SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ Văn 7

SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ Văn 7

 Bản thân kỹ năng sống không có tính hành vi. Các kỹ năng sống cho phép chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ/ cảm thấy/ tin tưởng) thành hành động (cái cần làm và cái cần làm rõ) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.

 Ngày nay, nhiều học sinh không có khả năng đáp ứng kịp thời những đòi hỏi và sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội vì thiếu sự hỗ trợ cần thiết để tăng cường và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản, điều đó có thể gây ra những tổn hại về mặt sức khỏe và đạo đức của mỗi con người.

 Vì vậy mục tiêu là tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh bậc Trung học cơ sở, tập trung là học sinh khối lớp 7:

 Giúp các em hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khỏe bản thân, phát triển những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một phong cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm.

 Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin cho các em trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn.

 Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng giới tính trong cộng đồng.

 Nâng cao sự hiểu biết cho các em về những tác động xấu của tệ nạn xã hội với sự phát trên kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất nước cũng như sự phát triển giống nòi của mỗi dân tộc.

 

doc 27 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3292Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ Văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên khó có khả năng rút ra bài học kĩ năng sống cho bản thân, vì vậy phải dẫn dắt vấn đề để các em hiểu.
 Học sinh của trường đa số xuất thân từ nông thôn nên khả năng thích ứng với xã hội hện đại của các em còn yếu.
 Việc làm quen với các môn học về KNS như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống.
 Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là lứa tuổi chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên sang lứa tuổi dậy thì. Các em có nhiều biến đổi sâu sắc về chất và lượng. Ở lứa tuổi này nếu được quan tâm giáo dục tốt sẽ để lại trong quá trình phát triển nhân cách một định hướng tốt. 
 Dạy phân môn Văn có tích hợp kĩ năng sống trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay. 
 Việc giáo dục kĩ năng sống tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học ở bộ môn GDCD và các hoạt động nhỏ lẻ trong công tác chủ nhiệm lớp chứ chưa thành chương trình hoàn thiện.
 Sự gia tăng những biểu hiện thiếu kĩ năng sống như không thể hiện được khả năng của bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống; cách học cách sống không khoa học, hiệu quả;  là những biểu hiện của hầu hết học sinh Trung học cơ sở trong thời gian gần đây.
2.2.. Thành công, hạn chế:
 - Bản thân tôi đã làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống” từ khi phong trào này được chỉ đạo và phát động sâu rộng trong công tác dạy học, mức độ ứng dụng trong từng bài dạy và từng đối tượng học sinh có khác nhau; Bản thân tôi đã ý thức được công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là góp phần vào nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” .
 - Công tác giáo dục kĩ năng sống đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự hưởng ứng nhiệt tình của các đồng nghiệp và đặc biệt là sự hứng thú tham gia của các em học sinh. 
 - Hình thức tích hợp tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện trong từng giờ dạy phân môn Văn ở bậc Trung học cơ sở, nhất là chương trình lớp 7 với nội dung khá đa dạng và thiết thực
 * Mặt còn hạn chế:
 - Ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống chưa được đánh giá, nhận xét, góp ý thường xuyên và định kì.
 - Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song chưa mang ý nghĩa hình thành và phát triển kĩ năng sống trong giảng dạy các bài học;
 - Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo duc kĩ năng sống trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS 
 - Ðã có các buổi học chuyên đề, đề tài nghiên cứu tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV cốt cán, song nhìn chung mới chỉ ở mức độ làm quen với thuật ngữ, khái niệm nên chưa tạo được sự đồng bộ trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài dạy của các tiết học.
 - Vấn đề thời gian cũng là vấn đề quan trọng trong việc lồng ghép kĩ năng sống vào tiết dạy, một tiết học thường qua rất nhanh, đôi khi hết giờ mà học sinh chưa thực hiện được một kĩ năng nào, ngoài ra không có một tiết dạy kĩ năng riêng cho học sinh, điều này cũng khó với việc tích hợp trong bài dạy.
 - Bên cạnh những điều trên, học sinh ít đọc sách, không quan tâm nhiều đến việc học nên ảnh hưởng phần nào đến việc thực hành một số kĩ năng sống vào thực tiễn. 
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 Bản thân kỹ năng sống không có tính hành vi. Các kỹ năng sống cho phép chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ/ cảm thấy/ tin tưởng) thành hành động (cái cần làm và cái cần làm rõ) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.
 Ngày nay, nhiều học sinh không có khả năng đáp ứng kịp thời những đòi hỏi và sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội vì thiếu sự hỗ trợ cần thiết để tăng cường và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản, điều đó có thể gây ra những tổn hại về mặt sức khỏe và đạo đức của mỗi con người.
 Vì vậy mục tiêu là tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh bậc Trung học cơ sở, tập trung là học sinh khối lớp 7:
 Giúp các em hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khỏe bản thân, phát triển những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một phong cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm.
 Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin cho các em trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn.
 Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng giới tính trong cộng đồng.
 Nâng cao sự hiểu biết cho các em về những tác động xấu của tệ nạn xã hội với sự phát trên kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất nước cũng như sự phát triển giống nòi của mỗi dân tộc.
3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp:
 Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng như quá trình dạy học bộ môn Ngữ Văn và tập trung là phân môn Văn, bản tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học sau đây :
 Phương pháp dạy theo nhóm;
 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;
 Phương pháp giải quyết vấn đề;
 Phương pháp đóng vai;
 Phương pháp trò chơi
 Khi dạy cần sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như:
 - Kĩ thuật chia nhóm
 - Kĩ thuật giao nhiệm vụ
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi
 - Kĩ thuật động não
 - Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”
 - Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”
 Mục đích của giáo dục kĩ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Do đó, cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới.
 Qua một số văn bản, trong quá trình soạn giảng và giảng dạy thực tế trên lớp, tôi đã lồng ghép các kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng làm việc nhóm ...trong đó lồng ghép hiệu quả nhất là kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
 Cụ thể bài dạy:
Văn bản : 
 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 Theo Lý Lan 
 A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: 
	- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người,nhất là tuổi thiếu niên, nhi đồng.
 - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng.
 - Đọc –hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một nhười mẹ.
 - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con
* Kĩ năng sống: 
 - Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã sinh thành và dưỡng dục mình.
 - Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trong ngày khai trường đầu tiên của con.
B. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp giảng bình
 - Phương pháp gợi mở, vấn đáp,...
C. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Phương tiện dạy học: Giáo án,những tài liệu có liên quan tới ngày khai trường; Phương pháp dạy học: Thảo luận, chia nhóm, động não, hỏi và trả lời.
 - Học sinh: Đọc và soạn bài theo SGK. 
D. Các hoạt động học tập và nội dung học tập
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh vắng, lí do .
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: kiểm tra SGK và vở soạn 	 
 3. Bài mới : 
	HĐ1: GV giới thiệu bài
	HĐ2: HD tìm hiểu nội dung bài mới
 Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung kiến thức
 H/d đọc, tìm hiểu chung văn bản
?Hãy cho biết xuất xứ của văn bản?
 Hd học sinh lọc thông tin và chỉ trình bày khái quát
 Hs trình bày theo kết quả đã chuẩn bị
H/d đọc: giọng nhỏ nhẹ, thiết tha, chậm rãi.
Gv đọc văn bản-HS đọc-GV nhận xét.
Gv cho HS giải thích một số từ khó: háo hức,bận tâm, nhạy cảm.
 ? Cổng trường mở ra thuộc văn bản nào? 
 ? Theo em nội dung của văn bản là gì?
 ? Văn bản này, sử dụng PTBĐ nào ?
 ? Truyện có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? 
 HS trao đổi nhóm nhỏ với nhau, thống nhất ý kiến và trình bày trước lớp.
? Em có thể chia văn bản này thành mấy phần? Mỗi phần từ đâu đến đâu ? ý nghĩa của từng phần ?
H/d phân tích
- Hs đọc đoạn 1. 
- Đoạn văn em vừa đọc diễn tả điều gì ? Theo dõi phần đầu văn bản, em thấy người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ?
? Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau ? Điều đó được biểu hiện bằng những chi tiết nào trong bài? 
 - Em có nhận xét gì về tâm trạng của 2 mẹ con ?
(Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, gợi ý cho hoc sinh; HS phát biểu- Tổ chức nhận xét, kết luận)
- Để diễn tả được tâm trạng của 2 mẹ con, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ? 
? Theo em vì sao người mẹ lại trằn trọc không ngủ được ?
- Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm gì cho con? Qua những việc làm đó em cảm nhận được điều gì về người mẹ?
? Trong đêm không ngủ người mẹ đã sống lại những kỉ niệm quá khứ nào ?
? Tìm những chi tiết nói về kỉ niệm quá khứ đó
? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường năm xưa đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ ? 
GV nhấn mạnh: Người mẹ nào mà chẳng yêu con, quên mình vì con, chỉ mong con khôn lớn thành đạt. Đó là đức hi sinh, là vẻ đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của người mẹ Việt Nam. Chúng ta được học tập đầy đủ nên phải có thái độ đúng đắn với bố mẹ.
 Thảo luận nhóm
( KNS: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, ra quyết định làm việc đồng đội. )
? Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? hay người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì ?
? Ngoài những cảm xúc tâm trạng ấy, trong đêm không ngủ người mẹ còn nghĩ đến điều gì ?
? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? 
 ( ‘‘Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả 1 thế hệ mai sau và sai lầm 1 li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.” ). Câu văn này có ý nghĩa gì ? Vì sao? Không được phép sai lầm trong giáo dục. Vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước 
 Thảo luận: đại diện các nhóm trình bày
 KN lắng nghe tích cực, tự phản hồi
? Trong đoạn kết người mẹ đã nói với con : ‘‘Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là 1 thế giới kì diệu sẽ mở ra.’’ Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? ( Tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò ) Câu nói này có ý nghĩa gì ?
 H/d Tổng kết :
 Bài văn cho em hiểu thêm gì về người mẹ và nhà trường ?
? Văn bản này đã cho em bài học gì? Em có nhận xét gì về giọng điệu của vb.
Tổ chức cho HS trình bày ý kiến của mình (KN tự nhận thức, tự phản hồi)
- Gv gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa
- Gv hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập
I. Tác giả-tác phẩm:
- Đây là bài báo của Lí Lan in trên báo Yêu trẻ số 166 TPHCM 1.9.2000.
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Đọc – tìm hiểu chung:
 + Đọc-hiểu từ khó
- Kiểu loại: văn bản nhật dụng.
- Thể kí
- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm
+ Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu...bước vào : Nỗi lòng của mẹ 
+ Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về Giáo dục.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Tâm trạng của 2 mẹ con vào đêm trước ngày khai trường.
* Tâm trạng của mẹ :
 - Mẹ không ngủ được
- Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
- Mẹ lên giường trằn trọc.
- Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi.
=> lo lắng
* Tâm trạng của con :
 Ngủ dễ dàng, đôi môi hé mở, cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
=> vô tư, háo hức, hồi hộp, vui sướng.
=> Tự sự kết hợp với miêu tả để biểu cảm - làm nổi rõ tâm trạng thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên của người mẹ.
* Những việc làm của mẹ :
- Đắp mền, buông mùng, ém chăn cẩn thận, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. => Yêu thương con, hết lòng vì con
* Kỉ niệm quá khứ :
- Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng, khi cổng trường đóng lại
=> cảm xúc vừa phức tạp, vừa vui sướng, vừa lo sợ.
=> Là người mẹ biết yêu thương người thân, biết ơn trường học, tin tưởng ở tương lai của con.
b. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường:
- Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
=> Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục. 
=> Tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
 Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng. Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
2. Ý nghĩa
 Bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng, yêu thương tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người
Ghi nhớ ( sgk )
VI. Luyện tập
 4. Củng cố: 
 - Gọi HS: Khái quát lại nội dung bài học. 
 - Văn bản đã học và đoạn văn cô vừa đọc đó khơi gợi cho em những tình cảm gì ? Đó là những tình cảm vốn có hay mới mẻ trong em? Từ đó rèn cho em cách sống như thế nào ? 
 5. Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ, nắm ý nghĩa, nghệ thuật
 - Làm bài tập 2. Soạn bài “Mẹ tôi”
* Rút kinh nghiệm (nếu có ) :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------
Văn bản : 
 MẸ TÔI 
 Et- môn-đô đơ A-mi-xi 
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về Et-môn-đô đơ A-mi-xi.
- Cách giáo dục nghiêm khắc tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
* Kĩ năng sống: 
- Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.
- Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
B. Phương pháp / Kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp giảng bình, vấn đáp, gợi mở
- Phương pháp tư duy, thảo luận nhóm,...
C. Chuẩn bị:
 Giáo viên:
 Phương tiện dạy học:Giáo án, tranh ảnh chân dung tác giả, bảng phụ 
 Phương pháp dạy học: thảo luận, động não.
 Học sinh : Đọc và soạn bài theo phần đọc hiểu văn bản.
D. Các hoạt động học tập và nội dung học tập
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số hs vắng, lý do.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ bài Cổng trường mở ra là gì ?
 ? Vì sao văn bản đó thuộc loại văn bản nhật dụng?
 3. Bài mới: 
 HĐ 1: GV giới thiệu bài
