SKKN Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi - Vật lí 8

SKKN Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi - Vật lí 8

Mục tiêu

a. Kiến thức

- Giải thích được khi nào vật nổi, chìm

- Nêu được điều kiện nổi của vật

 - Biết được khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì FA = P

- Biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan đến sự nổi của vật

b. Kĩ năng

- HS biết làm thí nghiệm về sự nổi của vật trong chất lỏng

- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích, liên hệ thực tế.

 - Biết vận dụng kiến thức trong giải quyết vấn đề.

c. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, biết bảo vệ môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống.

 - Tích cực học tập, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động, vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.

doc 31 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1691Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi - Vật lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng video ngay sau khi xem hoặc ở các giờ học sau; hiệu quả sử dụng cần được đánh giá thông qua câu trả lời của HS cho các câu hỏi đã nêu. Tốt nhất là tổ chức các thảo luận của HS qua đó đánh giá mức độ nắm vững của HS...
Tùy vào mỗi đơn vị kiến thức, đặc điểm của đối tượng nhận thức mà GV sử dụng kênh hình để tổ chức các hoạt động nhận thức cho phù hợp với hoạt động nhận thức của HS, sao cho mỗi loại kênh hình đó là loại phương tiện hữu hiệu nhất để HS lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng và hiệu quả. Việc sử dụng các kênh hình trong và ngoài SGK nhằm làm cho đối tượng vật lý có tính cập nhật, sống động và phong phú hơn. Đặc biệt hiện nay với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, GV có thể dễ dàng thiết kế và tạo ra nhiều loại kênh hình khác nhau để phục vụ cho giảng dạy.
3. Vai trò của việc khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học Vật lý
Nếu học sinh được xem clip, thí nghiệm (được thiết kế theo logic của bài học), tranh ảnh với màu sắc sinh động kết hợp với lời nói của giáo viên thì khả năng ghi nhớ của cá em sẽ tăng lên. Không những thế, nếu làm được việc này chúng ta sẽ tạo ra được một bầu không khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các em đồng thời khắc sâu những kiến thức mà các em đã được học. Rõ ràng việc kết hợp hai hay nhiều phương tiện dạy học sẽ giúp cho học sinh tiếp thu thông tin nhanh, chính xác và nhớ lâu hơn.
Kênh hình còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ học của học sinh. Đồng thời có ý nghĩa giáo dục tư tưởng tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ rất lớn, góp phần hoàn thiện tri thức.
Với những ý nghĩa trên, kênh hình góp phần to lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn vật lý, tạo hứng thú, cuốn hút học sinh tham gia tích cực vào bài giảng, làm cho lớp học sôi động, không buồn tẻ, hiệu quả giảng dạy tốt hơn, giúp phát huy sức sang tạo, khả năng suy nghĩ độc lập, năng lực nghiên cứu, tư duy tìm tòi khám phá, năng lực quan sát, khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn của học sinh. 
Việc khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học vật lý có những vai trò quan trọng:
- Kênh hình là phương tiện trực quan của GV, là nguồn tri thức quan trọng của HS. Nó có khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn, bổ sung và mở rộng vấn đề khi SGK chưa trình bày đến nó.
- Giúp HS dễ dàng tiếp thu trong quá trình nhận thức, phát triển tư duy và hỗ trợ HS trong các khái niệm trừu tượng hoá, định hướng đúng vấn đề.
- Cải tiến phương pháp dạy học của GV và thay đổi hình thức học của HS theo hướng tích cực. Lấy HS làm trung tâm, GV có tác dụng hướng dẫn HS trong quá trình chủ động tiếp cận kiến thức.
- Minh hoạ cho các hiện tượng, khái niệm, công thức, định luật... Nó hỗ trợ và phát huy mọi giác quan của HS. Tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức. Giảm thời gian giảng giải, gây hứng thú cho người học, dễ nhận biết, dễ nhớ, làm cho bài giảng cụ thể, sinh động hơn.
- Phát huy, nâng cao được tính chủ động, sáng tạo của người GV trong hoạt động dạy học.
- Giảm thời gian giảng giải, giảm tải cho người dạy, gây hứng thú cho người học, HS dễ dàng hiểu được những vấn đề muốn diễn đạt, làm rõ những điều GV muốn giới thiệu.
- Giúp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Các yêu cầu khi khai thác, sử dụng kênh hình	
- Các nguyên tắc khai thác, sử dụng kênh hình 
Để khai thác triệt để công dụng của kênh hình, GV phải nắm được một số nguyên tắc có tính bắt buộc sau:
+ Nguyên tắc sử dụng đúng lúc:
Sử dụng kênh hình vào lúc cần thiết, lúc HS mong muốn được quan sát, trong trạng thái tâm lý thuận lợi nhất.Kênh hình xuất hiện đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần nói đến.Tránh đưa ra một lúc nhiều kênh hình hoặc nhiều loại phương tiện trực quan.
+ Nguyên tắc sử dụng đúng chỗ:
Tìm vị trí để giới thiệu kênh hình hoặc phương tiện trực quan trên lớp hợp lý nhất, giúp HS có thể sử dụng nhiều giác quan nhất, tiếp xúc phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp, đảm bảo cho toàn lớp có thể quan sát kênh hình một cách rõ ràng, đảm bảo không làm phân tán tư tưởng của học sinh khi tiến hành các hoạt động học tập tiếp theo.
+ Nguyên tắc sử dụng đúng cường độ: 
Nguyên tắc này chủ yếu đề cập nội dung và phương pháp dạy học sao cho thích hợp, vừa với trình độ tiếp thu và lứa tuổi của HS.Mỗi loại kênh hình hoặc phương tiện dạy học có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc sử dụng một loại phương tiện hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần trong một buổi học, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút. Việc sử dụng nhiều hình thức, nhiều phương tiện khác nhau trong một buổi học có ảnh hưởng lớn đến sự tiếp thu của HS, đến hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học. Theo nghiên cứu của các nhà sinh lý học, nếu một dạng hoạt động được tiếp tục trên 15 phút thì khả năng làm việc sẽ giảm sút rất nhanh. Việc áp dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn ở trên lớp dẫn đến sự quá tải thông tin đối với HS do chưa có đủ thời gian để chuyển hóa lượng thông tin đó. Sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá 3 – 4 lần trong một tuần và kéo dài không quá 20 – 25 phút trong một buổi dạy.
- Những điều giáo viên cần lưu ý khi khai thác và sử dụng kênh hình
Khi sử dụng kênh hình trong dạy học, GV cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Kênh hình phải được sử dụng có hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.
+ Tập trung vào việc sử dụng các kênh hình như một nguồn kiến thức, hạn chế dùng chúng theo cách minh họa cho kiến thức.
+ Để có thể sử dụng tốt các kênh hình, khi lên lớp GV cần:
Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình. Nghiên cứu kỹ các kênh hình để hiểu rõ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình, tránh tình trạng khi lên lớp mới cùng HS tiếp xúc với kênh hình.Khi soạn bài cũng như khi lên lớp học. GV cần phải xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chính xác, rõ ràng để HS làm việc với các loại kênh hình nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng vật lý. GV cần giúp HS nắm được trình tự các bước làm việc với từng loại phương tiện, thiết bị dạy học để tìm kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy.
+ Trong quá trình sử dụng kênh hình GV nên dùng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn HS quan sát, tập trung chú ý những chi tiết quan trọng.
+ Khi tranh ảnh không nêu rõ được đặc điểm, chi tiết của đối tượng thì GV phải kết hợp với việc bổ sung các hình vẽ trên bảng hoặc các vật mẫu.
+ GV nên cho HS sưu tầm những tranh ảnh từ các tạp chí, báo trong các trang web theo các chủ đề khác nhau.
II. Thực trạng về việc sử dụng kênh hình trong dạy học vật lý ở các trường trung học cơ sở
1. Về phía giáo viên
Nhìn chung đa số GV nhận thức được tầm quan trọng của kênh hình trong dạy học vật lý, có sử dụng kênh hình trong dạy học, tuy nhiên mức độ không thường xuyên. GV khai thác tương đối tốt kênh hình trong SGK, còn với kênh hình ngoài SGK thì chưa được GV sử dụng nhiều trong giờ học. Giáo viên đã sử dụng kênh hình trong giảng dạy, tuy nhiên vẫn ảnh hưởng lối truyền thụ cũ. Bởi vậy, học sinh chưa phát huy hết vai trò chủ thể của nhận thức, để phát huy triệt để tính tích cực, sự chủ động của HS trong một tiết lên lớp, người GV cần phải huy động các phương tiện dạy học tối ưu, trong đó việc sử dụng kênh hình phục vụ bài dạy là một thao tác hữu ích và rất cần thiết.
Các quan niệm của GV về kênh hình có sự nhận thức khác nhau. Từ đó dẫn đến hướng sử dụng kênh hình của GV khác nhau:
- Nếu coi kênh hình là phương tiện minh họa, thì GV là người chủ động trong hoạt động dạy học. GV trình bày kiến thức xong rồi giới thiệu kênh hình để minh họa cho nội dung vừa trình bày, nhằm củng cố bài học.
- Nếu coi kênh hình là nguồn kiến thức, thì GV sẽ tổ chức cho HS khai thác tri thức từ kênh hình, thông qua hướng dạy học tích cực bằng hệ thống câu hỏi và bài tập mà GV chuẩn bị trước.
Tuy nhiên kênh hình được GV sử dụng chủ yếu mang tính chất minh họa, chưa sử dụng kênh hình là nguồn khai thác tri thức hoặc dùng giải các bài tập.
Như vậy giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết của sử dụng kênh hình trong dạy học. Nhưng trong thực tế thì việc sử dụng kênh hình trong dạy học còn nhiều hạn chế. Một mặt trong đó là do điều kiện vật chất khó khăn, điều kiện thiết bị dạy học ở trường phổ thông còn thiếu (máy chiếu), mặt khác mất nhiều thời gian chuẩn bị, một số GV khả năng sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, nên việc khai thác kênh hình vào dạy học có hiệu quả chưa cao.
	Tuy nhiên việc sử dụng kênh hình có sự chuyển biến tích cực, kết quả bước đầu khả quan, rất cần phát triển thêm.
2. Về phía học sinh
Thực trạng về mặt trí lực HS lớp 8 có năng lực quan sát tốt hơn và có tư duy nhạy bén hơn, có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá tốt hơn nhiều so với HS lớp 6, 7. Về tính cách, các em đang trong giai đoạn chuyển đổi, các em thích thể hiện bản thân, thể hiện cá tính rõ rệt, các em thích tranh luận, thích bày tỏ ý kiến của bản thân mình, vì vậy các em thích tìm tòi những cái mới lạ, không thích chấp nhận một cách đơn giản các yêu cầu của GV, nếu chỉ nghe GV giảng bài và ghi chép các em sẽ cảm thấy nhàm chán, các em sẽ có biểu hiện thờ ơ hoặc kém hứng thú trong tiết học. Điều này thể hiện qua giờ học trên lớp và qua kết quả khảo sát độ hứng thú của học sinh trước khi áp dụng đề tài nghiên cứu:
Bảng 1: Khảo sát độ hứng thú của học sinh khi học về chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi - Vật lý 8”.(khi chưa áp dụng đề tài)
 Lớp 
Mức độ
8A
8B
8C
8D
8E
Tổng
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
Hứng thú
10
33,3
12
41,4
10
35,7
12
40
13
46,4
57
39
Không hứng thú
20
66,7
17
58,6
18
64,3
18
60
16
53,6
89
61
Qua số liệu khảo sát ta thấy độ hứng thú của học sinh khi học chủ đề này là chưa cao, dẫn đến khó hiểu bài từ đó lơ là chểnh mảng trong học tập, thậm chí có em cúp học, ảnh hưởng tới sự tiếp thu kiến thức, kết quả học tập chưa cao. Điều này thể hiện qua các bài kiểm tra :
 Bảng 2: Kết quả kiểm tra 15 phút chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi - Vật lý 8”, tháng 12 năm học 2017-2018
 Lớp 
Mức độ
8A
8B
8C
8D
8E
Tổng
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
Trên trung bình
9
30
10
34,5
11
39,3
11
36,7
12
41,4
53
36,3
Dưới trung bình
21
70
19
65,5
17
61,7
19
63,3
17
58,6
93
63,7
Từ những số liệu điều tra trên đòi hỏi trong quá trình dạy học phải có những cải tiến sao cho phù hợp. Lúc này GV có vai trò quan trọng trong việc kích thích hứng thú học tập của HS, thay vì những tiết giảng chỉ sử dụng phương pháp truyền thụ theo lối thuyết trình, giảng giải GV nên sử dụng các phương pháp dạy tích cực kết hợp với kênh hình. Hầu hết HS đều có mong muốn GV khai thác nhiều hơn nữa hệ thống kênh hình cho bài học vật lý, đặc biệt là các loại kênh hình mà các em yêu thích.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Giải pháp 1: Bám sát mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi” Vật lý 8
1.1. Mục tiêu
Bài “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi” vật lý 8 nghiên cứu về tác dụng của lực đấy Ác Si Mét liên quan đến sự nổi của vật, là một trong những nội dung kiến thức quan trọng trong chương cơ học của vật lý 8. 
Bài này giúp học sinh có kĩ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến lực đẩy Ác Si Mét và sự nổi. Từ đó tạo được khả năng vận dụng các kiến thức trong bài để giải quyết các vấn đề của thực tế.
Bài này có nhiều kiến thức liên quan đến đời sống và thực tiễn nên hình thành cho học sinh một hứng thú học tập, một thái độ học tập tích cực và yêu thích môn học hơn. 
1.2. Nội dung cơ bản 
1.2.1 Chuẩn kiến thức, kỹ năng 
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét
- Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy, nêu được đúng tên đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Giải thích được các hiện tượng vật lí liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét, sự nổi
- Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d.
1.2.2. Kiến thức cơ bản
- Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác – si – mét.
- Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:
FA = d.V
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3).
V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
FA là lực đẩy Ác-si-mét (N)
Lưu ý: V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ cũng chính là thể tích phần chìm của vật chứ không phải là thể tích của vật. Muốn tính thể tích phần chìm của vật có nhiều trường hợp:
+ Nếu cho biết Vnổi thì Vchìm = Vvật - Vnổi.
+ Nếu cho biết chiều cao h phần chìm của vật (có hình dạng đặc biệt) thì Vchìm=Sđáy.h
+ Nếu cho biết vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng thì Vchìm = Vvật.
- Điều kiện để vật nổi, vật chìm: Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì
Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác si mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P
Vật nổi lên khi :  FA >  P
Vật lơ lửng trong chất lỏng khi:  FA = P
- Độ lớn của lực đẩy Ác si mét khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng: Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét  FA = d. V, trong đó V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, (không phải thể tích của vật), d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
Lưu ý: Khi nhúng chìm vật rắn vào trong một bình chất lỏng thì có ba trường hợp xảy ra: Vật chìm xuống; Vật nằm lơ lửng trong lòng chất lỏng; Vật nổi lên trên mặt chất lỏng.
+ Trường hợp vật đang chìm xuống, nằm lơ lửng trong chất lỏng và đang nổi lên, là những trường hợp tương đối dễ để phân tích và HS thường mắc phải sai lầm. tuy nhiên, trường hợp vật đã nằm yên ở đáy bình và nhất là trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng, là những trường hợp mà HS dễ nhầm lẫn.
+ Trường hợp vật đã nằm yên ở đáy bình, HS thường chỉ hiểu trong trường hợp này P > FA mà không chú ý là khi đã nằm yên ở đáy bình thì các lực tác dụng lên vật phải cân bằng nhau:
    P =   FA + F'
Trong đó F’ là lực của đáy bình tác dụng lên vật.
+ Trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng, HS thường cho rằng trong trường hợp này  FA > P mà không thấy là khi vật đã nằm yên thì các lực tác dụng lên vật phải cân bằng nhau:
   FA = P
Tới đây, HS lại hay mắc sai lầm về giá trị độ lớn của lực đẩy Ac- si- mét  FA trong khi áp dụng công thức FA = d. V, HS thường cho V là thể tích của vật, không thấy V chỉ là thể tích của phần vật bị chìm trong chất lỏng.
Do vậy HS cần lưu ý rằng:
+ Khi vật nằm yên, các lực tác dụng vào vật phải cân bằng nhau.
+ Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì  FA = d. V với V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng.
2. Giải pháp 2: Xây dựng kho tư liệu kênh hình chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi” Vật lý 8
2.1. Các yêu cầu khi khai thác, sử dụng kênh hình 
Để nâng cao hiệu quả của việc khai thác kênh hình trong quá trình dạy học vật lý thì bản thân kênh hình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính khoa học
Các kênh hình được sử dụng trong dạy học vật lý phải đảm bảo tính khoa học. Một trong những yêu cầu khoa học đầu tiên là kênh hình phải đảm bảo tính chính xác về đối tượng vật lý, các hiện tượng vật lý cần thể hiện trên các kênh hình phải có sự tương ứng với thực nghiệm. 
Tính khoa học của kênh hình còn được thể hiện ở lượng thông tin mà nó truyền tải. Dựa vào nội dung cụ thể cũng như trình độ nhận thức của HS mà ta tiến hành xây dựng kênh hình theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS.
- Tính trực quan
Đảm bảo tính trực quan là một trong những nguyên tắc quan trọng của kênh hình. Tính trực quan của kênh hình thế hiện ở khả năng nhận biết nhanh các đối tượng và hiện tượng vật lý được biểu hiện trên kênh hình của HS.
Hệ thống kênh hình nên sử dụng những màu sắc đẹp, các kí hiệu gần gũi, các hình ảnh trực quan nhằm kích thích hứng thú học tập của HS.
Tuy nhiên do đặc thù của môn học cho nên hệ thống kênh hình không chỉ dễ nhìn mà phải gọn nhẹ, dễ di chuyển. Ngoài ra để đảm bảo các nguyên tắc trực quan thì kênh hình được trình bày trong SGK phải có một sự nhất quán với kênh chữ, nội dung biểu hiện phải tập trung vào nội dung quan trọng tránh lồng ghép quá nhiều nội dung vào một đơn vị hình làm rối kênh hình.
- Tính sư phạm
Để đảm bảo được tính sư phạm thì kênh hình được xây dựng phải có sự nghiên cứu kĩ về nội dung và về phương pháp cũng như đặc điểm tâm lý lứa tuối của HS.
Bản thân HS cũng giống như trang giấy trắng, chính quá trình học tập rèn luyện trong nhà trường phổ thông đã góp phần hình thành nên nhân cách và phẩm chất của các em. Do vậy khi lựa chon, thiết kế kênh hình phục vụ dạy học, tính sư phạm còn thể hiện ở sự thống nhất về kí hiệu, phương pháp thể hiện.
- Tính thẩm mĩ
Kênh hình được sử dụng trong giảng dạy vật lý phải đảm bảo tính thẩm mĩ cao, các đường nét, màu sắc... phải hài hoà, cân đối. Tính thẩm mĩ vừa có tác dụng thu hút học tập của HS vừa có tác dụng giáo dục óc thẩm mĩ cho HS.	
2.2. Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa
Tùy vào đặc điểm của đối tượng nhận thức mà GV sử dụng kênh hình trong SGK để tổ chức hoạt động nhận thức của HS, sao cho mỗi loại kênh hình đó là phương tiện hữu hiệu nhất để HS lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng và hiệu quả. Tuy nhiên do khuôn khổ có hạn của SGK nên ngoài kênh hình trong SGK cần khai thác thêm kênh hình ngoài SGK.
Sau đây là một số hình ảnh trong SGK lấy từ kho tư liệu mà tôi đã xây dựng 
Hình 1. Một số hình ảnh trong SGK
2.3. Khai thác kênh hình ngoài sách giáo khoa
Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, internet sẽ cung cấp cho chúng ta một thư viện kênh hình với nội dung hết sức phong phú, thông qua đó GV có thể lựa chọn và sử dụng để thiết kế các hoạt động nhận thức cho HS. Tuy nhiên việc lựa chọn kênh hình phù hợp với mục tiêu bài học, phải có tính chọn lọc kỹ, điển hình và có tính khái quát cao nhằm giải quyết được mục tiêu đặt ra của bài học, đặc biệt phải mang lại hứng thú cho HS.
Ngoài ra GV còn có thể tạo thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo nhờ các phần mềm. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học vật lý: Power point, Violet, Matlab, Crocodile Physics, Physics draw
Các thí nghiệm mô phỏng giúp GV khắc phục tình trạng thiếu thiết bị thí nghiệm, thí nghiệm khó tiến hành cũng như các thí nghiệm cần cho HS nhìn ở mọi góc độ. Đề tài đã sưu tập được một số kênh hình ngoài SGK phục vụ dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi” Vật lý 8 như các hình ảnh, video, flash để đưa vào kho kênh hình.
Sau đây là một số ví dụ kênh hình ngoài SGK trong kho tư liệu:
 Hình 2. Một số hình ảnh ngoài SGK
 Hình 3. Một số ảnh động và thí nghiệm ảo bằng powerpoint
 Hình 4. Một số video thí nghiệm ngoài SGK 
3. Giải pháp 3: Dựa vào mục tiêu để lựa chọn kênh hình phù hợp với bài học
Dựa vào mục tiêu của bài mà GV có sự lựa chọn kênh hình trong hay ngoài SGK phù hợp. Dựa vào hệ thống kênh hình trên tôi xin đưa ra một số hướng sử dụng.
3.1. Đối với bài “Lực đẩy Ác-si-mét”
 GV có thể dùng hình ảnh trong sách giáo khoa như sau:
Phần mở bài ta có thể dùng hình ảnh kéo gàu nước dưới giếng lên để phát hiện có lực đẩy từ dưới lên. 
 Hình 5. Kéo gàu nước từ giếng lên
Tuy nhiên hiện nay rất ít gia đình sử dụng gàu nước nên học sinh rất khó nhận ra, chúng ta có thể dùng thí nghiệm ảo sự nổi lên của khúc gỗ thì học sinh rất dễ nhận ra có lực đẩy khúc gỗ nỗi lên mặt nước. 
 Hình 6. Thí nghiệm ảo tác dụng của lực đẩy ác si mét khúc gỗ
	Ở mục dự đoán giáo viên có thể dùng hình ảnh Ác si met nằm trong bồn tắm để kể lại truyề thuyết về Ác Si Mét
Hình 7. Ác si mét phát hiện ra lực đẩy
	Ở mục thí nghiệm kiểm tra, không làm thí nghiệm mà chỉ yêu cầu học sinh mô tả, vì vậy học sinh rất khó hình dung ra thí nghiệm. GV có thể dùng thí nghiệm ảo để học sinh quan sát thì học sinh rất dễ mô tả thí nghiệm, từ đó hiểu được mục đích thí nghiệm.
	Hình 8. Thí nghiệm ảo kiểm chứng độ lớn lực đẩy Ác-si-mét	
Phần mở rộng lực đẩy Ác-si-mét không chỉ áp dụng cho chất lỏng mà còn áp dụng cho chất khí, GV có thể dùng hình ảnh của khinh khí cầu hoặc hình ảnh bóng bay hay hình ảnh khói bụi....
Hình 9. Lực đẩy Ác-si-mét trong không khí
3.2. Đối với bài “Sự nổi”
GV có thể dùng

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyễn Xuân Diệu.doc