Quy trình học theo góc
* Chuẩn bị:
+ Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả
Lựa chọn nội dung bài học phù hợp: không phải bài học nào cũng có thể tổ chức cho HS học theo góc có hiệu quả. Tùy theo môn học, dạng bài học, GV cần cân nhắc xác định những nội dung học tập sao cho việc áp dụng dạy học theo góc có hiệu quả hơn so với việc sử dụng phương pháp dạy học khác.
Thời gian học tập: Việc học theo góc không chỉ tính đến thời gian học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV cần tính đến thời gian GV hướng dẫn giới thiệu, thời gian HS lựa chọn góc xuất phát, thời gian HS luân chuyển góc,
Không gian lớp học: Nếu không gian lớp học quá nhỏ sẽ khó có thể bố trí các góc/khu vực học tập riêng biệt.
Sĩ số: Nếu số lượng học sinh quá đông thì GV sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động học tập của HS ở mỗi góc.
Ý thức và khả năng học độc lập của học sinh: Mức độ tự định hướng và mức độ học độc lập của học sinh như thế nào chỉ có thể trả lời một cách thỏa đáng khi tổ chức cho HS học theo góc. Khả năng tự định hướng, tính tự giác của học sinh càng cao thì việc tổ chức lớp học theo góc càng thuận tiện.
+ Bước 2: Xác đinh nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc
Đặt tên góc sao cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học tập ở mỗi góc và hấp dẫn với HS.
trường THCS Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Môn Hóa học là môn có vị trí vô cùng quan trọng trong các môn học ở bậc học THCS và cũng là môn học có nhiều thay đổi trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập. Quá trình dạy học nói chung, quá trình dạy học Hóa học nói riêng đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục – lý luận giáo dục.. Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã xác định: Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên, chiếm lĩnh khá niệm khoa học là mục đích của hoạt động học. Bản chất của việc dạy học là làm cho học sinh chủ động tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức. Học sinh tiếp thu kiến thức không những chỉ thông qua kênh nghe, kênh nhìn mà còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp. Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: “Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy, học sinh chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 25%. Thông qua thảo luận với nhau, học sinh có thể nhớ được 55%. Nhưng nếu học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong hệ thống các môn học ở trường THCS, môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, những hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành... Khi học tập môn Hóa học học sinh sẽ hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa quy lại giữa các chất hay các phản ứng hoá học... Đồng thời cung cấp kiến thức làm nền tảng, cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa bỏ những hiểu biết sai lệch làm hại đến đời sống, tinh thần của con người... II. Thực trạng vấn đề 1. Thuận lợi Trong quá trình giảng dạy phân môn Hóa học thuộc bộ môn KHTN 8 ở các lớp 8A3, 8A5 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk tôi nhận thấy môn học có những thuận lợi sau: - Ban giám hiệu nhà trường, chi bộ Đảng có sự quan tâm sâu sát, thiết thực đến tất cả các bộ môn trong nhà trường trong đó có môn học Hóa học. Đầu tư phương tiện dạy học cho giáo viên khá đầy đủ nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy. Giáo viên được tạo mọi điều kiện tham gia đầy đủ các đợt tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ. - Giáo viên luôn có tinh thần học hỏi, tích cực tự học, tự rèn, nhiệt tình, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, có sự phấn đấu, thi đua trong công tác nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học. - Một số học sinh có sự đam mê trong học tập, có ý thức tự học khá tốt, một số học sinh có năng khiếu, tố chất bộ môn rất tốt, lực học giỏi, có thể cùng các học sinh ở nhiều bộ môn khác tạo nên chất lượng mũi nhọn của nhà trường. 2. Khó khăn - Một số học sinh chưa chủ động học tập còn thụ động, máy móc, chưa ý thức được vai trò tự học của bản thân, chính vì thế chất lượng đại trà còn thấp, chất lượng học sinh giỏi còn nhiều hạn chế.Trong giờ học, một số học sinh thiếu tập trung, không hào hứng trong các tiết học. - Một số giáo viên bộ môn chưa thật sự nhiệt tình trong giảng dạy, chậm đổi mới về phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn nhiều hạn chế. - Học sinh chưa hứng thú khi học tập đối với bộ môn được tiếp cận muộn và kiến thức khá trừu tượng. Do đó, chưa định hướng phương pháp học tập hợp lí để chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. - Một số bài học trong chương trình SHD môn KHTN 8 còn nặng nề về lý thuyết, gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. - Vấn đề thực hiện các thao tác làm thí nghiệm Hóa học và vận dụng vào thực tiễn nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh sau khi học xong lí thuyết còn hạn chế. Kết quả thống kê về sự yêu thích của học sinh về bộ môn Hóa học Câu hỏi thăm dò ý kiến Kết quả tổng hợp 1. Hãy cho biết ý kiến của em về môn học Hóa học: A. Rất thích B. Thích C. Không thích 2. Vì sao em không thích học môn Hóa học ? A. Do bộ môn nhiều phần trừu tượng khó hiểu B. Bài học Hóa học phải tư duy logic nhiều 3. Khó khăn của em trong môn Hóa học là gì: A. Quá nhiều công thức, tên phải ghi nhớ B. Mất rất nhiều thời gian để học 4. Sự giảng dạy của thầy, cô giáo môn Hóa học theo em là: A. Sinh động, dễ hiểu B. Bình thường C. Khô khan, khó hiểu 5. Phương pháp tự học ở nhà có giúp em tiếp thu bài học dễ dàng không: A. Có B. Không 1/10 4/10 5/10 8/10 10/10 8/10 6/10 5/10 6/10 4/10 3/10 7/10 Kết quả thăm dò ý kiến Học sinh về bộ môn Hóa học Đam mê bộ môn Hóa học Yêu thích bộ môn Không thích bộ môn 10% 40,4% 49,6% III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Mục tiêu của giải pháp Từ những thực trạng trên, tôi mong muốn có thể nâng cao được chất lượng học tập ở môn Hóa học của học sinh. Đồng thời tôi cũng muốn đưa ra một vài kinh nghiệm của mình để có thể giúp đồng nghiệp ứng dụng môt số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, giúp mỗi tiết học đạt được hiệu quả tốt nhất. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. 2.1 Phương pháp sử dụng thí nghiệm Hóa học Sử dụng thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thực hành của học sinh là phương pháp đặc thù của bộ môn khoa học thực nghiệm trong đó có bộ môn Hóa học. Trong trường THCS, sử dụng thí nghiệm có thể được thực hiện theo những cách sau: + Thí nghiệm để nêu vấn đề hoặc làm xuất hiện vấn đề. + Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm để giải quyết giả thuyết đặt ra. + Thí nghiệm chứng minh cho vấn đề đã được khẳng định. + Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành. Phương pháp dạy học sử dụng thí nghiệm được sử dụng phần lớn trong các bài thuộc chương trình môn Hóa học THCS. Ví dụ 1. Ở bài 1: Tìm hiểu về công việc của các nhà khoa học trong nghiên cứu thế giới tự nhiên; môn KHTN 8. Bài học này lý thuyết khá là trừu tượng, khô khan. Khi học bài này, đa phần các em đều cảm thấy nhàm chán, “buồn ngủ”. Để đạt được mục tiêu tạo hứng thú, đam mê nghiên cứu của học sinh, theo tôi ở phần B- Hoạt động hình thành kiến thức, giáo viên nên tạo tình huống thí nghiệm cho học sinh như sau: Nước vôi trong, sau một thời gian để ngoài không khí thì có lớp váng, màu trắng đục nổi lên trên bề mặt. Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sẽ tiến hành các bước: + Xác định vấn đề nghiên cứu: Lớp váng trắng đục là gì? Vì sao lại xuất hiện lớp váng trắng đục? + Giả thuyết nghiên cứu: Nước vôi trong Ca(OH)2 có thể tác dụng với CO2 trong không khí. + Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng. + Sản phẩm nghiên cứu: Sau khi sục khí CO2 vào nước vôi trong thì thấy xuất hiện lớp váng, màu trắng đục nổi lên trên bề mặt là do khí CO2 có trong không khí tác dụng với nước vôi trong Ca(OH)2, tạo thành kết tủa CaCO3 màu trắng đục. Ví dụ 2. Ở bài 3: Oxi – Không khí, môn khoa học tự nhiên 8. Phần B Hoạt động hình thành kiến thức, mục 2 Tính chất hóa học của oxi, phần b- Oxi có tác dụng với hợp chất không? Theo sách hướng dẫn thì không sử dụng thí nghiệm, chỉ đề cập thông tin là: “ Khí metan(có trong khí bùn, ao) cháy trong không khí do tác dụng với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước, đồng thời sinh ra nhiệt”. Việc học nhưng không có thí nghiệm, chỉ đọc nội dung SHD, khiến học sinh cảm thấy khô khan, không hấp dẫn bài học. Ta có thể sử dụng thí nghiệm đơn giản, dễ làm, nguyên liệu có sẵn để tiến hành thí nghiệm sau: - Chuẩn bị: một hũ thủy tinh có nắp đậy kín, nắp có khoan 1 lỗ với đường kính 1 cm, khò lửa, rượu etylic. - Thực hiện: Cho khoảng 5-10 ml rượu vào lọ thủy tinh, đậy nắp, lấy khò lửa bắt trên nắp bình (đã khoan). - Hiện tượng: Phản ứng cháy xảy ra mãnh liệt, ngọn l ửa cháy màu xanh trong cả bình đẹp mắt, dễ quan sát. - Kết quả: Học sinh thu được kiến thức về phản ứng cháy của rượu, sự lan tỏa của rượu trong không khí. Ví dụ 3. Ở bài 6: Oxit, môn khoa học tự nhiên 8. Hầu hết giáo viên đều không điều chế khí Cacbonic, học sinh mường tượng về tính chất vật lý qua màu sắc của không khí. Giáo viên thực hiện một thí nghiệm vui điều chế khí cacbonic từ giấm ăn. Chuẩn bị: Giấm, chai nhựa, bóng bay, backing soda Thực hiện: Đổ giấm vào 1/4 chai nhựa, cho một muỗng canh baking soda vào trong quả bóng, rồi nhẹ nhàng đặt miệng bóng bao quanh cổ chai. Hiện tượng: Phản ứng hóa học giữa baking soda và giấm tạo ra khí CO2, lượng khí này tăng dần và thoát ra khỏi chai, khiến bóng tự thổi phồng. Kết quả: Học sinh biết được cách điều chế khí cacbonic đơn giản, quan sát được khí cacbonic, biết được khí cacbonic nặng hơn không khí qua thực tế. 2.2 Phương pháp góc a. Nội dung, vai trò của phương pháp góc Dạy học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập thay thế cho dạy học truyền thống, theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập. Trong đó, quá trình học được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tài liệu học tập nhằm đạt cùng một kiến thức cụ thể. Cùng nghiên cứu một nội dung, nhưng học sinh chọn phong cách học khác nhau. Phương pháp này tôn trọng phong cách học tập của người học, vì mỗi người học có cách xử lý thông tin khác nhau. Các tư liệu và nhiệm vụ học tập ở mỗi góc giúp học sinh khám phá, xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng theo các cách tiếp cận khác nhau. Học sinh có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng. Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất. b. Quy trình học theo góc * Chuẩn bị: + Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả Lựa chọn nội dung bài học phù hợp: không phải bài học nào cũng có thể tổ chức cho HS học theo góc có hiệu quả. Tùy theo môn học, dạng bài học, GV cần cân nhắc xác định những nội dung học tập sao cho việc áp dụng dạy học theo góc có hiệu quả hơn so với việc sử dụng phương pháp dạy học khác. Thời gian học tập: Việc học theo góc không chỉ tính đến thời gian học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV cần tính đến thời gian GV hướng dẫn giới thiệu, thời gian HS lựa chọn góc xuất phát, thời gian HS luân chuyển góc, Không gian lớp học: Nếu không gian lớp học quá nhỏ sẽ khó có thể bố trí các góc/khu vực học tập riêng biệt. Sĩ số: Nếu số lượng học sinh quá đông thì GV sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động học tập của HS ở mỗi góc. Ý thức và khả năng học độc lập của học sinh: Mức độ tự định hướng và mức độ học độc lập của học sinh như thế nào chỉ có thể trả lời một cách thỏa đáng khi tổ chức cho HS học theo góc. Khả năng tự định hướng, tính tự giác của học sinh càng cao thì việc tổ chức lớp học theo góc càng thuận tiện. + Bước 2: Xác đinh nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc Đặt tên góc sao cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học tập ở mỗi góc và hấp dẫn với HS. Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động ở mỗi góc và các cách hướng dẫn để học sinh chọn góc, luân chuyển góc cho hiệu quả (nếu bài học yêu cầu học sinh học theo hệ thống quay vòng các góc). Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, bản hướng dẫn tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đáp án, phiếu hỗ trợ học tập ở các mức độ khác nhau (nếu cần), Văn bản hướng dẫn cần đề cập đến các việc sau: + Những nhiệm vụ HS phải làm và nhiệm vụ HS có thể làm. + Ai sẽ chữa bài tập. + Có thể tìm tài liệu cần thiết ở đâu. + HS làm bài tập cá nhân hay theo nhóm. + Sản phẩm HS cần có sau hoạt động tại góc này. Tổ chức cho học sinh học theo góc + Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học - Bố trí góc/khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù hợp với không gian lớp học. Việc này cần tiến hành trước khi có tiết học. - Đảm bảo có đủ tài liệu phương tiện, đồ dùng học tập cần thiết ở mỗi góc. - Lưu ý đến tuyến di chuyển giữa các góc. + Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập - Giới thiệu tên bài học/nội dung học tập; tên và vị trí các góc. - Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại các góc. - Dành thời gian cho HS chọn góc xuất phát , GV có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều HS cùng chọn một góc. - GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi HS đã quen với phương pháp học tập này, GV có thể cho HS lựa chọn thứ tự các góc (xem sơ đồ dưới đây). + Bước 3: Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc - HS có thể làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động. - GV cần theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. - Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc. + Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần) Ví dụ: Khi dạy phần Điều chế hiđrô trong phòng thí nghiệm bài 4: Hiđrô – Nước, bộ môn KHTN 8. Nhằm mục đích đa dạng hóa cách tiếp cận thông tin bài học, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất, giáo viên có thể áp dụng phương pháp góc như sau: Bước 1: Nêu mục tiêu và giao nhiệm vụ, nêu rõ nội dung và cách thực hiện ở các góc. Nội dung: Nêu được nguyên tắc điều chế khí hiđrô trong phòng thí nghiệm, cách thu khí như thế nào? - Góc phân tích: Tại đây học sinh sử dụng sách giáo khoa để tìm hiểu về cách điều chế hidro, màu ngọn lửa, chất rắn sau khi cô cạn dung dịch, cách thu khí hidrô - Góc quan sát: Cho học sinh quan sát video thí nghiệm ảo về cách điều chế khí Hiđrô trong phòng thí nghiệm trên máy vi tính. Sau đó rút ra kết luận và hoàn thành trong phiếu học tập số 1 - Góc thực hành, trải nghiệm : Giáo viên chuẩn bị sẵn các dụng cụ, hóa chất cần thiết dùng để điều chế khí Hiđrô trong phòng thí nghiệm. Tại đây học sinh làm thí nghiệm điều chế hidro và tiến hành đốt khí hidro tinh khiết thoát ra( có hướng dẫn trước đó), sau đó học sinh thực hiện thu khí hidro bằng cách đẩy nước. Học sinh thực hiện và hoàn thành phiếu học tập số 1 - Góc vận dụng: Sau khi tìm hiểu xong 2 nội dung GV giao, các em di chuyển sang góc ứng dụng để Học sinh làm một số bài tập vận dụng trong phiếu học tập số 2. Bước 2: Cho học sinh chọn góc Bước 3: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi hướng dẫn và điều khiển. Bước 4: Sau khi hoàn thành 2 nhiệm vụ, yêu cầu các em về chỗ ngồi. Lúc này giáo viên có thể cho học sinh bốc thăm trả lời các kiến thức bài học, điểm tính cho cá nhân Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức về 2 nội dung trên. Bước 6: Có thể củng cố kiến thức cho học sinh bằng trò chơi. Góc quan sát Góc phân tích Góc thực hành Góc vận dụng Sơ đồ di chuyển các góc Hình 1. Cách bố trí các góc trong phòng học Hình 2. Học sinh đang hoạt động tại các góc Hình 3. Học sinh đang hoạt động tại các góc VD: Khi dạy bài tỉ khối, giáo viên có thể chia lớp thành 4 góc: Góc khoa học, góc toán học, góc kĩ thuật, góc công nghệ - Góc khoa học: Làm thí nghiệm tạo bóng CO2 từ giấm và baking soda và thảo luận theo PHT của nhóm - Góc toán học: Tính toán va thảo luận theo yêu cầu GV và PHT của nhóm - Góc kĩ thuật: Lắp đặt dụng cụ mô phỏng thu khí CO2 và thu khí H2 và thảo luận nhiệm vụ trong PHT của nhóm. - Góc công nghê: Dựa vào các nguồn tài liệu thảo luận về . + Khí nào thường được dùng để dập tắt đám cháy? Giải thích lí do. + Tại sao khi thoát khỏi các đám cháy có nhiều khói và khí độc nên giữ cơ thể ở vị trí thấp gần sàn nhà (đi thấp, bò trên sàn nhà)? + Bỏng vì bóng bay phát nổ - lí giải hiện tượng này. Sau khi các nhóm làm việc xong thì từng nhóm một lên báo cáo kết quả: Nhóm 1: Biểu diễn lại TN, nêu hiện tượng và giải thích Nhóm 2: Tính khối lượng mol của CO2, không khí và kết luận khí nào nặng hơn Nhóm 3: Trình bày mô hình thu khí và giải thích tại sao khí đó lại đc thu như thế Nhóm 4: Báo cáo kết quả thảo luận của nhóm Giáo viên chốt ý 2.3 Phương pháp dạy học nhóm a. Nội dung, vai trò của phương pháp dạy học nhóm Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS. Quy trình thực hiện Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: Giai đoạn 1. Làm việc toàn lớp + Giới thiệu chủ đề + Xác định nhiệm vụ các nhóm + Thành lập nhóm Giai đoạn 2. Làm việc nhóm + Chuẩn bị chỗ làm việc + Lập kế hoạch làm việc + Thoả thuận quy tắc làm việc + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị báo cáo kết quả. Giai đoạn 3. Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả + Đánh giá kết quả. Một số lưu ý: Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4- 6 HS. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm: + Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không? + Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau? + HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa? + Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào? + Cần chia nhóm theo tiêu chí nào? + Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào? Ví dụ: Khi dạy bài 10. Phân bón hóa học- SHD môn Khoa học tự nhiên 8, giáo viên có thể tiến hành hoạt động nhóm như sau: - Chia lớp thành 4 nhóm (có thể tương ứng với 4 tổ). Mỗi nhóm sẽ chuẩn bị trước nội dung ở nhà, lên lớp giáo viên có thể yêu cầu bất kỳ thành viên trong tổ thuyết trình. Các nhóm có nội dung chuẩn bị giống nhau. - Nội dung yêu cầu: Tìm hiểu về vai trò, công dụng của phân bón hóa học. Sưu tầm những loại phân bón hóa học thường dùng. Hình 4. Học sinh đang thuyết trình bài tập nhóm Hình 5. Sản phẩm của học sinh 2.4 Phương pháp trò chơi a. Nội dung, vai trò của phương pháp trò chơi Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. Tùy thuộc vào nội dung bài học, điều kiện mà có thể tổ chức các trò chơi khác nhau: Giáo dục ý thức học sinh qua trò chơi, củng cố kiến thức bằng trò chơi... b. Quy trình thực hiện + GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS + Chơi thử ( nếu cần thiết) + HS tiến hành chơi + Đánh giá sau trò chơi + Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi c. Một số lưu ý - Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, vớ
Tài liệu đính kèm: