* Cách thức thực hiện:
+ Các em học sinh trong mỗi nhóm làm việc độc lập.
+ Trong vòng 3 phút, mỗi học sinh trong mỗi nhóm sẽ viết ra giấy một sở thích, tính cách, ước mơ, hay là những vấn đề mà bản thân quan tâm trong đời sống thường ngày.
+ Hết thời gian 3 phút nhóm trưởng mỗi nhóm thu lại tất cả những mẫu giấy này của các thành viên nhóm mình tất cả cho vào một cái túi treo trên 4 cành cây, sau đó yêu cầu mỗi học sinh của nhóm chọn ra một số mẫu giấy trong túi và đọc lên cho cả lớp cùng nghe.
+ Đồng thời thư ký của nhóm sẽ viết ra những thông tin đó lên bảng theo cột đã chia theo nhóm.
+ Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp lại những mong muốn, suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của các học sinh. Từ đó giáo viên chủ nhiệm đưa ra lời nhận xét về những điều mà các em đang cần và đang quan tâm, những mơ ước và hoài bão của các em học sinh.
Một số nguyên tắc khi giáo dục giá trị sống cho học sinh. Đảm bảo sự tương tác: Để giáo dục GTS cho học sinh cần tổ chức cho HS tham gia các hoạt động và tương tác với GV và với nhau trong quá trình giáo dục. Được trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm và thực hành Quá trình: GD đòi hỏi phải có cả quá trình lâu dài. Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục GTS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Thời gian: Giáo dục GTS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt. Việc giáo dục các giá trị sống hướng đến sự tôn trọng nhân cách của mỗi người và mọi người. Mỗi học sinh quan tâm về những giá trị sống đều có khả năng học tập và sáng tạo một cách tích cực mỗi khi có cơ hội học tập. Những kiến thức cơ bản về giá trị sống cần cung cấp cho học sinh. - Nội hàm các quan điểm về giá trị sống. Có nhiều quan niệm về giá trị, nhưng ở đây chúng tôi chủ yếu phân tích cho các em học sinh về nội hàm các quan niệm đó. Cụ thể như sau: Thứ nhất, giá trị là ý nghĩa của những hiện tượng tinh thần có khả năng thỏa mãn những nhu cầu tích cực của con người và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thứ hai, giá trị bao gồm các yếu tố nhận thức, tình cảm và hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với hiện tượng mang giá trị, thể hiện sự lựa chọn, đánh giá của chủ thể. Thứ ba, giá trị được xác định trong mối quan hệ thực tiễn với con người, được xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực tế. Thứ tư, giá trị luôn mang tính lịch sử khách quan, nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của một giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức con người mà phụ thuộc vào sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của một nhu cầu nào đó của con người do yêu cầu của thực tiễn, trong đó có con người sống và hoạt động. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cùng một hành vi ứng xử, một thái độ biểu hiệncó thể có giá trị đối với cá nhân, cộng đồng này nhưng lại không có giá trị đối với cá nhân hay cộng đồng khác, hoặc có giá trị trong điều kiện lịch sử này nhưng lại không có giá trị trong điều kiện lịch sử khác, hoặc có những giá trị ở dạng tiềm ẩn của sự vật hiện tượng mà con người chưa khám phá được. Do đó, cần hiểu rằng, giá trị là ý nghĩa tích cực của các quan hệ, thái độ, hành vi ứng xửchứ không phải là các bản thân của các quan hệ, thái độ, hành vi ứng xửDo đó tất cả các quan hệ, thái độ, hành vi ứng xửchỉ có giá trị khi nó có ý nghĩa tích cực với con người và được con người đánh giá, thừa nhận. - Khái niệm định hướng giá trị. Khái niệm định hướng giá trị được định nghĩa theo nhiều cách tiếp cận. Dưới đây là một số cách tiếp cận: Hướng tiếp cận thứ nhất, Định hướng giá trị là: Cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó. Hướng tiếp cận thứ hai, cho rằng: Định hướng giá trị là một trong những biến đổi rõ rệt của đặc trưng xu hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người. Nó mang đậm tính xã hội – lịch sử chung của cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, những nét đặc thù của nhóm xã hội, nhóm lứa tuổi, giới nghề nghiệp, tôn giáo, địa phương khác nhau. Hướng tiếp cận thứ ba, cho rằng: Định hướng giá trị là thái độ lựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần; là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi con người. Đó cũng là năng lực của ý thức, nhận thức và đánh giá các hoạt động và các sản phẩm xã hội khác nhau. Hướng tiếp cận thứ tư “Định hướng giá trị - định hướng của một cá nhân hay một nhóm xã hội tới hệ thống các giá trị này hay các giá trị khác, trong đó các hiện tượng vật chất và tinh thần, xuất hiện với tư cách giá trị, có khả năng thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của họ” Hướng tiếp cận thứ năm, theo H. Rickert (1863 – 1936). Ông cho rằng: “Các giá trị là những lý tưởng, những thực tại lý tưởng có ảnh hưởng điều khiển và chuẩn hóa hành vi con người”. Như vậy có thể nói định hướng giá trị là động lực thúc đẩy con người hướng tới những giá trị. Việc cá nhân hướng tới những giá trị này hay những giá trị khác tạo nên định hướng giá trị của họ. Mỗi cá nhân hành xử với các chuẩn mực xã hội là những định hướng giá trị của họ. Cụ thể là cá nhân tiến hành lựa chọn các giá trị, chuẩn bị tâm thế, niềm tin để hiện thực hóa các giá trị của họ bằng những hành vi cụ thể. Định hướng giá trị không chỉ là quá trình nhận thức mà còn là quá trình hành động, điều chỉnh hành vi theo giá trị. Như vậy định hướng giá trị bao hàm hai nội dung: một là, sự lựa chọn một giá trị hay hệ giá trị của cá nhân hay cộng đồng; hai là, giáo dục những giá trị cho cộng đồng hay cá nhân. Định hướng giá trị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với gia đình, xã hội và nhà trường. - Khái niệm về giá trị sống: Là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó. Giá trị sống được biểu hiện hằng ngày trong quan hệ ứng xử trong học tập và lao động của các em học sinh. Chính vì vậy giáo dục giá trị sống cho các em chính là sống với từng giá trị, chứ không phải là nói về các giá trị đó. Giá trị sống là cái gốc, còn kỹ năng chỉ là phần ngọn. Vì vậy, dạy về giá trị sống là dạy cái gốc rễ của cuộc sống, là dạy cho mọi người cách sống với nhau bằng tình yêu thương và sự tôn trọng. Xác định mục tiêu, cách thức tổ chức hoạt động nhằm giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm. Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục GTS thông qua các hoạt động trải nghiệm Gồm 2 vấn đề cơ bản: Thứ nhất: Xác định mục tiêu, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục GTS Thứ hai: Thiết kế và triển khai các hoạt động giáo dục GTS thông qua các hoạt động trải nghiệm. Cụ thể như sau: Xác định mục tiêu, cách thức tổ chức hoạt động nhằm giáo dục GTS Xác định mục tiêu: + Giúp HS cảm nhận được nội dung sau: Nội hàm của giá trị, những biểu hiện của giá trị, ý nghĩa của giá trị, cách để sống có giá trị. + Từ đó giúp HS sinh rèn luyện và phát triển những phẩm chất, giá trị gì? Xác định phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị thông qua các hoạt động trải nghiệm: các phương pháp thường sử dụng như: Trò chơi, hoạt động nhóm, Tập thể; Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp... Thiết kế và triển khai các hoạt động giáo dục GTS cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua các hoạt động trải nghiệm. Giáo dục giá trị sống thông qua các tiết sinh hoạt cuối tuần. Trong mỗi giờ sinh hoạt cuối tuần, sau khi lớp trưởng sơ kết tuần vừa qua. Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận những học sinh có thành tích tốt trong tuần, nhắc nhở học sinh vi phạm và nhận xét chung, phổ biến kế hoạch của tuần tới. Sau đó là hoạt động tập thể theo chủ đề và kịch bản đã được giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị trước. Các giá trị sống: Tôn trọng,trách nhiệm, hạnh phúc, khiêm tốn, sẻ chia được hình thành thông qua các trò chơi. Trò chơi 1: Lắng nghe để thấu hiểu. *Chuẩn bị: + Giáo viên: Chuẩn bị một cái cây có 4 cành, 4 túi đựng, các mẫu giấy và bút. + Học sinh: Tất cả các học sinh trong lớp tham gia, mỗi em lấy ra một mẫu giấy trắng và cầm bút chuẩn bị. Luật chơi và cách tiến hành: + Chia lớp thành 4 nhóm tương đương với 4 tổ của lớp, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng và một thư ký. Cách thức thực hiện: + Các em học sinh trong mỗi nhóm làm việc độc lập. + Trong vòng 3 phút, mỗi học sinh trong mỗi nhóm sẽ viết ra giấy một sở thích, tính cách, ước mơ, hay là những vấn đề mà bản thân quan tâm trong đời sống thường ngày. + Hết thời gian 3 phút nhóm trưởng mỗi nhóm thu lại tất cả những mẫu giấy này của các thành viên nhóm mình tất cả cho vào một cái túi treo trên 4 cành cây, sau đó yêu cầu mỗi học sinh của nhóm chọn ra một số mẫu giấy trong túi và đọc lên cho cả lớp cùng nghe. + Đồng thời thư ký của nhóm sẽ viết ra những thông tin đó lên bảng theo cột đã chia theo nhóm. + Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp lại những mong muốn, suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của các học sinh. Từ đó giáo viên chủ nhiệm đưa ra lời nhận xét về những điều mà các em đang cần và đang quan tâm, những mơ ước và hoài bão của các em học sinh. *Ý nghĩa của trò chơi: + Học sinh đã mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, mong muốn, hi vọng và những điều mình quan tâm. + Học sinh xung phong lên bảng viết nội dung các mảnh giấy đã giúp em thêm phần mạnh dạn, tự tin. + Giáo viên chủ nhiệm lắng nghe và thấu hiểu học sinh, từ đó đề ra biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp. Các giá trị sống được hình thành và củng cố thông qua trò chơi: + Giá trị tôn trọng: Khi biết tôn trọng bản thân, ta dễ dàng tôn trọng người khác. + Giá trị trách nhiệm: Mỗi con người dù làm bất cứ việc gì, dù ở vị trí nào cũng cần có tinh thần trách nhiệm. Điều đó sẽ mang lại những giá trị tốt đẹp cho bản thân , gia đình và cộng đồng xã hội. + Giá trị hạnh phúc: Hạnh phúc của bản thân mình chỉ có thể có được từ những cố gắng của bản thân. Khi chia sẻ hạnh phúc với người khác thì chúng ta sẽ hạnh phúc gấp đôi. Và khi trao đi hạnh phúc chắc chắn chúng ta sẽ có được hạnh phúc. + Giá trị khiêm tốn: Luôn biết lắng nghe và để thấu hiểu quan điểm của người khác. Khiêm tốn khiến người ta trở nên tuyệt vời hơn trong trái tim người khác. Trò chơi Lắng nghe để thấu hiểu trong giờ sinh hoạt lớp 10C Trò chơi 2: Tình đoàn kết. *Chuẩn bị + Giáo viên chuẩn bị máy tính, bản nhạc. + Học sinh: Tất cả các học sinh tham gia. *Luật chơi và cách tiến hành: + Chia lớp thành 4 nhóm tương đương với 4 tổ của lớp. + Các thành viên của mỗi tổ khoác vai nhau, nhắm mắt và thưởng thức bản nhạc không lời khoảng một phút. Trong quá trình nghe nhạc thì các em lại siết lại gần nhau hơn tạo thành một tạo thành khối liên kết. + Tiếp theo GV hướng dẫn học sinh thể hiện một hành động đoàn kết như: Cả lớp nghe và cùng thực hiện theo khẩu lệnh của cô nhé. Khẩu lệnh: “Cả lớp cùng giơ tay lên”; Cả lớp cùng hô to - “đoàn kết”; “Cả lớp đứng dậy, các bạn ngồi cùng nhóm hãy cùng khoác tay nhau nào?” + Học sinh trong nhóm sẽ thảo luận về trò c
Tài liệu đính kèm: