Kĩ thuật giao bóng xoáy ngang xuống trái tay.
Đặc điểm:Tốc độ bóng rất xoáy, cơ bản bóng xoáy ngang xuống. Người đỡ giao bóng nếu không nắm vững kĩ thuật trả giao bóng thì rất hay bị bị rúc vào lưới.
Thực hiện kĩ thuật động tác:
Tư thế và động tác kĩ thuật gần giống với giao bóng trái tay xoáy ngang lên, điểm khác nhau là lúc tiếp xúc bóng góc vợt thu vào một chút, ngón cái tì vào vợt và miết vợt vào phần giữa dưới của bóng, mặt vợt hơi dựng, về điểm đặt bóng – bóng nên đụng gần cạnh bàn (phía bạn) và nẩy qua gần lưới phía đối thủ
àm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể bồi dưỡng tác phong đạo đức, hoàn thiện con người. - Do yêu cầu phát triển của xã hội ngày nay, ngoài các yêu cầu chung về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, học sinh còn phải được giáo dục tốt về thể chất để trở thành một con người phát triển toàn diện về mọi mặt với sự năng động, sáng tạo. Ở chương trình giáo dục phổ thông mới thì giáo dục thể chất là một môn học bắt buộc cho các cấp học. Mặt khác TDTT đang trên đà phát triển mạnh mẽ đây là bộ mặt của mọi tổ chức xã hội và của đất nước. Vì vậy phong trào tập luyện thi đấu TDTT nói chung, môn Bóng bàn nói riêng đang là nhiệm vụ quan trọng cần thiết của bất cứ cá nhân, tổ chức xã hội nào cũng cần phải thực hiện nhằm phát hiện đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. II. Thực trạng của vấn đề. - Trường THCS Buôn Trấp là một trường nằm ở trung tâm thị trấn và là trung tâm cả huyện, đa phần học sinh được gia đình quan tâm và tạo điều kiện để cho con em được học tập một cách tốt nhất, tuy nhiên thị trấn cũng là nơi có nhiều tệ nạn xã hội đang rình rập để lôi kéo các em. Để giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội, bản thân tôi luôn tìm cách giáo dục các em thông qua các giờ học thể dục, nhằm thu hút các em và đem lại hiệu quả thiết thực hơn. Vì vậy tôi đã chọn các kĩ thuật của bộ môn Bóng bàn nhằm trang bị cho các em những kĩ thuật tốt nhất, để các em có phương tiện tập luyện, thi đấu nâng cao sức khỏe, tạo lối sống lành mạnh. - Ban đầu khi thành lập đội tuyển trong CLB Bóng bàn của nhà trường, tôi đã gặp không ít khó khăn, vì điều kiện cơ sở vật chất tập luyện còn thiếu thốn, các em chưa hứng thú với thể thao nhất là môn Bóng bàn vì tập luyện còn khó khăn và các em còn phải học văn hóa. Mặc dù nhà trường đã có nhà đa chức năng (cơ bản là dành cho môn cầu lông) Các em tham gia tập luyện theo lối tự do, tự phát chỉ đánh qua lại với nhau và không có một bài tập hay kĩ thuật nào cụ thể, chính vì vậy qua các năm tham gia HKPĐ, HSG TDTT các cấp đạt kết quả chưa cao. - Với những khó khăn như vậy bản thân tôi luôn quyết tâm tìm ra cách để thu hút các em học sinh tham gia vào tập luyện môn Bóng bàn, bằng cách vào đầu năm học tôi lên kế hoạch tham mưu với nhà trường tổ chức hội thao cấp trường, gồm có nhiều môn thể thao, trong đó có môn Bóng bàn, và cho các em tham gia một số giải của phòng giáo dục và huyện tổ chức từ đó đã có nhiều em học sinh tham gia tập luyện nhiều hơn (Bản thân tôi đã chủ động xin phép các cấp và kêu gọi sự hỗ trợ của một số anh chị em yêu thích môn Bóng bàn để xây dựng một CLB bóng bàn với diện tích gần 100 m2 với bốn bàn luyện tập và hệ thống điện đủ điều kiện để các em luyện tập và thi đấu). - Với nội dung của đề tài này sau khi được áp dụng vào thực tiễn tôi nhận thấy có sự chuyển biến tích cực, nhiều em học sinh tham gia tập luyện hăng say, tích cực, nhiều em hưởng ứng và tham gia tập luyện vào các giờ rảnh, giờ ra chơi, giúp học sinh có tác phong nhanh nhẹn, bản lĩnh, tự tin hơn trong giao tiếp và trong thi đấu. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. a. Các giải pháp * Giải pháp 1: Nhằm để nâng cao chất lượng môn thể dục ở trường học nói chung và môn Bóng bàn nói riêng qua đó để môn học Bóng bàn được nhân rộng trong nhà trường thì việc làm đầu tiên cần làm tốt công tác tham mưu nhà trường, hội Cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí mua dụng cụ tập luyện, thi đấu. Và đặc biệt tôi đã tìm ra phương tiện để giúp người tập cảm nhận được các yếu lĩnh của động tác, đó là dụng cụ “bánh xe đạp” * Giải pháp 2: Thông qua các bài tập với “bánh xe đạp” để các em nhanh chóng hình thành chuẩn các kĩ thuật động tác trong bóng bàn như: Líp, giật, giao bóngvà thông qua Hội thi HSG TDTT và HKPĐ cấp trường tuyển chọn những em học sinh có năng khiếu về môn Bóng bàn thành lập đội tuyển Bóng bàn, cung cấp một số kiến thức, phương pháp tập luyện cơ bản và nâng cao liên quan đến bộ môn Bóng bàn, từ đó giúp học sinh ý thức được việc tham gia tập luyện thể dục thể thao nói chung và tập luyện môn Bóng bàn nói riêng là để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp các em có tinh thần sảng khoái để học tập. - Bản thân tôi khi tham gia hướng dẫn các em với một tâm thế nhẹ nhàng, tận tình, đưa ra những phương pháp, những bài tập phù hợp, nhằm giúp cho các em học sinh có phương tiện, biện pháp luyện tập hiệu quả rèn luyện sức khỏe. + Khi tuyển chọn học sinh vào đội tuyển cần chú ý đến những em có thành tích nổi bật, đặc biệt chú ý đến các tố chất thể lực, sức nhanh, sự khéo léo, và sức bền. + Đặc điểm thể hình phải phải tương đối, có thể trạng sức khoẻ tốt không mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch. + Khả năng tiếp thu về kĩ thuật và chiến thuật tương đối tốt, trong quá trình tập luyện phải chăm chỉ, tự giác, có sự tiến bộ trong quá trình tập luyện. + Xây dựng kế hoạch tập luyện cụ thể, tuần tập 3 buổi, mỗi buổi tập 70 - 90 phút. - Trước khi đưa ra các giải pháp trong tập luyện, tôi đã khảo sát khả năng thực hiện của học sinh về các kĩ thuật như kĩ thuật di chuyển, kĩ thuật tấn công, kĩ thuật giao bóng, kĩ thuật đỡ giao bóng và kĩ thuật phòng thủ. - Qua bảng khảo sát tôi thấy khả năng thực hiện 2 kĩ thuật giao bóng và kĩ thuật tấn công của học sinh chưa được tốt, từ đó tôi đã đưa ra các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao và hoàn thiện kĩ thuật cho học sinh. b. Một số kiểu giao bóng với bánh xe và một số chiến thuật tấn công sau giao bóng * Giao bóng là một kĩ thuật để đưa bóng vào cuộc hay bắt đầu một ván hay một séc theo đúng luật. - Giao bóng đúng luật theo điều 2.6.1 Lúc bắt đầu giao bóng quả bóng được đặt nằm im trên lòng bàn tay tự do mở phẳng, ở đằng sau đường cuối bàn và ở bên trên của mặt bàn. 2.6.2 Người giao bóng tung lên theo phương thẳng đứng, không được tạo ra bóng xoáy, để cho quả bóng lên cao ít nhất 16cm sau khi bóng rời khỏi lòng bàn tay không cầm vợt và sau đó rơi xuống không chạm bất cứ vật gì trước khi được đánh đi. 2.6.3 Khi quả bóng rơi xuống người giao bóng sẽ đánh quả bóng đó sao cho bóng chạm bên mặt bàn mình trước và sau đó mới nẩy qua lưới hoặc vòng qua các bộ phận của lưới, chạm trực tiếp vào bên mặt bàn của người đỡ giao bóng. Trong đánh đôi bóng phải của người giao bóng và người đỡ giao bóng. 2.6.4 Cả bóng và vợt đều phải ở phía trên mặt bàn kể từ điểm cuối cùng mà lúc đó quả bóng đặt im trước khi được tung lên và đánh đi. 2.6.5 Khi quả bóng được đánh đi, bóng phải ở phía sau đường biên cuối bàn nhưng không được xa hơn phía sau phần cơ thể của người giao bóng, trừ tay, đầu hoặc chân là bộ phận cách xa nhất với đường biên cuối bàn. 2.6.6 Trách nhiệm của người giao bóng là làm sao cho trọng tài hoặc phụ tá trọng tài thấy được là mình đã tuân thủ những yêu cầu đối với quả giao bóng tốt. - kĩ thuật giao bóng đánh ngang bóng. Đặc điểm: Tốc độ bóng bình thường, cơ bản bóng xoáy ít hoặc không xoáy. Đây là kĩ thuật nền tảng để nắm vững các kĩ thuật giao bóng phức tạp khác, vì vậy mọi người bắt đầu học đánh bóng bàn trước hết cần học và nắm bắt thật tốt kĩ thuật giao bóng này. Thực hiện kĩ thuật động tác: Vị trí đứng ở cự ly trung bình so với bàn hoặc hơi lệch phải, thân người cách mép bàn khoảng 20-35cm, hai chân đứng tách sang 2 bên hơi rộng hơn vai, chân trái hơi ra trước, trọng tâm rơi vào giữa hai chân, thân trên hơi xoay sang phải, tay trái đỡ bóng ở phía trước bên phải thân. Sau đó tay trái tung bóng nhẹ nhàng lên trên không, đồng thời tay phải đưa vợt ra phía sau bên phải và làm cho mặt vợt hơi nghiêng ra trước. Khi bóng rơi xuống ở độ cao cao hơn mặt lưới thì đưa vợt theo hướng từ sau ra trước, sang trái và đánh vào phần giữa trên của bóng sao cho điểm rơi chạm bóng thứ nhất vào khoảng giữa bàn của mình bật sang bàn đối phương. Sau khi bóng được đánh đi, tay phải theo đà vung ra phía trước sang trái. Trong quá trình giao bóng trọng tâm cơ thể chuyển dần từ chân phải sang chân trái. Hình1: Kĩ thuật giao bóng ngang - Kĩ thuật giao bóng xoáy ngang thuận tay. Đặc điểm: Tốc độ bóng rất xoáy, cơ bản bóng xoáy ngang. Người đỡ giao bóng nếu không nắm vững kĩ thuật trả giao bóng thì rất hay bị bung ra ngoài. Thực hiện kĩ thuật động tác: Vị trí đứng ở cự ly trung bình so với bàn hoặc hơi lệch phải, thân người cách mép bàn khoảng 25 - 35cm, hai chân đứng tách sang 2 bên hơi rộng hơn vai, chân trái hơi ra trước, trọng tâm rơi vào giữa hai chân, thân trên hơi xoay sang phải, tay trái đỡ bóng ở phía trước bên phải thân. Sau đó tay trái tung bóng nhẹ nhàng lên trên không, đồng thời tay phải đưa vợt ra phía sau bên phải và làm cho mặt vợt hơi nghiêng ra trước. Khi bóng rơi xuống ở độ cao cao hơn mặt lưới thì đưa vợt theo hướng từ sau ra trước và đánh vào phần giữa bên trái của bóng sao cho điểm rơi chạm bóng thứ nhất vào khoảng giữa bàn của mình bật sang bàn đối phương. Sau khi bóng được đánh đi, tay phải theo đà vung ra phía trước. Trong quá trình giao bóng trọng tâm cơ thể chuyển dần từ chân phải sang chân trái (hình 2) Hình 2: Giao bóng xoáy ngang thuận tay - Kĩ thuật giao bóng xoáy ngang trái tay. Đặc điểm: Tốc độ bóng rất xoáy, cơ bản bóng xoáy ngang. Người đỡ giao bóng nếu không nắm vững kĩ thuật trả giao bóng thì rất hay bị bung ra ngoài (nghiệp dư) hoặc đưa bóng lên cao tạo cơ hội cho người phát dứt điểm. Thực hiện kĩ thuật động tác: Vị trí đứng ở cự ly trung bình so với bàn hoặc hơi lệch phải, thân người cách mép bàn khoảng 25 - 35cm, hai chân đứng tách sang 2 bên hơi rộng hơn vai, chân phải hơi ra trước, trọng tâm rơi vào giữa hai chân, thân trên hơi xoay sang trái, tay trái đỡ bóng ở phía trước bên phải thân. Sau đó tay trái tung bóng nhẹ nhàng lên trên không, đồng thời tay phải đưa vợt ra phía sau bên trái và làm cho mặt vợt hơi nghiêng ra trước. Khi bóng rơi xuống ở độ cao cao hơn mặt lưới thì đưa vợt theo hướng từ sau ra trước và đánh vào phần giữa bên phải của bóng sao cho điểm rơi chạm bóng thứ nhất vào khoảng giữa bàn của mình bật sang bàn đối phương. Sau khi bóng được đánh đi, tay phải theo đà vung ra phía trước. Trong quá trình giao bóng trọng tâm cơ thể chuyển dần từ chân trái sang chân phải (có thể xoay phần thân trên để phát thêm lực). (Hình 3) Hình 3: Giao bóng xoáy ngang trái tay - Kĩ thuật giao bóng xoáy ngang lên thuận tay. Đặc điểm: Tốc độ bóng rất xoáy, cơ bản bóng xoáy ngang lên. Người đỡ giao bóng nếu không nắm vững kĩ thuật trả giao bóng thì rất hay bị bung ra ngoài hoặc bóng lên cao dễ bị người giao bóng tấn công dứt điểm. Thực hiện kĩ thuật động tác: Vị trí đứng ở cự ly trung bình so với bàn hoặc hơi lệch phải, thân người cách mép bàn khoảng 25 - 35cm, hai chân đứng tách sang 2 bên hơi rộng hơn vai, chân trái hơi ra trước, trọng tâm rơi vào giữa hai chân, thân trên hơi xoay sang phải, tay trái đỡ bóng ở phía trước bên phải thân. Sau đó tay trái tung bóng nhẹ nhàng lên trên không, đồng thời tay phải đưa vợt ra phía sau bên phải và làm cho mặt vợt hơi ngửa. Khi bóng rơi xuống ở độ cao cao hơn mặt lưới thì đưa vợt theo hướng từ sau ra trước và đánh vào phần gang lên, bên trái của bóng sao cho điểm rơi chạm bóng thứ nhất vào khoảng giữa bàn của mình bật sang bàn đối phương. Sau khi bóng được đánh đi, tay phải theo đà vung ra phía trước. Trong quá trình giao bóng trọng tâm cơ thể thấp, chuyển dần từ chân phải sang chân trái.