 HĐ 2: HD tìm hiểu nội dung bài mới
 Hoạt động của thầy - trò
 Nội dung kiến thức
H/d đọc- tìm hiểu chung về văn bản
? Em hãy giới thiệu một vài nét về tác giả ?
? Tác giả thường viết về đề tài gì ?
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Mẹ tôi ?
-Hướng dẫn đọc : giọng nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện được những tâm tư tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông với vợ mình. Khi đọc lời khuyên: Dứt khoát, mạnh mẽ thể hiện thái độ nghiêm khắc.
- Gv đọc - Hs đọc - Nhận xét. Gv gọi hs đọc chú thích.
- Trong 10 từ, từ nào là từ láy, từ nào là từ Hán Việt? 
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì? vb thuộc thể loại nào?
? Ta có thể chia văn bản làm mấy phần ? nội dung của từng phần ?
Thảo luận trình bày:
- Văn bản là 1 bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi” ? 
 Nhan đề là của tác giả đặt cho đoạn trích . Tuy người mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện, nhưng lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.
 KN giao tiếp, tự nhận thức, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân.
H/d phân tích văn bản
? Theo dõi phần đầu văn bản, em thấy En ri cô đã mắc lỗi gì ?
? Em có suy nghĩ gì về lỗi lầm của En ri cô?
?Tìm những chi tiết nói về thái độ của người bố đối với En ri cô ?
? Để diễn tả được tâm trạng của người bố, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? 
? Phương thức biểu cảm được diễn đạt thông qua những kiểu câu nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
? Những chi tiết trên đã thể hiện được thái độ gì của người bố ? 
?Em có đồng tình với người bố không ?
 Học sinh tự bộc lộ suy nghĩ, tự phản hồi
?Trong thư người bố đã gợi lại những việc làm, những tình cảm của mẹ dành cho En ri cô. Em hãy tìm những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ.
? Khi nói về hình ảnh người mẹ tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Phương thức đó có tác dụng gì ?
? Qua lời kể của người cha, em cảm nhận được điều gì về người mẹ ?
Gv nhấn mạnh: Người mẹ của En ri cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, sẵn sàng hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tình mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả.
? Tiếp sau những lời ngợi ca về người mẹ, tác giả đã phân tích mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa 2 mẹ con En ri cô 
(hs đọc đoạn văn 3,4-sgk-10 ).
? Người bố đã khuyên En ri cô những gì ?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng câu văn ở đoạn này ? Tác dụng của cách dùng đó ?
? Qua bức thư, em thấy bố của En ri cô là người như thế nào ?
? Tại sao người cha không nói trực tiếp với con mà lại viết thư ? 
GV nhấn mạnh: Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không nói trực tiếp được. Viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được kín đáo, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội.
Thảo luận : Đại diện các nhóm trình bày
 KN giao tiếp, phản hồi, tự đánh giá
- Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô “ xúc động vô cùng ” khi đọc thư bố ?
 Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng trong các lí do sau:(sgk-12.) 
 H/ d tổng kết.
? Văn bản này được biểu đạt bằng những phương thức nào? Phương thức nào là chính ? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt câu văn của tác giả ?
- Nhà văn đã gửi tới chúng ta thông điệp gì?
- Văn bản này đã cho ta hiểu thêm gì về tác giả? - Sau khi học xong văn bản này, em rút ra được bài học gì ? 
 KN tự nhận thức, xác định giá trị
Gv gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập
I . Tác giả, tác phẩm: 
 1. Tác giả:
-Et-môn-đô-đơ A-mi –xi (1846-1908). Một nhà văn Ý
+ Thường viết về đề tài thiếu nhi và nhà trường về những tấm lòng nhân hậu.
2. Tác phẩm:
- Là văn bản nhật dụng viết về người mẹ. In trong tập truyện : Những tấm lòng cao cả.
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Đọc – tìm giểu chung:
+ Đọc- hiểu từ khó.
+ Cấu trúc văn bản:
 Thể loại: Tự sự
 Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
 Bố cục : 2 phần
+ Phần đầu : Lí do bố viết thư
+ Còn lại : Nội dung bức thư
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Lỗi lầm của En ri cô :
- Vô lễ với mẹ trước mặt cô giáo
=> Đây là việc làm sai trái, xúc phạm tới mẹ.
b. Thái độ của bố:
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy !.
-... Bố không nén được cơn tức giận đối với con.
- Con mà xúc phạm đến mẹ con ư ?
-> Phương thức biểu cảm được diễn đạt bằng các kiểu câu cảm thán, nghi vấn làm cho lời văn trở nên linh hoạt, sinh động, dễ đi vào lòng người.
=> Thái độ buồn bã, đau đớn và tức giận.
c. Hình ảnh người mẹ:
- Mẹ đã phải thức suốt đêm ... , quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.
- Người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con. 
à Phương thức tự sự kết hợp với miêu tả làm nổi bật tình cảm của người mẹ.
.=> Là người mẹ hết lòng yêu thương con, sẵn sàng quên mình vì con.
d. Lời khuyên của bố:
- Không bao giờ được thốt ra những lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ,...
- Con hãy cầu x

Tài liệu đính kèm:

  • docLUU THI LIEN.doc