SKKN Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương thông qua hoạt động ngoại khóa nhà trường và trong dạy học môn giáo dục công dân

SKKN Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương thông qua hoạt động ngoại khóa nhà trường và trong dạy học môn giáo dục công dân

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu

rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội

phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Một trong những vấn đề cấp

thiết được Nhà nước quan tâm chỉ đạo đó là: chú trọng giáo dục ý thức bảo tồn và

phát huy một số giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.

Vậy, làm thế nào để giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn

hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kì hội nhập quốc tế? Đây là vấn

đề cần được nghiên cứu để có những định hướng đúng đắn cho con đường phát

triển của dân tộc, mà trách nhiệm trước hết là của người làm giáo dục.

Nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về tất cả các mặt như

đức, trí, thể, mỹ đồng thời gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá và

truyền thống tốt đẹp dân tộc Việt Nam, ngày 26 tháng 8 năm 2016 Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị Số: 3031/QĐ-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm

học 2016 - 2017 trong đó chỉ thị nêu rõ “Giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục

đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã

hội, cộng đồng”. Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch đã có kế hoạch hướng dẫn đưa Giáo dục Di sản vào nội dung dạy học ở

trường phổ thông, từ đó thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện

đa dạng hóa các hình thức dạy học, khuyến khích học sinh tham gia trải nghiệm

sáng tạo “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm

GDTX nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những

giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi

mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu

quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh”(Trích

hướng dẫn sử dung dạy học di dản trong trường Phổ thông 2013).

pdf 80 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 3533Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương thông qua hoạt động ngoại khóa nhà trường và trong dạy học môn giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tồn giữ gìn và phát huy 
di sản văn hóa quê hƣơng từng bƣớc quảng bá cho du khách trong và ngoài nƣớc 
hiểu hơn về di tích lịch sử đặc biệt này. 
3.2. Giáo dục “lòng tự hào dân tộc” thông qua tìm hiểu về trang phục 
truyền thống dân tộc trên địa bàn huyện 
3.2.1 Giáo dục lòng tự hào dân tộc 
Từ bao đời nay, tinh thần yêu nƣớc và lòng tự hào dân tộc đã ngấm sâu 
vào huyết quản của mỗi ngƣời con đất Việt. Lòng tự hào dân tộc không chỉ là 
tình cảm tự nhiên mà nó còn là sản phẩm hun đúc từ chính lịch sử đau thƣơng 
mà hào hùng của dân tộc việt Nam. Đó là lịch sử đấu tranh giành và bảo vệ nền 
độc lập từ tay kẻ thù xâm lƣợc. 
27 
Trong khi sự hy sinh của các vị anh hùng bảo vệ biên cƣơng, giữ yên bờ 
cõi là khẳng định chủ quyền thiêng liêng của quốc gia, dân tộc thì trang phục 
truyền thống lại thể hiện sức mạnh tôn vinh giá trị văn hóa, gu thẩm mĩ riêng 
biệt không thể nhầm lẫn. Chƣa cần sử dụng đến ngôn ngữ giao tiếp bằng việc 
mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ tết mỗi cá nhân cũng góp phần 
giới thiệu tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của quốc gia của dân tộc. 
Vì vậy mỗi cá nhân cần chuẩn bị cho mình trang phục truyền thống để tôn 
vinh, quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc, điều đó thể hiện chúng ta biết trân 
trọng, yêu quý và giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống 
hiện đại.Hiện nay có rất nhiều ngƣời còn chƣa nhận thức và làm đƣợc do ngày 
càng cập nhật và bị ảnh hƣởng của lối sống phƣơng Tây hay các quốc gia 
khác 
Các em học sinh THPT trên địa bàn huyện trong những bộ trang phục 
truyền thống của ngƣời Thái, H’Mông, Khơ Mú đang tập thể dục càng trở nên 
đẹp và nổi bật. 
 Là trƣờng học nằm trên địa bàn xã có nhiều dân tộc thiểu số, vấn đề giữ 
gìn bản sắc văn hóa, đặc biệt là việc giáo dục, tuyên truyền cho học sinh mặc 
trang phục truyền thống luôn đƣợc nhà trƣờng chú trọng. Cứ vào ngày thứ Hai 
hằng tuần và dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, học sinh tại đây lại đồng loạt 
mặc bộ trang phục truyền thống. Việc này đã đƣợc nhà trƣờng duy trì từ nhiều 
năm nay, giúp các em tự tin, tự hào về bản sắc, truyền thống của dân tộc mình. 
Cô giáo Trƣơng Thị Lan, chủ tịch công đoàn trƣờng cho biết: Ngoài việc 
giảng dạy, học tập theo chƣơng trình chính khóa, nhà trƣờng còn lồng ghép, tích 
hợp nội dung tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số vào từng môn học. 
Bên cạnh đó, các thầy cô giáo chủ động học tiếng Thái, tiếng Mông và tiếng 
Khơ Mú từ học sinh và ngƣời dân, thƣờng xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, 
trong đó các nội dung liên quan đến văn hóa ngƣời dân tộc đƣợc đặc biệt quan 
tâm. Do học sinh của trƣờng đều là ngƣời dân tộc thiểu số nên khi đƣợc giới 
thiệu về các phong tục tập quán hay tổ chức lễ hội truyền thống, các em rất hào 
hứng tham gia. Thông qua hoạt động ngoại khóa, những hoạt động sinh hoạt tập 
thể, giúp cho các em tái hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tạo sân chơi 
lành mạnh thu hút tham gia vào các hoạt động của trƣờng, lớp. 
 Đây là một trong những cách giáo dục hiệu quả cho học sinh về nét đẹp 
văn hóa, biết bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc trƣng của dân tộc 
mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Em Lƣơng Ngọc Ánh, học sinh 
lớp 10, Trƣờng THPT Kỳ Sơn chia sẻ: Khi mặc trang phục truyền thống của dân 
tộc mình, em thấy rất vui và tự hào về bản sắc văn hóa truyền thống. 
Thầy giáo Lê Văn Tảo, phụ trách đơn vị trƣờng THPT cho biết: Các học 
sinh đều mong muốn đƣợc mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc 
mình đến trƣờng. Tại các lớp học, nhà trƣờng có treo bộ trang phục truyền thống 
dân tộc để thƣờng xuyên lồng ghép giới thiệu về trang phục này, giúp các em 
28 
ghi nhớ những đặc điểm về cách may, cách thêu từng hoa văn, họa tiết, hiểu 
đƣợc ý nghĩa mà thế hệ đi trƣớc gửi gắm vào trang phục để từ đó biết trân trọng, 
bảo tồn cho mai sau. 
Việc mặc trang phục dân tộc trong các ngày thứ Hai hằng tuần và các ngày 
lễ lớn của đất nƣớc thật sự đã tạo sự hào hứng cho các học sinh, tạo cho các em 
niềm tự hào, mong muốn đƣợc tìm hiểu và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống 
dân tộc. Tại các trƣờng học, mỗi học sinh trong trang phục với nét hoa văn và 
màu sắc riêng thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Mong rằng, bằng tình 
yêu với trang phục truyền thống, các học sinh sẽ biết nâng niu, giữ gìn nét đẹp 
văn hóa dân tộc để những nét đẹp ấy luôn sống mãi với thời gian. 
Tình yêu quê hƣơng đất nƣớc là một trong những truyền thống đƣợc thể 
hiện rõ rệt nhất cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Thực tế khẳng định không có con 
sông nào chảy mãi nếu con ngƣời không biết khơi nguồn. Lòng tự hào dân tộc 
cũng vậy, nó có sẵn trong mỗi con ngƣời nhƣng có thể bị nguội lạnh nếu không 
đƣợc chăm lo nuôi dƣỡng. 
Giáo dục lòng tự hào dân tộc cho học sinh bằng nhiều hình thức khác 
nhau nhƣ bài giảng trên lớp, học sinh tìm hiểu qua sách báo, tham gia hội thi hay 
tham quan trải nghiệm di tích lịch sử cách mạng. Những hoạt động trên nhằm 
tuyên truyền giáo dục lòng yêu nƣớc, lòng tự hào dân tộc giúp các em biết tin 
tƣởng vào truyền thống dân tộc, có bản lĩnh trí tuệ, có tình thƣơng trách nhiệm 
với bản thân, gia đình và quê hƣơng, đất nƣớc... Đối với các em học sinh lòng 
yêu nƣớc, tự hào dân tộc đƣợc thể hiện bằng tình cảm biết ơn, tin tƣởng vào 
truyền thống cách mạng của cha anh và biến tƣ tƣởng đó thành hành động nhƣ 
tích cực học tập, rèn luyện, cần cù, chăm chỉ, kiên trì chịu khó, phấn đấu là công 
dân có ích cho đất nƣớc. 
3.2.2. Hiểu biết chung về trang phục truyền thống 
Trang phục truyền thống của dân tộc Thái - Huyện Kỳ Sơn 
Các nhóm ngƣời Thái nhƣ Thái Đen, Thái Trắng đều có nhiều điểm 
chung trong trang phục hằng ngày nhƣng trong đó, vẫn nổi bật bản sắc riêng 
để phân biệt. 
Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo 
dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lƣng (xải cỏm), khăn (piêu), nón 
(cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. 
Xửa cỏm (áo ngắn bó sát ngƣời có hàng cúc bƣớm) có thể may bằng 
nhiều loại vải với màu sắc khác nhau. Chính hàng khuy bạc hay kim loại đã làm 
cho xửa cỏm thành chiếc áo đặc trƣng của bộ nữ phục Thái. Theo quan niệm dân 
gian Thái, hai hàng cúc bạc trên hai vạt áo xửa cỏm là tƣợng trƣng cho sự kết 
hợp nam với nữ, tạo nên sự trƣờng tồn của nòi giống. 
Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luổng. Xửa chái 
may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu 
áo phủ quá đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xửa chải vào dịp 
29 
cƣới xin, hội hè. Xửa luổng là áo khoác ngoài, may dài, rộng, chui đầu, có tay 
hoặc không có tay. Phụ nữ Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho 
bản thân khi về già và một dành biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc 
áo xửa luổng lộn trái vào ngày thƣờng, chỉ khi chết mới mặc mặt phải. 
Váy (xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái. 
Phụ nữ Thái mặc váy hai lớp: váy trắng lót bên trong và và váy chàm mặc ngoài. 
Thắt lƣng (xài ẻo) làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc 
tím xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng. 
Nói về bộ trang phục nữ Thái không thể thiếu chiếc khăn Piêu. Chiếc 
khăn Piêu đƣợc các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kỳ, với đƣờng nét tinh sảo và 
hoa văn mang đậm chất núi rừng hoang sơ cùng màu sắc sặc sỡ, thể hiện tình 
yêu, sức mạnh nữ tính. Đặc biệt, phụ nữ Thái khi đi lễ hội không thể thiếu chiếc 
khăn Piêu cầm tay. Ngoài ra, phụ nữ Thái rất thích đeo các đồ trang sức, nhƣ: 
Vòng cổ, vòng tay, hoa tai, trâm cài tóc, xà tích và cả cúc bạc. 
Sự khác biệt giữa nữ giới của dân tộc Thái Đen và Thái Trắng đƣợc thể 
hiện trong các dịp hội hè. Những dịp đó, phụ nữ Thái Trắng thƣờng mặc áo dài 
màu đen. Đây là loại áo dài thụng thân thẳng, không lƣợn nách, đƣợc trang trí 
bằng vải “khít” ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí 
theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chƣa chồng 
búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành. Trong khi 
đó, phụ nữa Thái Đen thƣờng mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú 
đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái trắng. 
So với trang phục nữ, trang phục của nam ngƣời Thái đơn giản và ít chứa 
đựng sắc thái, gồm: Áo, quần, thắt lƣng và các loại khăn. Áo nam giới có hai 
loại: áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài 
hoặc ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải. Áo không có 
trang trí hoa văn, chỉ trong dịp trang trọng ngƣời ta mới thấy nam giới Thái mặc 
tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chì ở đầu đƣờng xẻ tà hai bên hông áo. 
Mặc dù có những nhóm ngƣời Thái khác nhau nhƣng nhìn chung trang 
phục của họ phần nào cũng thể hiện ảnh hƣởng của nhau. Tất cả đều rất tự hào 
về bản sắc riêng của mình và không ngừng bảo tồn, phát huy, phát triển những 
giá trị văn hóa truyền thống tộc ngƣời, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt 
Nam Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 
Ẩn mình giữa non xanh nƣớc biếc thơ mộng của núi rừng phía tây nam 
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An là những ngôi nhà gỗ đơn sơ, mộc mạc của ngƣời 
Thái Thanh bản Na, xã Hữu Lập. Mặc dù khí hậu vùng này rất khắc nghiệt với 
nhiều rủi ro thiên tai, nhƣng ngƣời dân nơi đây vẫn luôn nỗ lực để có cuộc sống 
lạc quan, bình yên và tràn ngập tiếng cƣời. 
Ngƣời Thái Thanh rất coi trọng kỹ năng dệt vải, thêu thùa, vì thế ngay từ 
khi còn nhỏ, các bé gái đã đƣợc bà và mẹ dạy cách làm quen để đến tuổi cập kê 
họ có thể tự dệt vải, may váy áo, chăn, màn và nhiều đồ vải khác để chuẩn bị 
30 
cho đám cƣới của chính mình. 
Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái Thanh tại bản Na rất độc đáo và 
duyên dáng với khăn quấn đầu, áo, váy, thắt lƣng đƣợc trang trí vô cùng cầu kỳ, 
tinh xảo. 
Chiếc váy (Xỉn múc seo) là phần quan trọng nhất trong bộ trang phục, 
gồm ba phần: Cạp váy, thân váy và chân váy. Cạp váy (hua xỉn) cao khoảng 
10cm bằng vải bông, màu đỏ tƣơi; Thân váy (Xỉn múc) dệt bằng sợi bông (Phái) 
nhuộm chàm, thƣờng đƣợc trang trí đơn giản với các đƣờng kẻ nhỏ màu đỏ trầm 
hoặc vàng; Chân váy (Xỉn xeo) đƣợc bố cục đa dạng với nhiều dải hoa văn trang 
trí đan xen nhiều hình dạng khác nhau. Chân váy có màu sắc chủ đạo là đỏ, cam, 
vàng, trắng, xanh lá cây và đƣợc dệt bằng chất liệu tơ tằm. 
Trang phục truyền thống của dân tộc H’Mông - Huyện Kỳ Sơn 
Trang phục truyền thống là một nét văn hóa đặc sắc của ngƣời Mông 
miền Tây Nghệ An. Nếu nhƣ ngƣời Thái và ngƣời Khơ Mú có những điểm 
giống nhau về trang phục thì ngƣời Mông lại khác hẳn. Từ xa xƣa, bộ trang phục 
truyền thống này luôn đƣợc lƣu giữ trong cộng đồng và đƣợc ngƣời Mông sử 
dụng trong các dịp lễ hội. Ngày nay, tuy trang phục có nhiều cách tân mới để 
phù hợp với xu thế nhƣng về cơ bản vẫn giữ đƣợc những nét đặc sắc riêng từ 
hoa văn trang trí đến cách mặc. 
Trang phục truyền thống làm nên nét duyên cho các thiếu nữ ngƣời 
H’Mông. 
Chiếc mũ của phụ nữ H’Mông đƣợc làm và trang trí rất cầu kỳ. Ngày xƣa, 
các chàng trai H’Mông thƣờng tuyển chọn các cô gái đẹp về làm vợ, những “hoa 
khôi” thƣờng đƣợc đội chiếc mũ có nhiều tua và hoa văn nhƣ vậy. Vì thế ngày 
nay, thiếu nữ Mông vẫn đội chiếc mũ này để thể hiện vẻ đẹp của mình. 
Ngƣời phụ nữ H’Mông giữ vai trò truyền giữ trang phục truyền thống của 
đồng bào mình. Các hoa văn, họa tiết trên váy áo của ngƣời H’Mông cơ bản 
đƣợc thêu thủ công. 
Ngoài thêu nhiều màu sắc và trang trí các dải lụa, trang phục của phụ nữ 
ngƣời H’Mông còn đƣợc đính các đồng xu bằng bạc xung quanh thắt lƣng. Theo 
quan niệm ngƣời H’Mông, ngày trƣớc, ngƣời phụ nữ H’Mông thƣờng thách 
cƣới bằng bạc nén, ngƣời phụ nữ nào có nhiều đồng xu bằng bạc là ngƣời phụ 
nữ xinh đẹp, có giá trị. 
Váy có 2 dải lụa xanh và đỏ quấn quanh lƣng. Loại vải nải màu này thể 
hiện sự kín đáo, giữ gìn phẩm tiết của ngƣời H’Mông. 
Trang phục của nam giới khá đơn giản với chiếc áo khoác và mũ đính 
đồng xu. Anh Xồng Bá Xia (Na Ngoi - Kỳ Sơn) cho hay: “Trang phục nam giới 
thƣờng đƣợc sử dụng trong ngày Tết hoặc đám tang”. 
Hiện nay, để giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, trƣờng học trên địa 
bàn có đồng bào H’Mông yêu cầu học sinh mặc đồ truyền thống trong các buổi 
chào cờ đầu tuần. 
31 
Ngày nay trang phục truyền thống của ngƣời H’Mông đƣợc cách tân, tuy 
nhiên về cơ bản vẫn giữ đƣợc đặc trƣng riêng của cộng đồng dân tộc này 
Trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú - Huyện Kỳ Sơn 
Ngƣời Khơ mú, còn có tên gọi khác là ngƣời Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu 
Thênh, Tềnh, Tày Hạy, thuộc ngữ hệ Môn-Khmer. Họ sinh sống ở các nƣớc 
nhƣ: Lào, Myanma, Tây Nam Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. 
Ngƣời Khơ Mú thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me, là một trong những 
tộc ngƣời sớm có mặt ở Việt Nam. 
Ở Nghệ An, ngƣời Khơ Mú sinh sống chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, 
Tƣơng Dƣơng, Quế Phong, dân số gần 74.000 ngƣời, chiếm khoảng 48,9% dân 
số Khơ Mú ở Việt Nam hiện nay. 
Ở Nghệ An, ngƣời Khơ mú hiện có 34.186 ngƣời, chiếm trên 7% tổng số 
dân là ngƣời dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh và sống tập trung chủ yếu ở hai 
huyện miền núi Tây Nghệ là Tƣơng Dƣơng và Kỳ Sơn. 
Nghề thổ cẩm của ngƣời Khơ Mú không phát triển nhƣ ngƣời Thái. 
Ngƣời Khơ Mú thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa để láy thổ cẩm ngƣời 
Thái đem về cắt may thành trang phục truyền thống. Váy, áo, khăn đội đầu (Rơ 
vớt) của ngƣời phụ nữ Khơ Mú tƣơng tự trang phục của ngƣời Thái, cho thấy sự 
tác động mạnh mẽ của văn hóa Thái đối với văn hóa Khơ Mú. Đặc trƣng riêng 
trong trang phục của ngƣời Khơ Mú chính là ở màu sắc. Ngƣời Khơ Mú xƣa 
thích chọn màu xanh thẫm của đại ngàn. Khăn đội đầu (Rơ vớt) cũng có màu 
xanh thẫm, trên đó đƣợc thêu nhiều hoa văn tinh tế với màu đỏ chủ đạo nhƣ 
những đốm lửa thắp lên giữa rừng sâu - gợi cảm giác nồng nàn, ấm áp. 
Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ ngƣời Khơ Mú gồm có: khăn piêu 
màu đen đội đầu, áo cỏm màu đen với hàng cúc ở ngực, nếu cúc hình chữ nhật 
thì gọi là "mặc pam”, còn hình con bƣớm thì gọi là "mặc pem”, ngoài ra còn có 
dây lƣng, váy, xà cạp, chùm cài đầu, bộ xà tích thắt lƣng Khăn đội đầu đƣợc 
may bằng vải đen dài khoảng gần 2 m, rộng bằng một khổ vải hẹp 30 cm. 
Ngày nay, khăn đội đầu của phụ nữ ngƣời Khơ Mú đƣợc trang trí thêm 
các họa tiết hoa văn bằng chỉ thêu, những sợi tua và hoa vải màu ở hai đầu khăn. 
Mảng trang trí đẹp mắt này là sự giao thoa văn hóa giữa ngƣời Khơ Mú với 
ngƣời Thái trong vùng. Do vậy, loại khăn này cũng đƣợc gọi là "khăn piêu” nhƣ 
cách gọi của ngƣời Thái. 
Bằng cách phối nhiều màu sắc và kỹ thuật thể hiện, các mô tít hoa văn 
trên khăn piêu trở nên vô cùng tinh tế, bố cục chặt chẽ, hòa sắc rực rỡ mang tính 
đặc trƣng riêng. Khi đội khăn, ngƣời Khơ Mú đã biết tạo cho mình một phong 
cách riêng biệt. 
Cách đội khăn piêu của ngƣời Khơ Mú khác hoàn toàn với cách đội khăn 
piêu của ngƣời Thái. Trƣớc khi đội khăn, chị em búi tóc gọn trên đầu, dùng 
thêm độn tóc cho búi tóc đẹp. Sau đó, chị em mới quấn khăn quanh đầu, ôm lấy 
búi tóc ngƣợc, một đầu khăn thả sau gáy, buông quá vai xuống lƣng, còn đầu kia 
32 
giấu kín vào vành khăn. 
Trang phục của nam giới gồm có áo, quần đƣợc may bằng vải bông 
nhuộm chàm. Vào những dịp lễ, tết, cƣới hỏi, đàn ông ngƣời Khơ Mú thƣờng 
mặc áo dài màu đen và đội mũ nồi đối với ngƣời già, áo ngắn có khuy bằng vải 
đen đối với ngƣời trẻ tuổi. 
Trang phục là một trong những nét văn hóa đặc trƣng. Vì thế, đồng bào 
Khơ Mú đang tiếp tục gìn giữ và phát huy nét đẹp này. 
Cách thức tiến hành: 
Bƣớc 1: Lựa chọn đối tƣợng điều tra, phỏng vấn. 
Bƣớc 2: Xác định rõ yêu cầu khi điều tra phỏng vấn. 
Bƣớc 3: Lập kế hoạch chu đáo cho quá trình điều tra, phỏng vấn. 
Bƣớc 4: Tiến hành điều tra, phỏng vấn. 
Bƣớc 5: Giáo viên cho học sinh viết bài thu hoạch rồi báo cáo qua lớp. 
Bƣớc 6: Giáo viên đƣa ra nhận xét đánh giá những thu hoạch của học sinh 
và tổng kết. 
Lƣu ý: 
Cần tìm đƣợc địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại 
của học sinh đƣợc thuận lợi. 
Dự kiến trƣớc tình huống có thể xảy ra. 
Quy định về kỷ luật, an toàn khi đến nơi tham quan. 
Phổ biến trƣớc nhiệm vụ cho cả lớp. 
Phiếu điều tra về trang phục dân tộc nhƣ sau: 
TT CÂU HỎI TRẢ LỜI (Trang phục ngƣời H’mông) 
1 
Trang phục bao gồm 
những gì ? 
Bộ quần (áo, quần,2 tà, mũ, vòng cổ, 2 thắt lƣng 
trƣớc và sau, 1 túi) 
Bộ váy(1 tà trƣớc, 1 thắt lƣng sau, áo, chân váy, áo, 
mũ, vòng cổ, túi) 
2 
Chất liệu làm ra sản 
phẩm? 
Vải hoa, chủ yếu vải nhung 
3 
Thời gian làm ra sản 
phẩm? 
Bộ quần áo: 3 tiếng 
Bộ váy may nhanh 5 tiếng, các phụ kiện nhƣ túi, mũ 
làm thời gian 4 tháng là loại nhỏ 
4 Cách giữ gìn trang phục? 
Không giặt,chỉ đƣa ra phơi nắng 
Bảo quản bằng cách buộc lại gấp lại cất trong túi to 
5 
Sử dụng trang phục trong 
những dịp nào? 
Bình thƣờng hay mặc, bộ lễ phục đắt tiền may cầu 
kì thƣờng dành cho dịp lễ tết, đám cƣới, đám 
tang. 
6 
Biểu tƣợng trên trang 
phục có ý nghĩa gì ? 
Chủ yếu hình hoa để nhớ về nguồn gốc của trang 
phục. 
7 
Giá tiền của một sản 
phẩm 
Bộ đồ bình thƣờng, bộ váy bình thƣờng: 450.000- 
550.000 đồng 
Bộ thêu tay cầu kì: 2 - 3 triệu 1 bộ 
33 
2.2.3. Kết quả 
Kết quả nhận thức 
Qua buổi học tập và trải nghiệm này, các em hiểu đƣợc giá trị từ những di 
sản của Huyện nhà; giáo dục lòng tự hào, lòng biết ơn đối với ông cha ta đã xây 
dựng nên văn hóa đa dạng và phong phú; giáo dục ý thức trong việc bảo vệ, bảo 
tồn các di sản, phát huy giá trị của từng di sản trong đời sống, kinh tế của tỉnh 
Nghệ An ở thời đại mới; có trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê 
hƣơng ngày càng giàu đẹp. 
Hoạt động trải nghiệm thực tế là bài học thực tiễn sống động và sâu sắc nó 
không chỉ tác động vào tình cảm của học sinh mà còn là thức tỉnh con tim khối 
óc có những suy nghĩ tích cực tiến bộ từ đó có hành động đúng trƣớc hết trách 
nhiệm với bản thân sau đó vì gia đình và xã hội. Nhƣ vây, thông qua về trang 
phục truyền thống nhằm giáo dục truyền thống yêu nƣớc, lòng tự hào dân tộc 
một cách thiết thực không giáo điều, sách vở là nơi truyền ngọn lửa cách mạng 
đến với thế hệ hôm nay và mai sau. 
Sau đây một số chia sẻ của các em học sinh sau khi tham quan trải 
nghiệm: 
 Em Đậu Thị Thanh Xuân 12C1 chia sẻ: Tìm hiểu về trang phục truyền 
thống dân tộc Khơ Mú, em cảm thấy bị thu hút và ấn tượng về những nét đặc 
trưng của loại trang phục này. Những cô gái Khơ Mú không khoác lên người bộ 
cánh hàng hiệu, bộ trang sức đắt tiền mà vẫn hết sức yêu kiều trong bộ trang 
phục chiếc khăn piêu đội đầu, áo cỏm màu đen với hàng cúc ở ngực, dây lưng, 
váy, xà cạp... Em yêu sự tinh tế ở cách phối màu, từng văn hoa, bố cục, sự hài 
hòa rực rỡ, Tuy có hơi mang cảm giác của trang phục người Thái nhưng 
trang phục người Khơ Mú vẫn toát lên một đặc tính rất riêng, tạo nên một 
phong cách riêng biệt của người Khơ Mú. Qua trang phục truyền thống, em có 
thể nhận ra văn hóa của một dân tộc, sự thiên cảm cũng như lối sống của họ. 
Trang phục là một những nét văn hóa đặc trưng. Tuy không phải là người con 
của dân tộc Khơ Mú, nhưng em rất tự hào về nét đẹp văn hóa của họ. Em mong 
rằng, tất cả chúng ta nói chung và đồng bào dân tộc Khơ Mú nói riêng sẽ tiếp 
tục bảo vệ giữ gìn và phát huy nét đẹp này, để xây dựng một nền văn hóa trang 
phục truyền thống bền vững cho dân tộc Việt Nam 
Em Vy Thị Cẩm Tú 12C1 chia sẻ: Từ ánh nhìn đầu tiên bộ trang phục 
của người dân tộc H’Mông đã thu hút em bởi sự tinh tế và kì công của chúng. 
Không giống với các dân tộc khác, trang phục của người dân tộc H’Mông rất 
nhiều bộ phận, rất cầu kì hợp thành như khăn đội đầu, mũ, áo, váy hay thắt 
lưng. Ta có thể cảm nhận ra một cô gái H’Mông thướt tha trong bộ đồ với chiếc 
váy xếp ly khi bước đi tạo sự nhịp nhàng đong đưa. Những đồng xu lắc lư chạm 
vào nhau tạo nên âm thanh như một bản nhạc thật vui tươi. Các đường nét hoa 
văn trên trang phục vô cùng cầu kỳ, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa đối với cuộc 
sống hàng ngày, đời sống tâm linh. Em

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_y_thuc_bao_ton_va_phat_huy_cac_gia_tri_van_hoa.pdf