(Hình 4) Hình 4: Giao bóng xoáy ngang lên thuận tay - Kĩ thuật giao bóng xoáy ngang xuống thuận tay. Tư thế và động tác kĩ thuật gần giống với giao bóng thuận tay xoáy ngang lên, điểm khác nhau là lúc tiếp xúc bóng góc vợt mở ra một chút, ngón cái tì vào vợt và miết vợt vào phần giữa dưới của bóng, mặt vợt ngửa, về điểm đặt bóng – bóng nên đụng gần cạnh bàn (phía bạn) và nẩy qua gần lưới phía đối thủ Chú ý: trọng tâm cơ thể nên thấp khi giao bóng bàn xoáy, đánh vào bóng ở vị trí sát người, cổ tay tăng tốc đột ngột khi đánh vào bóng.(hình 5) Hình 5: Giao bóng xoáy ngang xuống thuận tay - Kĩ thuật giao bóng xoáy ngang lên trái tay. Đặc điểm: Tốc độ bóng rất xoáy, cơ bản bóng xoáy ngang. Người đỡ giao bóng nếu không nắm vững kĩ thuật trả giao bóng thì rất hay bị bung ra ngoài. Thực hiện kĩ thuật động tác: Vị trí đứng ở cự ly trung bình so với bàn hoặc hơi lệch phải, thân người cách mép bàn khoảng 25- 35cm, hai chân đứng tách sang 2 bên hơi rộng hơn vai, chân phải hơi ra trước, trọng tâm rơi vào giữa hai chân, thân trên hơi xoay sang trái, tay trái đỡ bóng ở phía trước bên phải thân. Sau đó tay trái tung bóng nhẹ nhàng lên trên không, đồng thời tay phải đưa vợt ra phía sau bên trái và làm cho mặt vợt hơi ngửa ra trước. Khi bóng rơi xuống tầm gần lưới lăng vợt ra trước về phía lưới, dùng chân và hông truyền sức mạnh cho cánh tay tại thời điểm đánh bóng. Vợt nâng nhẹ lên miết vào phần giữa ngoài bên phải của bóng. (Hình 6) Hình 6: Giao bóng ngang lên trái tay - Kĩ thuật giao bóng xoáy ngang xuống trái tay. Đặc điểm:Tốc độ bóng rất xoáy, cơ bản bóng xoáy ngang xuống. Người đỡ giao bóng nếu không nắm vững kĩ thuật trả giao bóng thì rất hay bị bị rúc vào lưới. Thực hiện kĩ thuật động tác: Tư thế và động tác kĩ thuật gần giống với giao bóng trái tay xoáy ngang lên, điểm khác nhau là lúc tiếp xúc bóng góc vợt thu vào một chút, ngón cái tì vào vợt và miết vợt vào phần giữa dưới của bóng, mặt vợt hơi dựng, về điểm đặt bóng – bóng nên đụng gần cạnh bàn (phía bạn) và nẩy qua gần lưới phía đối thủ Chú ý: trọng tâm cơ thể nên thấp khi giao bóng bàn xoáy, đánh vào bóng ở vị trí sát người, cổ tay tăng tốc đột ngột khi đánh vào bóng. (Hình 7) Hình 7: Giao bóng ngang xuống trái tay - Kĩ thuật giao bóng xoáy lên thuận tay. Đặc điểm: Tốc độ bóng nhanh, đường vòng cung thấp, điểm rơi xa, đường bóng đi có độ xoáy lên hoặc xoáy lên bên phải tương đối mạnh. Đây là một trong những kĩ thuật giao bóng mà vận động viên loại hình tấn công thường dùng. Sau khi chạm bàn, bóng sẽ lao trước, khi đối phương đánh trả dễ bị hụt bóng hoặc đánh bóng lên cao. Thực hiện kĩ thuật động tác: Vị trí đứng ở bên phải gần mép bàn, thân người cách mép bàn khoảng 25-35cm, hai chân đứng tách sang 2 bên hơi rộng hơn vai, chân trái hơi ra trước, chân phải hơi xoay sang phải. Tay trái nâng bóng lên ở bên phải trước bụng, tay phải cầm vợt cũng ở bên phải thân người, tay trái nhẹ nhàng tung bóng lên, tay phải cầm vợt đưa ra phía sau bên phải. Đợi khi bóng rơi xuống, cẳng tay nhanh chóng vung vợt ra trước, làm cho mặt vợt hơi nghiêng ra trước, đánh vào phần trên giữa của bóng đồng thời tạo ma sát của vợt vào phía trên phải của bóng. Sau khi đánh vào bóng theo đà cẳng tay và cổ tay vung ra trước. Điểm chạm bóng bên bàn mình nên cố gắng ở gần đường mép đầu bàn. Trong quá trình giao bóng trọng tâm cơ thể chuyển dần từ chân trái phải chân trái. (Hình 8) Hình: 8 Giao bóng xoáy lên thuận tay - Kĩ thuật giao bóng xoáy lên trái tay. Đặc điểm: Tốc độ bóng nhanh, đường vòng cung thấp, điểm rơi xa, đường bóng đi có độ xoáy lên hoặc xoáy lên bên phải tương đối mạnh. Đây là một trong những kĩ thuật giao bóng mà vận động viên loại hình tấn công thường dùng. Sau khi chạm bàn, bóng sẽ lao trước, khi đối phương đánh trả dễ bị hụt bóng hoặc đánh bóng lên cao. Thực hiện kĩ thuật động tác: Vị trí đứng ở bên phải gần mép bàn, thân người cách mép bàn khoảng 25-35cm, hai chân đứng tách sang 2 bên hơi rộng hơn vai, chân trái hơi ra trước, chân phải hơi xoay sang phải. Tay trái nâng bóng lên ở bên phải trước bụng, tay phải cầm vợt cũng ở bên phải thân người, tay trái nhẹ nhàng tung bóng lên, tay phải cầm vợt đưa ra phía sau bên phải. Đợi khi bóng rơi xuống, cẳng tay nhanh chóng vung vợt ra trước, làm cho mặt vợt hơi ra trước, đánh vào phần trên giữa của bóng đồng thời tạo ma sát của vợt vào phía trên của bóng. Sau khi đánh vào bóng theo đà cẳng tay và cổ tay vung ra trước. Điểm chạm bóng bên bàn mình nên cố gắng ở gần đường mép đầu bàn. Trong quá trình giao bóng trọng tâm cơ thể chuyển dần từ chân trái phải chân trái.(Hình 9) Hình 9: Giao bóng xoáy lên trái tay - Kĩ thuật giao bóng thuận tay nghiêng người. Đặc điểm: Vị trí đứng giao bóng lệch hẳn ở góc trái (góc ngoài bên trái của bàn bóng), rất có lợi cho cướp tấn công thuận tay sau khi giao bóng. Thực hiện kĩ thuật động tác: Các cách giao bóng thuận tay đã trình bày ở các phần trước đều có thể vận dụng trong cách giao bóng thuận tay nghiêng người. Điểm khác nhau ở đây là do vị trí đứng lệch hẳn sang trái nên chân trái đứng hẳn ra trước, thân trên quay lệch sang bên phải và trục vai gần như vuông góc với bàn. Động tác tay đánh bóng cơ bản giống với các loại giao bóng thuận tay. Muốn nắm bắt được kĩ thuật này chỉ cần nắm vững các kĩ thuật giao bóng thuận tay đã trình bày ở trênNhư hình 10 Hình 10: Giao bóng thuật tay nghiêng người *Số lượng và thời gian luyện tập Sau khi xem giáo viên làm mẫu động tác, lần lượt từng em vào thực hiện với bánh xe, thời gian thực hiện một lượt từ 20 đến 50 lần sau đó qua thực hiện giao bóng trên bàn + Những ngày đầu tập từ 3 đến 7 lượt, sau đó giảm dần số lượt giao bóng với bánh xe và tăng dần thực hiện giao bóng nhiều lần trên bàn. + Giáo viên thường xuyên quan sát nhắc nhở và hướng dẫn lại cho học sinh những kĩ thuật chưa đạt. Sau khi đã thực hiện tương đối tốt kĩ thuật rồi mới chuyển sang kĩ thuật khác. * Một số chiến thuật giao bóng kết hợp tấn công: Chiến thuật bóng bàn là: Sự kết hợp các kỹ thuật để dành chiến thắng. - Chiến thuật giao bóng ngang lên dài và đánh bóng thẳng về điểm vừa giao tới 2 Giao bóng thuận tay xoáy ngang lên về góc trái (đường1) Sau khi đối phương trả bóng về (đường 2) tiếp tục đánh thẳng bóng về góc trái của đối phương(đường 3). (Hình 11) 1 3 Hình 11: Chiến thuật giao bóng ngang lên dài và đánh bóng thẳng về điểm vừa giao tới. - Chiến thuật giao bóng ngang lên dài và đánh bóng thẳng về điểm đối diện điểm vừa giao bóng Giao bóng thuận tay xoáy ngang lên về góc trái bằng kỹ thuật mổ bóng (đường 1) Sau khi đối phương trả bóng về (đường 2) tiếp tục đánh thẳng bóng về góc phải của đối phương(đường 3). (Hình 12) 1 2 3 Hình 12: Chiến thuật giao bóng ngang lên dài và đánh bóng thẳng về điểm đối diện điểm vừa giao bóng. - Chiến thuật giao bóng xoáy ngang lên dài và đánh bóng thẳng về thẳng giữa bàn Giao bóng thuận tay xoáy ngang lên về góc trái bằng kỹ thuật mổ bóng (đường 1) Sau khi đối phương trả bóng về (đường 2) tiếp tục đánh thẳng bóng về thẳng giữa bàn của đối phương (đường 3). (Hình 13) 2 1 3 Hình 13: Chiến thuật giao bóng xoáy ngang lên dài và đánh bóng thẳng về thẳng giữa bàn. - Chiến thuật giao bóng xoáy ngang lên ngắn trên bàn và đánh về góc trái Giao bóng thuận tay xoáy ngang lên ngắn trên bàn về góc phải của đối phương (đường 1) Sau khi đối phương trả bóng về (đường 2) tiếp tục đánh thẳng bóng về góc trái bàn của đối phương (đường 3). (Hình 14) 1 2 3 Hình 14: Chiến thuật giao bóng xoáy ngang lên ngắn trên bàn và đánh về góc trái. - Chiến thuật giao bóng xoáy ngang lên ngắn trên bàn và đánh về góc phải của bàn đối phương Giao bóng thuận tay xoáy ngang lên ngắn trên bàn về góc phải của đối phương (đường 1) Sau khi đối phương trả bóng về ngắn lại trên bàn (đường 2) 2 tiếp tục hất bóng thẳng bóng về góc phải bàn của đối phương (đường 3). (Hình 15)3 1 Hình 15: Chiến thuật giao bóng xoáy ngang lên ngắn trên bàn và đánh về góc phải của bàn đối phương. - Chiến thuật giao bóng xoáy xuống ngắn trên bàn và đánh về góc trái của bàn đối phương Giao bóng thuận tay xoáy xuống ngắn trên bàn về góc phải của đối phương (đường 1) Sau khi đối phương trả bóng về ngắn lại trên bàn (đường 2) tiếp tục hất bóng thẳng bóng về góc trái bàn của đối phương(đường 3) (Hình 16). 2 3 1 Hình 16: Chiến thuật giao bóng xoáy xuống ngắn trên bàn và đánh về góc trái của bàn đối phương - Chiến thuật giao bóng xoáy ngang xuống ngắn góc trái trên bàn và đánh về góc phải của bàn đối phương Giao bóng thuận tay xoáy ngang xuống ngắn về góc trái trên bàn của đối phương (đường 1) Sau khi đối phương trả bóng về ngắn lại trên bàn (đường 2) tiếp tục hất bóng thẳng bóng về góc phải bàn của đối phương(đường 3). (Hình 17) 1 2 3 Hình 17: Chiến thuật giao bóng xoáy ngang xuống ngắn góc trái trên bàn và đánh về góc phải của bàn đối phương. Các biện pháp giải pháp đã nêu trong đề tài có thể dùng cho giáo viên giảng dạy các nội d
Tài liệu đính kèm: