Kết quả thu được qua khảo nghiệm: Qua quá trình vận dụng các biện pháp nêu trên một cách linh hoạt sáng tạo cùng với sự cố gắng học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, các em đã có ý thức tự giác tích cực chủ động, thích tham gia các hoạt động học tập, giờ học sôi nổi. Số học sinh chưa hoàn thành về năng lực giảm dần, số học sinh hoàn thành về năng lực nâng cao dần theo thời gian. Đa số các em đều ngoan, chăm học, ý thức học tập tốt. Không còn tình trạng học sinh lười học. Lớp đạt nhiều thành tích trong các hội thi cụ thể đạt 03 giải trong Hội thi giữ vở sạch – viết chữ đẹp, có 3 học sinh được công nhận học sinh viết chữ đẹp cấp huyện và 05 học sinh tham gia giải toán trên mạng. Cuối học kì I có 11 em được Hiệu trưởng tặng giấy khen về học tập.
* Giá trị khoa học mang lại khi thực hiện đề tài: Đề tài được áp dụng có hiệu quả trong trường cũng như đối với những trường có học sinh dân tộc thiểu số. Chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt. Phát huy được tính năng động sáng tạo của giáo viên. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả giáo dục cả về học tập lẫn phẩm chất của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt, chất lượng dạy và học được nâng cao. Các em ngày càng chăm ngoan yêu trường yêu lớp, tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập, giờ học sôi nổi. Học sinh không còn tâm lí nhút nhát trong học tập cũng như trong giao tiếp, tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập cũng như trong mọi hoạt động của lớp, của trường.
một vài giáo viên dạy thay, một vài giáo viên mới ra trường bởi kinh nghiệm của họ đôi lúc còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số học sinh chưa học theo kịp yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng, kĩ năng sống còn hạn chế nên chưa ham thích học tập. d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động đến dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh Do trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp hình thức tổ chức dạy học, chưa chú ý phân loại các đối tượng học sinh trong lớp, còn lúng túng trong việc lập kế hoạch bài giảng. Chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học. Vả lại hầu hết giáo viên khi lên lớp thường còn nặng nề về cung cấp các kiến thức, vẫn còn giảng dạy theo lối rập khuôn máy móc, chưa chú ý đến việc tạo điều kiện giúp cho học sinh tự tìm tòi tiếp thu kiến thức. chưa phát huy tính tích cực chủ động của các em. Một số học sinh chưa biết xác định và chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm học. Do ở mẫu giáo các em đang có thói quen vui chơi tương đối tự do, thoải mái tuỳ theo hứng thú của mình, khi vào lớp Một các em phải làm việc trong một tập thể có nội quy, kỉ luật, có hướng dẫn học tập, có trách nhiệm, nghĩa vụ rõ ràng. Các em còn hay đãng trí, khó tập trung chú ý lâu, nhất là khi phải chú ý các đối tượng trừu tượng, ít hấp dẫn. Điều kiện học tập như: dụng cụ học tập, góc học tập ở nhà còn thiếu thốn. Một số cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, còn khoán trắng cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập. Từ thực trạng trên, tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh trong môn Tiếng Việt lớp 1. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Với 100% học sinh trong lớp là người dân tộc thiểu số, hầu hết các em chưa có ý thức học tập, vốn kĩ năng sống hạn chế. Bên cạnh đó do thói quen tiếng mẹ đẻ nên khả năng giao tiếp của các em gặp rất nhiều khó khăn. Một phần do hoàn cảnh gia đình nghèo đói, cha mẹ các em phải đi làm để kiếm ăn nên một số em thiếu sự quan tâm của cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức và học tập. Một số em lại chưa có động cơ học tập. Một số cha mẹ học sinh nhận thức hạn chế nên không nhắc nhở giúp đỡ các em học tập ở nhà. Do đội ngũ giáo viên trong trường chưa đồng đều, kinh nghiệm trong giảng dạy chưa nhiều, chưa phát huy hết kĩ năng sư phạm, chưa biết tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực của các em trong học tập. Nên các em chưa ham thích học tập, còn ngại khi tham gia hoạt động học tập. Chính vì những nguyên nhân đó dẫn đến tình trạng học sinh ít phát biểu ý kiến xây dựng bài, chưa tập trung tự giác trong học tập, còn mải chơi chưa biết hợp tác với bạn trong học tập. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giảng dạy cũng như kết quả học tập của các em. Để giúp các em có thói quen tự học, phát huy tính tích cực chủ động, tự tìm tòi khám phá để nắm được kiến thức đáp ứng với yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng, tôi đã tiến hành tìm hiểu nắm chắc số lượng học sinh trong lớp về sở thích, về khả năng nhận thức . Cụ thể lớp 1A có tổng số 24 học sinh trong đó có 05 em tích cực, tự giác trong học tập, có 06 em khả năng tiếp thu bài đạt theo yêu cầu, có 6 em rụt rè, ít tham gia hoạt động học tập cùng các bạn, có 7 em tiếp thu bài chậm và khả năng ghi nhớ kém. Bên cạnh đó, tôi còn nắm được số học sinh thường xuyên nghỉ học có 5 em, 2 em lười biếng học tập. Trong các tiết dạy, tôi theo dõi đôn đốc các em việc học tập, tạo điều kiện để các em tham gia hoạt động học tập. Tôi đã đổi mới phương pháp, hình thức dạy học hướng các em vào học tập một cách hứng thú, tự giác. Thường xuyên trao đổi với những giáo viên dạy luân phiên, giáo viên dạy Mĩ thuật, Âm nhạc để nắm bắt tình hình học tập của lớp. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho con em học tập. Tôi lập kế hoạch giảng dạy phù hợp với đặc trưng môn học, dạng bài mới và bài ôn tập, đối tượng học sinh trong lớp. Thường xuyên theo dõi, đánh giá quá trình học tập của từng em và thực hiện tốt thông tin hai chiều với cha mẹ học sinh. Ngoài ra, tôi sắp xếp thời gian để gặp gỡ cha mẹ các em đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Thông qua phiếu đánh giá của cha mẹ học sinh, tôi nắm bắt kịp thời quá trình học tập và rèn luyện ở nhà của các em. Qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh tự tin và hứng thú trong công việc học tập. Bên cạnh đó, tôi còn kết hợp với các đoàn thể trong trường học như: Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng để tổ chức cho các em tham gia các hoạt động vui chơi tạo sự hứng thú trong học tập. II.3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Giúp học sinh lớp Một dân tộc thiểu số phát huy tính tích cực chủ động, rèn cho các em thói quen quan sát, suy luận tư duy logic, rèn khả năng nhanh nhạy của đôi tay, trí óc, tránh được cách học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc, tạo tâm lý thoải mái khi học tập, kích thích được lòng ham học hỏi, khả năng tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh. Giúp các em có động cơ học tập, có phẩm chất đạo đức tốt, có kĩ năng sống vận dụng trong sinh hoạt hằng ngày, giúp các em trở thành con người phát triển toàn diện về đức trí, thể, mĩ. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Dạy học tích cực tạo cho các em phương pháp học tập tích cực. Chinh vì vậy tôi đã đề ra các biện pháp thực hiện như sau: Biện pháp thứ nhất: Sử dụng đồ dùng dạy học Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả quá trình dạy học đối với các môn học nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành. Thiết bị đồ dùng dạy học là vật chất hữu hình tưởng như là vô tri vô giác nhưng dưới sự điều khiển của người giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó : Làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động, hiệu quả hơn . Nếu việc "Dạy chay, dạy suông" làm cho người học thụ động không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và làm cho chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao. Hơn thế nữa, đối với học sinh lớp Một dân tộc thiểu số, đồ dùng dạy học sẽ có tác dụng lớn đến việc hình thành và ghi nhớ kiến thức. Nó đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học. Làm tăng hứng thú nhận thức của các em. Đảm bảo tính trực quan, tạo cho người học tiếp cận nội dung bài học. Tạo điều kiện cho các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng dạy học phải linh hoạt, phải gắn với nội dung của bài học, phù hợp với hình thức dạy học bộ môn, phù hợp với kế hoạch bài học, đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ. Người giáo viên cần định hướng cho các em quan sát, khai thác triệt để đồ dùng dạy học. Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Ví dụ dạy bài 7: ê - v trang 16 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1 Sau khi hướng dẫn các em nhận biết âm ê, tiếng bê, tôi dùng tranh “ con bê” giới thiệu để rút từ mới “bê”. Được quan sát hình ảnh ''con bê'' trong bức tranh, các em hình dung nhớ lại về hình ảnh con vật. Cùng với việc cho các em quan sát hình ảnh con bê, tôi nói thêm đôi nét sơ lược về đặc điểm và ích lợi của con bê nhằm khắc sâu kiến thức qua đó giáo dục ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi: bê là con của của con bò, khi còn nhỏ gọi là bê, nó thường ăn cỏ, được nuôi để kéo cày dùng trong việc nhà nông và lấy thịt ăn. Hay khi dạy bài 8: l – h, để giới thiệu từ mới hè, tôi đã cho các em quan sát tranh và hỏi tranh chụp cảnh gì? Cảnh các bạn đang tắm ở bãi biển. Chúng ta thường đi tắm biển vào dịp nào? Ta thường đi tắm biển vào mùa hè. Em đã được tắm biển khi nào? Khi tắm biển, em cần chú ý điều gì? Thông qua đó giáo dục các em ý thức tự phòng chống đuối nước. Khi dạy bài 29: ia, sau khi dạy vần ia, tiếng tía, tôi đưa ra cành lá tía tô, yêu cầu các em quan sát, nêu nhận xét, rút từ mới “lá tía tô” Từ việc quan sát rút ra từ mới tôi giúp các em hiểu thêm về ích lợi của nó như lá tía tô là cây thuốc nam dùng để ăn và chữa một số bệnh. Qua đó giáo dục ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng. Hoặc dạy bài 55: eng – iêng, để giảng từ '' xà beng '', tôi đưa cái xà beng ra và hỏi: Cái xà beng dùng để làm gì? Học sinh quan sát và trả lời: Cái xà beng dùng để đào đất, đá, Để giúp học sinh tưởng tượng ra sự vật hay hoạt động được nói đến trong từ khoá, từ ứng dụng, hiểu đúng hơn về sự vật, hoạt động tôi đã sử dụng tranh, mô hình, vật thật khi giải nghĩa từ. Ngoài việc sử dụng tranh ảnh, để giải nghĩa từ thì tranh ảnh còn đóng vai trò quan trọng trong khi minh hoạ câu ứng dụng. Ví dụ dạy bài 58: inh –ênh, khi học câu ứng dụng: Cái gì cao lớn lênh khênh. Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra? Tôi treo tranh: “cái thang dựa bên đống rơm” và nói: Đây là bức tranh vẽ đống rơm và một đồ vật dựa bên đống rơm. Các em hãy quan sát bức tranh và cho cô biết: Đồ vật đó như thế nào? Nếu để nó đứng một mình, thì thế nào? Vậy đồ vật đó là cái gì? Học sinh trả lời đồ vật đó cao lớn lênh khênh. Nếu nó đứng một mình sẽ bị ngã. Đó là cái thang. Tôi chỉ tranh, nêu tác dụng của cái thang và giải thich giúp học sinh hiểu thêm về từ cao lênh khênh là rất cao, Như vậy sử dụng tranh ảnh khi dạy câu ứng dụng, giúp học sinh hiểu thêm về nội dung câu ứng dụng. Căn cứ vào nội dung, yêu cầu luyện nói của mỗi bài học, tôi lựa chọn và sử dụng tranh ảnh minh họa đúng mục đích, đúng yêu cầu, nêu bật nội dung chủ đề luyện nói giúp học sinh tái hiện nội dung ở phần luyện nói. Ví dụ dạy bài 70: ôt - ơt: Khi dạy chủ đề luyện nói '' Những người bạn tốt”, tôi yêu cầu học sinh đọc chủ đề luyện nói trong sách giáo khoa; tìm tiếng chứa vần ôt. Học sinh trả lời tiếng tốt có vần ôt. Sau đó, tôi hướng dẫn các em quan sát tranh minh hoạ, gợi mở bằng câu hỏi để các em luyện nói theo chủ đề. + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Em nghĩ họ có phải là những người bạn tốt không? + Hãy giới thiệu tên người bạn em thích nhất ? Vì sao em thích bạn đó nhất? + Người bạn tốt phải như thế nào? + Em có muốn trở thành người bạn tốt của mọi người không? + Muốn trở thành người bạn tốt, em phải làm gì? Sau mỗi câu nói của các em, tôi nhận xét, chỉnh sửa kết quả luyện nói ngay. Như vậy sử dụng tranh ảnh giúp học sinh mở rộng thêm hiểu biết về chủ đề cần luyện nói, góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh. Đối với tiết Ôn tập, trong phần kể chuyện, tôi sử dụng tranh ảnh giúp các em hình dung ra không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, sắp xếp các ý của câu chuyện, tự nhớ lại nội dung để kể. Ví dụ dạy phần kể chuyện '' Qụa và công'' bài 59 : Ôn tập trang 121 sách giáo khoa tiếng việt lớp 1, tập 1. Tôi yêu cầu HS mở SGK, đọc tên nhân vật trong câu chuyện: Qụa và Công'', sau đó tôi gợi mở: Câu chuyện hôm nay nói về hai nhân vật Qụa và Công. Nội dung câu chuyện cho ta thấy Qụa và Công là hai con vật như thế nào, các em hãy chú ý lắng nghe, rồi tôi kể chuyện 2 lần có kết hợp minh hoạ tranh. Tiếp đó, tôi gợi ý học sinh quan sát từng tranh, giúp câu chuyện thêm hấp dẫn; kích thích được trí tưởng tượng của các em. Dựa theo tranh, các em hình dung ra không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, sắp xếp các ý của câu chuyện, tự nhớ lại nội dung để kể. Bên cạnh việc sử dụng tranh ảnh, trong một giờ dạy, tôi tổ chức cho các em sử dụng bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt. * Ví dụ dạy bài 44: on – an Tôi yêu cầu học sinh: Ghép vần on, ghép tiếng con, thông qua việc ghép vần, tiếng, các em tự phân tích nhận biết cấu tạo vần và tiếng, dựa vào cấu tạo vần, tiếng các em tự đánh vần rồi đọc trơn. Sau khi giúp các em nhận biết mỗi vần, tôi tổ chức trò chơi “ Tìm chữ bí ẩn” bằng cách phát cho mỗi nhóm một hộp trong đó có đựng các tiếng chứa vần vừa học và vần đã học rồi giao nhiệm vụ cụ thể mỗi nhóm tìm trong hộp tiếng có vần vừa học gài vào bảng gài trong thời gian 1 phút nhóm nào tìm được nhiều tiếng đúng sẽ thắng cuộc. Đối với học sinh khá, giỏi, tôi cho các em tự tìm và ghép tiếng (có nghĩa) mang vần đã học nhưng không giống tiếng trong SGK. Việc làm này giúp các em luyện tập thực hành để vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học một cách tích cực và sáng tạo. Chỉ sau vài phút, các em tìm được những tiếng có vần on như : đòn, gọn, lon ton,.... Sử dụng bộ thực hành Tiếng Việt không những giúp học sinh nắm được cấu tạo của từ, viết được từ mà còn phát triển tư duy, các em được sử dụng tất cả các giác quan như mắt nhìn, tay cầm do đó các em sẽ ghi nhớ lâu; không những thế việc sử dụng bộ thực hành Tiếng Việt còn làm giảm bớt sự khô khan của việc tìm từ mà còn làm lớp học thêm sinh động. Khi dạy viết, tôi đã sử dụng mẫu chữ in thường, chữ hoa. Sử dụng mẫu chữ trong tập viết, giúp cho các em ghi nhớ được cách viét chữ bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn, tai nghe ), giúp các em ghi nhớ lâu. Ví dụ dạy viết chữ: h, tôi đưa mẫu chữ h, các em quan sát nêu nhận xét độ cao của chữ h; phân tích cấu tạo chữ h theo câu hỏi gợi ý của tôi ( Chữ h cao mấy ô li, gồm mấy nét? Là những nét nào?) Ngoài việc cho học sinh quan sát tranh ảnh, mẫu chữ trên bảng, thì việc khai thác các kênh hình, kênh chữ trong SGK là việc làm rất cần thiết. Sách giáo khoa là một đồ dùng học tập không thể thiếu được trong mỗi tiết học.Việc hướng dẫn các em biết cách sử dụng SGK, giúp các em phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập; phát triển năng lực tự học tạo nền móng cho việc học ở các lớp trên. Việc dùng SGK còn giúp các em tiếp cận trực tiếp với văn bản, hiểu đúng văn bản. Sách giáo khoa còn giúp tôi tiện lợi hơn trong việc thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Ví dụ: Khi dạy đọc từ (câu) ứng dụng, tôi cho học sinh đọc theo nhóm đôi các từ, câu trong sách giáo khoa, để nhiều em được luyện đọc hơn, hay khi luyện nói, học sinh có thể dựa vào tranh ảnh trong sách giáo khoa để nói theo định hướng của tranh trong sách giáo khoa. Biện pháp thứ hai : Sử dụng hệ thống câu hỏi Như chúng ta biết, trẻ em lớp 1 hiếu động, ham hiểu biết, việc đặt câu hỏi sẽ giúp các em suy nghĩ và hứng thú khi được trả lời ý kiến của mình. Bởi vậy ở bất kì một bài học nào, tôi đều lập kế hoạch. Kế hoạch bài dạy được tôi chuẩn bị kĩ lưỡng cả về hình thức tổ chức dạy học lẫn nội dung bài học. Hệ thống câu hỏi là tiền đề giúp các em tìm hiểu nội dung bài học. Chính vì thế, tôi đã đưa ra những câu hỏi giúp học sinh phát huy trí lực; là cơ hội để tôi nắm bắt kết quả học tập của học sinh mình, làm giờ học đỡ đơn điệu, tạo mối quan hệ tương tác giữa cô và trò. Giúp tôi kịp thời điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh; đưa ra những câu hỏi gợi ý tuỳ theo câu trả lời của học sinh sát với mục tiêu bài học. Căn cứ vào mục tiêu bài học, tôi xây dựng hệ thống câu hỏi chính và câu hỏi phụ kèm theo. Câu hỏi ngắn gọn có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, chính xác phù hợp với trình độ của học sinh. Câu hỏi thể hiện phân hoá đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho học sinh yếu kém được trả lời, phát huy tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp. Câu hỏi đưa ra được tôi sắp xếp từ dễ đến khó. Ví dụ dạy bài 66: uôm – ươm Sau khi học xong vần uôm, tôi hỏi: Các em vừa học vần mới nào, tiếng và từ gì mới? HS trả lời: Hôm nay, em học vần uôm, tiếng buồm; từ cánh buồm. Qua câu hỏi đã giúp các em tái hiện điều mà mình đã học. Khi dạy vần uôm – ươm, tôi hỏi: Hai vần uôm – ươm có gì giống và khác nhau? Các em sẽ trả lời ngay hai vần uôm – ươm đều có âm m ở cuối, khác nhau vần uôm có nguyên âm đôi uô, vần ươm có