù đổng cấp huyện. Để nâng cao thành tích cho đội tuyển điền kinh dự thi hội khỏe phù đổng cấp huyện nội dung chạy ngắn, chạy bền, cũng như khẳng định thêm tính hiệu quả của đề tài, sau hội thi học sinh giỏi thể dục thể thao cấp trường, được sự phân công của ban giám hiệu phụ trách ôn luyện nội dung chạy ngắn, chạy bên cho học sinh nữ chuẩn bị cho hội khỏe phù đổng cấp huyện, bản thân tôi đã lựa chọn được bốn học sinh tham gia bồi dưỡng. Trước khi vào quá trình bồi dưỡng tôi đã tiến hành kiêm tra thể lực các em với nội dung chạy ngắn 60m và chạy tùy sức 5 phút và thu được kết quả như sau. Bảng 3: Thành tích chạy ngắn 60m (giây) theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và chạy tùy sức 5 phút (m) theo tiêu chuẩn về đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của 4 học sinh nữ được lựa chọn bồi dưỡng. STT Họ và tên học sinh Kết quả thu được chạy 60m (giây) Kết quả thu được chạy tùy sức 5 phút (m) 1 H Yăn Niê 10,45 804 2 H Ria A đrơng 10,25 797 3 H Nap Hđơk 10,30 792 4 Nguyễn Thị Trà My 10,34 800 Ở bảng 3 kết quả đối chiếu với bảng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên cho thấy các em tuy đạt giải nhất, nhì nội dung chạy ngắn, chạy bền cấp trường nhưng mới chỉ ở mức khá của chạy 60m và mức đạt của chạy tùy sức 5 phút. Vì vậy khi bước vào giai đoạn ôn luyện, tôi cùng lần lượt sử dụng các bài tập phối hợp trên vào mỗi buổi tập với mức định lượng đưa ra gấp 1,5 – 2 lần so với định lượng đưa ra với học sinh có thể lực tốt ở trên lớp. IV. Tính mới của giải pháp Khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy bước đầu đã giúp giáo viên phân loại được học sinh trong lớp thành những nhóm thể lực tương ứng, từ đó trong mỗi giờ lên lớp có sự điều chỉnh về định lượng, kế hoạch tập luyện phù hợp với thể lực của mỗi đối tượng, qua mỗi buổi tập có sự điều chỉnh dần định lượng theo nguyên tắc tăng tiến giúp học sinh ở mỗi nhóm thể lực khác nhau từng bước nâng dần thể lực cơ thể. Khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy và bồi dưỡng tôi nhận thấy rằng học sinh nắm và thực hiện được cơ bản kĩ thuật động tác, phát triển được toàn diện các tố chất thể lực về sức nhanh, sức mạnh, sức bền, đáp ứng được yêu cầu của các bài tập do giáo viên đưa ra, từ đó tạo sự hứng thú trong học tập và tập luyện nâng dần thành tích của mỗi cá nhân. Đồng thời khi áp dụng các bài tập trên học sinh sẽ tự mình đánh giá quá trình hoàn thiện kĩ thuật động tác, sự phát triển thể lực của bản thân so với các bạn cùng trang lứa từ đó các em có động lực cố gắng rèn luyện thêm ngoài giờ để nâng cao thể lực và thành tích của bản thân. V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Khi áp dụng các bài tập phối hợp trên vào các tiết dạy nội dung chạy ngắn, chạy bền với học sinh lớp 8A1 từ đó đối chứng với lớp 8A2 dạy theo hình thức cơ bản của trường THCS Tô Hiệu, bước đầu đã thu được một số kết quả khả quan. - Học sinh thực hiện tốt về kĩ thuật động tác hai nội dung chạy ngắn, chạy bền. - Tạo sân chơi và cảm giác thích thú với bộ môn thể dục trong học sinh. - Quan trọng nhất là sáng kiến đã từng bước nâng dần thể lực của các em về sức nhanh, sức mạnh, sức bền, đáp ứng được yêu cầu của nội dung chạy ngắn, chạy bền khi học sinh thực hiện kiểm tra kết thúc nội dung, cũng như tham gia kiểm tra đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên thể hiện qua kết quả sau. Kết quả kiểm tra đánh giá sức nhanh, sức bền sau khi áp dụng đề tài Bảng 1B: Thành tích chạy 30m, giữa lớp thực nghiệm 8A1, và lớp đối chứng 8A2 theo tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. Lớp Số học sinh được khảo sát Kết quả thu được với lớp thực nghiệm 8A1 và lơp đối chứng 8A2 Tốt Tỉ lệ % Đạt Tỉ lệ % Chưa đạt Tỉ lệ % 8A1 31 11 35,5 18 58 2 6,5 8A2 31 7 22.6 19 61,3 5 16,1 Ở phần kết quả bảng 1A cho thấy trước thực nghiệm thành tích chạy 30m theo tiêu chuẩn về đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của 2 lớp 8A1 và 8A2 gần như tương đương nhau, nhưng sau khi áp dụng đề tài với lớp 8A1
Tài liệu đính kèm: