SKKN Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí lớp 8

SKKN Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí lớp 8

Bài tập Vật lí giúp cho học sinh ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức.

Trong các bài tập học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trìu tượng vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ thế mà học sinh nắm được những kiến thức cơ bản đã học

 -Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi giải bài tập vật lí học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp các kiến thức

.- Bài tập là điểm khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới.Nhiều khi bài tập được sử dụng khéo léo có thể dẫn học sinh đến những suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích hiện tượng mới do bài tập phát hiện ra.

 - Giải bài tập vật lý rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát.

 - Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao, góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo, là phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. Khơi dậy niềm say mê khám phá – phát huy tính độc lập – sáng tạo ở học sinh- kết quả học tập ở học sinh ngày một nâng cao

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3554Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 để thu thập tài liệu liên quan, cần thiết theo nhu cầu cần tìm hiểu của học sinh.
- Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, vốn kiến thức của mỗi con người phải phù hợp với điều kiện sống, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học. Muốn thích nghi và tiếp tục phát triển và khẳng định mình thì chính bản thân các em học sinh phải là người phát triển toàn diện. Phải luôn tìm tòi, sáng tạo , chủ động trong việc lĩnh hội tri thức thông qua việc làm bài tập.
3) Giải pháp – Biện pháp:
a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ môn Vật lý nói riêng.
- Là động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng tạo trong học tập bộ môn..
- Là thước đo chuẩn kiến thức mà học sinh lĩnh hội được 
 - Dạy học sinh giải bài tập Vật lí là một công việc khó khăn và ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh. Về vấn đề này đã có rất nhiều tài liệu tham khảo của nhiều tác giả khác nhau dành cho học sinh, hầu hết đều đáp ứng được yêu cầu giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập Vật lí, củng cố và nâng cao kiến thức Vật lí. Song nhìn chung thường ghép với các chủ đề cụ thể. Xuất phát từ tầm quan trọng của bài tập trong dạy học Vật lí và giúp học sinh có phương pháp kỹ năng giải bài tập Vật lí
b/ Nội dung và cách thực hiện các giải pháp: 
 Bài tập Vật lí giúp cho học sinh ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức. Trong giai đoạn xây dựng kiến thức học sinh đã nắm được cái chung các khái quát của các khái niệm, định luật và cũng là các khái niệm trìu tượng. Trong các bài tập học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trìu tượng đó vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu hiện rất cụ thể của chúng trong thực tế và phạm vi ứng dụng của chúng. Ngoài những ứng dụng quan trọng trong kỹ thuật bài tập Vật lí giúp cho học sinh thấy được những ứng dụng muôn hình muôn vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã học. Còn khái niệm, định luật Vật lí thì rất đơn giản nhưng biểu hiện của chúng trong tự nhiên thì rất phức tạp. Do đó bài tập vật lí sẽ giúp luyện tập cho học sinh 
phân tích để nhận biết được những trường hợp phức tạp đó. Vừa qua cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học chung của ngành giáo dục, đồng thời bản thân cũng tự kiểm tra, tổng kết tình hình dạy học Vật lí, cùng với việc tiếp thu các chuyên đề, thấy được tác dụng giáo dưỡng và giáo dục rất lớn đối với học sinh khi giải bài tập Vật lí. Từ đó vận dụng vào quá trình giảng dạy, tôi thấy có hiệu quả hơn so với trước đây, chất lượng học sinh được nâng cao rõ rệt Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Hướng dẫn học sinh phương giải bài tập Vật Lý 8.”Trong khi làm bài tập do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinh rút ra được nên từ duy của học sinh được phát triển năng lực làm việc tự lực nâng cao, tính kiên trì được phát triển. Giải bài tập góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Có nhiều bài tập vật lý không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt là những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm. Giải bài tập vật lý là một phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. Tuỳ theo cách ra bài tập ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững kiến thức của học sinh giúp việc đánh giá chất lượng học sinh được chính xác.
 Khi giải bài tập các em cần phân biệt rõ các dạng bài tập:
1.b/ Dạng bài tập định tính : Là loại bài tập khi giải không cần tính toán cụ thể. Muốn giải bài tập này học sinh cần vận dụng kiến thức nhằm phát hiện bản chất vật lí được nêu bật lên, vận dụng kiến thức kĩ năng đã biết đi đến kết luận. Bài tập điịnh tính thường dùng để minh họa những ứng dụng thực tế hay gặp trong sinh hoạt hàng ngày, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức vật lí để giả thích các hiện tượng gần gũi với đời sống, thiên nhiên. Giáo viên cần xác định cho học sinh thực chất dạng bài tập này là những câu hỏi.
* Một số bài tập minh họa: 
Bài 1:Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách nghiêng về bên nào? Tại sao? 
 Khi tôi đưa ra câu hỏi này một số học sinh trả lời: Hành khách nghiêng về bên phải. Vì hành khách chuyển động cùng với xe. Với trường hợp này ta hướng dẫn cho học sinh vận dụng kiến thức về Quán tính để giải thích: Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách nghiêng về bên trái. Vì do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển như cũ nên bị nghiêng về bên trái
Bài 2: Khi xe đi xuống dốc thì người ta thường dùng phanh giảm vận tốc của xe để tránh tai nạn. Vậy nếu chỉ được dùng một phanh ta nên dùng phanh nào? Tại sao? Với câu hỏi này một số học sinh sẽ trả lời là dùng phanh trước để xe đi chậm lại nhưng các em không chú ý đến quán tính do đó cần hướng dẫn cho học sinh: Nếu dùng phanh trước, bánh xe trước sẽ giảm vận tốc đi chậm lại còn người và bánh xe sau do quán tính nên chưa thể thay đổi vận tốc ngay được nên vẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc cũ. Kết quả là người và xe bị nhào về phía trước. Còn dùng phanh sau thì vận tốc 
của bánh xe sau giảm dần, kéo theo vận tốc của bánh xe trước cũng từ từ giảm . Kết quả không gây tai nạn. Do đó nếu chỉ được dùng một phanh ta nên dùng phanh sau.
Bài 3: Tại sao ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? Một số em trả lời: Để tạo ra áp lực lớn, để rót trà dễ hơn. Trong trường hợp này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh vận dụng áp suất khí quyển để giải thích nhơ sau: Để rót nước dề dàng. Vì có lỗ hở trên nắp nên không khí thông với khí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất cột nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển, Do đó nước chảy từ trong ấm ra dễ dàng hơn.
Bài 4: Hãy giải thích tại sao khi mở lọ nước hoa trong phòng, sau một thời gian ngắn cả phòng ngửi thấy mùi thơm? Một số em trả lời: Do các phân tử nước hoa “bay” trong không khí nên ta ngửi thấy mùi thơm. Cần phân tích cho học sinh: Các phân tử nước hoa và các phân tử không khí tự hòa lẫn vào nhau. Do hiện tượng khuếch tán, các phân tử nước hoa và các phân tử không khí luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên các phân tử nước hoa đã xen lẫn vào các phân tử không khí và chuyển động hỗ độn về mọi phía làm cho cả phìng ngửi thấy mùi thơm.
 Bài 5: Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vở hơn cốc mỏng. Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì phải làm gì? Do thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi đổ nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong cốc nóng lên trước, còn lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng nên lớp thủy tinh bên trong nở ra làm cho cốc bị vỡ. Còn cốc thủy tinh mỏng thì khi rót nước sôi vào cốc sẽ nóng đều lên nên không bị vỡ. Muốn cốc không bị vỡ thì ta nên tráng một ít nước nónghoặc bỏ vào cốc một chiếc thìa bằng kim loại trước khi rót nước sôi vào cốc.
Bài 6: Về mùa hè ta nên mặc áo sáng màu hay tối màu? Tại sao? Về mùa hè ta nên mặc áo sáng màu. Vì mùa sáng phản xạ nhiệt tốt và hấp thụ bức xạ nhiệt. Mà mùa hè trời thường nắng nóng, nếu ta mặc áo sáng màu thì nó phản xạ các tiabức xạ nhiệtlàm cho đỡ nóng hơn.
2.b: Dạng bài tập định lượng: Là dạng bài tập có số liệu cụ thể, muốn giải được phải thực hiện phép tính. Để làm tốt dạng bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
 Thông thường khi giải một bài tập vật lí cần thực hiện theo trình tự sau đây:
1..Hiểu kỹ đầu bài. - Đọc kỹ dầu bài: bài tập nói gì? cái gì là dữ kiện? cái gì phải tìm? -Tóm tắt đầu bài bằng cách dùng các ký hiệu chữ đã qui ước để viết các dữ kiện và ẩn số, đổi đơn vị các dữ kiện cho thống nhất(nếu cần thiết ). - Vẽ hình , nếu bài tập có liên quan đến hìng vẽ hoặc nếu cần phải vẽ hình để diễn đạt đề bài. Cố gắng vẽ dúng tỉ lệ xích càng tốt. Trên hình vẽ cần ghi rõ dữ kiện và cái cần tìm. 
 2. Phân tích nội dung bài tập, lập kế hoạch giải. - Tìm sự liên hệ giữa những cái chưa biết (ẩn) và những cái đẵ biết (dữ kiện) - Nếu chưa tìm được trực tiếp các mối liên hệ ấy thì có thể phải xét một số bài tập phụ để gián tiếp tìm ra mối liên hệ ấy. - Phải xây dựng được một dự kiến về kế hoạch giải. 
3. Thực hiện kế hoạch giải. - Tôn trọng trình tự phải theo để thực hiện các chi tiết của dự kiến, nhất 
là khi gặp một bài tập phức tạp. - Thực hiện một cách cẩn thận các phép tính số học, đại số hoặc hình học. Nên hướng dẫn học sinh làm quen dần với cách giải bằng chữ và chỉ thay giá trị bằng số của các đại lượng trong biểu thức cuối cùng. - Khi tính toán bằng số, phải chú ý đảm bảo những trị số của kết quả đều có ý nghĩa. 
4. Kiểm tra đánh giá kết quả. - Kiểm tra lại trị số của kết quả: Có đúng không? Vì sao? Có phù hợp với thực tế không? - Kiểm tra lại các phép tính: có thể dùng các phép tính nhẩm và dùng cách làm tròn số để tính cho nhanh nếu chỉ cần xét độ lớn của kết quả trong phép tính. - Nếu có điều kiện, nên phân tích, tìm một cách giải khác, đi đến cùng một kết quả đó. Kiểm tra xem còn con đường nào ngắn hơn không.
 Bài tập định lượng ta có thể phân phân thành hai loại: Bài tập cơ bản và bài tập tổng hợp
2.b1/ Bài tập cơ bản: Cần hướng dẫn cho học sinh biết được đây là loại bài tập tương đối đơn giản, sử dụng khi nghiên cứu định luật hay một quy tắc vật lí nào đó. Đây là loại bài tập tính toán cơ bản giúp các em nắm vững hơn, hiểu sâu hơn một đại lượng vật lí nào đó.
Dạng bài tậpnày giáo viên nên hướng dẫn học sinh củng cố vận dụng sau bài học.
* Một số bài tập cụ thể:
Bài tập1: Một người đi xe đạp nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8km/h. Tính vận tốc v2
+ Ta có thể hướng dẫn học sinh cụ thể như sau:
 Cho biết
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 v1= 12 km/h vt = 8 km/h
v2 = ?
 - Muốn giải được bài này ta làm thế nào? 
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ chuyển động
- Dựa vào sơ đồ hướng dẫn học sinh lập cách giải
- Tìm những đại lượng nào? 
- Cách tìm t1, t2, t 
 - Viết công thức tính vận tốc trung bình? 
 - Cần hướng dẫn học sinh: Theo sơ đồ thì vận tốc trung bình được tính theo công thức: vtb= 
- Hướng dẫn học sinh đưa s ở mẫu ra nhân tử chung và rút gọn s 
- Hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép tính theo toán học, để tìm v2
Yêu cầu học sinh kiểm tra kết quả có phù hợp không.
 Kết luận 
*Với bài tập này có thể hướng dẫn học sinh giải cách khác: Gọi s1,t1 là quãng đường, thời gian đi 1/2 quãng đường đầu với vận tốc v1.
- S2, t2 là quãng đường, thời gian đi quãng đường còn lại với vận tốc v2
- s,t, quãng đường, thời gian đi hết quãng đường với vận tốc vtb
 - TT: Hướng dẫn HS tìm t1, t2, t và vận dụng công thức vtb = để tìm v2
Vẽ sơ đồ chuyển động
Sơ đồ chuyển động
s ,t1, v1 s,t2, v2
Tìm t1, t2 ,t
t1 = t2 = t = t1 + t2 
- vtb = 
Theo sơ đồ ta có: vtb= = == = = 
8 = = > 8( v2 + 12) = 24v2
 v2 + 12 = 3 v2 
12 = 2 v2 => v2 = 6 ( km/h)
 Vậy nửa quãng đường sau người đó đi với vận tốc 6 km/h để vận tốc trung bình là 8 km/h
 ĐS: v2 = 6 km/h
Bài tập 2: Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng 1,458N. Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một thể tích bằeng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả quả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 10.000N/m3 và 27000N/m3
* Hướng dẫn: 
 Cho biết
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
p = 1,458N dn=10000N/m3
 dAl=27000N/m3 V/ =?
-Yêu cầu học sinh tìm các dữ kiện của bài
-Đặt các ẩn
- Muốn tìm được thể tích phần khét bỏ ta phải tìm những đại lượng nào? 
- Dựa vào công thức nào để tìm thể tích quả cầu? 
 - Cho học sinh tìm thể tích quả cầu 
 Để quả cầu nằm lơ lửng trong nước thì trọng lượng còn lại của quả cầu như thế nào với lực đẩy Ac si mét?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính: P/, FA 
- Nhấn lại cho học sinh Vc là thể tích còn phần còn lại của quả cầu sau khi kheót bỏ)
- Hướng dẫn học sinh cách biến đổi công thức để tìm vc 
- Hướng dãn học sinh tìm thể tích phần khoét bớt
-Yêu cầu học sinh kiểm tra lại kết quả đã phù hợp chưa.
- Két luận
Tìm các dữ kiện của đề ra
-Gọi thể tích phần còn lại của quả cầu là Vc
Thể tích phần đã khoét là V/
- Tìm thể tích của quả cầu nhôm:
- Dựa vào công thức: V = 
Thể tích quả cầu:
V = = = 0,000054(m3 )
 = 54(cm3)
Để quả cầu nằm lơ lửng trong nước thì: P/ = FA 
 - P/ = dAlVc FA = dn V
 dAlVc = dn V => Vc = 
 = = 20( cm3)
 Thể tích phần lõi bị khoét bớt :
 V/ = V – Vc = 54 – 20 = 34( cm3)
 ĐS: 34cm3 
Bài tập3:Một học sinh thả 300g chì ở nhiệt độ 1000C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên tới 600C.
Tính nhiệt độ của chì ngay sau khi có sự cân bằng nhiệt.
Tính nhiệt lượng nước thu vào.
Tính nhiệt dung rêng của chì.
So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng cảu chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chệch lệch đó. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K 
 Cho biết 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
m1 = 300g
 = 0,3 kg
t1 = 1000C
m2 = 250g 
 = 0,25 kg
t2 = 58,50C
t c = 600C
t = ?
Q2 = ? 
C1 =?
d)So sánh C1 với C1/ 
C1/= 130J/kg.K)
-Yêu cầu học sinh đọc – tóm tắt đề, đổi các đơn vị trong đề 
- Nhiệt độ cuối cùng của nước là bao nhiêu?
- Chất nào tỏa nhiệt, chất nào thu nhiệt?
- Hướng dẫn cho học sinh: Chất thu nhiệt nóng lên đến nhiệt độ bao nhiêu, chính là nhiệt độ chung của chất thu nhiệt và chất tỏa nhiệt
- Nhiệt độ của chì ngay sau khi có sự cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
 - Công thức tính nhiệt lượng của nước thu vào? 
- Hướng dẫn cho học sinh dựa vào phương trình ccan bằng nhiệt để tìm nhiệt dung riêng của chì
 - Yêu cầu học sinh so sánh C1 với C1/ 
-Vì sao có sự chệch lệch về nhiệt dung riêng của chì như vậy?
 - Tìm hiểu các dữ kiện đề ra – Đổi đơn vị
-Nhiệt độ cuối cùng của nước là 600C
- Chì tỏa nhiệt, nước thu nhiệt 
a) Vì nhiệt độ cuối cùng của nước là 600C nên nhiệt độ của chì ngay sau khi có sự cân bằng nhiệt là: t = tc =60 0C.
 Q2 = C2m2( tc-t2) 
b) Nhiệt lượng của nước thu vào:
 Q2 = C2m2( tc-t2) 
 = 4190.0,25( 60 – 58,5)
 = 1571,25 ( J) 
c) Ta có: Q1 = Q2
 => C1m1( t-tc) = 1571,25
 => C1 .0,3(100 – 60) = 15751,25
 => C1 = ≈ 131J/kg.K
d) Ta thấy: C1 > C1/ 131J/kg.K > 130J/kg.K
- Sở dĩ có sự chệch lệch này do thực tế có sự tỏa nhiệt ra môi trường
* Ngoài cách giải theo sự gợi ý, mỗi giáo viên chúng ta cần khuyến khích – Khích lệ các em tự tìm ra cách giải khác cho mỗi bài tập, nhằm tạo hứng thú- phát triển kĩ năng tính toán ở các em.
2.b2:Bài tập tổng hợp: Là loại bài tập sử dụng đến kiến thức của nhiều chương, ở nhiều lớp học. Dạng bài tập này có tính chất hệ thống háo kiến thức đã học, được dùng nhiều cho các bài tổng kết chương, ôn tập. Những dạng bài tập này giúp học sinh những kiến thức đã học nay đã quên. Mỗi giáo viên cần nhắc lại để các em có thể tái hiện lại kiến thức đã học hoặc khắc sâu hơn phần lí thuyết thông qua các bài tập. Dạng bài tập này giáo viện cần hướng dẫn cặn kẻ để giúp các đối tượng học sinh trong lớp có thể nắm bắt kịp thời.
* Một số bài tập minh họa:
Bài tập 1: Một đầu tàu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A đến ga B trong 15 phút với vận tốc 30km/h. Tai ga B đoàn tàu mắc thêm một toa và do đó chuyển động đều từ ga B đến ga C với vận tốc nhỏ hơn trước 10km/h. Thời gain từ ga B đến ga C là 30 phút.Tính:
Công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 40.000N.?
Công suất của đầu tàu?
 Cho biết 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
v1 = 30km
 t1 = 15 ph = 900s = 1/4h = 
 v2 = 20km
 t2 = 30 phút = 1800s = 1/2h
 F = 40000N
 a) A =?
b) P =? 
- Các dữ kiện trong bài đã cùng đơn vị theo yêu cầu chưa? 
- Muốn tính công ta vận dụng công thức nào? 
 - Quãng đường được tính như thế nào?
- Muốn tìm s2 ta phải tìm được đại lượng nào? 
- Muốn tìm được P ta phải tìm đại lượng nào? 
- Áp dụng công thức nào để tìm P? 
- Dựa vào hướng dẫn yêu cầu học sinh tiến hành từng bước giả để tìm công, công suất của đầu tàu sinh ra 
- Chưa –Đổi các đơn vị 
 - Vận dụng công thức: A = F.s
s = s1 + s2
s1 = v1.t1 s2 = v2.t2 
Tìm v2 = v1 – 10 = 30 -10 = 20 ( km/h)
Tìm công đầu tàu sinh ra
Tìm thời gian đi hết đoạn đường ABC: t = t1 + t2 
Áp dụng công thức P = 
Giải:
a) Quãng đường xe đi trong 15 phút đầu:
 S1 = v1.t1 = 30.= 7,5 km = 7500( m)
Quãng đường xe đi trong 30 phút sau:
S2 = v2.t2 = 20. = 10 km = 10000m
 Tổng quãng đường xe đi:
 S = S1 + S2 = 7500 + 10000 = 17500m
Công đầu tàu sinh ra:
 A = F.s = 40000. 17500 
 = 700000000 (J) = 700000( KJ)
b) Thời gian đoàn tàu đi hết đoạn đường ABC: t = t1 + t2 = 900 + 1800 = 2700(s)
Công suất của đầu tầu: 
 AD: P = = ≈ 259259,3( W)
 ĐS: A = 700000000 (J) = 700000( KJ)
 P≈ 259259,3( W) 
Bài tập 2: Thả một vật X có thể tích 320cm3, khối lượng riêng 2500kg/m3, ở nhiệt độ 300C vào 0,5 lít nước ở nhiệt độ 900C. Nhiệt độ cuối cùng của hệ là 760C. Tính nhiệt dung riêng của vật X. 
 Cho biết 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
V = 320 cm3 
 = .2.10-4m3 
D = 2500kg/m3
 t1 = 300C
 t2 = 900C
m1 = 0,5 kg
C2 = ? J/kg.k
Hướng dẫn học sinh tìm m2 
Yêu cầu học sinh viết công thức tính nhiệt lượng tỏa ra
Công thức tính nhiệt lượng thu vào
Hướng dẫn học sinh áp dụng phương trình cân bằng nhiệt để tìm c2 
Yêu cầu học học rút ra kết luận
Chốt lại nội dung học sinh trình bày 
m2 = V.D = 3.2.10-4.2500 = 0,8(kg)
Qtỏa = C1m1 (t1 –t) 
Qthu = C2 m2( t –t2)
Theo PTCBN: Qtỏa = Qth => C1m1(t1 –t) = C2m2( t –t2) 
 => 4200 .0,5( 90-76) = C2 .0,8( 76-30) => C2 ≈ 798,9 J/kg.k
 Vậy nhiệt dung riêng của vật X là: 798,9J/kg.k 
 ĐS : C2 ≈ 798,9 J/kg.k
Bài tập 3: Một bình thông nhau với hai nhánh có đường kính d1 = 10cm và d2 = 20cm chứa nước. Xác định sự thay đổi của mực nước ở hai nhánh khi ta thả miếng gỗ có khối lượng m = 500g vào bình thông nhau nói trên. Biết khối lượng riêng của nước Dn = 1000kg/m3. ( Bài này cho học sinh lớp chọn)
 Cho biết 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
d1 = 10cm
d2 = 20cm
m = 500g
 = 0,5 kg
Dn =1000kg/m3.
Δh = ? 
Với bài này học sinh cần:
Tìm mối liên hệ giữa các đại lượng trong bài.
- Đổi các đại lượng về cùng đơn vị 
- Gợi ý để học sinh nhớ lại công thức tính thể tích hình trụ: V = S.h
- Khi thả miếng gỗ có khối lượng m vào một nhánh, gỗ sẽ nổi trên mặt nước và làm dịch chuyển khối nước có thể tích V/. Vì bình thông nhau nên mực nước ở hai 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - VAT LY - CHAU - NGUYEN TRAI.doc