nguyên âm đôi ươ, do sự khác nhau đó nên ta đọc và viết khác nhau. Như vậy các em đã biết so sánh sự giống và khác nhau giữa các vần,. Khi dạy chủ đề luyện nói ''Nhà trẻ '' bài 26: y – tr trang 54 sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 1, tôi đặt câu hỏi để học sinh so sánh việc học ở nhà trẻ và học ở lớp 1 có gì giống và khác nhau. Nhà trẻ khác lớp Một ở chỗ nào? ( Đi nhà trẻ khác với đi học lớp Một là ở nhà trẻ giờ chơi nhiều hơn, có nhiều đồ chơi hơn, các con vừa học lại vừa chơi còn ở lớp 1, giờ chơi ít hơn, không có đồ chơi chỉ được tham gia trò chơi khi cô giáo tổ chức.) Với bài 21: Ôn tập trang 44 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 tập 1, sau khi hình thành xong bảng ôn vần, để học sinh phân biệt khi nào viết k. Tôi hỏi: Nhìn vào bảng ôn tập, ta thấy k đứng trước âm nào? Học sinh phải quan sát bảng ôn để nêu được k đứng trước âm ( i, e, ê ). Các âm a, u, ư không thể ghép với âm k. Bằng những câu hỏi suy luận tôi dùng đã yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân sự việc, vận dụng kiến thức vào bài học, khái quát hoá kiến thức. Hoặc bài 63: em - êm: khi học chủ đề luyện nói '' Anh chị em trong nhà '' tôi hỏi: Anh chị em trong nhà phải làm gì? Anh chị em trong nhà phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Như vậy các em đã biết liên hệ thực tế về bản thân mình. Khi tìm hiểu nội dung bài Bàn tay mẹ trang 55, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 2, tôi đã dùng hệ thống câu hỏi huy động sự chú ý của cả ba đối tượng học sinh như sau: + Vì sao Bình yêu nhất đôi bàn tay của mẹ? Vì đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu việc. + Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình? Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy. + Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ? Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ. + Em hiểu thế nào là gầy gầy, xương xương? + Em làm gì để tỏ lòng kính yêu mẹ? Mỗi câu hỏi đưa ra, tôi đều giành thời gian cho học sinh suy nghĩ, tạo tính thu hút sự chú ý của các em. Rồi khuyến khích những học sinh rụt rè, chậm chạp trả lời trước, các em mạnh dạn trả lời sau. Biện pháp thứ ba: Tổ chức '' Trò chơi học tập '' Trò chơi học tập là một loại hoạt động không thể thiếu được trong mọi lứa tuổi. Trò chơi giúp các em phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Vì vậy tổ chức trò chơi chú ý những đặc tính: Vui - Khoẻ - An toàn - Có ích; trong đó bao gồm cả giải trí, thư giản...được xem là một yếu tố cơ bản của trò chơi. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo cho các em hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khăn, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh, rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật... do đó hiệu quả học tập của các em cao hơn. Vì vậy khi tổ chức trò chơi học tập, tôi đã soạn thảo nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia. Ví dụ : Dạy bài 77: ăc, âc trang 156 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1 Tôi tổ chức cho các em trò chơi Tìm chữ bí ẩn. Đầu tiên, tôi giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và phổ biến luật chơi, chia nhóm rồi phát cho mỗi nhóm một hộp có đựng các tiếng, từ chứa vần ăc, âc tiến hành cho các em chơi. Ngoài những tiếng từ có sẵn trong hộp, tôi khuyến khích các em khá giỏi tự tìm ghép tiếng, từ khác. Trong thời gian học sinh chơi, tôi theo dõi nhắ
Tài liệu đính kèm: